Tóm tắt Luận văn Thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa – thành phố Hà Nội

Xây dựng mạng lưới thông tin thông suốt, minh bạch trong quản lý hành

chính đảm bảo tính khách quan, trung thực. Cần triển khai xây dựng mô hình

“một cửa điện tử” với cơ chế công khai các kênh giao tiếp, minh bạch và có

trách nhiệm rõ ràng. Qua đó, công dân có thể tiếp nhận thông tin được nhanh,

chính xác hơn, có sự phản hồi lại với cơ quan hành chính nhà nước và ngược lại.

Thực hiện tốt điều này sẽ góp phần giảm thời gian xử lý thông tin, giảm chi phí

hành chính; tạo phản ứng nhanh nhạy hơn trong giao tiếp, thông tin tiếp nhận một

cách toàn diện hơn; tiếng nói của người dân có giá trị hơn, tạo thuận lợi cho công

tác phản hồi và người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với cơ quan nhà

nước một cách triệt để hơn.

pdf30 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa – thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 3 3 3 5 1 2 Phòng Tài nguyên và Môi trường 2 1 1 1 3 Phòng Tài chính kế hoạch 2 1 1 1 4 Phòng Văn hóa thông tin 2 5 Phòng Giáo dục và Đào tạo 2 6 Phòng Y tế 2 1 1 1 1 Tổng cộng 22 (Tổng hợp đội ngũ CBCC Huyện Ứng Hòa – Nguồn UBND Huyện Ứng Hòa) 12 2.2. Văn hóa công sở tại UBND huyện Ứng Hòa 2.2.1. Về hệ thống các văn bản thực hiện văn hóa công sở Ngày 25 tháng 01 năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định Số: 522/QĐ-UBND về việc Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Tiếp sau đó, ngày 24 tháng 3 năm 2017, UBND Huyện ứng Hòa đã xây dựng kế hoạch Số: 76/KH-UBND, Triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn huyện Ứng Hòa nhằm mục đích xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động “Kỷ cương - Trách nhiệm - Tận tình - Thân thiện”. Từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn huyện Ứng Hòa, xây dựng huyện Ứng Hòa văn minh, hiện đại. Là căn cứ để lãnh đạo, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn. Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp, xây dựng của người Ứng Hòa - Hà Nội thanh lịch, văn minh. UBND huyện Ứng Hòa, tuy đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, trên cơ sở quyết định Số: 522/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Tuy nhiên bản kế hoạch số 76 ngày 24 tháng 3 năm 2017 của UBND Huyện ứng Hòa vẫn mang tính chung chung, đối phó, chưa cụ thể chi tiết, như vậy sẽ khó triển khai và đặc biệt là khó đánh giá được hiệu quả thực hiện, ví dụ như quy định về thời gian làm việc: “Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, của cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả” nhưng thế nào là sử dụng thời gian hiệu quả; để đánh giá một cán bộ, công chức nào đó có sử dụng thời gian hiệu quả hay không, ở mức độ nào thì căn cứ vào những yếu tố nào, tiêu chí nàođể đánh giá, đã không được quy định cụ thể. Hoặc quy định về trang phục, tác phong cũng chỉ nêu chung chung là “trang phục công sở lịch sự; đầu tóc gọn gàng” nhưng thế nào là một bộ trang phục lịch sự thì lại 13 không được quy định cụ thể vì mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau về “trang phục lịc sự” kiểu tóc cũng vậy, có biết bao nhiêu kiểu tóc khác nhau, tiêu chí nào để đánh giá đầu tóc của một cán bộ, công chức nào đó có gọn gàng hay không cũng không có quy định cụ thể. Quy định “tư thế, cử chỉ nghiêm túc” nhưng những tư thế nào (đứng, ngồi, đi, cử chỉ) được coi là nghiêm túc hay không nghiêm túc cũng không được quy định cụ thể, cho nên rất khó đánh giá hiệu quả việc thực hiện những yêu cầu ấy. 2.2.2. Về trang phục của công chức, viên chức, người lao động Tại Ủy ban nhân dân Huyện Ứng Hòa hiện nay, về cơ bản cán bộ, công chức mặc gọn gàng, sạch sẽ, trong quá trình thực thi công vụ, cán bộ, công chức đã chú trọng đến trang phục để gọn gàng, sạch sẽ. Điều này không chỉ thể hiện ý thức tôn trọng và tuân thủ thực hiện theo Quy chế Văn hóa công sở trên địa bàn UBND Huyện mà còn thể hiện được sự tôn trọng của cán bộ, công chức đối với người dân, với đồng nghiệp và với bản thân mình. Đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa Hòa phần lớn đã đảm bảo được lễ phục theo quy định. Lễ phục của cán bộ, công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài. Trong đó, lễ phục của nam cán bộ, công chức là bộ comple, áo sơ mi, cravat. Lễ phục của nữ cán bộ, công chức là áo dài truyền thống, bộ comple nữ. Đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. Tuy nhiên như đã đánh giá ở phần hệ thống các văn bản quy định về văn hóa công sở, phần quy định về trang phục công sở chỉ quy định chung chung “trang phục công sở lịch sự” nhưng thế nào là trang phục lịch sự, cần phải đáp ứng những tiêu chí nào thì lại chưa quy định cụ thể, chi tiết, mà mỗi một cán bộ, công chức lại có quan niệm và hiểu biết khác nhau về trang phục lịch sự cho nên dẫn đến tình trạng tại UBND Huyện Ứng Hòa vẫn nhiều cán bộ công chức nam khi đến công sở vẫn mặc quần jean, áo phông, thậm chí là áo phông không có cổ, nhăn nhúm, không được là phẳng phiu. Một số cán bộ, công chức nữ Về nội dung đeo thẻ cán bộ, công chức, qua quan sát thực tế cho thấy đa phần cán bộ, công chức tại UBND huyện Ứng Hòa đều thực hiện đeo thẻ trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Theo quy định của Quy chế Văn hóa công sở, thẻ cán bộ, công chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh và số hiệu của cán bộ, công chức. Thông qua việc đeo thẻ cán bộ, công chức, người dân có thể nhận ra người đang thực hiện công việc là ai, chức vụ gì, làm việc tại phòng ban 14 nào, đồng thời người cán bộ, công chức cũng ý thức được trách nhiệm, hành vi của mình trong quá trình làm việc với nhân dân. Một số ý kiến của người dân và ngay cả cán bộ lãnh đạo cũng cho rằng việc đeo thẻ cán bộ, công chức là bắt buộc đối với mọi cán bộ, công chức và cần được Ủy ban nhân dân kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, đến mức nếu không đeo thẻ thì cán bộ, công chức sẽ không vào được cơ quan. Việc đeo thẻ cán bộ, công chức nhằm tăng cường sự tham gia quản lý, giám sát của các tổ chức, người dân vào trong các hoạt động hành chính nhà nước, đảm bảo tính minh bạch trong quá trình thực thi công vụ. Điều này không chỉ tạo nên hình ảnh cơ quan hành chính nhà nước trong sạch, làm việc hiệu quả, vì nhân dân phục vụ mà còn góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa. 2.2.3. Về phong cách làm việc, giao tiếp, ứng xử của công chức, viên chức, người lao động. Môi trường công sở ở một số đơn vị thuộc UBND Huyện Ứng Hòa đã tạo khoảng thời gian ngồi chơi xơi nước dẫn đến tình trạng tụ tập “buôn chuyện”, nhòm ngó, nhận xét không đúng và không tốt về đồng nghiệp, tạo bè, kéo cánh, buông lỏng nhiệm vụ chuyên môn của mình. Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, bên cạnh đội ngũ cán bộ, công chức có thái độ đúng mực, lịch sự, nhiệt tình, cởi mở thân thiện với nhân dân thì một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức vẫn có thái độ hách dịch, cửa quyền với nhân dân. Là cơ quan công quyền nhưng một số cán bộ, công chức vẫn mang nặng tư duy cửa quyền khi tiếp xúc với nhân dân. Vì thế, không ít nơi, công dân vẫn phải nghe những câu hỏi thiếu chủ ngữ, kiểu như: “cần gì ?”, “đi đâu ?”, “gặp ai ?” hoặc bắt gặp những khuôn mặt cau có, thái độ hách dịch, lạnh lùng. Qua tham quan, quan sát thực tế hoạt động tại UBND huyện Ứng Hòa vẫn xảy ra tình trạng công dân cứ phải chờ đợi lâu. Có trường hợp còn nửa tiếng mới hết giờ làm việc, nhưng khi có công dân đến liên hệ công việc, cán bộ, công chức đã trả lời là hết giờ nhận giấy tờ, mai quay lại. Thái độ tuỳ tiện thiếu trách nhiệm này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh các “công bộc” trong mắt của người dân. Tại ủy ban nhân dân, quan hệ với đồng nghiệp không chỉ là quan hệ mang tính cạnh tranh mà còn là mối quan hệ phối hợp, hợp tác trong công việc. Đó là mối quan hệ vô cùng quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Ở trong tổ chức không có công việc nào không cần hợp tác với người khác. Thực tế, trong giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp ở UBND Huyện Ứng Hòa, 15 phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức đã học hỏi những điểm tốt của đồng nghiệp, vui vẻ, chan hòa, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ thông tin cùng đồng nghiệp, có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp. Cán bộ, công chức biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá. Đồng thời, thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. Thực tế, trong giao tiếp qua điện thoại, phần lớn cán bộ, công chức có thái độ lịch sự, trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc giải quyết kịp thời cho người dân. Tuy nhiên một số cán bộ, công chức chưa xưng tên, ngắt điện thoại đột ngột, và có thái độ khó chịu, gắt gỏng với nhân dân.Tình trạng nhiều cán bộ, công chức còn chưa nghiêm túc trong giờ làm việc, thiếu trách nhiệm vào việc mình làm. Một số cán bộ, công chức vẫn uống rượu, bia vào buổi trưa, buổi chiều tại cơ quan làm việc. Nhưng điều cần phải chống và chống một cách quyết liệt là thái độ thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc mà mình được giao của đội ngũ cán bộ, công chức. Có cơ quan cán bộ, công chức đến văn phòng rồi mới rủ nhau đi ăn sáng, ngồi trước máy vi tính nhưng là để chơi games hay theo dõi chứng khoán, đến cơ quan không để làm việc mà để tán gẫu, buôn chuyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (hay bộ phận một cửa) là bộ phận trực tiếp làm việc, tiếp xúc với người dân. Vì vậy cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận này cần có thái độ mềm mỏng, lịch thiệp, không hách dịch, cửa quyền. Mặt khác, bản thân cán bộ, công chức đó phải là người có trình độ chuyên môn tốt, nắm vững các nguyên tắc, thủ tục, hướng dẫn nhẹ nhàng, tỷ mỷ cho công dân, không để công dân phải đi lại nhiều lần. Đồng thời làm việc phải đảm bảo đúng giờ giấc, khi có công việc đột xuất cần nghỉ phải nêu rõ lý do Đến giao dịch tại cơ quan được cán bộ, công chức nhiệt tình hướng dẫn và giải quyết công việc đúng giờ như vậy, hẳn người dân sẽ rất hài lòng và quan niệm cơ quan hành chính nhà nước toàn “hành là chính” sẽ được hiểu theo đúng nghĩa của nó. 2.2.4. Về bài trí khuôn viên, trụ sở làm việc và trang thiết bị cơ sở vật chất 2.2.4.1. Về việc treo Quốc huy Qua tham quan, quan sát thực tế tại UBND Huyện Ứng Hòa đã cho thấy việc treo Quốc huy đã được thực hiện theo đúng quy định của Quy chế Văn hóa công sở. Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên toà nhà chính. Kích cỡ Quốc huy phù hợp với không gian treo. Chính điều này đã thể hiện được tính trang nghiêm của các cơ quan hành chính trong hoạt động công vụ. 16 2.2.4.2. Về việc treo Quốc kỳ Qua tham quan, quan sát thực tế đã cho thấy đã thực hiện đúng Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước. Quốc kỳ được treo trang trọng trước toà nhà chính. Quốc kỳ đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định. Trụ sở cơ quan đã treo Quốc kỳ 24/24 giờ hàng ngày. Ngoài ra, Quốc kỳ còn được treo trong những ngày lễ tết như: tết Dương lịch, tết Nguyên đán, ngày Quốc tế Lao động, ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh 2 tháng 9. Ngoài ra, các cơ quan đóng trên đại bàn huyện chưa phát hiện hiện tượng treo ngược ngôi sao, đã đảm bảo thứ tự treo cờ của nước Việt Nam với các nước khác đúng theo quy định khi có sự kiện quốc tế. 2.2.4.3. Về bài trí khuôn viên công sở Đối với Ủy ban nhân dân Huyện ứng Hòa, bên ngoài cơ quan có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó đã ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt và địa chỉ của cơ quan. Thực hiện tốt việc niêm yết sơ đồ các khối nhà, các phòng làm việc để cán bộ, công chức các cơ quan và người dân đến liên hệ công tác biết và chấp hành. Các cơ quan hành chính có bộ phận thường trực cơ quan là tổ bảo vệ làm việc 24/24 giờ để đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh của cơ quan, có trang thiết bị phòng chống cháy nổ đảm bảo yêu cầu xử lý khi có sự cố xảy ra. Tuy vậy, vẫn có một số biển hướng dẫn có chữ bị mờ. Chưa thực hiện niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan theo quy định của Nhà nước. Phòng làm việc có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức làm việc trong phòng. Các trang thiết bị trong phòng làm việc đã được bố trí gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý và thuận lợi cho các cá nhân trong phòng làm việc. Trước khi ra về, các thiết bị đã được tắt, cửa được khóa. Không có hiện tượng lập bàn thờ, thắp hương, đun, nấu trong phòng làm việc. Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa đã bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức và của người dân đến giao dịch, làm việc. Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người dân đến giao dịch, làm việc. Tuy nhiên, không ít phòng làm việc vẫn còn diễn ra các cảnh tượng làm việc bề bộn. Đường đi lối lại thiếu các bảng chỉ dẫn, hoặc chỉ dẫn không rõ ràng, xe cộ để lung tung, lộn xộn. Trong phòng làm việc, giấy tờ để ngổn ngang, không ngăn nắp. Thậm chí có trường hợp trong phòng có phụ nữ mang thai mà cán bộ, công chức vẫn thản thiên hút thuốc lá. 17 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện văn hóa công sở tại UBND huyện Ứng Hòa. 2.3.1. Những điểm tích cực Cuộc vận động xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa có những thuận lợi trong việc tổ chức và triển khai thực hiện. Lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, trường học cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Huyện đều hưởng ứng và thực hiện tốt các quy ước xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa. Hàng năm, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh đã tổ chức kiểm tra, xét đề nghị công nhận cơ quan đạt chuẩn văn hóa và khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt quy ước xây dựng cơ quan văn hóa. Quá trình thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa đã củng cố và nâng cao tính kỷ cương, nề nếp nơi công sở, ý thức chấp hành kỷ luật công tác, cũng như xây dựng môi trường văn hóa nơi làm việc được chú trọng. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tốt phong trào này đã tạo động lực để mỗi cơ quan, đơn vị phấn đấu, nâng cao hiệu quả công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đồng thời, Kế hoạch Số:76/KH-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2017 của UBND Huyện ứng Hòa về triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn huyện Ứng Hòa đã góp phần thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa nói chung, thể chế hóa định hướng về xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân nói riêng. Với mục đích xây dựng hình ảnh cơ quan hành chính nhà nước trong sạch, hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân, góp phần phát triển và hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước. Ở Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa, sự dân chủ khá được coi trọng, qua các buổi họp cơ quan, qua các bản tin hàng tuần mọi thông tin liên quan đến hoạt động của cơ quan và quyền lợi của nhân dân đều được công khai, minh bạch. Trang phục của cán bộ, công chức ngày một cải thiện theo hướng tích cực, sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự và văn minh. Lối giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức rất chân thành, cởi mở, lịch sự, văn minh và đúng mực. Cùng với việc bài trí công sở và bài trí khuôn viên công sở theo đúng Quy chế Văn hóa công sở đã và đang góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của Ủy ban nhân dân trong mắt người dân cũng như bạn bè quốc tế. 18 Quy chế Văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân đã có tác động tích cực trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống, kiên quyết chống các hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, thiếu trách nhiệm, cửa quyền, nhũng nhiễu, hách dịch đối với nhân dân của cán bộ, công chức góp phần thực hiện văn hóa công sở, cơ quan văn hóa theo hướng hiện đại hóa, từng bước xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước. 2.3.2. Những điểm tồn tại, hạn chế Mặc dù Quy chế Văn hóa công sở, kế hoạch triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan đã được ban hành nhưng công tác chỉ đạo thực hiện đôi lúc còn lúng túng, thiếu cụ thể, phương pháp vận động thiếu linh hoạt. Công tác kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, bình xét ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, thiếu sự chặt chẽ, nghiêm túc làm cho chất lượng thực hiện Quy chế văn hóa công sở chưa cao. Nhận thức của một số cán bộ, công chức và cán bộ lãnh đạo về Quy chế Văn hóa công sở còn hạn chế, thiếu năng động, sáng tạo, sâu sát trong công tác chỉ đạo, điều hành. Công tác tham mưu chưa làm tốt nên lãnh đạo không định hướng chỉ đạo kịp thời. Công tác tuyên truyền vận động ở một số đơn vị chưa được thường xuyên, chưa tạo được nhận thức sâu rộng của cán bộ, công chức và người dân tham gia xây dựng văn hoá công sở tại ủy ban nhân dân. Quá trình xây dựng cơ quan văn hóa, văn hóa công sở có nơi nặng về hình thức, có nơi chỉ coi trọng giá trị văn hóa truyền thống, mà xem nhẹ về phát triển kinh tế và các giá trị quản lý hành chính hiện đại. Việc kiểm tra, đánh giá các cơ quan, đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn văn hóa, về thực hiện Quy chế Văn hóa công sở chưa được duy trì thường xuyên. Chưa chú trọng xây dựng và tổ chức hoạt động nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa nhằm thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân. Nội dung, quy trình triển khai cuộc vận động xây dựng cơ quan văn hóa, thực hiện Quy chế Văn hóa công sở còn lúng túng, rập khuôn, chưa phát huy được tính sáng tạo, chưa có những sáng kiến mới phù hợp hoàn cảnh từng cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước tại UBND huyện Ứng Hòa.Thêm vào đó, lối sống chạy theo đồng tiền, coi trọng giá trị cá nhân mà quên đi tập thể đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức. Trong hoạt động của Ủy ban nhân dân, tồn tại những hành vi mặc dù rõ ràng là không chấp hành Quy chế Văn hóa công sở nhưng ít bị phê bình, xử lý, nếu có thì chỉ là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mang tính hình thức, không có tác dụng răn đe, 19 khắc phục. Đồng thời, lãnh đạo các cơ quan chưa chú ý nhiều hơn đến việc xây dựng môi trường văn hóa công sở tại nơi làm việc. 2.3.3. Nguyên nhân Bên cạnh những mặt tích cực của thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa, vẫn tồn tại những mặt hạn chế khi thực hiện Quy chế Văn hóa công sở, nguyên nhân là do: Việc chỉ đạo thực hiện Quy chế Văn hóa công sở, thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân chưa đồng bộ, chưa thật chủ động. Công tác kiểm tra, đôn đốc và phối hợp giữa các cơ quan, đội ngũ cán bộ, công chức đôi lúc còn thiếu chặt chẽ, thiếu sâu sát. Sự phối hợp và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân còn hạn chế. Đồng thời, công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để kịp thời phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót, nhược điểm của việc thực hiện Quy chế Văn hóa công sở còn mang nặng tính hình thức, qua loa và đại khái. Kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hệ thống Ủy ban nhân dân và cán bộ, công chức còn nhiều yếu kém, lề lối làm việc, chất lượng hội họp ở nhiều cơ quan, đơn vị chậm đổi mới, chất lượng chưa cao. Nhiệm vụ của từng cá nhân, cơ quan được đánh giá là hoàn thành nếu đủ thời gian làm việc, đạt định mức, đạt khối lượng hay hoàn thành kế hoạch mà không quan tâm đến các yếu tố hiệu quả và chất lượng công việc cũng như phản ứng của nhân dân. Đồng thời, cán bộ, công chức chưa nhận thức được công việc của họ là phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, phục vụ đất nước.Việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật hành chính hiện đại vào hoạt động của Ủy ban nhân dân còn hạn chế là một trong những nguyên nhân khiến việc thực hiện văn hóa công sở gặp những khó khăn, bất cập. Mặt khác, cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân vẫn còn thiếu các kỹ năng trong việc thiết lập giao tiếp ngôn ngữ, chưa ý thức được tầm quan trọng của trang phục và cách giao tiếp, ứng xử với các tổ chức, cá nhân trong quá trình làm việc hay trong việc thực hiện văn hóa công sở. Cán bộ, công chức chưa biết nói chuyện bằng ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ và nụ cười thân thiện. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ, công chức bị áp lực với khối lượng công việc lớn, nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi họ phải đầu tư rất lớn về mặt công sức, tâm huyết và tâm lý. Trong khi đó, người dân khi đến Ủy ban nhân dân thường e dè, ngượng ngịu, chưa chủ động tìm hiểu các quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến công việc mình 20 cần giải quyết. Chính điều đó tác động đến hành vi và cách ứng xử của cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức chưa làm hết trách nhiệm được giao, đặc biệt thủ trưởng các cơ quan chưa thật sự coi trọng việc thực hiện quy chế văn hóa công sở, chưa có chế tài đúng mực và còn nể nang.Ý thức thực thi công việc của đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu kém, nói không đi đôi với làm, chưa xem nhu cầu chính đáng của người dân là việc của chính mình. Mặt khác, cơ chế kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt động và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức chưa thật sự kịp thời, nghiêm minh, có hiệu quả. Tiểu kết Chương 2 Đặc điểm riêng biệt về tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử văn hóa của huyện Ứng Hòa có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân. Chính điều đó đòi hỏi cán bộ, công chức cần căn cứ vào đặc điểm văn hóa để đề ra những tiêu chuẩn, chuẩn mực, giải pháp tích cực để xây dựng và phát triển văn hóa công sở phù hợp, vừa giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa hiện đại của thế giới, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, văn minh. Việc đánh giá thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa thông qua việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở đã phần nào cho chúng ta có cái nhìn tổng quát về văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa hiện nay. Trên cơ sở đó, tổng kết những mặt tích cực, nhìn nhận những điểm hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những bất cập trong thực hiện Quy chế Văn hóa công sở để có thể đề ra những giải pháp góp phần xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa. 21 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ỨNG HÒA 3.1 Quan điểm chung về việc nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa công sở Công sở với vai trò là nơi thường xuyên tiếp xúc và giải quyết công việc hằng ngày của người dân. Vì vậy, việc xây dựng nếp sống văn hóa nơi công sở từ nề nếp hoạt động cho đến thái độ tiếp dân, phong cách làm việc của cán bộ, công chức đều có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Cán bộ, công chức là người thay mặt nhà nước thực hiện các hoạt động đưa pháp luật vào đời sống và tổ chức thực hiện quản lý các hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng là hạt nhân của bộ máy công quyền đảm bảo cho xã hội, quốc gia tồn tại và phát triển phù hợp với quy luật khách quan. Vì thế, xây dựng văn hóa công sở là vấn đề cần được chú trọng và quan tâm đúng mức. Để hạn chế và khắc phục những tồn tại yếu kém, những lực cản và thách thức đối với đời sống văn hóa ở cơ sở, thực hiện tốt Quy chế văn hóa công sở nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác này. Xây dựng văn hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỉ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội. Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng văn hóa trang phục (ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sự); là văn hóa ứng xử (lịch sự, tôn trọng người khác); là sự tiết kiệm (tiết kiệm trong công việc, tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm, tiết kiệm những tài nguyên vô hình); là phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, sáng tạo và là ý thức bảo vệ “thương hiệu” của đơn vị mình. 3.2. Giải pháp cụ thể 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý Để xây dựng và thực hiện văn hóa công sở tại UBND huyện Ứng Hòa đạt hiệu quả, tác giả đề nghị trên cở sở của Quyết định Số: 522/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, UBND huyện Ứng Hòa cần ban hành ngay quyết định kèm theo Quy chế thực hiện văn hóa công sở trên địa bàn toàn huyện. phải là “Quy chế thực hiện văn hóa công sở của 22 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan” chứ không chỉ là “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan” vì Quy chế thực hiện văn hóa công sở sẽ rộng hơn, bao trùm hơn Quy tắc ứng xử. Quy tắc thực hiện văn hóa công sở trên địa bàn toàn huyện Ứng Hòa được ban hành mới theo đề nghị của tác giả cần cụ thể hóa, chi tiết những nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_van_hoa_cong_so_tai_uy_ban_nhan_d.pdf
Tài liệu liên quan