Tóm tắt Luận văn Văn hóa ẩm thực của người việt ở Hậu Giang

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

TÓM TẮT . iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.3

3. Mục đích nghiên cứu đề tài .5

4. Phạm vi đề tài .6

5. Phương pháp nghiên cứu.6

6. Cấu trúc luận văn.7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.8

1.1. Văn hóa và văn hóa ẩm thực .8

1.1.1. Khái niệm văn hóa.8

1.1.2. Khái niệm văn hóa ẩm thực .13

1.1.3. Ẩm thực Hậu Giang.15

1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Hậu Giang .20

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên.20

1.2.2. Địa lí và dân cư.21

1.2.2.1. Địa lí.21

1.2.2.2. Dân cư .22

1.2.2.3. Đặc điểm kinh tế .24

Chương 2: VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT Ở HẬU

GIANG TỪ GÓC ĐỘ VẬT CHẤT.27

2.1. Nguyên liệu ẩm thực - sản vật.27

pdf34 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Văn hóa ẩm thực của người việt ở Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt ở Hậu Giang có những nét tương đồng với các tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ, nhưng bên cạnh đó cũng có những khác biệt đã tạo nên một Hậu Giang hôm nay tự hào là thành phố trẻ. Với tư cách là người con của vùng đất Hậu Giang người viết muốn nghiên cứu một khía cạnh trong đời sống văn hóa của người Việt ở Hậu Giang, và có niềm đam mê ẩm thực dân tộc. Người viết quyết định chọn đề tài “Văn hóa ẩm thực của người -3- Việt ở Hậu Giang”, làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang được lưu lại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất phì nhiêu màu mỡ, có nhiều loại thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong quyển “Ẩm thực văn hóa các món ăn Việt Nam” do Xuân Huy sưu tầm và giới thiệu in lần thứ 2 có hiệu đính và bổ sung của NXB Trẻ 2004. Sách có 10 chương và 2 phần phụ lục, trong đó có một chương tổng quát, 9 chương còn lại bàn về những phong tục tập quán liên quan đến ăn uống. Những thức ăn chính của người Việt Nam chung quanh chuyện ăn uống; hương hoa đất Bắc phong vị miền Trung, hào phóng miền Nam; ăn chay, Sài Gòn ăn uống các giai thoại. Công trình là tập hợp bài viết của các nhà nghiên cứu về ẩm thực và văn hóa ẩm thực của người Việt Nam nên không tránh khỏi sự thiếu thống nhất trong công trình. Trong các bài viết, đáng chú ý là bài “Quan niệm về miếng ăn” của Lưu Văn. Ở đây tác giả đã đưa ra những quan niệm về miếng ăn của người Việt, miếng ăn mang tính dân tộc, miếng ăn phát hiện được tình cảm của con người, miếng ăn hay là triết lí cuộc đời. Ngoài ra, cuốn sách Xuân Huy còn sưu tập một số lượng đáng kể tục ngữ ca dao nói về ẩm thực người Việt. Bộ phận ca dao này sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang. Qua đây, người nghiên cứu có thể tìm thấy phong tục tạp quán cũng như văn hóa giao tiếp trong bữa ăn của họ. Trong quyển “Triết lý Việt trong văn hóa ẩm thực” là tiểu luận của Trần Văn Đoàn báo cáo trong hội thảo thường niên của Viện Triết đạo năm 2005. Như các bài viết khác tiểu luận bắt đầu với công việc phân tích và xếp loại những cách nghĩ về lối ăn uống cũng như về phong tục, quy luật ăn uống của người Tây Nam Bộ. Do người viết chỉ có thể tìm hiểu ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang qua những quyển sách -4- viết về ẩm thực chung của Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp với việc đi thực tế để làm cơ sở nghiên cứu. Người viết đi xa hơn, đào sâu vào những nguyên lí đằng sau những thói quen, phong tục, quy luật này, phần này giải thích tại sao người Việt ở Hậu Giang lại chọn một loại thực phẩm nào đó cho buổi lễ, tết giỗ, tại sao họ phải tuân theo cách thức ăn uống vào những dịp hay những nơi công cộng như đình, chùa, tại sao họ lại nấu nướng, chế biến thức ăn như vậy. Đây là điểm đáng ghi nhận của công trình này. Theo tác giả “ triết lí Việt không chỉ có thấy trong những tác phẩm của giới tri thức, đặc biệt với nho sĩ hay tăng sĩ, mà thôi. Nó còn sâu đậm hơn trong chính những nền văn hóa dân gian như nền văn học bình dân, nền nghệ thuật nông thôn, và nhất là qua cách ăn, cách nói, cách sống, cách cư xử của người Việt. Chính cuộc sống Việt mới là cọi nguồn của nền văn hóa Việt” [19;1] Ngoài mặt nói ẩm thực nhưng khi đi sâu vào phân tích người viết chỉ chú ý đến phần “thực”, “ẩm” ít được người viết đề cập đến. Việc này làm công trình không đều đặng về nội dung, mất cân đối. Món ăn dân dã của người Bạc Liêu là công trình của Hồ Xuân Tuyên (nhà xuất bản Dân Trí in năm 2010). Ở công trình này, người viết nêu vài nét về thiên nhiên, con người, văn hóa ẩm thực, giới thiệu món ăn nhẹ và món ăn đậm của người Bạc Liêu. Theo tác giả “món ăn phản ánh đặc điểm vùng đất, con người, phong tục tập quán, văn hóa, dân tộcNghiên cứu món ăn một địa phương tức là nghiên cứu về cuộc sống con người của địa phương đó. Nó cho ta biết về nguồn gốc vùng đất, đặc điểm tài nguyên thiên nhiên của vùng đất, đặc điểm cộng đồng dân tộc, phong tục tập quán, đời sống văn hóa - xã hội của địa phương” [102;12]. Điều này chứng tỏ, nghiên cứu văn hóa ẩm thực không chỉ là nghiên cứu cách ẩm thực mà còn nghiên cứu văn hóa ở gốc nhìn khác. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc giới thiệu hàng loạt món ăn, có chú thích thành phần, quy trình chế biến. Điều này làm người đọc mơ hồ nghĩ đến một quyển sách dạy nấu ăn. Nhưng dù sao công trình cũng đã phần nào khái quát được khẩu vị, thói quen ăn uống của người Bạc Liêu giúp tôi có thêm tài liệu để hoàn thành luận văn. -5- Nếu Văn hóa ẩm thực ở An Giang cho chúng ta hiểu biết thêm về văn hóa ẩm thực, cuộc sống người An Giang thì quyển sách của Hồ Xuân Tuyên cũng cho ta hiểu thêm về văn hóa ẩm thực, cuộc sống người Bạc Liêu. An Giang và Bạc Liêu là những địa phương của Đồng bằng sông Cửu Long - một phần của Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu văn hóa ẩm thực ở An Giang, Bạc Liêu cũng là nghiên cứu văn hóa ẩm thưc Đồng bằng sông Cửu Long trong phạm vi hẹp Văn hóa ẩm thực dân gian là công trình tập hợp bài nghiên cứu của Lò Ngọc Duyên, Đỗ Duy Văn, Đoàn Việt Hùng, Lê Quang Nghiêm, Nguyễn Hữu Hiệp, do Nguyễn Hữu Hiệp sưu tầm (Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, năm 2012). Sách gồm 5 phần ứng với từng tên tác giả: Văn hóa ẩm thực dân tộc Thái đen Mường Thanh Điện Biên Phủ, văn hóa ẩm thực Quảng Bình, hương vị đồng quê Phú Yên, rượu và nghề nấu rượu ở Khánh Hòa, văn hóa ẩm thực ở An Giang. Điểm quan trọng đáng ghi nhận của công trình này là phần 5, sau khi trình bày đặc điểm địa lí, con người, người viết đã xoay quanh cách chế biến và thưởng thức các món ăn. Đồng thời, tác giả còn nêu lên một đặc điểm ăn uống nơi đây như: Khẩu vị “gì ăn nấy” (mặn thì quéo lưỡi, cay thì phải cay xé) nguyên liệu ẩm thực hoang dã, không gian rộng, thoáng đãng (bờ ruộng hoặc výờn cây) “Nhờ được kế thừa, phát huy và liên tiếp khám phá, sáng tạo mà văn hóa ẩm thực ở An Giang ngày càng phong phú, đa dạng. Từ đó, miếng ăn và “thói quen”của người An Giang có những cái rất đặc sắc, rất riêng. Nhưng cái riêng ấy không ngoài cái chung của người Nam Bộ, hay nói rộng hơn là cái chung của dân tộc Việt Nam nghìn năm văn hiến” [24;485]. Vì vậy để nghiên cứu văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang, nên người viết nghiên cứu văn hóa ẩm thực ở An Giang cũng tức là nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long nói rộng hơn là ở Nam bộ. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Với đề tài này, luận văn muốn trình bày một cách khái quát về văn hóa ẩm thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang. Đồng thời, luận văn chỉ ra nét riêng về văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang so với các vùng khác. -6- 4. Phạm vi đề tài Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những món ẩm thực được những người Hậu Giang chế biến. Thời gian: Từ thời khai hoang lập ấp cho đến nay một số món ẩm thực của Hậu Giang đã có từ thời này. Ngày nay, mặt dù tỉnh Hậu Giang được chia chia tách từ Cần Thơ cũng đã trải qua giai đoạn khó khăn, gian khổ của thời khai phá, khẩu vị của con người cũng thay đổi theo thời gian nhưng một số món ăn ghi đậm dấu ấn thời khai hoang thì vẫn còn và hiện diện trong đời sống của người dân và trở thành những món tiêu biểu của người Việt ở Hậu Giang. Do thời gian có giới hạn nên người viết chỉ thực hiện nghiên cứu văn học dân gian Nam bộ, điền dã thực tế, những công trình nghiên cứu đã có tư liệu . Thực hiện đề tài người viết nghiên cứu ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang và quan tâm đặc biệt đến những lời ca dao, dân ca được chính người Việt ở Hậu Giang sáng tác và lưu truyền cụ thể. Người viết chỉ đề cập đến một số nét vật chất cũng như tinh thần của người Việt ở Hậu Giang. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu nội dung của đề tài người viết đi sâu vào phân tích nội dung, nghệ thuật, hình thức giới thiệu sự có mặt của các yếu tố ẩm thực và văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang. Ngoài ra, để tìm hiểu những đặc điểm về văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang, người viết có sự vận dụng và tìm hiểu thêm một số công trình nghiên cứu có liên quan. Trong đó, người viết có sự so sánh với ẩm thực ở các vùng miền khác. Từ đó, người viết có thể rút ra được những kết luận khách quan, chính xác trong việc tìm hiểu văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang. 5. Phương pháp nghiên cứu Người viết tham khảo những công trình nghiên cứu có liên quan để viết dưới góc độ văn hóa học. Với đề tài “văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang” người viết kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như sau: -7- Phương pháp so sánh đối chiếu: Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang là mảng văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu (so sánh văn hóa ẩm thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Đông Nam Bộ, Bắc Bộ hoặc so sánh với các tộc người khác Hoa, Khmer để t́m nét đặc trưng của ẩm thực Hậu Giang. Phân tích tổng hợp: trên cơ sở so sánh, đối chiếu kết quả thống kê, phân loại người viết tiến hành nhận xét, phân tích các số liệu để làm nổi bật nguyên nhân xuất hiện của một số yếu tố ẩm thực mà tác giả dân gian nhắc đi nhắc lại nhiều lần và lí giải nhiều vấn đề có liên quan. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Với phương pháp này, người viết sử dụng những kiến thức khác nhau như: Địa lí, lịch sửđể vận dụng, giải quyết khi tìm hiểu những vấn đề liên quan. Những phương pháp nghiên cứu như trên sẽ được người viết vận dụng kết hợp xuyên suốt quá trình làm luận văn. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần (mở đầu, nội dung, kết luận), phần nội dung có ba chương. Chương thứ nhất, những vấn đề chung, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề lí thuyết về văn hóa, ẩm thực, văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang nói riêng. Chương thứ hai, văn hóa ẩm thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang từ góc độ vật chất, ở chương này chúng tôi chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ẩm thực của người Việt ở Hậu Giang: nguyên liệu ẩm thực, các món ăn, thức uống, gia vị và dụng cụ ẩm thực. Chương thứ ba, văn hóa ẩm thực trong đời sống người Việt ở Hậu Giang từ góc độ tinh thần, chúng tôi tập trung tìm hiểu văn hóa của người Việt ở Hậu Giang có yếu tố ẩm thực: quan niệm về việc ăn, văn hóa giao tiếp trong ẩm thực, phong tục tập quán liên quan đến ẩm thực. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tìm đến với ca dao Nam Bộ là để tìm tòi, khám phá thêm những nét văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Việt ở Nam Bộ. Vì ca dao vừa là tiếng nói tâm tình ghi nhận lại những nét sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày, đồng thời qua đó gửi gắm những kinh nghiệm về đối nhân xử thế. Ca dao cũng là nơi lưu giữ những tinh hoa của đời trước cho đời sau. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ninh Viết Giao trong Hát phường vải, do NXB Văn hóa thông tin và trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản năm 1961 đã đề cập : Tình yêu của trai gái của nhân vật trữ tình hiện lên với nhiều cung bậc khác nhau, có khi nồng nàn tha thiết, mãnh liệt không có gì có thể ngăn cản nổi “ lễ giáo không cho phép thì họ vượt qua ngoài vòng lễ giáo, họ phá tan xiềng xích lễ giáo. Trước mắt họ, trong lòng họ chỉ có người yêu” [ 36, Tr.80]. Chu Xuân Diên trong quyển “Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Giáo dục 1962, ở phần “ Ca dao dân ca Việt Nam”, tác giả đề cập đến những nội dung phong phú của ca dao nói chung: phản ánh lịch sử, phong tục tập quán tiếng hát trữ tình của con người. Tác giả khảo sát hai loại đề tài lớn: trong đời sống riêng tư, gia đình và đời sống xã hội. Ca dao – dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh in năm -2- 1984. Công trình chia thành 2 phần: Chuyên luận và công bố các sưu tầm ca dao – dân ca Nam Bộ. “Ca dao- dân ca Nam Kì lục tỉnh “do Huỳnh Ngọc Trảng biên soạn, Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai xuất bản lần 1 năm 1998. Đây là công trình tập hợp lại các xuất bản của các nhà nhà nghiên cứu công bố từ cuối thế kỉ XIX đến giữa thế XX ở Nam Bộ bao gồm: “Câu hát góp” do Huỳnh Tịnh Của sưu tập và công bố lần đầu vào năm 1897, tái bản năm 1901. “Hát và hò góp” do Nguyễn Công Chánh biên soạn, nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1967 tại Chợ Lớn. “Hò xay lúa” do Hoàng Minh Tự sưu tập, nhà xuất bản Phạm Văn Cường xuất bản năm 1959 tại Chợ Lớn. “Câu hát đối đáp” do Nguyễn Bá Thời sưu tập, nhà xuất bản Phạm Văn Cường xuất bản năm 1959 tại Chợ Lớn. “Câu hát huê tình” do Trần Đình Thái Sơn sưu tầm, nhà xuất bản Phạm Văn Tươi xuất bản năm 1956 tại Sài Gòn. - “Văn học dân gian đồng bằng Sông Cửu Long”, do khoa Ngữ văn Trường Đại Học Cần Thơ sưu tầm và biên soạn ( nhà xuất bản Giáo dục xuất bản lần 1 năm 1997, tái bản lần 2 năm 2002). Đây là công trình biên soạn, công bố những tài liệu sưu tầm điền dã ở Đồng bằng sông Cửu Long sau những năm 1980. Công trình giới thiệu tương đối bao quát các thể loại chính của văn học dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó phần ca dao chiếm số lượng tương đối nhiều. - Đoàn Xuân Kiên trong “Ca dao Miệt vườn” - 1982 nói về công tác bước đầu sưu tầm ca dao, dân ca Nam Bộ. -3- - Sở văn hóa và thông tin Tiền Giang có “Văn học dân gian Tiền Giang”– 1985 – giới thiệu và sưu tầm văn học dân gian Tiền Giang. - Nguyễn Vạn Niên “Ca dao dân ca Châu Đốc” – 1988 – đã sưu tầm, ca dao phân loại giới thiệu ca dao vùng đất này. - Thạch Phương chủ biên với “Địa chí Long An” 1989 đã dành một phần để giới thiệu ca dao Long An. - Đoàn Tứ, Thạch Phương ( chủ biên) với “Địa chí Bến Tre” ( 1991) đã dành một phần để giới thiệu và sưu tầm ca dao – dân ca Bến Tre. - Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc với “Tục Ngữ - Phong dao”( 2000). - Nguyễn Xuân Kính (chủ biên ) “Kho tàng Tục ngữ người Việt”, (1995). - Chu Xuân Diên (chủ biên) với “Văn học dân gian Bạc Liêu” ( 2005 ). - “Thơ văn Đồng Tháp”, tuyển tập I do trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Sư Phạm Đồng Tháp biên soạn ( Nhà xuất bản Đồng Tháp in năm 1986). Như vậy, dù là “ Thơ văn Đồng Tháp” ( nhất là phần văn học dân gian) những cũng là của Nam Bộ; dù là tính cách con người Đồng Tháp nhưng cũng là tính cách con người Nam Bộ. Tạp chí Văn hóa dân gian số 2, 1990, trang 62 đăng bài của Nguyễn Trọng Hoàn, “Đến với ca dao Đồng Tháp -4- Mười; với vẻ đẹp của bài ca dao sông nước”. Chiếc xuồng giăng câu Đậu ngang cồn cát Đậu sát mé nhà Anh thấy em có một mẹ già Muốn vô phụng dưỡng biết là được chăng? - “Ca dao Đồng Tháp” do Đỗ Văn Tân chủ biên ( nhà xuất bản Văn hóa – thông tin Đồng Tháp in năm 1984). So với các công trình kể trên thì Ca dao Đồng Tháp Mười có quy mô nhỏ, số lượng ít hơn nhiều, chỉ tập trung vào thể loại ca dao. - “Cảm nhận ca dao Nam Bộ” của Trần Văn Nam ( nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM, in năm 2007). “ - “Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ” của nhóm tác giả Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh ( nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1992). - “Văn hóa dân gian Nam Bộ”, những phác thảo là chuyên luận của Nguyễn Phương Thảo ( nhà xuất bản Giáo dục in năm 1994). Sach được tập hợp từ 14 bài viết đã được công bố trước đó của tác giả. - “Văn hóa sông nước Cần Thơ “do Trần Văn Nam chủ biên ( nhà xuất bản Văn nghệ TP. HCM, in nă 2009). “Văn hóa sông nước Cần Thơ” tập hợp các bài viết đã đăng rải rác trên các báo địa phương của một số tác giả ở Cần Thơ. Nội dung công trình chia làm bốn phần: mở đầu, văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất và ẩm thực.... -5- Về tục ngữ Nam Bộ chủ yếu là các công trình tổng hợp tục ngữ của các tác giả: - “Văn học Miền Nam Lục Tỉnh” của Nguyễn Văn Hầu , Nhà xuất bản trẻ năm 2012. - Kết quả khoa học công nghệ đề tài: “ Sưu tầm văn học dân gian Cần Thơ”, Các chuyên đề : Ca dao và tục ngữ Cần Thơ, tiến sĩ Trần Văn Nam năm 2011. Công trình này tác giả tổng hợp các cấu ca dao, tục ngữ về Cần Thơ. 3. Mục đích, yêu cầu của đề tài Nghiên cứu về đề tài “Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao, tục ngữ Nam bộ” người viết sẽ được nghiên cứu sâu hơn về ca dao, tục ngữ Nam bộ, thể hiện tình cảm gia đình qua góc nhìn văn hóa. Tìm ra hướng tiếp cận mới về ca dao mà các nhà nghiên cứu chưa đề cập đến nhiều. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ ca dao, tục ngữ được sưu tầm ở Nam Bộ . Phạm vi nghiên cứu: Các bài ca dao, tục ngữ Nam Bộ có liên quan đến ứng xử vợ chồng của người Việt Nam Bộ. 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chính khi thực hiện đề tài: - Phương pháp thống kê, phân tích - Phương pháp tổng hợp so sánh - Phương pháp tiếp cận liên ngành 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm ba phần ( mở đầu, nội dung, kết luận) -6- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về ca dao, tục ngữ 1.2 . Khái niệm 1.2.1. Khái niệm về ca dao Như vậy, về khái niệm ca dao hiện nay chưa có sự thống nhất trong các nhà nghiên cứu nhưng tựu trung lại có thể nói: Ca dao là tiếng nói của tâm tư, tình cảm về cuộc sống của nhân dân lao động. Ca dao là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ được lưu truyền trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ địa phương này sang địa phương khác. 1.2.2. Khái niệm về tục ngữ Tục ngữ là những câu ngắn gọn, xuôi tai, diễn đạt những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất về con người và đời sống xã hội. Về hình thức: Tự thể hiện một câu Về cấu trúc : Tục ngữ có từ hai vế trở lên giữa hai vế thường có sự hòa hợp về nhịp điệu, âm vận. Về nội dung: Tục ngữ thể hiện phán đoán ( thành ngữ thể hiện khái niệm) Về ngữ nghĩa: mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng). Về thể loại: tuc ngữ là một thể loại sáng tác văn học dân gian ( ngang với ca dao dân ca) gắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động). Ý nghĩa của những câu tục ngữ thường khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì và nặng về lí trí ( ca dao thiên về tình cảm). -7- 1.2.3. Đặc điểm 1.2.3.1. Đặc điểm về ca dao Ca dao rất nhiều hình ảnh, hình ảnh ca dao thể hiện rất gần gũi, gắn bó với đời sống nông thôn của nhân dân, tuy đơn sơ mộc mạc nhưng phần lớn đã trở thành biểu tượng trong ca dao. Ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thể lục bát, song thất lục bátcác kiểu cấu tứ của ca dao khá phong phú: cấu tứ theo lối ngẫu nhiên có chủ đề nhất định, cấu tứ theo lối đối thoại,cấu tứ theo lối phô diễn về thiên nhiên. Mặc khác, ca dao cũng có phần được hình thành từ xu hướng cấu tạo những lời nói có vần và nhịp trong dân gian do đó vẫn thường được dùng trong lời nói hàng ngày. 1.2.3.2. Đặc điểm về tục ngữ Tục ngữ được dùng để diễn đạt các phán đoán, cho nên chức năng của nó là thông báo, thông báo một nhận định , một kết luận về một phương diện của thế giới khách quan. Chức năng nhận thức: Tục ngữ đem lại cho người tiếp nhận những nhận thức hiểu biết mới mẻ. Chức năng giáo dục: Tục ngữ mang đến cho ta những bài học, kinh nghiệm lời khuyên về lối sống, về cách đối nhân xử thế, về đạo lí làm người Chức năng thẩm mỹ: Mỗi câu tục ngữ hoàn cảnh là một tác phẩm nghệ thuật “tí hon” mang giá trị thẩm mỹ. 1.2.4. Đặc điểm của ca dao, tục ngữ Nam Bộ - Đặc điểm về ca dao Nam Bộ Thứ nhất, đó là những lời ca truyền thống từ miền Bắc, miền Trung theo chân người đi khai hoang đến đất Nam Bộ, tiếp tục lưu hành ở Nam Bộ như một phần tâm hồn của những người con đi xa hướng về cố hương , về quê -8- cha đất tổ. Trong các sưu tầm về ca dao ở Nam Bộ, chúng ta dễ dàng bắt gặp những câu truyền thống như. Thứ hai, đó cũng là những lời ca truyền thống của miền Bắc, miền Trung nhưng nó đã được cải biên ( địa phương hóa ) cho phù hợp với hoàn cảnh mới, tâm trạng mới. Thứ ba, đó là những lời ca được sáng tác và lưu truyền ngay trên mảnh đất Nam Bộ, in đậm dấu ấn thiên nhiên và con người của vùng đất này. Đại bộ phận ca dao sư tầm ở Nam Bộ là những sáng tác mới, được lưu truyền hoàn toàn trên mảnh đất này. Nó mang những đặc trưng riêng so với ca dao các vùng miền khác. - Đặc điểm về tục ngữ Nam Bộ Phản ánh các mối quan hệ gia đình, xã hội ,hoạt động giao tiếp giữa con người với con người. Những hành động, cách ứng xử giữa người – người bắt nguồn từcái gốc văn hóa của họ. Nhiều nét đẹp ứng xử trong các mối quan hệ gia đình và xã hội được lưu truyền qua các thế hệ, trở thành đạo lí, thành lối sống và đã được phản ánh trong tục ngữ. Bởi tính chất của Tục ngữ là ngắn nên dễ hòa lẫn, nên khi nghiên cứu nhiều khi nhầm lẫn với các câu mang từ miền ngoài vào, nhưng cũng có nhiều câu nói trại đi để phù hợp với môi trường đang sống, có những câu tục ngữ nghĩa bên trong còn giữ lại nhưng bên ngoài đã thay đổi. 1.3. Quan niệm của người Việt về quan hệ vợ chồng 1.3.1. Quan niệm của người Việt về vợ chồng dưới sự chi phối của Nho giáo Theo quan điểm của thất xuất thì đàn bà lấy chồng, trọng nhất là việc nối dõi tông đường, không có con thì chồng phải lấy vợ khác, cho nên phải bỏ. Dâm dật đây là -9- một nết hư Không thờ phụng cha mẹ chống là bất hiếu. Lăm điều thì chua ngoa khó chịu,trộm cắp là có tính gian phi. Ghen tuông thì mất tính hiền hậu. Có ác tật thì không đảm đương nổi công việc nhà, có khi đem truyền nhiễm cho người trong nhà. Các điều ấy khó dung nên phải đuổi. Tuy nhiên Nho giáo cũng đưa ra ba điều không được đuổi đối với phụ nữ là: Đàn bà từng để tang ba năm nhà chồng, trước nghèo sau giàu, ở nhà chồng thì được về nhà mình khi không có chỗ nào nương tựa. 1.3.2. Quan niệm của người Việt về vợ chồng dưới sự chi phối của điều kiện sống. Trong ứng xử vợ chồng người đàn ông Nam Bộ vẫn là trụ cột trong gia đình, nhưng người phụ nữ cũng góp tiếng nói chung với chồng, được ngồi ăn cơm chung, có khi bức xúc người phụ nữ còn lớn tiếng lại với chồng: “Ai đi nón lụa quạt Tàu Nhờ của bên vợ khoe giàu với ai” Đó là một phần do điều kiện sống người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước, đồng thời ảnh hưởng của quan niệm Mẫu hệ trong tư tưởng người Chăm và người Khơ Me, nên vị trí của người vợ trong gia đình được tôn trọng. 1.4. Văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt Từ xa xưa, văn hoá ứng xử trong gia đình đã được ông cha ta đặc biệt coi trọng: Gia đình phải có gia giáo; gia lễ; gia pháp; gia phong mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt. -10- Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và rất coi trọng. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam cho thấy có rất nhiều câu thể hiện điều này. Từ lúc mới sinh ra, con người đã được đặt trong sự gắn bó thiêng liêng của tình mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử tình thâm”, “Xương cha, da mẹ”, “Cá chuối đắm đuối vì con”. Khi khôn lớn mỗi người không thể quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Đối với quan hệ vợ chồng, sự hoà thuận và tình nghĩa thuỷ chung luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối ràng buộc trách nhiệm cao suốt đời người: “Áo vá vai vợ ai không biết Áo vá quàng chỉ biết vợ anh” Tiểu kết chương 1 Trong xã hội phong kiến , do ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, sự kiểm soát chặt chẽ của lễ giáo phong kiến, các mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng rất căng thẳng, hôn nhân trong xã hội phong kiến không mang lại hạnh phúc gia đình. Nhưng may mắn ở tầng lớp nông dân tư tưởng này ảnh hưởng hạn chế, cho nên trong quan hệ vợ chồng người Việt có nhiều yếu tố dân chủ, bình đẳng. Ngay trong long chế độ phong kiến, người nông dân không tuân phục một chiều , mà có quan niệm và cách ứng xử linh hoạt, nhiều chiều, theo hướng nhân văn tôn trọng quyền hôn nhân chính đáng dựa trên tình yêu và coi trọng các thành viên trong gia đình nhất là người phụ nữ. Chứ không chỉ theo hướng phi nhân bản, phủ nhận tình yêu hôn nhân. Cũng vì vậy khi ra đi vào mở đất ở Nam bộ người nông dân mang theo tư tưởng đó đã xây dựng tổ ấm gia đình dựa trên tình yêu thương. -11- Chương 2 BIỂU HIỆN ỨNG XỬ VỢ CHỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT QUA CA DAO, TỤC NGỮ NAM BỘ 2.1.Ứng xử tích cực trong quan hệ vợ chồng người Việt qua ca dao, tục ngữ Nam Bộ. 2.1.1. Thủy chung son sắt Thủy chung vợ hy sinh hết lòng vì chồng, sẵn sàng chịu cực khổ để chồng được hạnh phúc, sung sướng. Người phụ nữ Nam bộ cũng rất trọng công danh của chồng, nàng sẵn sàng hy sinh công sức, cùng chồng vượt qua khó khăn để có ngày thành đạt. Vợ chăm sóc chồng tất chu đáo, tận tụy, khi chồng gặp chuyện không hay thì vợ lo lắn rất chu đáo, tận tình. Ca dao, tục ngữ là nơi bày tỏ tình cảm chân thành nhất của những con người lao động. Một gia đình vững chắc ngoài yếu tố vật chất thì yếu tố tinh thần đặc biệt là sự thủy chung trong tình cảm vợ chồng là điều cốt lõi để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_van_hoa_am_thuc_cua_nguoi_viet_o_hau_giang.pdf
Tài liệu liên quan