Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (9 Điểm)

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

I. Khái niệm về môi trường và hành vi làm ô nhiễm môi trường 1

1. Khái niệm môi trường 1

2. Hành vi gây ô nhiễm môi trường 2

II. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường. 5

1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường. 5

2. Chủ thể bồi thường thiệt hại 6

3. Xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 8

4. Phạm vi bồi thường thiệt hại 14

III. Phương hướng hoàn thiện pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. 16

Kết luận 18

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (9 Điểm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức. 10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. 11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. 13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người. 15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường. 16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.” Người gây ô nhiễm môi trường ngoài bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây ô nhiễm về không khí, ô nhiễm về nguồn nước, ô nhiễm đất đai theo các quy định tại các Điều 182, Điều 183, Điều 184 Bộ luật Hình sự 1999. - Hành vi gây ô nhiễm không khí phổ biến là thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép. - Hành vi gây ô nhiễm nguồn nước như thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại gây ra dịch bệnh cho người và gia súc hoặc các yếu tố độc hại khác. - Hành vi gây ô nhiễm đất như chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép. Ngoài những hành vi làm ô nhiễm đất, không khí, nước thì hành vi gây ô nhiễm môi trường còn bao gồm những hành vi: - Hành vi nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Các hành vi phổ biến như nhập khẩu, cho phép nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hóa học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. - Hành vi làm lây lan bệnh nguy hiểm cho người thông qua vận chuyển động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người. Hành vi đưa hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người, lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Người có hành vi làm ô nhiễm môi trường không những gây nguy hiểm cho người mà còn lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây thiệt hại cho con người và động vật. - Hành vi sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Khai thác nguồn thủy sản quý hiếm, phá hoại môi trường sống của các loại thủy sản quý hiếm đã gây thiệt hại về môi trường sinh thái. - Phá hoại rừng bằng các hành vi đốt, phá rừng trái pháp luật; vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm bằng các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm mà pháp luật đã cấm vận chuyển, buôn bán trái phép các loại sản phẩm của động vật đó như thịt, da, lông, xương, sừng… - Hành vi thực hiện vi phạm hoặc không tuân theo chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên vì lợi ích của mình hoặc cơ quan mình trái với quy chế bảo vệ đặc biệt khu bảo tồn đó. II. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường. 1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tuy nhiên, với những nét đặc thù của mình, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường có những nét riêng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường cần có đủ ba điều kiện: - Thứ nhất: phải có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Hành vi đó đã tác động đến các yếu tố của môi trường gây ô nhiễm - Thứ hai: hành vi gây ô nhiễm môi trường có mối quan hệ nhân quả với môi trường bị gây ô nhiễm xác định được và thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. - Thứ ba: những thiệt hại về môi trường do hành vi xâm phạm môi trường gây ra xác định được dựa trên những thiệt hại đã xảy ra và thiệt hại chắc chắn xảy ra cho môi trường; môi trường bị gây thiệt hại là cầu nối dẫn đến thiệt hại khác. Thỏa mãn các điều kiện trên, người có hành vi xâm phạm môi trường phải bồi thường thiệt hại. Xét về yếu tố lỗi của hành vi làm ô nhiễm môi trường, Điều 624 BLDS đã quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Như vậy, yếu tố lỗi không phải là yếu tố điều kiện quyết định đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường chủ yếu được xác định dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra. 2. Chủ thể bồi thường thiệt hại Căn cứ vào điều 624 BLDS 2005: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật…” và khoản 5 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường năm 2005: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.” chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại. Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Các tổ chức có thể là pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…) Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ thì tự mình phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ. Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong thực tế đời sống, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình do không có thiết bị xử lý chất thải, hoặc không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, chủ thể “tiềm tàng” chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trên thực tế, những thiệt hại về môi trường có thể do hành vi có lỗi, có thể do hành vi không có lỗi gây ra và có thể do một sự biến pháp lý tương đối gây ra. Môi trường có thể bị ô nhiễm do những sự cố nhật định nào đó gây ra như sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, rò rỉ phóng xạ, sự cố từ hoạt động của lò phản ứng hạt nhân…Xét ở một khía cạnh trách nhiệm của chủ thể bồi thường thiệt hại, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong một số lĩnh vực cũng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước. Nếu thiệt hại đó là do tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, là đối tượng đang được khai thác những lợi ích vật chất và tinh thần đã mang những lợi ích cho nhà nước thì nhà nước phải bồi thường thiệt hại do những sự cố trong việc quản lí, sử dụng, khai thác, thăm dò những loại tài sản đó mà chúng gây ô nhiễm môi trường, là nguy cơ gây thiệt hại cho người khác. 3. Xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra có những đặc điểm đặc thù, không giống như cách xác định thiệt hại như những hành vi gây thiệt hại khác, cụ thể: Thứ nhất, người có hành vi gây ô nhiễm môi trường đã thực hiện các hành vi trái pháp luật hoặc hành vi trong sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ hợp pháp nhưng đã gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho cho chính môi trường và gây thiệt hại cho người khác. Hành vi gây thiệt hại về môi trường là hành vi làm biến dạng sinh thái vốn có tự nhiên của môi trường, đã gây những khó khăn cho người khác trong sinh hoạt, trong sản xuất kinh doanh hoặc gây cho nguồn không khí một không gian nhất định bị nhiễm độc, là nguy cơ trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe của con người, vật nuôi, cây trồng và cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan nhân tạo khác… Thứ hai, những thiệt hại do hành vi làm cho môi trường bị ô nhiễm đã dẫn đến những thiệt hại không những về mặt thực tế, mà còn là những nguy cơ tiềm ần lâu dài tồn tại trong không gian và thời gian nhất định, có thể gây thiệt hại rất lớn, lâu dài cho con người và môi trường tự nhiên. Những thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra không thể xác định như những thiệt hại vật chất đơn thuần khác, mà phải dựa vào những căn cứ khoa học của nhiều chuyên ngành để xác định, theo những số liệu thống kê được và qua phân tích mức độ môi trường bị gây ô nhiểm, để có căn cứ xác định thiệt hại. Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến những thiệt hại rất lớn, lâu dài đến các thế hệ sau. Hành vi phá hoại, khai thác trái phép hoặc khai thác không có kế hoạc rừng đầu nguồn, nguồn nước đầu nguồn làm nhiễm bẩn, nhiễm độc bầu khí quyển, nguồn lợi thủy sản trên diện tích biển, dòng sông, hồ, nguồn nước tự nhiên khác, hành vi làm ô nhiễm môi trường đó không những đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của nhà sản xuất mà còn gây độc hại cho người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm được tạo ra từ môi trường không trong sạch đó. Hành vi gây ô nhiễm môi trường còn có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và môi trường kinh doanh của nhiều ngành nghề như du lịch, dịch vụ và sản xuất, lưu thông phân phối sản phẩm từ vùng, miền bị gây ô nhiễm môi trường. Các dịch bệnh tiềm ẩn từ môi trường bị gây ô nhiễm không thể xác định được hết trong một thời gian ngắn, theo đó những nguy cơ của thiệt hại có thể xảy ra mà con người chưa thể lường trước được Thiệt hại do môi trường bị phá vỡ do bị nhiễm bẩn, nhiễm độc không chỉ là những thiệt hại xác định được ngay sau khi có hành vi làm ô nhiễm môi trường, mà còn là những thiệt hại vẫn đang và sẽ diễn ra theo phản ứng dây chuyền, theo sự vận động khách quan của môi trường tự nhiên và xã hội, mà con người không thể xác định được một cách đầy đủ và chính xác những nguy cơ gây thiệt hại từ môi trường đã bị làm cho ô nhiễm; cuộc sống mọi mặt của con người vẫn từng ngày, từng giờ diễn biến trong môi trường đã bị làm cho ô nhiễm đó. Đặc điểm này là căn cứ để phân biệt giữa hành vi gây thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường với hành vi gây thiệt hại khác. Hành vi gây thiệt hại khác thì khi hành vi gây thiệt hại chấm dứt hoặc bị cưỡng chế phải chấm dứt thì thiệt hại xác định được tính đến thời điểm hành vi gây thiệt hại chấm dứt tương đối rõ ràng và cụ thể. Nhưng hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị chấm dứt hoặc người có hành vi tác động gây ô nhiễm môi trường không thực hiện hành vi gây ô nhiễm nữa nhưng hậu quả của hành vi đó có thể vẫn diến biến theo một quy luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng, tạo ra những phản ứng dây chuyền gây thiệt hại cho người khác; chừng nào chưa có biện pháp làm trong sạch môi trường như trước khi môi trường bị ô nhiễm thì chừng đó hậu quả xấu do môi trường bị gây ô nhiễm vẫn tiếp tục gây ra thiệt hại Thứ ba, tự thân môi trường là tổng hợp các yếu tố sinh vật và sinh vật tạo thành một lực lượng vật chất và phi vật chất tồn tại, vận động theo quy luật khách quan gắn với đời sống xã hội và tự nhiên của con người, đồng thời là nhân tố thúc đẩy hoặc kiềm chế sự phát triển của đời sống mọi mặt của con người. Con người là thực thể của tự nhiên và là chủ thể của các quan hệ xã hội không những nhận biết được bằng tri thức của thời đại mình, mà còn dự đoán được những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai do môi trường bị ô nhiễm bởi chính hành vi của con người. Vì vậy, khi xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiêt ngoài hợp đồng đã không thể thực hiện được một cách triệt để. Bởi vì những thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra chỉ xác định được trên thực tế tại thời điểm có hành vi làm ô nhiễm môi trường, còn những thiệt hại do môi trường bị ô nhiễm gây ra trong tương lai có thể không xác định được hết. Có những thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra, không những được xác định bằng thiệt hại thực tế, mà còn cần thiết phải xác định những thiệt hại xảy ra trong tương lai. Việc xác định thiệt do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra cần phải có sự kết hợp với nhiều yếu tố khác, có sự liên quan chặt chẽ giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra, thực chất là quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra, thể hiện: - Có hành vi gây ra ô nhiễm môi trường: Hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi gây ra sự biến đổi nhất định về bản chất của môi trường và phát triển tự nhiên của muôn loài. Hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể là hành vi có ý thức hoặc vô thức của con người, nhưng hậu quả của hành vi có ý thức hoặc vô thức đó đã gây ra những thiệt hại nào đó cho con người, xác định được ở thời điểm hiện tại và tương lai. Những thiệt hại thực tế xác định được là chi phí nhằm làm trong sạch môi trường và khắc phục lại tình trạng ban đầu của môi trường như trước khi nó chưa bị gây ô nhiễm. - Những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người xác định được trên thực tế. Nguyên tắc xác định thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng theo quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại - Do môi trường bị xâm phạm mà ô nhiễm là nguyên nhân gây ra những thiệt hại trước mắt và lâu dài cho con người, đời sống xã hội và môi trường sống của muôn loài. Với những căn cứ trên, người có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường. Tuy nhiên, xác định thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra rất phức tạp, vì có những nguy cơ tiềm ẩn, chưa gây ra thiệt hại ngay lập tức hoặc là những thiệt hại thực tế đã bộc lộ xác định được là một nguy cơ, thậm chí còn là nguy cơ rất lớn gây ra thiệt hại khó lường trong tương lai xa hoặc trong một thời gian gần. Vì vậy, việc xác định những thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra rất phức tạp, cần phải có nhiều cơ quan chuyên môn cùng kết hợp trong việc xác định mức độ môi trường bị xâm phạm gây thiệt hại Những thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường phải được đặt trong các mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố xác định được: - Những thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra và trực tiếp gây thiệt hại cho người khác xác định được theo những tổn hại thực tế ngay sau khi môi trường bị xâm hại và những thiệt hại gián tiếp chắc chắn xảy ra xác định được trên cơ sở khách quan. - Xác định thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, môi trường bị xâm hại và cần phải chi ra một khoản tiền cụ thể để khắc phục lại tình trạng ban đầu vốn có của môi trường trước khi bị xâm hại; và những thiệt hại thực tế về tài sản, những chi phí cho việc cứu chưa người bị thiệt hại về sức khỏe, hồi phục lại tình trạng sức khỏe… - Xác định thiệt hại do môi trường bị xâm hại gây ra cần phải xác định hai mối quan hệ độc lập và các mối liên hệ mật thiết với nhau, thiệt hại này là nguyên nhân của thiệt hại kia và hành vi gây ô nhiễm môi trường là nguyên nhân của thiệt hại mang tính bắc cầu, được thể hiện như sau: +Thứ nhất, hành vi xâm hại môi trường là nguyên nhân làm cho môi trường bị gây ô nhiễm; +Thứ hai, môi trường bị gây ô nhiễm có mối liên hệ với thiệt hại xác định được. Hành vi có lỗi hoặc không có lỗi của con người xâm hại môi trường vừa là nguyên nhân trực tiếp, vừa là nguyên nhân sâu xa gây thiệt hại. Hành vi xâm hại môi trường là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại cho môi trường. Môi trường bị thiệt hại đã tác động trực tiếp đến sự sống và gây thiệt hại cho các đối tượng khác. Nếu xét về mối quan hệ nhân quả, quan hệ mang tính chất phổ biến, thì hành vi xâm hại môi trường chính là nguyên nhân dẫn đến hai loại thiệt hại theo quy định tại Điều 130 Luật bảo vệ môi trường: Thứ nhất, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Đó là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, trong đó chức năng, tính hữu ích của môi trường được thể hiện qua các phương diện chính như sau: 1) Môi trường là không gian sinh tồn của con người; 2) Môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học (kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người); 3) Môi trường là nơi chứa đựng và tiêu hủy chất thải do con người thải ra trong các hoạt động của mình. Như vậy, có thể hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: Một là, chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; hai là, lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục (đối với tài nguyên tái tạo) và/hoặc lớn hơn lượng thay thế (đối với tài nguyên không tái tạo được); ba là, lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng. Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người được thể hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng bị mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe có nguyên nhân từ ô nhiễm, suy thoái môi trường. Thiệt hại về tài sản được thể hiện qua những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, những khoản chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên. Còn thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được thể hiện qua sự tổn hại về lợi ích vật chất, sự giảm sút về thu nhập chính đáng mà nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn được xem là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ sinh) - thiệt hại chỉ xảy ra khi đã có loại thiệt hại thứ nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là giữa thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân không phải luôn luôn và hoàn toàn tách biệt. Trong một số trường hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất định cũng đồng thời là thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu vực đó. Ví dụ,sự suy giảm nguồn lợi thủy sinh tại một vùng biển bị ô nhiễm cũng đồng thời là sự giảm sút về thu nhập của ngư dân ở khu vực đó. Điều này thiết nghĩ cần được lưu ý để tránh sự trùng lặp khi xác định các loại thiệt hại cụ thể do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên. 4. Phạm vi bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có mối quan hệ nhất định với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Thông thường, trong các quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại, người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra và được giải phóng khỏi quan hệ với người bị hại. Nhưng trong lĩnh vực môi trường, người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thường phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp: i) Khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm; và ii) Bồi thường thiệt hại về môi trường. Tác dụng chính của biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường là hạn chế, ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng, khả năng lây lan ô nhiễm môi trường, đồng thời làm giảm nhẹ những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tác dụng của bồi thường thiệt hại là bù đắp những tổn thất về người, tài sản và những giá trị sinh thái đã bị mất. Trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường mang tính chất là một biện pháp cưỡng chế hành chính, do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định, còn bồi thường thiệt hại lại là một loại trách nhiệm dân sự có thể thỏa thuận và xác lập theo ý chí của các bên. Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi trường hai loại trách nhiệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và trong một số trường hợp có thể thay thế (chuyển hóa) cho nhau, đặc biệt là khi chỉ xuất hiện thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà không xuất hiện thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của tổ chức, cá nhân. Nếu việc khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái do chính người bị hại tiến hành thì những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại sẽ được tính trong tổng giá trị thiệt hại để đòi bồi thường. Còn trong trường hợp người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã tự mình thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽ được giải phóng hoặc giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Trong trường hợp hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường những thiệt hại xảy ra trên cơ sở xác định được thiệt hại đó, theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu. Người gây thiệt hại còn có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại gián tiếp chắc chắn xảy ra. Trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại vẫn được áp dụng dựa trên những thiệt hại xác định được: + Chi phí xử lí, cải tạo, phục hồi môi trường cũng như chi phí giảm thiểu, triệu tiêu nguồn gây hại đối với môi trường + Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Đó có thể là: tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Thí dụ: một công ty xả nước thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị hại nên năng suất bị giảm đáng kể. Hoặc do dầu tràn làm cho các ao hồ bị nhiễm độc, nguồn tài nguyên thuỷ sản như tôm, cá bị chết rất nhiều. Hoặc khi nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm độc do các chất thải của các cơ sở công nghiệp làm cho các gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho nhân dân. Các khu du lịch do bị ô nhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận bị suy giảm… + Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút ; thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất , bị giảm sút… Thí dụ: khi môi trường sống bị ô nhiễm ( ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất…) sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá… Những người mắc bệnh phải bỏ ra một khoản tiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ bị giảm sút do không tham gia lao động… + Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu, nổ xăng dầu, cháy rừng… III. Phương hướng hoàn thiện pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm 1993, theo đó “tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Nhưng phải đến khi Luật BVMT (2005) được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn. Với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (từ Điều 131 đến Điều 135, Mục 2), Luật BVMT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (9 Điểm).doc
Tài liệu liên quan