Trách nhiệm hình sự của ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Về sách bình luận khoa học, sách chuyên khảo, sách giáo trình có các nghiên cứu:

“Chương XVIII – Những đặc thù về TNHS đối với NCTN phạm tội” trong giáo trình Luật hình

sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2007, TS. Trịnh Quốc Toản,

TS. Hoàng Văn Hùng; “Chương XVI – TNHS đối với NCTN phạm tội”, trong sách giáo trình

Luật hình sự Việt Nam (Tập thể Tác giả do GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên).

Đối với các công trình dƣới dạng bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý

có thể kể đến các công trình nhƣ: bài viết “Tư pháp hình sự đối với NCTN; Những khía cạnh

pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học (Phấn thứ I, những khía

cạnh pháp lý hình sự)” của GS.TSKH Lê Văn Cảm và TS. Đỗ Thị Phƣợng đăng trên Tạp chí

Tòa án nhân dân, số 20-10/2004; ThS. Nguyễn Thanh Trúc có bài viết “Biện pháp miễn chấp

hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù đối với NCTN phạm tội” trên Tạp chí

nghiên cứu lập pháp, số 20 (136) tháng 12/2008.

pdf11 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trách nhiệm hình sự của ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trách nhiệm hình sự của ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam Dƣơng Thị Ngọc Thƣơng Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số 60 38 01 04 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Chu Thị Trang Vân Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự (TNHS) của ngƣời chƣa thành niên (NCTN) phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam. Tập trung nghiên cứu khái quát về TNHS, TNHS của NCTN, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về TNHS của NCTN và thực tiễn xét xử NCTN phạm tội tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Thứ hai, nghiên cứu TNHS của NCTN phạm tội trong luật hình sự Việt Nam hiện hành. Trong đó làm rõ các nguyên tắc xử lý, quy định hình và các biện pháp tƣ pháp áp dụng với NCTN phạm tội. Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này. Keywords. Trách nhiệm hình sự; Ngƣời chƣa thành niên; Pháp luật Việt Nam; Phạm tội; Luật hình sự. Content MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Ở nƣớc ta trong những năm qua, hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật đã có những tác động rõ rệt đối với đời sống của toàn xã hội. Những quy định trong Hiến pháp, trong các luật và văn bản dƣới luật luôn đề cao tính nhân đạo và nhân văn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nƣớc. Hệ thống pháp luật phục vụ cho việc thực thi các quyền và lợi ích cơ bản của con ngƣời, của công dân, bảo vệ Nhà nƣớc và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong đó, cùng với các ngành luật khác, pháp luật hình sự là một trong những công cụ hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội khi phát sinh hành vi nguy hiểm cho xã hội. Luật hình sự có vai trò bảo vệ các quan hệ xã hội đƣợc các luật khác thiết lập, đồng thời thực hiện vai trò bảo vệ thông qua việc trừng phạt nghiêm minh các hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền kinh tế nƣớc ta phát triển theo kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nhƣ: ứng phó có kết quả trƣớc những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nƣớc; cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ phát triển đạt đƣợc mức khá cao, GDP trên đầu ngƣời năm 2012 đã vƣợt mức 1.300 USD. Đời sống của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh đƣợc tăng cƣờng; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đƣợc giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế đƣợc mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nƣớc ta ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, nƣớc ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức to lớn nhƣ tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã tác động, ảnh hƣởng nhất định đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nƣớc ta. Nguy cơ phá vỡ các nền văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là các truyền thống văn hóa nhân văn nhƣ: lối sống, đạo đức, nghệ thuật, bởi quá trình toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các dòng văn hóa thác loạn, lối sống không tốt của các nƣớc tràn ngập vào ồ ạt, bất khả kháng không thể chặn nổi. Trong đó, thanh niên và NCTN là đối tƣợng dễ bị tác động nhất. Đối với mỗi quốc gia thanh niên bao giờ cũng giữ một vai trò hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tƣơng lai của dân tộc. Thanh niên luôn là lực lƣợng chiến lƣợc mà mỗi quốc gia, dân tộc quan tâm đầu tƣ, phát triển. Sinh thời, Bác Hồ đã dạy “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” và tƣơng lai đất nƣớc “Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu”. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã xác định mục tiêu chung “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước”. Trong phạm vi cả nƣớc thực tế vấn đề NCTN phạm tội đã gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh đáng báo động. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Bộ Công an trong năm 2010, toàn quốc có 13.572 đối tƣợng phạm tội là thanh thiếu niên, tăng nhiều lần so với những năm trƣớc về số lƣợng phạm tội và cả các vụ trọng án. Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do NCTN từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi thực hiện có chiều hƣớng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dƣới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do NCTN và trẻ em thực hiện. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn của đất nƣớc, là trung tâm kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa của khu vực phía Nam, với dân số trên 8 triệu ngƣời, hàng năm thu hút số lƣợng lớn ngƣời lao động, học sinh, sinh viên từ những tỉnh thành khác đổ về thành phố để tìm kiếm việc làm và học tập. Do đó, đã tạo ra một áp lực lớn cho thành phố về mật độ dân cƣ, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân và nhất là tình hình an ninh trật tự diễn biến ngày càng phức tạp. Số lƣợng NCTN phạm tội có chiều hƣớng gia tăng trong những năm gần đây, theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, từ năm 2007 đến năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đƣa ra khởi tố và xử lý 1.680 vụ phạm tội các loại, với 3.779 bị can. Trong đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố 184 vụ án do NCTN thực hiện, chiếm 10,9% trong tổng số vụ án. Số bị can là NCTN có 310 ngƣời, chiếm 8,2% trong tổng số bị can. Về tính chất, mức độ phạm tội của NCTN ngày càng nghiêm trọng hơn, thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt hơn, đa dạng, sử dụng nhiều loại phƣơng tiện công cụ nguy hiểm, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Từ các vấn đề trên, Tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “TNHS của NCTN phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Qua đó, nghiên cứu một cách toàn diện về TNHS của NCTN phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, đồng thời kiến nghị những giải pháp khắc phục nhằm hƣớng tới một hệ thống pháp luật hình sự ngày càng hoàn thiện hơn, nhân văn hơn. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên cứu khoa học trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu đến đề tài này, hoặc nghiên cứu ở trong tƣơng quan là một phần, một mục trong các sách giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận khoa học hoặc đề cập chung khi các nhà làm luật nghiên cứu về TNHS. Về sách bình luận khoa học, sách chuyên khảo, sách giáo trình có các nghiên cứu: “Chương XVIII – Những đặc thù về TNHS đối với NCTN phạm tội” trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2007, TS. Trịnh Quốc Toản, TS. Hoàng Văn Hùng; “Chương XVI – TNHS đối với NCTN phạm tội”, trong sách giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Tập thể Tác giả do GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên). Đối với các công trình dƣới dạng bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý có thể kể đến các công trình nhƣ: bài viết “Tư pháp hình sự đối với NCTN; Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học (Phấn thứ I, những khía cạnh pháp lý hình sự)” của GS.TSKH Lê Văn Cảm và TS. Đỗ Thị Phƣợng đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20-10/2004; ThS. Nguyễn Thanh Trúc có bài viết “Biện pháp miễn chấp hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù đối với NCTN phạm tội” trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 20 (136) tháng 12/2008. Một số đề tài luận văn thạc sĩ cũng đã khai thác nghiên cứu các khía cạnh của vấn đề về khoa học Luật hình sự hoặc Tội phạm học nhƣ: đề tài “TNHS của NCTN phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam” của Trần Văn Dũng, trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2003; đề tài “Bảo đảm quyền con người của NCTN phạm tội bằng các quy định về hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam” của Lê Vũ Huy, trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011. Các công trình nghiên cứu nói trên đã đóng góp không nhỏ vào hệ thống khoa học pháp lý đối với NCTN nói chung cũng nhƣ khoa học pháp lý hình sự về NCTN nói riêng. Các nghiên cứu đó hoặc tiếp cận dƣới góc độ khoa học pháp lý chung, hoặc khoa học Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự hoặc Tội phạm học. Tuy nhiên, vẫn chƣa có công trình nào đề cập có hệ thống, toàn diện và đồng bộ về TNHS của NCTN phạm tội và đƣợc gắn trên phạm vi một địa bàn lớn của cả nƣớc là thành phố Hồ Chí Minh, xét ở cấp độ một luận văn thạc sĩ Luật. Do đó, với vai trò vừa là một cán bộ Đoàn, vừa là Hội thẩm nhân dân đƣợc thƣờng xuyên tham gia vào các phiên tòa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NCTN phạm tội, Tác giả lựa chọn đề tài này nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, Tác giả cũng đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc đƣợc nhiều tri thức từ các công trình nghiên cứu trƣớc đó trong việc hoàn thiện nghiên cứu khoa học của mình. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về TNHS của NCTN phạm tội theo BLHS Việt Nam hiện hành, trên cơ sở phân tích, đánh giá số liệu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến năm 2011. Xác định những hạn chế trong việc áp dụng các quy định về TNHS của NCTN phạm tội, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện chế định này trong BLHS Việt Nam hiện hành. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về TNHS của NCTN phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam. Trong đó tập trung nghiên cứu khái quát về TNHS, TNHS của NCTN, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về TNHS của NCTN và thực tiễn xét xử NCTN phạm tội tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thứ hai, nghiên cứu TNHS của NCTN phạm tội trong luật hình sự Việt Nam hiện hành. Trong đó làm rõ các nguyên tắc xử lý, quy định hình phạt và các biện pháp tƣ pháp áp dụng với NCTN phạm tội. Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu TNHS của NCTN phạm tội, luận văn có một số giới hạn về phạm vi nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, về địa bàn nghiên cứu Tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua thực tiễn xét xử trong vòng 5 năm từ năm 2007 đến năm 2011. Thứ hai, về số liệu thống kê dựa theo số liệu của VKSND thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả giới hạn số liệu thống kê về tình hình các vụ án do NCTN thực hiện đƣợc đƣa ra xét xử trên 24 Quận Huyện của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 5 năm (2007 – 2011). Số liệu đƣợc Tác giả thu thập từ VKSND thành phố Hồ Chí Minh. 4. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài là Phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác Lê Nin và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề thanh niên, giáo dục thanh niên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù, phổ biến của khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật hình sự nói riêng nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lịch sử, nghiên cứu số liệu,... nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI Từ thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh việc nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện các quy định của Luật hình sự Việt Nam và là cơ sở cho việc nhận thức một cách đúng đắn nhất về TNHS của NCTN phạm tội. Đề tài làm rõ TNHS của NCTN phạm tội nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả của pháp luật hình sự Việt Nam; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN phạm tội. Đề tài cũng có giá trị là công trình khoa học tham khảo cho các sinh viên, học viên trong ngành Luật học, chuyên ngành Luật hình sự, Tội phạm học. 6. CƠ CẤU LUẬN VĂN Cơ cấu Luận văn đƣợc quyết định bởi mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu nên ngoài Lời cám ơn; Danh mục ký hiệu viết tắt; Lời mở đầu; Danh mục tài liệu tham khảo; Mục lục luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nội dung nhƣ sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về TNHS của NCTN phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam. Chương 2: TNHS của NCTN phạm tội theo BLHS Việt Nam hiện hành và thực tiễn truy tố, xét xử NCTN phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Chương 3: Hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam về TNHS của NCTN phạm tội. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BLHS của nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1999 có sửa đổi và bổ sung năm 2009 2. BLHS của nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1985 3. Bộ luật Tố tụng Hình sự của nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Sự Thật, Hà Nội. 4. Bộ luật Dân sự (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Sự Thật, Hà Nội. 5. Bộ Luật lao động (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Sự Thật, Hà Nội. 6. Bộ Tƣ Pháp (Vụ Pháp Luật Hình sự - Hành Chính, UNICEF Việt Nam) (2012) Báo cáo đánh giá các quy định của BLHS liên quan đến ngƣời chƣa thành niên và thực tiễn thi hành, NXB Tƣ Pháp 7. Bộ Tƣ Pháp (Vụ Pháp Luật Hình sự - Hành Chính, UNICEF Việt Nam) (2012) Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hƣớng, tƣ pháp phục hồi đối với ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp luật, NXB Tƣ Pháp 8. Báo cáo tổng kết công tác các năm của PC44, PC45 Công an Thành phố Hồ Chí Minh - 9. TSKH. PGS Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, tập III NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 10. TSKH. PGS Lê Cảm Lê Cảm (Chủ biên) (2003) giáo trình luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội. 11. TSKH. PGS Lê Cảm Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật Hình sự (Phần chung), sách chuyên khảo sau đại học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 12. TSKH. GS Lê Văn Cảm (2012), Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, Sách chuyên khảo, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 13. TSHK. PGS. Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tƣ pháp Hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc Pháp Quyền, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 14. TSKH. PGS Lê Cảm Lê Cảm, Đỗ Thị Phƣợng (2004), “Tƣ pháp Hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên: những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học” Toà án nhân dân. 15. TS. Nguyễn Ngọc Chí, Bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự. 16. Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989), Do đại hôi đồng liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 theo Nghị quyết số 44/25, có hiệu lực 02/9/1990. 17. Trần Văn Dũng (2003), Trách nhiệm Hình sự của ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. 18. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp thời gian tới, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. TS. Đỗ Minh Đức (Chủ biên) (2011), Phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong học đƣờng, NXB Công an Nhân dân 25. Giáo trình lý luận Nhà nƣớc và pháp luật (2003), NXB Công an nhân dân. 26. Hƣớng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa tình trạng phạm tội của ngƣời chƣa thành niên (Hƣớng dẫn Riyadh) (1990), (Đƣợc thông qua theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 14/12). 27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hiến pháp nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Năm 1992 (có sửa, đổi bổ sung năm 2001) 29. Đinh Bích Hà (Dịch và giới thiệu) (2007), BLHS của Nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, NXB Tƣ Pháp Hà Nội 30. TS. Nguyễn Khắc Hải, Một số vấn đề cơ bản của tội phạm học hiện đại. 31. Lê Thị Hạng (2010) “Đấu tranh phòng chống tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên” 32. PGS. TS Nguyễn Ngọc Hoà (2004), cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn, NXB Tƣ pháp Hà Nội 33. Nguyễn Ngọc Hoà (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, NXB Công an Nhân dân 34. Nguyễn Ngọc Hoà (2005), Chính sách xử lí tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí luật học 35. Lê Vũ Huy (2011) “Bảo đảm quyền con ngƣời chƣa thành niên phạm tội bằng các quy định về hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam” 36. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2005), NXB Chính trị quốc gia. 37. Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nƣớc trên thế giới (2002), Bộ Tƣ pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý. 38. Nghị Định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17/02/2012, Nghị định quy định chi tiết thi hành biện pháp tƣ pháp giáo dục tại xã, Phƣờng, thị trấn đối với NCTN phạm tội 39. Nghị Định số 52/2001/ NĐ-CP, ngày 23/8/2001, Hƣớng dẫn thi hành biện pháp tƣ pháp đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng 40. Nghị quyết số 01/2006/ NQ-HĐTP, ngày 12/5/2006, Hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 41. Đỗ Ngọc Quang (1995), "Chƣơng VI, Phần thứ ba - Trách nhiệm Hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội", Trong sách: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. 42. GS.TS.Đỗ Ngọc Quang (1997), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng về luật hình sự Việt Nam, NXB. Công An nhân dân, Hà Nội 43. Hồ Nguyễn Quân, Bàn về độ tuổi chịu TNHS của NCTN, đăng trên Website 44. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học BLHS - Tập 1, NXB Lao động. 45. Quyết định số 1887/QĐ-BTP, ngày 07/8/2009, Ban hành quy chế quản lý và thực hiện dự án hệ thống tƣ pháp thân thiện với NCTN 46. Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu tập huấn hình sự năm 2012 – Tố tụng hình sự đối với NCTN. 47. Thông tƣ liên tịch số: 01/2011/TTLT- VKSTC – TANDTC – BCA- BTP – BLĐTBXH, ngày 12/7/2011, hƣớng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với ngƣời tham gia tố tụng là NCTN 48. Thông tƣ liên tịch số: 02/2013/TTLT/ BLĐTBXH – BCA – VKSNDTC – TANDTC, ngày 4/2/2013, hƣớng dẫn việc thu nhập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về NCTN vi phạm pháp luật 49. Tăng cƣờng năng lực hệ thống tƣ pháp NCTN tại Việt Nam (2000), Bộ Tƣ pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý 50. TS. Trịnh Quốc Toản (2010), Những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện hình phạt bổ sung trong BLHS năm 1999 và nâng cao hiệu quả của chế định này trong thực tiễn áp dụng. 51. TS.Trịnh Quốc Toản, Bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật Hình sự 52. TS.Trịnh Quốc Toản, Những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện hình phạt bổ sung trong BLHS năm 1999 và nâng cao hiệu quả của chế định này trong thực tiễn áp dụng, ngày 15/10/2010, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 237 - 249 53. TS.Trịnh Quốc Toản, Vấn đề trách nhiệm Hình sự của ngƣời chƣa thành niên phạm tội ở một số nƣớc – ĐHQG Hà Nội. 54. Trịnh Quốc Toản (2002), "Về hình phạt tiền trong luật Hình sự một số nƣớc", Nhà nƣớc và pháp luật 55. Trịnh Quốc Toản (chủ biên) (2007), Tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 56. Trịnh Quốc Toản (2007), "Chƣơng XVIII - Những đặc thù về trách nhiệm Hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội", Trong sách: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 57. Triết học Mác – Lênin (1999), giáo trình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 58. Đào Trí Úc (2000), Luật Hình sự Việt Nam, (Quyển I - Những vấn đề chung), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 59. Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, Thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm ngƣời chƣa thành niên năm 2007 60. Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, Thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm ngƣời chƣa thành niên năm 2008 61. Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, Thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm ngƣời chƣa thành niên năm 2009 62. Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, Thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm ngƣời chƣa thành niên năm 2010 63. Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, Thống kê khởi tố, xử lý, xét xử sơ thẩm ngƣời chƣa thành niên năm 2011 64. Nguyễn Tất Viễn (2000), "Tòa án ngƣời chƣa thành niên", Vì trẻ thơ, (Số Chuyên đề). 65. TS.Trịnh Tiến Việt (2010), chế định miễn TNHS theo Luật Hình sự Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội 66. Trịnh Tiến Việt (2004), Những trƣờng hợp miễn trách nhiệm Hình sự trong BLHS Việt Nam năm 1999, NXB Lao động, Hà Nội. 67. Trịnh Tiến Việt (2007), "Những trƣờng hợp miễn trách nhiệm Hình sự quy định trong Phần chung BLHS Việt Nam năm 1999", Tòa án nhân dân. 68. Trịnh Tiến Việt (Chủ trì) (2008), Lý luận về phòng ngừa tội phạm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa trực thuộc (Trƣờng thành viên), Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 69. Trịnh Tiến Việt (2009), "Những vấn đề cần lƣu ý khi thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ngày 18/6/2009 của Quốc hội", Tòa án nhân dân. 70. Trịnh Tiến Việt (2009), "Trách nhiệm Hình sự và miễn trách nhiệm hình sự: Những nội dung pháp lý - xã hội", Tòa án nhân dân 71. Trịnh Tiến Việt (2010), "Những khía cạnh pháp lý Hình sự về các hình phạt và biện pháp tƣ pháp áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội", tập chí TAND kỳ I tháng 07/2010 - Số 13 72. Trịnh Tiến Việt, Trần Thị Quỳnh (2007), "Về chế định miễn hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam", Tòa án nhân dân. 73. Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em (1997), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 74. Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Giáo dục, Hà Nội. 75. Trƣơng Quang Vinh (2010), "Thực trạng quy định của pháp luật Hình sự về các biện pháp tƣ pháp: Thực tiễn áp dụng và một số đề xuất", Nhà nƣớc và pháp luật. 76. GS. TS Nguyễn Xuân Yêm (2004), Phòng ngừa thành thiếu niên phạm tội – trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng và xã hội, NXB Công an nhân dân TRANG WEB 77. 78. 79.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050002685_1338_2009926.pdf
Tài liệu liên quan