Ứng dụng máy vi tính trong kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng tại công ty dịch vụ du lịch và thương mại i-Tst

MỤC LỤC Trang

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI CUNG CẤP VÀ KHÁCH HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

I.Cơ sở hình thành quan hệ thanh toán với người cung cấp và khách hàng

1.Khái niệm về thanh toán

1.1.Thanh toán là gì?

1.2.Phân loại thanh toán

1.2.1.Căn cứ vào các đối tác tham gia quan hệ thanh toán

1.2.2.Căn cứ vào thời hạn thanh toán

1.2.3.Căn cứ vào thời điểm thanh toán:

1.2.4.Căn cứ vào phương thức thanh toán:

2.Cơ sở hình thành và nội dung quan hệ thanh toán với người cung cấp và khách hàng.

3.Các phương thức thanh toán trong mua bán hàng hoá:

3.1.Thanh toán bằng tiền mặt:

3.2.Thanh toán không dùng tiền mặt:

3.2.1.Thanh toán bằng séc

3.2.2.Thanh toán chấp nhận

3.2.3.Thanh toán theo kế hoạch:

3.2.4.Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.

3.2.5.Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu.

3.2.6.Thanh toán bằng thư tín dụng.

3.3.Thanh toán hàng đổi hàng.

II.Vai trò của kế toán thanh toán với người cung cấp và khách hàng

1.Tầm quan trọng của quản lý công nợ với người cung cấp và khách hàng.

2.Nhiệm vụ của kế toán thanh toán với người cung cấp và khách hàng.

III.Kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng.

1.Thanh toán với người cung cấp .

1.1.Tổ chức hạch toán ban đầu.

1.2.Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.

1.3. Trình tự kế toán.

1.4.Sổ kế toán

2.Kế toán thanh toán với khách hàng.

2.1.Tổ chức hạch toán ban đầu:

2.2.Vận dụng hệ thống tài khoản.

2.3.Trình tự kế toán.

2.4.Sổ kế toán.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI CUNG CẤP VÀ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI -TST VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NÀY.

I. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tài chính tại công ty.

1.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.

1.1.Sự hình thành và phát triển

1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TST

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh:

2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tài chính của công ty TST:

II.Thực trạng kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng tại công ty TST.

1.Nội dung phương thức thanh toán với người cung cấp và khách hàng.

1.1.Nội dung phương thức thanh toán với người cung cấp.

1.2.Nội dung phương thức thanh toán với khách hàng.

2.Kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng tại công ty TST.

2.1.Kế toán thanh toán với người cung cấp.

2.1.1.Tổ chức hạch toán ban đầu :

2.1.2.Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.

2.1.3.Trình tự kế toán.

2.1.4. Sổ kế toán:

2.2.Kế toán thanh toán với người mua.

2.2.1Hạch toán ban đầu.

2.2.2.Vận dụng hệ thống tài khoản.

2.2.3. Trình tự kế toán.

2.2.4.Sổ kế toán.

III.Một số nhận xét đề xuất

1.Về công tác kế toán tài chính.

2.Về nghiệp vụ kế toán thanh toán với người cung cấp và khách hàng

2.1.Về tổ chức hạch toán ban đầu:

2.2.Về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:

2.3.Vận dụng hệ thống sổ kế toán:

3.Đề xuất việc ứng dụng máy tính vào công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng.

CHƯƠNG 3

ỨNG DỤNG MÁY VI TÍNH TRONG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI CUNG CẤP VÀ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI I-TST

I.Tình hình sử dụng máy vi tính và hướng ứng dụng máy vi tính vào kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng tại công ty TST.

1.Máy vi tính và ứng dụng của nó trong kế toán.

1.1.Vài nét về máy vi tính.

1.2.Ưng dụng máy vi tính trong kế toán.

2.Tình hình sử dụng máy vi tính tại công ty TST.

3.Hướng ứng dụng máy vi tính vào kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp

II.Đặt và phân tích bài toán kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng tại công ty TST.

1.Đặt bài toán.

2.Phân tích bài toán.

III.Tổ chức thực hiện.

1.Thiết kế hệ thống sổ trên máy vi tính:

1.1.Sổ đăng ký tài khoản hoạt động:

1. 2.Sổ vào chứng từ gốc: VCTG.DBF

1.3.Sổ chi tiết các nghiệp vụ

1.4.Sổ tổng hợp:

2.Vào dữ liệu cho sổ.

3.Xây dựng các chương trình.

3.1.Chương trình tạo cấu trúc sổ:TCTRUC.PRG

3.2.Chương trình vào chứng từ gốc:VCTG.PRG

3.4.Chương trình tổng hợp thanh toán: THOP.PRG

3.5.Chương trình In Sổ theo dõi chi tiết thanh toán. INCTIET.PRG

3.6.Chương trình In Sổ chi tiết tài khoản và Bảng tổng hợp thanh toán bằng ngoại tệ: INTHOP.PRG

3.7. Chương trình điều khiển: MENU.PRG

3.8.Chương trình đặt dấu chấm : DCHAM.PRG

4.Khai thác chương trình.

4.1. Tạo môi trường làm việc.

4.2. Cài đặt chương trình:

4.3.Khai thác chương trình:

IV.Ví dụ về kết quả thực hiện chương trình.

V.Ưu nhược điểm và phương hướng hoàn thiện chương trình.

1.Ưu nhược điểm của chương trình.

2.Phương hướng hoàn thiện chương trình

KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo

 

doc96 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng máy vi tính trong kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng tại công ty dịch vụ du lịch và thương mại i-Tst, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng: Sau khi ký hợp đồng, công ty làm thủ tục mua ngoại tệ hoặc dùng ngoại tệ tự có để ký quỹ mở L/C. Do lượng vốn có hạn nên công ty thường vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán khi bộ chứng từ về đến ngân hàng. 1.2.Nội dung phương thức thanh toán với khách hàng. Hoạt động tiêu thụ hàng hoá là đặc trưng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại, là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó hàng hoá được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp thương mại, vòng chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đáp ứng nhu cầu cuả sản xuất và đời sống. Tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi. Nhận thức được điều này ban lãnh đạo công ty rất chú trọng công tác tiêu thụ hàng hoá, đa dạng hoá các hình thức bán hàng. Ơ trong nước công ty nhận làm đại lý vé máy bay, bán lẻ xe máy, bán buôn vật liệu xây dựng, máy xây dựng,máy công cụ... xuất khẩu hàng nông sản qua chế biến và hàng thủ công mỹ nghệ. Để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá công ty tìm nhiều biện pháp phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng, tạo uy tín cho mình tăng nhanh doanh thu đặc biệt là doanh thu hàng xuất khẩu. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt thì hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, một số sản phẩm phải nhờ uỷ thác xuất khẩu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Để thúc đẩy tiêu thụ ngoài việc đa dạng hoá các hình thức bán hàng còn phải đa dạng hoá các hình thức thanh toán tiền hàng. Ngoài bán lẻ thu tiền ngay, đối với bán buôn công ty thường áp dụng các phương thức thanh toán khác nhau. Với hàng hoá mà công ty có nguồn cung cấp ổn định và bên cung cấp có khả năng tài chính công ty tạo điều kiện cho bên mua một khoảng thời gian hợp lý để thanh toán. Đối với hàng nhập khẩu để bán do công ty phải đi vay ngắn hạn để nhập khẩu do đó công ty hạn chế bán chịu hoặc yêu cầu khách hàng đặt tiền trước khi nhập khẩu.Với hoạt động xuất khẩu phương thức thanh toán chủ yếu bằng thư tín dụng. 2.Kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng tại công ty TST. 2.1.Kế toán thanh toán với người cung cấp. 2.1.1.Tổ chức hạch toán ban đầu : Các nghiệp vụ kinh tế phản ánh quan hệ thanh toán với người cung cấp phát sinh tại các bộ phận các phòng ban chức năng của doanh nghiệp. Để thu nhận và xử lý tốt thông tin kế toán phải tổ chức hạch toán ban đầu tại các bộ phận có phát sinh quan hệ kinh tế. Về chứng từ sử dụng: Công ty sử dụng các chứng từ theo mẫu quy định của Bộ tài chính như: Hoá đơn(GTGT), hoá đơn bán hàng, phiếu chi, và các hoá đơn hợp pháp khác như Invoice( đối với hàng nhập khẩu), uỷ nhiệm chi, giấy báo nợ.. và các chứng từ liên quan khác. Việc ghi chép các thông tin vào các chứng từ hạch toán ban đầu được phân công cụ thể cho từng đối tượng có liên quan. Hoá đơn(GTGT), hoá đơn bán hàng, Invoice cùng với phiếu nhập kho được chuyển về phòng kế toán sau khi ghi vào sổ nhật ký chung được chuyển cho kế toán hàng hoá ghi chép, theo dõi trị gía hàng nhập kho sẽ được chuyển đến kế toán công nợ để theo dõi việc thanh toán. Các chứng từ thanh toán được lập từ trong doanh nghiệp( phiếu chi, uỷ nhiệm chi) hay từ bên ngoài (báo nợ) được chuyển đến kế toán công nợ để ghi chép vào sổ kế toán có liên quan. Ví dụ: Ngày 8/12/1999 công ty ký hợp đồng mua xe máy của công ty Honda Việt nam. Hợp đồng kinh tế Số N/18 ngày 8/12/1999 Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 của Hội đồng Nhà nước và nghị định số 17/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành pháp lệch Hợp đồng kinh tế. Hôm nay ngày 8/12/1999 chúng tôi gồm Bên A: Công ty Honda Việtnam. Địa chỉ : Mê linh,Vĩnh phúc Tài khoản tiền Việt số : 710B-00120 tại Ngân hàng công thương chi nhánh Phúc yên tỉnh Vĩnh Phúc. Do ông: làm đại diện Bên B: Công ty dịch vụ du lịch và thương mại TST. Địa chỉ : 1D Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Tài khoản tiền Việt: 013A-00171 Tại ngân hàng công thương Đống Đa. Do ông Phan chí Trung giám đốc làm đại diện. Cùng thoả thuận: Bên A bán cho bên B 19 xe Super Dream với giá chưa thuế GTGT là 24.530.000 đồng một chiếc (Hai mươi bốn triệu năm trăm ba mươi ngàn đồng). Ngày giao hàng 18/12/1999 tại cửa hàng xe 301 Đội Cấn, thanh toán bằng uỷ nhiệm chi chậm nhất một ngày trước ngày giao hàng. Đại diện bên bán Đại diện bên mua Căn cứ vào hợp đồng ngày 16/12/1999 Công ty viết Uỷ nhiệm chi cho ngân hàng công thương Đống Đa thanh toán cho Honda Việt Nam. Uỷ nhiệm chi số chuyển khoản,chuyển tiền thư,điện Lập ngày Phần do NH ghi Tên đơn vị trả tiền: Công ty dịch vụ du lịch và thương mại Tài khoản nợ Số tài khoản : 013A-00171 Tại Ngân hàng: CT Đống Đa Tỉnh,TP Hà nội Tên đơn vị nhận tiền: Công ty Honda Việt nam Tài khoản có Số tài khoản: 710B-00120 Tại ngân hàng: CTCN PhúcYên Tỉnh,TP Vĩnh Phúc Số tiền bằng số 512.677.000 đ Số tiền bằng chữ: Năm trăm mười hai triệu sáu trăm bảy mươi bảy ngày đồng Nội dung thanh toán: Chuyển tiền mua 19 xe máy theo hợp đồng N-018 ngày 8/12/1999 cho đợt giao hàng ngày 18/12/1999 của cửa hàng 301 Đội Cấn- mã cửa hàng 14005 Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B Kế toán Chủ tài khoản Ghi sổ ngày:17/12/1999 Ghi sổ ngày Kế toán Trưởng phòng kế toán Kế toán Trưởng phòng kế toán Ngày 18/12/1999 Công ty Honda Việt nam giao hàng tại cửa hàng 301 Đội Cấn. Ngày 19/12/1999 Phòng kế toán nhận được Hoá đơn. HOá ĐƠN (GTGT) Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 18 tháng 12 năm 1999 No00786 Đơn vị bán hàng: Công ty Honda Việt nam Địa chỉ : Mê linh, Vĩnh phúc Tài khoản 710B-00120 NHCT P.yên Điện thoại: MS: Đơn vị mua hàng: Công ty DV-DL &TM Địa chỉ :1DLángHạ,ĐốngĐa, Hà nội.Tài khoản 013A-00171NHCTĐĐa Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: 01 001 07878-1 STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Xe máySuperDream Chiếc 19 24.530.000 466.070.000 Cộng tiền hàng: 466.070.000đ Thuế suất 10% ThuếGTGT : 46.607.000đ Giá thanh toán: 512.677.000đ Viết bằng chữ: Năm trăm mười hai triệu sáu trăm bảy mươi ngày đồng Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 2.1.2.Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Để phản ánh tình hình phát sinh các khoản công nợ và tình hình thanh toán với người cung cấp kế toán công ty sử dụng tài khoản 331“Phải trả người bán”. Để phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp tài khoản 331 được dùng để phản ánh: + Số nợ phải trả người bán về hàng hoá, dịch vụ mua chịu, kể cả các khoản mua trả tiền ngay đối với các đối tượng có quan hệ thường xuyên, các khoản mà người bán chi hộ, nộp hộ. +Khoản phải trả người gửi đại lý về số tiền bán đai lý và trích hoa hồng đại lý được hưởng. +Tình hình thanh toán các khoản phải trả người bán. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng ( khách hàng, thương vụ). Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan 111,112,141,156,133.. 2.1.3.Trình tự kế toán. + Khi mua hàng căn cứ vào hoá đơn(GTGT) hoặc hoá đơn bán hàng của bên bán, kế toán ghi: Nợ Tk 156-Hàng hoá Nợ Tk 133-Thuế GTGT được khấu trừ(Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Có Tk 331-Phải trả người bán. +Khi thanh toán tiền hàng(kể cả ứng trước), kế toán ghi: Nợ Tk 331-Phải trả người bán. Có Tk 111,112,311 Ví dụ: Ngày 16 tháng 12 công ty viết uỷ nhiệm chi cho ngân hàng công thương Đống Đa thanh toán tiền hàng cho Honda Viêt nam số hàng nhập ngày 18/12. Nợ Tk 331 512.677.000 đ Có Tk 112 Ngày 19/12 nhận được hoá đơn hàng đã nhập kho ngày 18/12. Nợ Tk 156 : 466.070.000 Nợ Tk 133 : 46.607.000 Có Tk 331 : 512.677.000 Ngày15/12 nhận lô hàng phụ tùng xe máy của Honda Viêt nam Nợ Tk 156 : 10.363.200 Nợ Tk 133 : 1.036.620 Có Tk 331: 11.399.520 Ngày 20 tháng 12 viết uỷ nhiệm chi cho Ngân hàng công thương Đống Đa thanh toán cho Honda Việt nam qua Citibank,Hà nội. Nợ Tk 331 11.399.520 Có Tk 112 + Khi nhập khẩu hàng hoá Công ty TST chủ yếu nhập hàng hoá theo giá CIF, thanh toán bằng L/C hoặc điện chuyển tiền. Khi hàng về đến cảng, làm thủ tục hải quan, căn cứ vào Invoice, kế toán ghi: Nợ Tk 156 Quy đổi theo tỷ giá thực tế Có Tk 331 Khi thanh toán cho đối tác nước ngoài kế toán ghi: Nợ Tk 331 Quy đổi theo tỷ giá thực tế Có Tk 112,141 Nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá tiến hành điều chỉnh trực tiếp vào trị giá hàng mua để công ty nhanh chóng xác định được kết quả kinh doanh(ở công ty các nghiệp vụ về XNK ít nên không mở tài khoản 413 ) Nợ Tk 156 Tỷ giá tăng Có Tk 331 hoặc Nợ Tk 331 Tỷ giá giảm Có Tk 156 Ví dụ: Ngày 10/8/1999 Công ty ký hợp đồng nhập khẩu 20 xe tải Hyundai của Hàn Quốc, giá 5750 USD một xe theo giá CIF Hải Phòng. Thanh toán bằng L/C trả chậm, 50% thanh toán ngay khi bộ chứng từ về đến ngân hàng, 50% thanh toán sau 2 tháng. Ngày 19/8 công ty làm thủ tục mở L/C trích tiền gửi tại Ngân hàng mua USD để ký quỹ , Tỷ giá 13.950 VND/USD.Theo yêu cầu của ngân hàng công ty phải ký quỹ 23.000 USD. Nợ Tk 144 : 320.850.000 Có Tk 112(1):320.850.000 Ngày 19/8 bộ chứng từ về đến ngân hàng, ngân hàng yêu cầu công ty nộp 34.500 USD để thanh toán, tỷ giá 13.965VND/USD. Nợ Tk 331 802.642.500 Có Tk 111(2) 481.792.500 Có Tk 144 320.850.000 Ngày 10/9 hàng về nhập kho, tỷ giá 13.970 VND/USD. Nợ Tk 156 1.606.550.000 Có Tk 331 Ngày 1/12 thanh toán nốt tiền hàng(57.500 USD),tỷ giá 13.990đ/USD Nợ Tk 331 804.425.000 Có Tk 112 Đồng thời điều chỉnh tỷ giá. Nợ Tk 156 517.500 Có Tk 331 + Công ty mở đại lý bán vé máy bay cho Vietnam Airlines. Khi bán vé, cuối tuần tổng hợp từ bảng kê bán vé kế toán ghi: Nợ Tk 111 hoặc 112 Có Tk 331 Định kỳ(hàng tuần) chuyển tiền vé trả cho Vietnam Airlines. Nợ Tk 331 Có Tk 112 Cuối tháng xác định tổng doanh thu bán vé xác định hoa hồng được hưởng: Nợ Tk 331-Phải trả người bán Có Tk 511(3)-Doanh thu bán hàng(dịch vụ) 2.1.4. Sổ kế toán: Từ các chứng từ gốc hoá đơn và các chứng từ thanh toán kế toán ghi vào sổ nhật ký mua hàng(nếu chưa thanh toán hoặc thanh toán trước) hoặc sổ nhật ký chi tiền(tiền mặt hoặc tiền gửi). Và chuyển số liệu sang sổ cái tài khoản 331. Đồng thời với việc ghi chép vào sổ nhật ký, chứng từ gốc được chuyển sang ghi trên sổ chi tiết thanh toán với khách hàng ( được mở cho từng người bán hoặc từng thương vụ) và cuối tháng tổng hợp từ các sổ chi tiết này lên sổ chi tiết tài khoản 331. Cuối kỳ kế toán , tổng hợp từ sổ chi tiết tài khoản 331 để xác định chỉ tiêu “Phải trả người bán” và chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” để lên báo cáo tài chính. Công ty dịch vụ du lịch và thương mại Sổ theo dõi chi tiết Tài khoản 331-Phải trả người bán Tháng 12 năm 1999 Đơn vị : Honda Việtnam Ngày-tháng-năm SHTK diễn giải Tài khoản Số tiền n c đối ứng nợ có Số đầu kỳ 2.963.740 .............. ...... ...... ............................ ....... .. .. .. .. .. .. .......... 15-12-1999 00175 Nhập lô phụ tùng xe máy 156 10.363.200 15-12-1999 00175 VAT Lô phụ tùng 133 1.036.020 17-12-1999 37 Trả tiền mua 19 xe 112 512.677.000 18-12-1999 00780 Nhận 19 xe 156 466.070.000 18-12-1999 00780 VAT 19 xe 133 46.607.000 20-12-1999 38 Trả tiền phụ tùng 112 11.399.520 ........ .... .... .............. ...... ........ .......... Số phát sinh x 6.115.946.870 6.133.537.410 Số cuối kỳ 20.554.280 Công ty dịch vụ du lịch và thương mại Sổ chi tiết Tài khoản 331-Phải trả người bán Tháng 12 năm 1999 STT Tên đơn vị Đầu kỳ Phát sinh Cuối kỳ nợ có nợ có nợ có 1 Trung tâm điện lực 989.389.600 1.468.560.433 479.170.833 2 Honda Việt nam 2.963.740 6.115.946.870 6.133.537.410 20.554.280 3 Vietnam airlines 107.095.051 2.228.331.237 2.230.354 109.117.932 4 Cty thương mại Đà nằng 3.930.000 3..930.000 Tổng cộng 397.482.500 4.966.204.727 11.148.377.134 15.107.880.505 490.845.973 8.037.379.625 2.2.Kế toán thanh toán với người mua. 2.2.1Hạch toán ban đầu. Chứng từ ban đầu bao gồm: Hoá đơn(GTGT), hoá đơn bán hàng, Invoice do công ty lập tại nơi bán hàng hoặc tại cảng. Các chứng từ này được lập thành 3 liên: Liên 1-Lưu, Liên 2- Giao cho khách hàng, Liên 3- Dùng để thanh toán. Các chứng từ này khi chuyển về phòng kế toán được giao cho kế toán tổng hợp phản ánh doanh thu và ghi vào sổ nhật ký, giao cho kế toán hàng hoá để xác định giá vốn và kế toán công nợ để ghi chép, theo dõi tình hình thanh toán (nếu chưa được thanh toán). Các chứng từ thanh toán như phiếu thu, giấy báo nợ ngân hàng, uỷ nhiệm chi (của khách hàng) được chuyển đến kế toán tổng hợp để ghi vào sổ nhật ký sau đó được kế toán công nợ ghi vào sổ theo dõi chi tiết. Ví dụ: ngày 15/12/1999 Công ty bán 2 xe Hyundai cho công ty Thăng Long. BQP hOá ĐƠN (GTGT) Liên3: Dùng để thanh toán Ngày 18 tháng 12 năm 1999 No04836 Đơn vị bán hàng: Công ty dịch vụ du lịch và thương mại Địa chỉ : 1D Láng Hạ,Hà nội Tài khoản 013A-00171 NHCT Đ.Đa Điện thoại: MS: 01 001 07878-1 Đơn vị mua hàng: Công ty Thăng long BQP Địa chỉ : 99 LêDuẩn, Hà nội. Tài khoản Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: 01 001 08992-1 STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Ô tô Hyundai Chiếc 2 128.800.000 257.600.000 Cộng tiền hàng: 257.600.000 đ Thuế suất 5% Thuế GTGT : 12.880.000 đ Giá thanh toán : 270.480.000 đ Viết bằng chữ: Hai trăm bẩy mươi triệu bốn trăm tám mươi ngàn đồng Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 2.2.2.Vận dụng hệ thống tài khoản. Để phản ánh tình hình phát sinh các khoản công nợ phải thu khách hàng và tình hình thanh toán tiền hàng kế toán sử dụng tài khoản 131-“ Phải thu khách hàng”. Để phù hợp với tình hình thực tế đơn vị tài khoản 131 ở công ty TST được sử dụng để phản ánh: +Các khoản phải thu khách hàng về giá trị hàng hoá đã cung cấp, phải thu về các khoản đã nộp hộ, chi hộ khách hàng. +Tình hình thanh toán các khoản phải thu khách hàng. Tài khoản được mở chi tiết cho từng đối tượng(khách hàng, thương vụ) Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan: 111, 112, 511, 3331... 2.2.3. Trình tự kế toán. Khi bán hàng căn cứ vào Hoá đơn(GTGT) hoặc hoá đơn bán hàng, ghi: Nợ Tk 131 - Tổng số tiền phải thu Có Tk 511-Doanh thu bán hàng Có Tk 333(1) -Thuế GTGT Khi khách hàng thanh toán tiền hàng: Nợ Tk 111,112 Có Tk 131 Ví dụ : Ngày 15/12/1999 bán xe Hyundai cho công ty Thăng long BQP, ghi: Nợ Tk 131 270.480.000 Có Tk 511 257.600.000 Có Tk 333(1) 12.880.000 Ngày 20/10/1999 Nhận được báo nợ của ngân hàng Công thương Đống Đa về số tiền mua xe Công ty Thăng Long trả: Nợ Tk 112 270.480.000 Có Tk 131 +Khi hàng hoá xuất khẩu đã xác định xuất khẩu, căn cứ vào Invoice, kế toán ghi: Nợ Tk 131 Quy đổi theo tỷ giá thực tế. Có Tk 511 Khi nhận được báo có của ngân hàng về số tiền hàng đã thanh toán Nợ Tk 112 Quy đổi theo tỷ giá thực tế. Có Tk 131 Nếu có chênh lệch tỷ giá tiến hành điều chỉnh trực tiếp doanh thu( do hoạt động Xnk không diễn ra thường xuyên nên công ty không mở tài khoản 413) Nợ Tk 131 Tỷ giá tăng Có Tk 511 Hoặc Nợ Tk 511 Tỷ giá giảm Có Tk 131 Ví dụ : Ngày 15/9/1999 Công ty ký hợp đồng xuất khẩu 150 tấn cafe cho công ty GRANDSUN-CANADA, giá 1220USD/tấn theo giá FOB cảng Sài Gòn. Tổng giá thanh toán: 183.000USD. Ngày 15/10 Giao hàng xuống tàu, căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi(Tỷ giá thực tế 1USD=13980VND. Nợ Tk 131 2.558.340.000 Có Tk 511 Ngày 28/10 nhận được báo có của ngân hàng ngoại thương về số ngoại tệ GRANDSUN-CANADA thanh toán, tỷ giá 13.995VND/USD. Nợ Tk 112 2.561.085.000 Có Tk 131 Do tỷ giá tăng nên điều chỉnh tăng doanh thu Nợ Tk 131 2.745.000 Có Tk 511 2.2.4.Sổ kế toán. Với hình thức nhật ký chung mà công ty áp dụng, từ các chứng từ gốc: Hoá đơn(GTGT),hoá đơn bán hàng, invoice kế toán ghi vào sổ nhật ký bán hàng(bán chịu) và sổ nhật ký thu tiền(tiền măt, tiền gửi) sau đó chuyển sang sổ cái tài khoản131.Đồng thời với việc ghi chép trên sổ tổng hợp kế toán ghi trên sổ theo dõi chi tiết thanh toán với khách hàng (được mở cho từng khách hàng, từng thương vụ). Cuối kỳ từ các sổ theo dõi chi tiết này chuyển số liệu lên sổ chi tiết tài khoản 131và lấy số liêu từ sổ này để lên bảng cân đối kế toán cho hai chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” và “Người mua trả trước”. công ty dịch vụ du lịch và thương mại Sổ theo dõi chi tiết Tài khoản 131-Phải thu khách hàng Tháng 12 năm 1999 Đơn vị : Công ty liên doanh GMN Ngày-tháng-năm SHTK diễn giải Tài khoản Số tiền n c đối ứng nợ có Số đầu kỳ 3.121.159.427 03-12-1999 2 ứng tiền phụ tùng xe máy 112 382.661.591 5-12-1999 42 ứng tiền xe 112 2.834.580.000 9-12-1999 10235 Phụ tùng xe 511 1.217.714.592 9-12-1999 10235 VAT phụ từng 3331 121.771.460 ........ .... .... .............. ...... ........ .......... Số phát sinh x 5.182.901.733 1.858.353.815 Số cuối kỳ 203.388.491 Công ty dịch vụ du lịch và thương mại Sổ chi tiết Tài khoản 131-Phải thu khách hàng Tháng 12 năm 1999 STT Tên đơn vị Đầu kỳ Phát sinh Cuối kỳ nợ có nợ có nợ có 1 Cty TNHH Hải Âu 27.354.939 170.700.000 198.054.939 2 Cty Vtư-Kỹ thuật ximăng 236.300.000 170.700.000 407.000.000 3 Cty Liên doanh GMN 3.121.159.427 5.182.901.733 1.858.353.815 203.388.491 40 CANADOMIC đệm mút 140.000.000 140.000.000 Tổng cộng 3.710.695.780 3.765.638.056 6.527.954.177 4.825.458.567 2.747.434.157 1.099.925.823 III.Một số nhận xét đề xuất 1.Về công tác kế toán tài chính. Với khối lượng công việc lớn, số đầu mối trực thuộc nhiều, điạ bàn hoạt động rộng song với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, kinh nghiệm lâu năm, nhiệt tình và nhạy bén với những biến động của thị trường đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên tự chủ và có trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được sự quản lý thống nhất của công ty. Hình thức kế toán nhật ký chung kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nghiệp vụ kinh tế phát sinh là hình thức ghi chép đơn giản, phù hợp với tình hình và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, thích hợp cho việc tin học hoá công tác kế toán. Tuy vây công tác kế toán tài chính tại công ty vẫn còn nhiều hạn chế như công tác tài chính vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa tách biệt rõ ràng với nghiệp vụ kế toán, việc ra các quyết định tài chính chủ yếu tập trung vào kế toán trưởng, việc tổ chức tính toán, xác định các chỉ tiêu tài chính chưa được tiến hành thường xuyên. Do vậy công ty cần tổ chức bộ phận tài chính thuộc phòng kế toán tài chính để giúp Kế toán trưởng và giám đốc trong việc ra các quyết định tài chính, bộ phận này có thể sử dụng các nhân viên kế toán khi cần thiết. 2.Về nghiệp vụ kế toán thanh toán với người cung cấp và khách hàng 2.1.Về tổ chức hạch toán ban đầu: Việc tổ chức hạch toán ban đầu bao gồm việc xác định chứng từ sử dụng, phân công người ghi chép, xác định kênh luân chuyển chứng từ hợp lý nhìn chung đã được công ty thực hiện tốt, đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành. Bên cạnh các chứng từ theo quy định của chế độ tài chính hiện hành công ty còn sử dụng các giấy tờ hợp lệ, hợp pháp khác, tuy những giấy tờ này không có ý nghĩa pháp lý song nó rất quan trọng trong việc quản lý công nợ của doanh nghiệp. 2.2.Về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Từ đặc điểm sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty thì việc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán là phù hợp. Sử dụng tỷ giá thực tế trong hạch toán các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ là phù hợp với doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh ít phát sinh nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ. Tuy nhiên khi mà nền kinh tế đất nước tiếp tục phát triển cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động xuất nhập khẩu và tín dụng quốc tế ngày càng trở nên phổ biến hơn thì việc áp dụng tỷ giá thực tế sẽ rất phức tạp. Phản ánh chênh lệch tỷ giá trực tiếp vào doanh thu hoặc giá hàng mua sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xác định giá bán một cách hợp lý, giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kịp thời trong mua bán hàng hoá song biến động tỷ giá thực chất là do sự thay đổi của cung và cầu ngoại tệ, đó là lĩnh vực thuộc về quan hệ tài chính cho nên cần phải phản ánh nó trên giác độ tài chính, không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Vì vậy công ty nên nghiên cứu áp dụng phương pháp quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán, theo phương pháp này thì quy trình hạch toán sẽ đơn giản hơn chỉ các chỉ tiêu về hàng hoá, chi phí và doanh thu được phản ánh theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh còn các chỉ tiêu như công nợ, vốn bằng tiền được hạch toán theo tỷ giá hạch toán đến cuối kỳ sẽ điều chỉnh toàn bộ số ngoại tệ mà công ty phải thu, phải trả, hiện có trong quỹ hoặc tại ngân hàng cho phù hợp với tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối kỳ thay vì phải điều chỉnh toàn bộ từng khoản phải thu, phải trả một. Phần chênh lệch sẽ được phản ánh vào tài khoản 413”Chênh lệch tỷ giá”, cuối kỳ sẽ kết chuyển số dư nợ hoặc có của tài khoản này sang tài khoản Chi phí hay thu nhập hoạt động tài chính. Công ty chưa mở tài khoản chiết khấu hàng bán mà chiết khấu nếu có được phản ánh trực tiếp vào tài khoản doanh thu bán hàng điều này sẽ khó khăn cho việc xác định tổng số tiền đã chiết khấu giúp cho việc thu hồi nhanh các khoản nợ phải thu. Do vậy công ty nên mở tài khoản này để xác định được chính xác thực chất công ty đã chi phí bao nhiêu cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khách hàng. 2.3.Vận dụng hệ thống sổ kế toán: Các nghiệp vụ kế toán thanh toán trong mua bán hàng hoá được ghi chép trên các sổ nhật ký theo đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành. Việc ghi chép trên các sổ chi tiết với từng khách hàng hoăc từng thương vụ là hợp lý và phù hợp với quy định của nhà nước. Tuy nhiên do các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ còn ít kế toán mới chỉ tiến hành theo dõi các nghiệp vụ trên sổ chi tiết đối với đồng Việt Nam, còn ngoại tệ được quy đổi ra Đồng Việt Nam trước khi ghi trên sổ theo dõi chi tiết như đối với tiền Việt. Do do kế toán cần xem xét việc mở sổ theo dõi thanh toán với người mua (người bán) theo ngoại tệ để có thể xác định được số ngoại tệ phải thu, phải trả và tình hình biến động tỷ giá của ngoại tệ trong quá trình mua bán từ đó có được những quyết định kịp thời. 3.Đề xuất việc ứng dụng máy tính vào công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng. Với việc ứng dụng này có thể giúp cho kế toán giảm bớt công việc tính toán, ghi chép tập để tập trung vào những việc mà máy tính không thể làm được như tổ chức hạch toán ban đầu, vận dụng hệ thống tài khoản. Với khả năng tính toán nhanh, chính xác máy có thể đưa ra những báo cáo kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý. Do ở Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung các bút toán tổng hợp được ghi cùng sổ kế toán với các nghiệp vụ khác do đó hướng ứng dụng máy tính là ứng dụng vào các công việc kế toán chi tiết. Theo đó việc ghi chép bắt đầu từ việc ghi vào sổ chi tiêt thanh toán với người mua (người bán) đến việc cộng lấy số dư của các sổ chi tiết để lên sổ cái tài khoản và xác định số dư nợ, dư có của tài khoản được tiến hành tự động trên máy, kế toán chỉ việc nhập các chứng từ gốc vào máy và tiến hành một số thao tác cần thiết theo chỉ dẫn sẽ in được các bảng biểu theo yêu cầu. chương 3 ứng dụng máy vi tính trong kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng tại công ty dịch vụ du lịch và thương mại i-tst I.Tình hình sử dụng máy vi tính và hướng ứng dụng máy vi tính vào kế toán nghiệp vụ thanh toán với người cung cấp và khách hàng tại công ty TST. 1.Máy vi tính và ứng dụng của nó trong kế toán. 1.1.Vài nét về máy vi tính. Theo sự phát triển của xã hội loài người, con người luôn mong muốn khám phá ra thế giới xung quanh và họ bắt đầu gặp phải những khó khăn khi phải đối mặt với những bài toán phức tạp mà để giải được nó cần phải mất một khoảng thời gian rất dài, nhiều khi lâu hơn cuộc đời một con người. Từ đó nhu cầu về một công cụ hỗ trợ để con người có thể giải những bài toán đó nhanh và chính xác xuất hiện. Từ chiếc bảng tính của người Trung Quốc ra đời cách đây hàng ngàn năm đến những chiếc máy tính cơ, thẻ đục lỗ... đến năm 1946 chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời. Cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử ngày nay kích thước của máy tính được thu nhỏ lai và có tốc độ tính toán rất nhanh. Từ chỗ máy tính chỉ tập trung vào sử lý các bài toán khoa học kỹ thuật, ngày nay máy tính đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, một ngành khoa học mới ra đời đó là tin học. Tin học là ngành khoa học nhằm mục tiêu khai thác có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thông tin phục vụ cho mọi mặt của đời sống con người. Một số ứng dụng chính của Tin học như giải các bài toán KHKT; Giải các bài toán quản lý(kinh tế, xã hội); Tự động hoá và điều khiển; Trí tuệ nhân tạo. Kết hợp với Công nghệ viễn thông Internet ra đời, từ đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0060.doc
Tài liệu liên quan