Văn 11- Bài viết số 5, 6 kèm đáp án

BÀI VIẾT SỐ 6

(HS làm ở nhà)

 

Câu 1 (4 điểm):

Bày tỏ suy nghĩ của em về lời tâm sự của Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”

Câu 2: (6 điểm):

Cảm nhận về đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

(Vội vàng – Xuân Diệu)

 

doc19 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 10249 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn 11- Bài viết số 5, 6 kèm đáp án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI VIẾT SỐ 5 (Nghị luận xã hội) Câu 1 (2 điểm): Thế nào là khởi ngữ? Chuyển câu sau thành câu có khởi ngữ: - Anh ấy làm bài thi rất cẩn thận. Câu 2 (8 điểm): Nội dung chí làm trai trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương là gì? Em hãy liên hệ với thực tế xã hội hiện nay và bản thân về vấn đề này. - HẾT - ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 HS cần trình bày được 2 ý cơ bản sau: - Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngũ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ về, đối với. - Chuyển câu: Làm bài thi, anh ấy rất cẩn thận. 1,0 1,0 2 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh nắm vững yêu cầu làm bài văn nghị luận. - Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày đủ ý, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng. Văn có cảm xúc. - Khong mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 2. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách hiểu khác nhau những cần đảm bảo những nội dung sau. - Phan Bội Châu là nhà cách mạng tiên phong trong phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX. - Trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” ông thể hiện chí làm trai của mình bằng những lời lẽ hùng hồn, tự tin: + Làm trai phải tự quyết định vận mệnh của mình, không để trời đất xoay chuyển. + Phải để dấu ấn của mình trong cuộc đời, trong cộng đồng nói chung. + Không quyết phủ nhận những điều xưa cũ trong sách vở thánh hiền. + Hăm hở ra đi tìm con đường cứu nước mới cho đất nước, cho tổ quốc. - Liên hệ thực tế: hiện nay còn một bộ phận thanh niên còn lơ là, ham chơi, không chủ động trong việc lập thân lập nghiệp, đáng bị phê phán. + Còn lại, đa số các bạn trẻ có ý thức học tập, tiếp thu tri thức để đưa đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. - Liên hệ bản thân: hiện đang còn ngồi trên ghế nhà trường: sẽ cố gắng nỗ lực không ngừng vươn lên trong học tập để trở thành người công dân tốt, có ích cho đất nước. 3. Hướng dẫn cho điểm: - Điểm 7 – 8: Nhìn nhận vấn đề chuẩn xác; Diễn đạt hay, hấp dẫn, sinh động. Bố cục 3 phần rõ ràng. Liên hệ tốt. Không mắc lỗi chính tả. - Điểm 5 – 6: Đủ các ý trên. Diễn đạt tương đối tốt nhưng mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. - Điểm 3- 4: Hiểu nội dung nhưng trình bày đơn điệu. Có liên hệ nhưng chưa sâu sắc. còn mắc một vài lỗi khá nghiêm trọng về nội dung, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 1- 2: Bài viết chỉ có một vài ý. Bố cục không rõ. Làm bài chưa xong. 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 1,5 PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... BÀI VIẾT SỐ 6 (HS làm ở nhà) Câu 1 (4 điểm): Bày tỏ suy nghĩ của em về lời tâm sự của Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” Câu 2: (6 điểm): Cảm nhận về đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; (Vội vàng – Xuân Diệu) - HẾT - ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 1. Yêu cầu về kĩ năng: - HS biết các làm một bài văn nghị luận xã hội - Giải thích được ý nghĩa câu nói, bàn luận được vấn đề. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Giải thích: + Tôi đã khóc: Tuyệt vọng, buông xuôi. + Không có giày để đi: những bất hạnh, những khó khăn, những thất bại mà con người gặp phải trên đường đời. + Không có chân để đi giày: những bất hạnh những khó khăn của người khác còn lớn hơn những gì mình gặp phải. - Ý nghĩa của câu nói: thông điệp muốn gửi tới mọi người: không bao giờ được cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh, chông gai trong cuộc sống bởi cuộc sống quanh ta còn nhiều bất hạnh lớn hơn những khó khăn mà ta gặp phải. - Bình luận, chứng minh: + Cuộc sống không bao giờ chỉ rải đầy hoa hồng mà luôn có nhiều chông gai – nơi thử thách tôi luyện con người (Chứng minh). + Con người không thể quyết định hoàn cảnh nhưng cần có nghị lực vượt lên hoàn cảnh (Chứng minh). + Tương lai của mõi người phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân. 1,5 1,0 0,5 0,5 0,5 2 1. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài NLVH; - Kết cấu bài viết chặt chẽ, có các luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh cần làm rõ những nội dung sau: a. Giới thiệu bài thơ: Tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi nhà thơ, in dấu ấn khá đậm cho hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt và quan niệm sống mới mẻ của Xuân Diệu. b. Đoạn thơ đầu: niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian đang bày ra trước mắt mọi người; trình bày những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng: xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ. - Mở đầu bài thơ: Một khát vọng kì lạ đến ngông cuồng của Xuân Diệu (muốn đạt quyền của tạo hóa): Muốn tắt nắng, muốn buộc gió để cho hương sắc mùa xuân đừng bay đi. => Thành công khi sử dụng phép điệp ngữ, điệp cấu trúc câu. c. Đoạn tiếp: Thế giới được cảm nhận theo môt cách riêng. Xuân diệu bày tỏ khát vọng kì lạ đó dưới con mắt của mùa xuân đầy sức hấp dẫn: - Mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống: ong bướm tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, lá canh tơ phơ phất, yến anh khúc tình si,… vạn vật đang căng tràn sức sống, giao hòa vui sướng được diễn tả bằng cách sử dụng linh hoạt dồn dập các điệp từ, điêp ngữ của, này đây. => Một mùa xuân viên mãn, thiên nhiên phong phú bất tận như chờ đợi, như chào mời sẵn sàng dâng hiến trao tặng cho con người. - Cách diễn tả thiên nhiên đầy ấn tượng: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần… d. Thông điệp nhà văn gửi tới bạn đọc trong đoạn thơ: cuộc sống trần thế đẹp nhất vào lúc xuân thì, cuộc dời con người chỉ đẹp nhất quãng dời tuổi trẻ, vì thế hãy sống hết mình để cống hiến, sông vội vàng, sống gấp gáp làm những việc có ý nghĩa. - Liên hệ bản thân. 3. Gợi ý cho điểm - Điểm 5 - 6: Đáp ứng đầy các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu. - Điểm 4: Đáp ứng các yêu cầu trên nhưng bài viết còn hạn chế về cảm xúc, còn mắc một vài lỗi trong hành văn. - Điểm 3: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 2 - 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt quá yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm bài. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... SỞ GD&ĐT CAO BẰNG TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn - Lớp 11 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì II. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt. + Kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức thi: Học sinh làm bài tự luận trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 11 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Tiếng Việt - Đặc điểm loại hình tiếng Việt Nhận biết được các đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Phân tích các đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Số câu Số điểm Tỉ lệ: % 1 1,0 1 1,0 2,0 điểm = 20% 2. Làm văn - Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản. Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí Viết bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ trữ tình Số câu Số điểm Tỉ lệ: % 1 3,0 1 5,0 8,0 điểm = 80% Tổng cộng 1 1,0 1 1,0 1 3,0 1 5,0 10 điểm = 100% SỞ GD&ĐT CAO BẰNG TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn - Lớp 11 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm): - Hãy trình bày đặc điểm loại hình của tiếng Việt. - Hãy phân tích ngữ liệu dưới đây để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. + Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người. + Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà? Câu 2 (3 điểm): Mác-rai-sa-đơ đã viết: “Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất”. Ý kiến của Anh (chị)? Câu 3 (5 điểm): Cảm nhận của Anh (chị) về khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. --- HẾT--- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 2 điểm Học sinh trình bày được hai nội dung sau: * Các đặc điểm loại hình của tiếng Việt: - Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. - Từ không biến đổi hình thái. - Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là trật tự từ và sử dụng hư từ. * Phân tích ngữ liệu: - Cả hai ngữ liệu đều thể hiện một đặc trưng loại hình ngôn ngữ đơn lập của tiếng Việt, đó là đặc trưng từ không biến đổi hình thái khi giữ các chức vụ ngữ pháp khác nhau. + Một người(1): chủ ngữ. + Một người(2): thành phần phụ của cụm động từ chỉ đối tượng của tâm trạng "mong" + Ai(1): Chủ ngữ. + Ai(2): thành phần phụ của cụm danh từ "tình ai". 1,0 1,0 2 3 điểm 1. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh nắm vững yêu cầu làm bài văn nghị luận xã hội. - Giải thích được ý nghĩa câu nói, bàn luận được vấn đề. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: * Không có thành công nào mà không trải qua thất bại, vấn đề là qua những thất bại đó ta rút ra được điều gì cho bản thân. - Trong mắt người khác ta có thể là một người hùng những cũng có thể luôn là một kẻ thất bại nhưng quan trọng là đối với bản thân mình không được phép thất bại. - Dẫn câu nói của Mác-rai-sa-đơ. * Giải thích câu nói: - Thất bại là gì? Thất bại là không đạt được mục đích đặt ra. - Qua mỗi lần thất bại, ta rút ra cho mình một bài học, một kinh nghiệm quý báu, để từ đó ta dẫn tới đích thành công. * Nội dung câu nói: - Thứ nhất: Trong cuộc đời mỗi người không ai không thất bại. Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần: + Chúng ta không nên quá suy nghĩ về những gì người khác nói mà nên quan tâm đến bản thân đang nghĩ gì? Muốn gì? Làm được những gì? + Thất bại không được phép chán nản, mất hy vọng, sống một cách mất phương hướng. Sau mỗi lần thất bại chúng ta nên mạnh mẽ hơn, sống có ý chí hơn, dám đươc đầu với khó khăn thử thách, như vậy thành công mới đến với chúng ta (Lấy dẫn chứng từ trong văn học, trong đời sống..). - Thứ hai: Điều quan trọng khi gặp thất bại không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất. + Sau mỗi lần thất bại nếu nghĩ theo chiều hướng bi quan thường làm cho con người gục ngã trước khó khăn ((Lấy dẫn chứng từ trong văn học, trong đời sống...). + Cần phải đứng lên sau gục ngã và coi đó là bước đệm để đi tới thành công (Lấy dẫn chứng từ trong văn học, trong đời sống...). - Khẳng định tính đúng đắn của câu nói. * Khẳng định ý nghĩa của câu nói; liên hệ bản thân. 0,5 1,0 1,0 0,5 3 5 điểm 1. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài NLVH; - Kết cấu bài viết chặt chẽ, có các luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần làm rõ những nội dung sau: a. Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích trong bài thơ. - Hồn thơ Huy Cận; Tràng giang là bài thơ hay. - Bốn câu thơ đầu của bài rất đặc sắc, khái quát được bút pháp nghệ thuật cũng như tư tưởng chủ đạo của bài thơ. b. Hai câu thơ đầu: - Không gian trải dài xa tít tắp: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song - Tứ thơ cổ điển và những từ láy đặc sắc thể hiện nỗi sầu triền miên trong lòng người trước hình ảnh một con thuyền gác mái xuôi theo dòng nước trên một dòng sông mênh mang vô định. - Tứ thơ cổ điển, hình ảnh dòng sông và con thuyền không có gì mới nhưng mang đến một cảm xúc thật khác lạ. + Âm điệu buồn: tạo nên nhờ cách sắp xếp các điệp từ cuối dòng thơ: "điệp điệp", "song song" tạo dư ba, các câu thơ không thể đứt mạch như dòng sông triền miên trôi chảy. c. Hai câu thơ đầu: - Khai thác các chi tiết nghệ thuật: + Sầu trăm ngả, lạc mấy dòng,...: mở ra một không gian mênh mang, vô định. + Hình ảnh "củi một cành khô", "lạc mấy dòng": Giống như thân phận nhỏ nhoi nào đó đang trôi dạt nơi góc bể chân trời. + Cành củi của đời thường là nét chấm phá hiện đại trên nền tràng giang cổ điển mà Huy Cận đã biến cành củi khô trên dòng sông cụ thể có gì gợi đến một kiếp người lênh đênh vô định giữa dòng đời. - Nghệ thuật điểm xuyết một con thuyền nhỏ, một cành củi khô có tác dụng tương phản làm mênh mông thêm khoảng trời sông nước và thức dậy trong lòng người mối sầu thiên cổ. - Những hình ảnh đối lập trong hai câu cuối khắc sâu hơn nỗi buồn trong lòng người với cảm giác lẻ loi, đơn côi của con người trước vũ trụ rộng lớn . d. Kết thúc vấn đề: Khẳng định vị trí của đoạn thơ trong toàn bài và ý nghĩa chung của bài thơ: Tràng giang là cảm hứng vũ trụ vô cùng vô tận và sự nhỏ nhoi của kiếp người với vỗi sầu thiên cổ gửi vào một dòng sông. Ở đây thiên nhiên đất nước hiện lên thật thơ mộng, buồn và đẹp. Đằng sau nỗi buồn đó là tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận. 3. Gợi ý cho điểm - Điểm 5: Đáp ứng đầy các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu. - Điểm 4: Đáp ứng các yêu cầu trên nhưng bài viết còn hạn chế về cảm xúc, còn mắc một vài lỗi trong hành văn. - Điểm 3: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 2 - 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt quá yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm bài. 1,0 1,5 1,5 1,0 VI- PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ SỞ GD&ĐT CAO BẰNG TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn - Lớp 11 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì II. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt. + Kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức thi: Học sinh làm bài tự luận trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 11 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Tiếng Việt - Đặc điểm loại hình tiếng Việt Nhận biết được các đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Phân tích các đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Số câu Số điểm Tỉ lệ: % 1 1,0 1 1,0 2,0 điểm = 20% 2. Làm văn - Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản. Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí Viết bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ trữ tình Số câu Số điểm Tỉ lệ: % 1 3,0 1 5,0 8,0 điểm = 80% Tổng cộng 1 1,0 1 1,0 1 3,0 1 5,0 10 điểm = 100% IV – BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN SỞ GD&ĐT CAO BẰNG TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn - Lớp 11 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm): - Hãy trình bày đặc điểm loại hình của tiếng Việt. - Hãy phân tích ngữ liệu dưới đây để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. + "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người" + Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà? Câu 2 (3 điểm): Mác-rai-sa-đơ đã viết: "Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất". Ý kiến của Anh (chị)? Câu 3 (5 điểm): Cảm nhận của Anh (chị) về khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. --- HẾT--- V- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 2 điểm Học sinh trình bày được hai nội dung sau: * Các đặc điểm loại hình của tiếng Việt: - Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. - Từ không biến đổi hình thái. - Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là trật tự từ và sử dụng hư từ. * Phân tích ngữ liệu: - Cả hai ngữ liệu đều thể hiện một đặc trưng loại hình ngôn ngữ đơn lập của tiếng Việt, đó là đặc trưng từ không biến đổi hình thái khi giữ các chức vụ ngữ pháp khác nhau. + Một người(1): chủ ngữ. + Một người(2): thành phần phụ của cụm động từ chỉ đối tượng của tâm trạng "mong" + Ai(1): Chủ ngữ. + Ai(2): thành phần phụ của cụm danh từ "tình ai". 1,0 1,0 2 3 điểm 1. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh nắm vững yêu cầu làm bài văn nghị luận xã hội. - Giải thích được ý nghĩa câu nói, bàn luận được vấn đề. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: * Không có thành công nào mà không trải qua thất bại, vấn đề là qua những thất bại đó ta rút ra được điều gì cho bản thân. - Trong mắt người khác ta có thể là một người hùng những cũng có thể luôn là một kẻ thất bại nhưng quan trọng là đối với bản thân mình không được phép thất bại. - Dẫn câu nói của Mác-rai-sa-đơ. * Giải thích câu nói: - Thất bại là gì? Thất bại là không đạt được mục đích đặt ra. - Qua mỗi lần thất bại, ta rút ra cho mình một bài học, một kinh nghiệm quý báu, để từ đó ta dẫn tới đích thành công. * Nội dung câu nói: - Thứ nhất: Trong cuộc đời mỗi người không ai không thất bại. Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần: + Chúng ta không nên quá suy nghĩ về những gì người khác nói mà nên quan tâm đến bản thân đang nghĩ gì? Muốn gì? Làm được những gì? + Thất bại không được phép chán nản, mất hy vọng, sống một cách mất phương hướng. Sau mỗi lần thất bại chúng ta nên mạnh mẽ hơn, sống có ý chí hơn, dám đươc đầu với khó khăn thử thách, như vậy thành công mới đến với chúng ta (Lấy dẫn chứng từ trong văn học, trong đời sống..). - Thứ hai: Điều quan trọng khi gặp thất bại không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất. + Sau mỗi lần thất bại nếu nghĩ theo chiều hướng bi quan thường làm cho con người gục ngã trước khó khăn ((Lấy dẫn chứng từ trong văn học, trong đời sống...). + Cần phải đứng lên sau gục ngã và coi đó là bước đệm để đi tới thành công (Lấy dẫn chứng từ trong văn học, trong đời sống...). - Khẳng định tính đúng đắn của câu nói. * Khẳng định ý nghĩa của câu nói; liên hệ bản thân. 0,5 1,0 1,0 0,5 3 5 điểm 1. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài NLVH; - Kết cấu bài viết chặt chẽ, có các luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần làm rõ những nội dung sau: a. Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích trong bài thơ. - Hồn thơ Huy Cận; Tràng giang là bài thơ hay. - Bốn câu thơ đầu của bài rất đặc sắc, khái quát được bút pháp nghệ thuật cũng như tư tưởng chủ đạo của bài thơ. b. Hai câu thơ đầu: - Không gian trải dài xa tít tắp: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song - Tứ thơ cổ điển và những từ láy đặc sắc thể hiện nỗi sầu triền miên trong lòng người trước hình ảnh một con thuyền gác mái xuôi theo dòng nước trên một dòng sông mênh mang vô định. - Tứ thơ cổ điển, hình ảnh dòng sông và con thuyền không có gì mới nhưng mang đến một cảm xúc thật khác lạ. + Âm điệu buồn: tạo nên nhờ cách sắp xếp các điệp từ cuối dòng thơ: "điệp điệp", "song song" tạo dư ba, các câu thơ không thể đứt mạch như dòng sông triền miên trôi chảy. c. Hai câu thơ đầu: - Khai thác các chi tiết nghệ thuật: + Sầu trăm ngả, lạc mấy dòng,...: mở ra một không gian mênh mang, vô định. + Hình ảnh "củi một cành khô", "lạc mấy dòng": Giống như thân phận nhỏ nhoi nào đó đang trôi dạt nơi góc bể chân trời. + Cành củi của đời thường là nét chấm phá hiện đại trên nền tràng giang cổ điển mà Huy Cận đã biến cành củi khô trên dòng sông cụ thể có gì gợi đến một kiếp người lênh đênh vô định giữa dòng đời. - Nghệ thuật điểm xuyết một con thuyền nhỏ, một cành củi khô có tác dụng tương phản làm mênh mông thêm khoảng trời sông nước và thức dậy trong lòng người mối sầu thiên cổ. - Những hình ảnh đối lập trong hai câu cuối khắc sâu hơn nỗi buồn trong lòng người với cảm giác lẻ loi, đơn côi của con người trước vũ trụ rộng lớn . d. Kết thúc vấn đề: Khẳng định vị trí của đoạn thơ trong toàn bài và ý nghĩa chung của bài thơ: Tràng giang là cảm hứng vũ trụ vô cùng vô tận và sự nhỏ nhoi của kiếp người với vỗi sầu thiên cổ gửi vào một dòng sông. Ở đây thiên nhiên đất nước hiện lên thật thơ mộng, buồn và đẹp. Đằng sau nỗi buồn đó là tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận. 3. Gợi ý cho điểm - Điểm 5: Đáp ứng đầy các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu. - Điểm 4: Đáp ứng các yêu cầu trên nhưng bài viết còn hạn chế về cảm xúc, còn mắc một vài lỗi trong hành văn. - Điểm 3: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 2 - 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt quá yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm bài. 1,0 1,5 1,5 1,0 VI- PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn 11- Bài viết số 5,6.doc
Tài liệu liên quan