Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường

Toàn bộ những nội dung được trình bày trên đây là những lý luận cơ bản trong việc quản lý, sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp nói chung và thực tế trong công tác sử dụng vốn cố định ở Công ty sản xuất - dịch vụ hàng xuất nhập khẩu Từ Liêm. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định được Công ty đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để tồn tại, đứng vững và phát triển trong nên kinh tế thị trường. Trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đáng khích lệ đã đạt được, công tác quản lý, sử dụng vốn cố định của Công ty vẫn còn không ít những khó khăn và tồn đọng. Điều đó đòi hỏi Công ty phải cố gắng nhiều hơn trong quá trình hoạt động của mình, tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm hoàn thiện công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong những năm tới.

Vấn đề quản lý, sử dụng, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là một vấn đề khó khăn cả về lý luận và thực tiễn, song em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài này và đưa ra một số ý kiến, biện pháp về vấn đề quản lý, sử dụng vốn cố định ở công ty sản xuất dịch vụ hàng xuất nhập khẩu Từ Liêm. Hy vọng rằng những ý kiến đề xuất của em sẽ góp phần nhỏ bé vào quá trình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. Từ đó giúp cho Công ty không ngừng nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh và đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khấu hao làm cho nó không ngừng lớn mạnh, đến khi cần đầu tư đổi mới TSCĐ thì thu hồi về một cách nhanh nhất để tái tạo TSCĐ phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. d. Tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ. Trên cơ sở của việc quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên, nắm bắt được tình trạng của từng loại TSCĐ, doanh nghiệp cần tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa một cách kịp thời TSCĐ. Mục đích của việc bảo dưỡng, sửa chữa là nhằm duy trì năng lực hoạt động kinh doanh của TSCĐ trong cả thời kỳ hoạt động của nó, làm giảm hao mòn, làm tăng thời gian sử dụng TSCĐ, tránh việc TSCĐ bị hư hỏng, phải sa thải trước thời hạn phục vụ của nó gây lãng phí vốn, làm giản hiệu quả sử dụng VCĐ. Đồng thời còn đảm bảo tính liên tục, nhịp nhàng, cân đối của quá trình sản xuất, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm. Dễ thấy một điều là máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp hiện nay ở nước ta hết sức đa dạng về chủng loại và thuộc nhiều thế hệ khác nhau, vì vậy lựa chọn chế độ bảo dưỡng và sửa chữa thích hợp là hết sức quan trọng. Hiện nay thường áp dụng chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch mà thực chất của nó là tổng hợp các biện pháp tổ chức kỹ thuật phục vụ việc bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa. Để đảm bảo hiệu quả của công tác sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, việc sửa chữa phải được đặt trên các yêu cầu sau: + Đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong đời hoạt động của nó. + Phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của TSCĐ để quyết định sửa chữa hay chấm dứt đời hoạt động của TSCĐ. e. Xây dựng và hoàn thiện quyền tự chủ của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng TSCĐ. Trong các doanh nghiệp Nhà nước thì chính Nhà nước là người chủ sở hữu TSCĐ còn doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý và sử dụng TSCĐ. Trong cơ chế cũ do không phân định rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng nên đã dẫn đến tình trạng vô chủ trong các doanh nghiệp Nhà nước, không ai quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì vậy cần phải xác định và hoàn thiện quyền tự chủ của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng tài sản cũng như xây dựng và hoàn thiện cơ chế phân phối lợi ích cho người lao động và tập thể doanh nghiệp nếu họ quản lý và sử dụng tốt TSCĐ. Mặt khác cũng cần tránh việc nhận thức quyền sở hữu và quyền sử dụng một cách máy móc giản đơn dẫn đến tình trạng Nhà nước giao phó hết cho doanh nghiệp, không tìm cách hướng doanh nghiệp sử dụng và quản lý TSCĐ tốt hơn; còn doanh nghiệp chỉ tìm cách sử dụng hết công suất; khai thác triệt để TSCĐ mà không lo, bảo toàn, mở rộng tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cần xác định chức năng của Nhà nước là kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn, giúp doanh nghiệp trong việc cung cấp, thông tin, dự báo, tìm thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp quản lý và sử dụng tốt TSCĐ mà không can thiệp vào các hoạt động đó. Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất hàng hoá, có quyền quyết định độc lập các hoạt động sản xuất kinh doanh có tài sản riêng và chịu trách nhiệm độc lập về tài sản đó. Doanh nghiệp cần đặt ra những yêu cầu để tập thể bao gồm các mặt hoạt động như tổ chức, kế hoạch hoá và thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh. Đồng thời phải xác định được hiệu quả kinh tế của từng biện pháp để nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ. g. Tổ chức tốt hạch toán nội bộ trong doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng, TSCĐ phải được tính toán từ khi lập kế hoạch sản xuất, sử dụng vốn đến quá trình tổ chức thực hiện. Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng VCĐ (TSCĐ) luôn luôn gắn với mục đích cụ thể, do đó thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ là một biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Việc hạch toán kinh tế nội bộ có thể thực hiện từ phân xưởng, tổ, đội sản xuất được giao một số chỉ tiêu và quyền hạn nhất định trong việc quản lý và sử dụng nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của người lao động và quản lý sản xuất. Các chi tiêu giao cho phân xưởng, tổ, đội phải xoay quanh chỉ tiêu chung toàn doanh nghiệp. Lợi nhuận, hiệu suất sử dụng TSCĐ, VCĐ... phải lựa chọn chỉ tiêu thích hợp nhất để đạt được mực tiêu: hệ số sử dụng máy, hệ số ca máy, hiệu suất sử dụng theo thời gian... h. Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý VCĐ trong các doanh nghiệp Việc quản lý VCĐ (TSCĐ) ở các doanh nghiệp luôn có sự biến đổi không ngừng theo sự phát triển và thay đổi của nền kinh tế . Các cơ quan Nhà nước quản lý doanh nghiệp phải luôn theo sát tình hình để nhận biết những thay đổi đó, kịp thời đưa ra những chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Nhà nước phải có chính sách nhập khẩu máy móc thiết bị hợp lý. Chính sách thuế nhập khẩu cần được quan tâm xem xét kỹ lưỡng sao cho mức thuế phù hợp với mỗi chủng hoại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tự do lựa chọn mặt hàng. Bên cạnh đó Nhà nước phải có chính sách, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài theo hướng tiến bộ khoa học kỹ thuật đi nghiên cứu phân tích giúp các doanh nghiệp nên đầu tư mua sắm thiết bị nào cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Có như vậy mới nắm bắt được kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới ngày một đổi mới và hiện đại. Đồng thời Nhà nước phải kịp thời đưa ra các chính sách chế độ quản lý VCĐ, hoàn thiện việc giao vốn giao quyền cho các doanh nghiệp và đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện nghiêm chỉnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. Có biện pháp thưởng phạt thích đáng và quy chế chặt chẽ trong vấn đề sử dụng TSCĐ để tránh tình trạng sử dụng vốn và TSCĐ không đúng mục đích, gây thất thoát vốn và thua lỗ trong sản xuất kinh doanh. Những đổi mới về chính sách quản lý tài chính doanh nghiệp của Nhà nước bước đầu tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất trong doanh nghiệp, từng bước khuyến khích tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp, khai thác triệt để tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có phục vụ sản xuất. Theo chế độ mới về quản lý và sử dụng tài sản quy định thì doanh nghiệp được phép sử dụng vấn đề phục vụ hiện đại hoá TSCĐ trên cơ sở có nguồn vốn bù đắp trở lại và doanh nghiệp được phép thay đổi cơ cấu TSCĐ để các nguồn vốn được sử dụng hoàn toàn sổ khấu hao luỹ kế sản xuất TSCĐ, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp mình. Như vậy, Nhà nước đã tạo điều kiện , tiền đề cho các doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ, song để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong mỗi doanh nghiệp. Không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ là việc làm cần thiết thường xuyên của mỗi doanh nghiệp để có thể đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Chương II Thực trạng về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty sản xuất dịch vụ hàng XNK Từ Liêm. I. Quá trình hình thành, phát triển và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất dịch vụ hàng XNK Từ Liêm. 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty. * Năm 1958, Việt Nam ta có phong trào phất 3 ngọn cờ trong nền kinh tế đó là: Hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã nông nghiệp. Từ đó hợp tác xã (HTX) mua bán huyện Từ Liêm đã ra đời với 15 lao động và dưới sự quản lý của cấp huyện. Chức năng: Mua và bán các mặt hàng tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày cho nhân dân trong huyện. Qua nhiều năm hoạt động, HTX đã mở rộng quy mô: Xây dựng cơ sở vật chất, tuyển dụng thêm nhiều lao động và kinh doanh hàng hoá đa dạng phong phú. * Năm 1978 HTX mua bán huyện Từ Liêm đã nâng cấp thành Công ty kinh doanh tổng hợp, có số lượng lao động là 100 người và dưới sự quản lý của cấp huyện. Chức năng: - Kinh doanh bách hoá tổng hợp đa dạng - Quản lý các cơ sở mua bán cấp xã - Thu mua lâm sản, nông sản cung cấp cho các Công ty chuyên ngành xuất nhập khẩu. Với chức năng trên công ty đã mở mang nhiều cửa hàng bán lẻ, nhiều cửa hàng bách hoá tổng hợp kinh doanh các mặt hàng gia dụng. Mua nguyên vật liệu cung cấp cho các HTX mua bán và mua sản phẩm của HTX cung cấp cho nhân dân, cho các Công ty xuất khẩu như mây tre nan, hàng thêu ren, đồ gỗ... Đồng thời các tỉnh khác xuất khẩu cho nước ngoài qua các Công ty chuyên ngành xuất nhập khẩu như gạo, lạc, quế, dầu hồi... Trong thời kỳ này, Công ty có vai trò như một trạm lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm cho toàn bộ khu vực Từ Liêm. Công ty có nhiệm vụ điều tiết lưu lượng hàng hoá cho toàn khu vực với tầm bao quát sản phẩm tương đối lớn. Đến năm 1992, do tình hình xã hội Việt Nam bước vào giai đoạn mới: Xoá bỏ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, đánh dấu cột mốc của sự chuyển đổi kinh tế đất nước nói chung và của Công ty nói riêng. Trước yêu cầu bức thiết của tình hình mới để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, ngày 1 / 9/ 1992, theo quyết định số 1856/QĐUB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Công ty kinh doanh tổng hợp và Công ty xuất nhập khẩu Từ Liêm đã sát nhập thành Công ty sản xuất - dịch vụ hàng xuất nhập khẩu Từ Liêm (Tên giao dịch là Imporrt - Esxxport production and service company) dưới sự quản lý trực tiếp của UBND thành phố Hà Nội. Sau khi sát nhập, Công ty sản xuất dịch vụ hàng XNK Từ Liêm chính thức trở thành một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại ngân hàng công thương Ba Đình Hà Nội, có sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của sở kinh tế đối ngoại và sự quản lý của các sở, ban, ngành thuộc UBND Thành phố Hà Nội. Công ty sản xuất dịch vụ hàng XNK Từ Liêm có những chức năng chủ yếu là: 1. Kinh doanh mua bán hàng hoá với các đơn vị kinh tế để sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng xuất nhập khẩu. 2. Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác để sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng XNK. 3. Được ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị kinh tế của nước ngoài để xuất nhập khẩu theo quy định của nhà nước. Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty được quyền tự chủ về tài chính trong kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở tuân thủ các chính sách pháp luật Việt Nam và các quy định có liên quan của pháp luật quốc tế. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã gặp không ít khó khăn ban đầu song bên cạnh đó Công ty đã biết tận dụng những thuận lợi và phát huy những thế mạnh sẵn có của mình để không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiệm những chức năng, nhiệm vụ đặt ra. Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước nói chung không còn bị gò bó trong sản xuất hay phải theo các đơn đặt hàng của nhà nước. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng vươn lên tự khẳng định mình mới có thể hoạt động lâu dài và lớn mạnh hơn. Xuất phát từ nhận thức đó, trong những năm qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ, quản lý, bảo toàn, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự nghiên cứu thị trường, tự tìm hiểu đầu ra và đầu vào của sản xuất... Từ đó Công ty đã từng bước đạt được những thành quả đáng khích lệ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của chính mình. Hiện tại và tương lai với khả năng và ưu thế sẵn có, Công ty sẽ còn tiến xa hơn nữa trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. 2. Tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất dịch vụ hàng XNK Từ Liêm. a. Tình hình về lao động: Lao động là yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng lao động sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì số lượng, chất lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất lao động, hiệu quả của Công ty. Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 202 người , trong đó: - Lao động gián tiếp có 72 người chiếm 35,6% lao động toàn Công ty. Trong số này người có trình độ đại học chiếm 54,2%; 18 người có trình độ trung cấp chiếm 25%. Số còn lại chưa qua đào tạo (chủ yếu là nhân viên tạp vụ, lái xe, y tế...) là 15 người chiếm 20,8%. Lực lượng lao động có trình độ đại học ở Công ty khá cao ( 39 người) điều đó thể hiện năng lực quản lý của Công ty tương đối tốt do trong những năm gần đây Công ty đã tuyển dụng thêm một đội ngũ các cán bộ quản lý, các cử nhân kinh tế... và năng lực quản lý của Công ty sẽ không ngừng tăng lên trong vài năm tới. - Lao động trực tiếp có 130 người chiếm 64,4% số lao động trong Công ty. Trong đó 22 người có trình độ bậc 5 - 6 / 7 chiếm 16, 9%. 40 người có trình độ 3 - 4 /7 chiếm 30,7%. Còn lại 68 người là lao động phổ thông chiếm 52,4%. Trong những năm qua Công ty đã rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và trẻ hoá đội ngũ lao động để họ có kiến thức, có kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ, được nâng cao tay nghề cho phù hợp với yêu cầu chuyên môn. Nếu cứ theo đà phát triển này thì trong tương lai không xa, lực lượng lao động sẽ là một thế mạnh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của toàn Công ty. b. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Bộ máy quản lý có vai trò vô cùng quan trọng ở mỗi doanh nghiệp. Bộ phận quản lý có hiệu quả cao thì doanh nghiệp mới vững mạnh và phát triển xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình Công ty sản xuất dịch vụ hàng XNK Từ Liêm đã tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức tập trung. Công ty đã bố trí, sắp xếp, tổ chức cán bộ thành các phòng ban chủ thể và mỗi bộ phận mang một chức năng, nhiệm vụ riêng. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty sản xuất dịch vụ hàng XNK Từ Liêm. Sơ đồ Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: - Giám đốc: là người phụ trách chung và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giám đốc là đại diện của Công ty, có nghĩa vụ đối với nhà nước trong việc quản lý vốn, tài sản của Công ty. Giám đốc có quyền quyết định cao nhất các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và quyết định tài chính liên quan đến dòng tiền vào ra của Công ty và cũng là người quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Phó giám đốc 1: phụ trách ngoại thương, có trách nhiệm trợ lý cho giám đốc về khâu kinh doanh ngoại thương, căn cứ vào nhu cầu hàng XNK để hoạch định các kế hoạch kinh doanh, liên doanh liên kết, uỷ thác, điều tiết tiền tệ liên qua XNK. - Phó giám đốc 2: Phụ trách nội thương và sản xuất, có trách nhiệm trợ lý cho giám đốc về khâu sản xuất kinh doanh các mặt hàng trong nước, quản lý phân xưởng may, bộ phận sửa chữa cơ khí và cửa hàng nội thương. - Phòng XNK ( I, II, III): Thực hiện các nghiệp vụ XNK, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá với các đơn vị trong và ngoài nước, xúc tiến quá trình quảng cáo bán hàng nhập khẩu, thực hiện công việc Maketing, lập phương án kinh doanh. - Phòng kế toán tài vụ: Đây là bộ phận rất quan trọng của một doanh nghiệp. Phòng kế toán tài vụ có chức năng theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của ct dưới hình thức tiền tệ, hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày của Công ty thông qua hạch toán các khoản thu mua, XNK hàng hoá, các chi phí phát sinh, doanh thu, xác định kết quả kinh doanh, thanh toán với khách hàng với ngân hàng, cơ quan thuế... Cung cấp số liệu kịp thời chính xác cho lãnh đạo đồng thời theo dõi cơ cấu vốn và nguồn hình thành nên tài sản của Công ty. - Phòng tổ chức hành chính: bao gồm bộ phận tổ chức lao động tiền lương và tổ chức cán bộ. Phòng hành chính có nhiệm vụ quản lý nhân sự, điều hoà tiến độ sản xuất kinh doanh, bố trí tuyển dụng lao động, giải quyết những vấn đề về tiền lương và bảo hiểm xã hội, các chính sách cho người lao động trong Công ty, tổ chức các bộ phận nhằm tạo ra được năng xuất và hiệu quả cao. - Phân xưởng may: có nhiệm vụ sản xuất hàng may mặc theo kế hoạch của Công ty và nhận gia công sản phẩm may cho các đơn vị trong nước. - Bộ phận sửa chữa cơ khí: chức năng chủ yếu là lắp ráp xe máy, sửa chữa các loại máy móc thiết bị. - Phòng sản xuất và dịch vụ đường dài: nhiệm vụ chính là kinh doanh tổng hợp, quản lý cửa hàng nội thương và đại lý xăng dầu. Các phân xưởng, cửa hàng đại lý thuộc sự quản lý của các phòng chức năng là những đơn vị hạch toán độc lập nên hàng tháng phải báo sổ về Công ty. Nhìn chung công tác tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với yêu cầu, điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, tạo ra sự chủ động nhất định của các bộ phận khi ra quyết định quản lý, đồng thời có sự liên quan phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận phòng ban giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ nên việc quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đạt hiệu quả. c. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Trong Công ty, phòng kế toán - tài vụ là trợ lý đắc lực cho ban lãnh đạo để đưa các quyết định đúng đắn, hiệu quả trong việc điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Mọi công tác kết toán được thực hiện ở bộ phận kế toán của Công ty từ việc hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ đến việc lập báo cáo kế toán. Chính nhờ sự tập trung của công tác kế toán mà Công ty nắm bắt được mọi thông tin một cách chính xác, đầy đủ kịp thời đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó công tác kế toán đã góp phần không nhỏ trong việc (tiếp theo của trang) Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành liên tục và có hiệu quả thì việc chủ động đầu tư mua sắm TSCĐ để tăng năng lực sản xuất kinh doanh, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu TSCĐ, thực hiện đầu tư theo chiều sâu là một vấn đề quan trọng. Đầu tư mua sắm TSCĐ đúng hướng, đúng mục đích có ý nghĩa to lớn và cực kỳ quan trọng để thực hiện việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, giảm được hao mòn vô hình từ đó giúp cho việc tính khấu hao vào trong giá thành sản phẩm chính xác, hiệu quả sản xuất kinh doanh mang lại cao hơn. Tình hình đầu tư mua sắm TSCĐ của Công ty chủ yếu diễn ra ở các năm 1994 - 1995 còn các năm 1997 - 1998 có tăng nhưng không nhiều. Để thấy rõ tình hình trang bị đầu tư mua sắm TSCĐ của Công ty trong năm qua, ta xem xét kết cấu và sự tăng giảm của TSCĐ thông qua số liệu 04. ở thời điểm 31 - 12 - 1998: - TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là 2.331.208.000 đồng chiếm 78,5% tổng TSCĐ của Công ty. - TSCĐ chưa cần dùng là 485.080.000 đồng chiếm 15,25% tổng TSCĐ của Công ty. - TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý là 152.716.000 đồng chiếm 5,15% tổng TSCĐ. Qua đó ta thấy kết cấu TSCĐ của Công ty là chưa hoàn toàn hợp lý: TSCĐ thực tế tham gia vào sản xuất kinh doanh tuy chiếm tỷ lệ tương đối lớn (78,5% tổng TSCĐ) nhưng bên cạnh đó số TSCĐ chưa cần dùng và khong cần dùng cũng chiếm tới 21,5% tổng TSCĐ. Từ số liệu biểu 04 ta thấy giá trị của TSCĐ tăng trong năm là 90.175.000 đồng, đều do Công ty đầu tư mua sắm mới. Trong đó, giá trị máy móc thiết bị được đầu tư mua sắm mới là 62.875.000 đồng do Công ty mua một cột bản xăng và trang bị thêm các thiết bị bán xăng dầu cho cửa hàng nội thương. Giá trị dụng cụ quản lý tăng 27.300.000 đồng do Công ty mua sắm thêm một số thiết bị văn phòng gồm 1 máy Vietsovpetro tính, 1 máy photo, 1 máy in laze. Nhà cửa - vật kiến trúc và phương tiện vận tải không được đầu tư thêm trong năm 1998. Vì vậy đã làm cho tỷ trọng máy móc thiết bị tăng từ 32,72% lên 34%, tỷ trọng dụng cụ quản lý tăng từ 3,33# lên 4,22% trong tổng TSCĐ. Với hướng đầu tư chủ yếu vào máy móc thiết bị và dụng cụ quản lý, việc đầu tư mua sắm mới TSCĐ trong năm đã góp phần tăng thêm năng suất lao động, nâng cao chất lượng công tác, từ đó làm tăng thêm doanh thu cho Công ty và với hướng đầu tư đó thì kết cấu TSCĐ trong sản xuất kinh doanh sẽ có khả năng thay đổi theo chiều hướng tốt. Như vậy ta có thể thấy việc đầu tư mua sắm TSCĐ của Công ty là hợp lý và đúng phương hướng. Tuy nhiên trong việc đầu tư đổi mới dụng cụ quản lý, bên cạnh việc trang bị những tài sản tốt hơn, hiện đại hơn thì Công ty cũng nên chú ý tận dụng những tài sản vẫn còn có thể sử dụng được để thực hiện việc tiết kiệm vốn. 3.2. Tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ của Công ty. Để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ: giao trách nhiệm quản lý TSCĐ đến từng bộ phận nhằm nâng cao trách nhiệm của người lao động trong việc bảo quản sử dụng TSCĐ. Đối với mỗi loại máy móc thiết bị đều có sổ sách theo dõi một cách cụ thể về tình trạng kỹ thuật cũng như tình hình hoạt động của máy móc. Bên cạnh đó bộ phận kế toán còn theo dõi cả về nguồn hình thành TSCĐ để có biện pháp trích khấu hao thích hợp và thu hồi vốn nhanh chóng. Để cuối mỗi năm, Công ty để tiến hành kiểm kê tài sản (thường vào 31/12 hàng năm) số lượng TSCĐ hiện có, số lượng máy móc tăng thêm và giảm đi đều được phản ánh một cách đầy đủ và kịp thời trên sổ sách kế toán của Công ty. Để xem xét tình hình quản lý sử dụng TSCĐ, ta xem xét sự biến động của TSCĐ của Công ty trong năm qua. Cũng trong biểu 04 ta thấy: TSCĐ của Công ty vào đầu năm 1998 là 2.940.038.000 đồng, đến cuối năm là 2.969.004.000 đồng. Sự biến động của TSCĐ trong năm 1998 là do Công ty mua sắm đầu tư mới, do thanh lý một số TSCĐ không cần dùng, do chuyển một số tài sản thành công cụ dụng cụ, điều đó đã ảnh hưởng lớn đến kết cấu TSCĐ của Công ty trong năm qua: Tại thời điểm 1 .1.1998: - TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là 2.256.602.000 đồng, chiếm 76,75% tổng TSCĐ của Công ty. - TSCĐ chưa cần dùng là 485.080.000 đồng chiếm 16,5% tổng TSCĐ. - TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý là 198.356.000 đồng chiếm 6,75% tổng TSCĐ. Đến 31-12-1998: - TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là 2.331.208.000 đồng, chiếm 78,5% tổng TSCĐ của Công ty, như vậy tỷ trọng của loại tài sản này trong tổng TSCĐ đã tăng 9,75% so với đầu năm. Biểu 04 - tình hình tăng giảm TSCĐ năm 1998 Đơn vị tính: 1000 đồng Số đầu năm Tỷ lệ (%) Số tăng trong năm Số giảm trong năm Số cuối năm Tỷ lệ (%) * Nguyên giá TSCĐ 2.940.038 100 90.175 61.209 2.969.004 100 - TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh 2.256.602 76,75 90.175 15.569 2.331.208 78,5 + Máy móc thiết bị 961.930 32,72 62.875 15.569 1.009.236 34 + Phương tiện vận tải 208.800 7,1 208.800 7,03 + Dụng cụ quản lý 98.167 3,33 27.300 125.467 4,22 + Nhà cửa - vật kiến trúc 987.705 33,6 987.705 33,25 - TSCĐ chưa cần dùng 485.080 16,5 485.080 16,35 - TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý. 198.356 6,75 45.640 152.716 5,15 - TSCĐ chưa cần dùng vẫn là 485.080.000 đồng nhưng tỷ trọng so với tổng TSCĐ đã có giảm so với đầu năm, chiếm 16,35%. - TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý là 152.716.000 đồng chiếm 5,15% tổng TSCĐ, như vậy tỷ trọng loại tài sản này cũng đã giảm so với đầu năm. Tổng số TSCĐ tăng trong năm là 90.175.000 đồng do Công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm mới một số tài sản dùng cho sản xuất kinh doanh. Tổng số TSCĐ giảm trong năm là 61.209.000, trong đó do chuyển một số thiết bị thành công cụ dụng cụ làm giảm 15.569.000 đồng, do thanh lý một số dụng cụ quản lý làm giảm 15.569.000 đồng, do thanh lý một số dụng cụ quản lý làm giảm 45.640.000 đồng. Qua sự phân tích trên đây ta thấy sự biến động của TSCĐ trong năm qua nhinf chung có chiều hướng tốt, đó là do Công ty đã rất cố gắng trong vấn đề quản lý sử dụng TSCĐ. Công ty đã có chú trọng tới công tác đầu tư mua sắm, thanh lý TSCĐ, làm cho TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh tăng lên, tài sản không cần dùng chờ thanh lý giảm đi. Tuy nhiên kết cấu TSCĐ như vậy vẫn chưa hoàn toàn hợp lý, biểu hiện là: - Tuy trong năm Công ty đã có đầu tư vào máy móc thiết bị - loại TSCĐ trực tiếp trong sản xuất - nhưng tỷ trọng loại tài sản này vẫn còn thấp, chỉ chiếm 34% tổng BCDD của Công ty. Nếu Công ty có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất thì cần đầu tư thêm một cách hợp lý vào máy móc thiết bị, làm tăng tỷ trọng loại tài sản này trong tổng TSCĐ, từ đó làm tăng thêm giá trị TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh. - Số TSCĐ chưa cần dùng đến cuối năm vẫn còn rất lớn là 485.080.000 đồng, chiếm 16,35% tổng TSCĐ. Trước đây do Công ty đầu tư mua sắm một dây chuyền sản xuất giày da và một dây chuyền sản xuất chiếu tre phục vụ cho xuất khẩu chủ yếu là sang các nước Đông Âu nhưng vì những sản phẩm này đã bị mất thị trường nên dây chuyền máy mua về chỉ vận hành trong một thời gian rất ngắn thì phải ngừng hoạt động, cho đến nay những tài sản này vẫn nằm chờ chưa được tiếp tục sử dụng, làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng VCĐ nói chung ở Công ty. Trong những năm tới Công ty có kế hoạch sẽ tìm thị trường mới cho sản phẩm giầy da và chiếu tre xuất khẩu, như vậy sẽ có điều kiện để khai thác sử dụng số tài sản này. - TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý của Công ty gồm có thiết bị bơm xắng cơ (do đã có thiết bị bơm xăng điện tử thay thế), một số thiết bị dụng cụ quản lý đã quá cũ và lạc hậu, một số xưởng sản xuất nhỏ đã được xây dựng quá lâu không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất. Mặc dù đã có cố gắng trong công tác thanh lý tài sản nhưng trong năm qua Công ty mới chỉ ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0120.doc
Tài liệu liên quan