Câu 32: Cho 0,96 gam bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sau phản ứng hấp thụ hết khí thoát ra vào 0,4 lít dung dịch KOH 0,1M thu được 0,4 lít dung dịch X. Dung dịch X có giá trị pH là (bỏ qua sự điện li của H2O và sự thuỷ phân của các muối)
A. 2,6. B. 12,4. C. 13,4. D. 1,6.
Câu 33: Cho m gam bột Al vào cốc chứa V lít dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng hoàn toàn cho tiếp dung dịch HCl vào cốc đó đến khi chất rắn tan hết thấy cần dùng 800 ml dung dịch HCl 1M và có 3,36 lít khí thoát ra (ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 6,075 và 0,2500. B. 7,425 và 0,0625. C. 3,375 và 0,2500. D. 6,075 và 0,0625.
Câu 34: Cho a mol N2 và a mol H2 vào bình kín có sẵn chất xúc tác, sau khi nung nóng bình một thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất trước phản ứng. Hiệu suất tổng hợp NH3 là
A. 30%. B. 10%. C. 40%. D. 20%.
Câu 35: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức đồng đẳng cần V lít O2 (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,616 lít CO2 (ở đktc) và 0,675 gam H2O. Giá trị của V là
A. 0,924. B. 0,812. C. 0,700. D. 1,624.
Câu 36: Hỗn hợp M gồm 3 chất hữu cơ cùng một loại nhóm chức với công thức phân tử là CH2O2, C2H4O2, C3H4O2. Lấy m gam M tác dụng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cũng m gam M làm mất màu vừa đủ 200 ml nước brom 0,5M và có 1,12 lít khí duy nhất thoát ra (ở đktc). Giá trị của m là
A. 23,8. B. 8,9. C. 11,9. D. 12,5.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5685 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu 4 Đề thi thử Đại học, cao đẳng môn hóa - Trường THPT chyên Vinh (có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 2 - 2011
Môn: HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm)
Họ và tên ........................................................................................... Số báo danh ..........................
Mã đề thi 131
Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố (theo đvC): H = 1; C = 12 ; N = 14 ; O = 16 ; Na = 23 ; K = 39 ; Ba = 137 ;
Al = 27 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; Ag = 108 ; P = 31 ; Cu = 64 ; Ca = 40 ; Li = 7 ; Rb =85,5 ; Cr = 52.
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu: Từ câu 01 đến câu 40)
Câu 1: Hỗn hợp M gồm các kim loại Cr, Al, Mg, Cu. Lấy 50 gam M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 186 gam muối và có 3,2 gam chất rắn không tan. Cũng lấy 50 gam M tác dụng hoàn toàn với khí clo thì thu được 199,85 gam muối. Phần trăm khối lượng của Cr và Cu trong M lần lượt là
A. 20,80 % và 6,4%. B. 17,84% và 12,8%. C. 2,080% và 6,4%. D. 30,67% và 23,4%.
Câu 2: Cho 19,2 gam Cu tan hết trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng toàn bộ khí SO2 sinh ra hấp thụ trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Tổng khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X là
A. 35,6. B. 33,4. C. 31,2. D. 31,5.
Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch chứa đồng thời 0,2 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2 sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa tạo ra là
A. 21,4 gam B. 13,6 gam. C. 18,4 gam. D. 8,4 gam.
Câu 4: Cặp dung dịch không xảy ra phản ứng hóa học là
A. H2S + Pb(NO3)2. B. Ba(OH)2 + K2CrO4. C. K2Cr2O7 + HCl đặc D. NaOH + K2CrO4.
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng :
C2H5Cl X Y X. Các chất X, Y lần lượt là
A. (C2H5)2NH2Cl và C2H5NH2. B. C2H5NH2 và C2H5NH3OH.
C. C2H5NH2 và C2H5NH3Cl. D. C2H5NH3Cl và C2H5NH2.
Câu 6: Khẳng định đúng là
A. Trong pin điện hóa ở catot là nơi xảy ra sự khử, còn ở anot là nơi xảy ra sự oxi hóa.
B. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành kim loại.
C. Khi hai kim loại tiếp xúc với nhau thì kim loại yếu hơn sẽ bị ăn mòn điện hóa.
D. Trong sự điện phân ở catot xảy ra sự oxi hóa, ở anot xảy ra sự khử.
Câu 7: Trong phản ứng : Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + NH4NO3 + H2O.
Biết rằng tỉ lệ mol N2 và NH4NO3 của phản ứng đó là 4 : 1, thì hệ số của HNO3 (các hệ số là những số nguyên tối giản) là
A. 58. B. 120. C. 144. D. 174.
Câu 8: X và Y là hai chất hữu cơ chứa C, H, O trong đó O chiếm 53,33% về khối lượng và đều có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Y là hợp chất tạp chức. Trong đó MY = 2MX. Khi lấy 12 gam hỗn hợp 2 chất đó tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 1 mol Ag. Khối lượng chất hữu cơ sinh ra trong phản ứng tráng bạc là
A. 9,3 gam. B. 18,6 gam. C. 6,0 gam. D. 28,5 gam.
Câu 9: Ion X3+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d3, công thức oxit cao nhất của X là
A. X2O5. B. XO2. C. X2O3. D. XO3.
Câu 10: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol alanin và 0,2 mol glyxin tác dụng với 0,5 lít dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch X. Đem dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 49,2. B. 68,3. C. 64,1 D. 70,6.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là
A. Na. B. Li. C. K. D. Rb.
Câu 12: Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4HyO2, X tác dụng với brom trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1:1. Giá trị nhỏ nhất của y là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 13: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 80% thu được 44,8 lít khí CO2 (ở đktc) và V lít ancol etylic 23o (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml). Giá trị m và V lần lượt là
A. 225 và 0,5. B. 225 và 0,32. C. 450 và 0,5. D. 144 và 0,32.
Câu 14: Trong các chất có đồng phân cấu tạo CH3-CH=CH2, CH3-CH=CHCl, CH3-CH=C(CH3)2, C6H5CH=CH-CH3. Số chất có đồng phân hình học là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm propylamin, đietylamin và glyxin. Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 0,5 mol HCl. Cũng m gam X khi tác dụng với axit nitrơ dư thu được 4,48 lít N2 (ở đktc). Phần trăm số mol của đietylamin trong X là
A. 25%. B. 40%. C. 60%. D. 20%.
Câu 16: Có các dung dịch riêng biệt : Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH, NaNO3. Chỉ dùng thêm quì tím có thể nhận biết tối đa bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch trên
A. 7. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 17: Dẫn 0,5 mol hỗn hợp khí gồm H2 và CO có tỉ khối so với H2 là 4,5 qua ống đựng 0,4 mol Fe2O3 và 0,2 mol CuO đốt nóng. Sau phản ứng hoàn toàn cho chất rắn trong ống vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 20,907. B. 3,730 C. 34,720. D. 7,467.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm metyl metacrylat, axit axetic, axit benzoic. Đốt cháy hoàn toàn a gam X sinh ra 0,38 mol CO2 và 0,29 mol H2O. Khi lấy a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 0,01 mol ancol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 12,02. B. 25,00. C. 12,16. D. 11,75
Câu 19: Cho bột Al vào dung dịch NaOH có mặt NaNO3 thu được khí X, cho urê vào nước sau đó cho thêm dung dịch HCl vào thu được khí Y. Đem X và Y tác dụng với nhau ở nhiệt độ và áp suất cao thu được Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. NH3, CO2, (NH4)2CO3. B. NH3, CO2, (NH2)2CO.
C. H2, CO2, CH4. D. NO2, NH3, HNO3.
Câu 20: Trong phân tử đisaccarit, số thứ tự của C ở mỗi gốc monosaccarit
A. được ghi như ở mỗi monosaccarit hợp thành.
B. được ghi theo chiều kim đồng hồ.
C. được bắt đầu từ nhóm CH2OH.
D. được bắt đầu từ C liên kết cầu với O nối liền 2 gốc monosaccarit.
Câu 21: Đốt hỗn hợp gồm 0,4 mol Fe và 0,2 mol Cu trong bình đựng khí oxi, sau một thời gian thu được m gam chất rắn. Đem chất rắn này tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn có 3,36 lít khí thoát ra (ở đktc) và 6,4 gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 44,8. B. 41,6. C. 40,8. D. 38,4.
Câu 22: Dãy gồm các chất đều tan trong dung dịch H2SO4 loãng, dư và dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn đều không có kết tủa tạo ra là
A. NaCl, (NH4)2CO3, Cr2O3, Zn, MgCl2. B. Al(OH)3, Zn, K, FeCl2, ZnO.
C. Al, ZnO, Na, KOH, NH4Cl. D. Al2O3, BaO, K, Cr2O3, (NH4)2S.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 0,805 mol O2, sinh ra 0,57 mol CO2 và 0,53 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 10,14 gam. B. 11,50 gam. C. 9,14 gam. D. 8,34 gam.
Câu 24: Hỗn hợp M chứa 3 chất hữu cơ X, Y, Z có cùng nhóm định chức với công thức phân tử tương ứng CH4O, C2H6O, C3H8O3. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M sau phản ứng thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 2,7 gam H2O. Mặt khác 40 gam M hòa tan tối đa 9,8 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X trong M là
A. 38%. B. 8%. C. 16%. D. 4%.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy tách ra 20 gam kết tủa. X không có khả năng phản ứng với
A. dung dịch Na2CO3 đun nóng. B. H2.
C. dung dịch H2SO4 loãng, nóng. D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 26: X là một chất hữu cơ, từ X bằng một phản ứng hóa học tạo ra C2H5OH, từ C2H5OH bằng một phản ứng hóa học tạo ra X. Trong số các chất : CH3CHO ; CH3COOC2H5 ; C2H4 ; C2H2 ; C2H5Cl ; C2H5ONa, số chất thoả mãn với điều kiện của X là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 27: Phản ứng không dùng để điều chế chất khí trong phòng thí nghiệm là
A. NH4NO3 + NaOH B. FeS + H2SO4(loãng) →
C. MnO2 + HCl (đặc) D. Fe(NO3)2
Câu 28: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và đều làm mất màu nước brom là
A. glucozơ, etilen, anđehit axetic, fructozơ. B. axetilen, glucozơ, etilen, anđehit axetic.
C. axetilen, glucozơ, etilen, but-2-in. D. propin, glucozơ, mantozơ, vinylaxetilen.
Câu 29: Cho các cặp dung dịch sau đây vào nhau :
(1) NaAlO2 vào dung dịch HCl dư (2) CH3NH2 vào dung dịch FeCl3
(3) AlCl3 vào dung dịch NH3 (4) NiCl2 vào dung dịch NH3 dư
(5) CrCl3 vào dung dịch NaOH dư (6) FeCl3 vào dung dịch Na2CO3
Những cặp dung dịch phản ứng với nhau cuối cùng tạo ra kết tủa hiđroxit là
A. (2), (3), (4), (6). B. (2), (3), (6). C. (1), (3), (6). D. (2), (3), (4).
Câu 30: Cho các chất : CuCO3, dung dịch NaOH, dung dịch HCl, CO. Các hóa chất tối thiểu cần dùng để điều chế Cu bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. CuCO3 và CO. B. CuCO3 và dung dịch HCl.
C. CuCO3. D. CuCO3, HCl, NaOH và CO.
Câu 31: Hỗn hợp M gồm vinyl axetilen và hiđrocacbon X mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được số mol nước gấp đôi số mol của M. Mặt khác dẫn 8,96 lít M (ở đktc) lội từ từ qua nước brom dư, đến phản ứng hoàn toàn thấy có 2,24 lít khí thoát ra (ở đktc). Phần trăm khối lượng của X trong M là
A. 27,1%. B. 9,3%. C. 40,0%. D. 25,0%.
Câu 32: Cho 0,96 gam bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sau phản ứng hấp thụ hết khí thoát ra vào 0,4 lít dung dịch KOH 0,1M thu được 0,4 lít dung dịch X. Dung dịch X có giá trị pH là (bỏ qua sự điện li của H2O và sự thuỷ phân của các muối)
A. 2,6. B. 12,4. C. 13,4. D. 1,6.
Câu 33: Cho m gam bột Al vào cốc chứa V lít dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng hoàn toàn cho tiếp dung dịch HCl vào cốc đó đến khi chất rắn tan hết thấy cần dùng 800 ml dung dịch HCl 1M và có 3,36 lít khí thoát ra (ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 6,075 và 0,2500. B. 7,425 và 0,0625. C. 3,375 và 0,2500. D. 6,075 và 0,0625.
Câu 34: Cho a mol N2 và a mol H2 vào bình kín có sẵn chất xúc tác, sau khi nung nóng bình một thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất trước phản ứng. Hiệu suất tổng hợp NH3 là
A. 30%. B. 10%. C. 40%. D. 20%.
Câu 35: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức đồng đẳng cần V lít O2 (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,616 lít CO2 (ở đktc) và 0,675 gam H2O. Giá trị của V là
A. 0,924. B. 0,812. C. 0,700. D. 1,624.
Câu 36: Hỗn hợp M gồm 3 chất hữu cơ cùng một loại nhóm chức với công thức phân tử là CH2O2, C2H4O2, C3H4O2. Lấy m gam M tác dụng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cũng m gam M làm mất màu vừa đủ 200 ml nước brom 0,5M và có 1,12 lít khí duy nhất thoát ra (ở đktc). Giá trị của m là
A. 23,8. B. 8,9. C. 11,9. D. 12,5.
Câu 37: Phản ứng hóa học mà H2 thể hiện tính oxi hóa là
A. H2 + CH3CHO → C2H5OH. B. H2 + C2H4 → C2H6.
C. H2 + S → H2S. D. 2Na + H2 → 2NaH.
Câu 38: Công thức phân tử có nhiều đồng phân mạch hở nhất là
A. C4H10O. B. C3H6O2. C. C4H8O. D. C4H11N.
Câu 39: Phát biểu đúng là
A. Cho glyxylalanin vào Cu(OH)2 thấy tạo phức màu tím đặc trưng.
B. Anilin tác dụng với axit nitrơ đun nóng tạo muối điazoni.
C. Cho benzen vào nước brom thấy nước brom bị nhạt màu.
D. Cho phenol từ từ vào dung dịch NaOH dư, thấy phenol tan dần tạo dung dịch đồng nhất.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm CH2O và H2. Dẫn X đi qua Ni đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm hai chất hữu cơ, đốt cháy hết Y thu được 0,4 mol H2O và 0,3 mol CO2. Phần trăm thể tích của H2 trong X là
A. 25%. B. 20%. C. 50%. D. 33,33%.
B. PHẦN RIÊNG: Thí sinh được chọn làm 1 trong 2 phần (Phần I hoặc Phần II)
Phần I. Theo chương trình Chuẩn (10 câu: Từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Số đồng phân ancol có công thức phân tử C5H12O khi tác dụng với CuO, đốt nóng tạo sản phẩm xeton là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 42: Phát biểu đúng là
A. Khi bón phân đạm cho cây trồng thì làm cho đất trở nên chua.
B. Phân amophot là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và KNO3.
C. Phân đạm cung cấp nitơ cho cây trồng dưới dạng NH4+ hoặc NO.
D. Phân bón supephotphat có thành phần chính là Ca3(PO4)2.
Câu 43: Cho các cân bằng sau :
(1) PCl3(rắn) + Cl2(khí) D PCl5(rắn)
(2) CO(khí) + H2O(hơi) D CO2(khí) + H2(khí)
(3) H2(khí) + I2(hơi) D 2HI(khí)
(4) N2(khí) + 3H2(khí) D 2NH3(khí)
Các cân bằng không bị chuyển dịch khi chỉ thay đổi áp suất là
A. (2), (4) B. (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3)
Câu 44: Dung dịch X có pH = 1 chứa HCl 0,02M và H2SO4. Dung dịch Y có pH = 13 chứa KOH 0,025 M và Ba(OH)2. Cho V lít dung dịch Y vào 0,100 lít dung dịch X thu được dung dịch có pH = 12 và m gam kết tủa. Giá trị của V và m là
A. 0,122 và 0,932. B. 0,14 và 0,932. C. 0,122 và 1,006. D. 0,110 và 0,874.
Câu 45: Phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khí bay ra là
A. BaO + NaHSO4. B. KOH + Ca(HCO3)2. C. FeSO4 + HNO3. D. MgS + H2O.
Câu 46: Cho 9,1 gam kim loại M tan hết vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,06 mol hỗn hợp 2 khí X và Y, có khối lượng 2,08 gam với MX/MY = 1,467. Biết trong dung dịch thu được không có muối NH4NO3, kim loại M là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Cu.
Câu 47: Chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch HCl, và khi X tác dụng với nước brom tạo kết tủa. Tên gọi của X là
A. anilin. B. etyl amin. C. alanin. D. phenol.
Câu 48: Để sản xuất 1 tấn xenlulozơ trinitrat từ lượng dư xenlulozơ, thì cần khối lượng dung dịch HNO3 63% là (biết hiệu suất phản ứng đạt 80%)
A. 1,54 tấn B. 0,64 tấn. C. 0,795 tấn. D. 1,263 tấn.
Câu 49: Một ancol no, đa chức mạch hở X có n nguyên tử cacbon và m nhóm OH trong phân tử. Cho 3,8 gam X tác dụng với lượng dư Na thu được 0,05 mol H2. Biết n = m + 1. Số công thức cấu tạo thoả mãn điều kiện của X là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 50: Có 3 dung dịch riêng biệt : glucozơ, fructozơ, glixerol. Thuốc thử cần dùng để phân biệt 3 dung dịch này là
A. nước brom và dung dịch AgNO3/NH3. B. dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH .
C. dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch HCl. D. Cu(OH)2/OH và H2.
Phần II. Theo chương trình Nâng cao (Từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Khi cho hóa chất X vào dung dịch NaOH dư có sẵn CrCl3 thì sau phản ứng, dung dịch thu được có màu vàng. Trong số các chất Cl2, SO3 , O3, H2O2, Br2, HCl, K2CO3, số hóa chất thoả mãn với điều kiện của X là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.
Câu 52: Để sản xuất 1 tấn poli(metyl metacrylat) cần khối lượng axit metacrylic và ancol metylic tương ứng là (biết hiệu suất mỗi phản ứng đều đạt 80%)
A. 0,86 tấn và 0,32 tấn . B. 1,075 tấn và 0,40 tấn. C. 1,344 tấn và 0,50 tấn. D. 1,31 tấn và 0,58 tấn.
Câu 53: Hỗn hợp M gồm hai xeton X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol M thu được dưới 8,96 lít CO2 (ở đktc). M làm mất màu nước brom, nhưng không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Công thức phân tử của X và Y có thể là
A. C3H6O và C4H4O. B. C3H6O và C4H6O. C. C2H4O và C3H6O. D. C3H4O và C4H6O.
Câu 54: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
B. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
C. Trong dung dịch glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.
D. Metyl a-glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.
Câu 55: Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là
A. p- nitroanilin, anilin, amoniac, đimetylamin, etylamin.
B. amoniac, p- nitroanilin, anilin, etylamin, đimetylamin.
C. đimetylamin, etylamin, amoniac, anilin, p- nitroanilin.
D. p- nitroanilin, anilin, amoniac, etylamin, đimetylamin.
Câu 56: Amino axit có khả năng tạo kết tủa màu vàng với dung dịch HNO3 là
A. alanin. B. axit glutamic. C. tyrosin D. lysin.
Câu 57: Hòa tan hoàn toàn 36,3 gam Fe(NO3)3 vào 144 gam nước thu được dung dịch X. Làm lạnh cẩn thận dung dịch X thấy tách ra 11,04 gam tinh thể Y và dung dịch còn lại có nồng độ 17,16%. Công thức hóa học của tinh thể Y là
A. Fe(NO3)3.9H2O. B. Fe(NO3)3.12H2O. C. Fe(NO3)3.3H2O. D. Fe(NO3)3.7H2O.
Câu 58: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2.
B. Trong gang chứa hàm lượng C nhiều hơn trong thép.
C. Chì có tác dụng hấp thụ tia gamma (g), nên dùng để ngăn cản tia phóng xạ.
D. Đồng thau là hợp kim của Cu-Zn dùng để chế tạo các thiết bị trong công nghiệp đóng tàu biển.
Câu 59: X là một peoxit kim loại kiềm có màu da cam, trong đó oxi chiếm 41% về khối lượng. Trong sơ đồ phản ứng :
X1 XX2 X3 X1. Thì X1, X2, X3 lần lượt là
A. O2, NaOH, NaNO3. B. O2, KOH, KNO3. C. Na2O2, NaOH, O2. D. O2, NaOH, Na2CO3.
Câu 60: Cho hằng số axit KHF = 6,8.10-4. Hỗn hợp dung dịch X chứa HF 0,1M và NaF 0,1M có pH là
A. 3,17. B. 4,25. C. 3,46. D. 1,58.—
------------
----------- HẾT ----------