LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ÐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
5. Phương pháp nghiên cứu. 3
6. Đóng góp của luận văn. 3
7. Cấu trúc của luận văn . 3
NỘI DUNG. 4
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU TỪ CỨNG NỀN CoZr-B. 4
1.1. Cấu trúc và tính chất từ của một số hệ hợp kim Co-Zr-B
chưa pha tạp. 4
1.1.1. Hệ hợp kim Co72Zr8B20. 4
1.1.2. Hệ hợp kim Co80Zr20-xBx (x = 0 - 4). 5
1.2. Cấu trúc và tính chất từ của một số hệ hợp kim Co-Zr-B có
pha tạp. 9
1.2.1. Hệ hợp kim Co80Zr18-xMxB2 (x = 0 - 2) M = C, Cu, Ga, Al
và Si. 9
1.2.2. Hệ hợp kim Co86,5Hf11,5-xZrxB2 (x = 0, 1, 2, 3 và 5). 12
1.2.3. Hệ hợp kim Co80Zr18-xTixB2 (x = 0 - 4). 14
1.2.4. Hệ hợp kim Co80-xZr18CrxB2 (x = 0, 2, 3 và 4). 17
40 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của pha tạp si và ủ nhiệt lên cấu trúc và tính chất từ của hợp kim từ cứng nền Co - Zr - B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý rằng mẫu trở nên có tính từ cứng.
1.1.2. Hệ hợp kim Co80Zr20-xBx (x = 0 - 4)
Vi cấu trúc của hợp kim Co80Zr20-xBx (x = 0 - 4) chế tạo bằng phương pháp
phun băng nguội nhanh đã được Tetsuji Saito và các cộng sự nghiên cứu [23].
Hình 1.2. Đường cong từ trễ của mẫu băng Co72Zr8B20
khi chưa ủ và ủ ở 495
o
C, 540
o
C và 630
o
C trong 10 phút [18].
6
Hình 1.3 là các đường cong khử từ của mẫu băng Co80Zr20-xBx (x = 0 -
4). Giá trị lực kháng từ thu được cho hợp kim Co80Zr20 là 2 kOe. Việc bổ
sung một lượng nhỏ của B cho hợp kim Co-Zr dẫn đến một sự gia tăng đáng
kể của lực kháng từ. Giá trị lực kháng từ cao nhất là 5 kOe thu được với hợp
kim Co80Zr18B2. Hình 1.4 là phổ nhiễu xạ tia X của các băng hợp kim
Co80Zr20-xBx. Các đỉnh nhiễu xạ của các pha CoxZr và Co23Zr6 được tìm thấy
trong phổ XRD của hợp kim Co80Zr20. Các đỉnh nhiễu xạ của các pha CoxZr
và Co23Zr6 cũng được tìm thấy trong phổ XRD của các hợp kim Co80Zr18B2
và Co80Zr16B4. Tuy nhiên, cường độ của các đỉnh nhiễu xạ của pha Co23Zr6
trở nên yếu hơn khi tăng hàm lượng B. Điều này cho thấy sự thay thế một
lượng nhỏ của B cho Zr trong hợp kim Co80Zr20 dẫn đến sự hình thành của
pha từ cứng CoxZr.
Hình 1.3. Đường cong khử từ của
mẫu băng Co80Zr20-xBx (x = 0 - 4):
(a) Co80Zr20, (b) Co80Zr18B2, (c)
Co80Zr16B4 [23].
Hình 1.4. Phổ XRD của mẫu băng
Co80Zr20-xBx (x = 0 - 4): (a) Co80Zr20,
(b) Co80Zr18B2, (c) Co80Zr16B4 [23].
7
Hình 1.5 cho thấy ảnh hiển vi điện tử quét SEM (Scanning Electron
Microscope) của các băng hợp kim Co80Zr20-xBx. Có thể quan sát thấy vi cấu trúc
của hợp kim Co80Zr20 gồm các hạt có đường kính khoảng 1 µm. Các kết quả trên
phổ XRD và từ nhiệt cũng cho thấy các hạt CoxZr. Hiển vi điện tử quét SEM
cũng thu được kết quả tương tự với các hợp kim Co80Zr18B2 và Co80Zr16B4.
Để làm rõ sự khác biệt giữa
các mẫu vật, sự phân bố kích
thước hạt và kích thước hạt trung
bình đo từ hiển vi SEM được trình
bày trong hình 1.6.
Kết quả cho thấy, kích
thước hạt trung bình của hợp kim
Co80Zr18B2 là nhỏ hơn nhiều so với
các hợp kim khác. Đồng thời, sự
phân bố kích thước hạt của hợp
kim Co80Zr18B2 là nhỏ nhất trong
ba hợp kim trên. Điều này cho
thấy sự thay thế một lượng nhỏ
của B cho Zr có hiệu quả cao
trong việc tạo ra các hạt đồng nhất.
Hình 1.5. Ảnh SEM của mẫu băng Co80Zr20-xBx (x = 0 - 4): (a) Co80Zr20,
(b) Co80Zr18B2, (c) Co80Zr16B4 [23].
Hình 1.6. Phân bố kích thước hạt và
kích thước hạt trung bình (Dave) đo từ
ảnh hiển vi SEM của các băng
Co80Zr20-xBx (x = 0 - 4) [23].
8
Hình 1.7. là ảnh TEM trường sáng và trường tối của hợp kim
Co80Zr18B2. Các vòng tròn nhiễu xạ mạnh (hình 1.7a) hay các đốm trắng
(hình 1.7b) là của pha CoxZr. Các nghiên cứu TEM cho thấy đường kính các
hạt CoxZr cỡ khoảng 200 nm.
Nghiên cứu chi tiết vi cấu trúc được thực hiện bởi STEM. Hình 1.8 cho
thấy các hạt được bao quanh bởi các
ranh giới hạt giàu Co. Các mẫu đã được
tìm thấy bao gồm chủ yếu của pha
CoxZr cùng với một lượng nhỏ của các
pha Co23Zr6 và Co. Như vậy, các hạt
tương ứng với các pha CoxZr và các
ranh giới hạt giàu Co tương ứng với
các pha Co. Sự tồn tại của số lượng nhỏ
pha Co23Zr6 đã không được phát hiện
trong các nghiên cứu STEM, do sự
khác biệt về thành phần giữa các pha
CoxZr và pha Co23Zr6. Các kết quả STEM của mẫu băng Co80Zr18B2 là một
nam châm nanocomposite trong đó các hạt pha từ cứng CoxZr có đường kính
khoảng 200 nm, được bao quanh bởi các pha từ mềm Co.
Hình 1.7. Ảnh TEM của băng Co80Zr18B2: (a) trường sáng
và (b) trường tối [23].
Hình 1.8. Ảnh HAADF-STEM của
băng hợp kim Co80Zr18B2 [23].
9
1.2. Cấu trúc và tính chất từ của một số hệ hợp kim Co-Zr-B có pha tạp
1.2.1. Hệ hợp kim Co80Zr18-xMxB2 (x = 0 - 2) M = C, Cu, Ga, Al và Si
Ảnh hưởng của sự bổ sung nguyên tố M (M = C, Cu, Ga, Al và Si) cho
Zr trong tính chất từ, phát triển pha, và vi cấu trúc của băng hợp kim
Co80Zr17M1B2 được nghiên cứu, tính chất từ của chúng được liệt kê trong
bảng 1.2.
Bảng 1.2. Từ độ bão hòa σ12 kOe, từ dư σr, lực kháng từ Hc, tích năng lượng
(BH)max, và nhiệt độ curie TC của pha 5:1 của băng hợp kim Co80Zr17MB2 (M
= C, Cu, Ga, Al, và Si) phun ở Vs = 40 m/s và đo ở 25
o
C.
Rõ ràng, tất cả nghiên cứu về băng Co80Zr17MB2 đều biểu thị đặc tính
tốt của nam châm vĩnh cửu. Đối với băng hợp kim tam nguyên Co80Zr18B2,
tính chất từ đạt được là từ độ bão hòa σ12 kOe = 63 emu/g, từ dư σr = 49 emu/g,
lực kháng từ Hc = 4,1 kOe, và tích năng lượng (BH)max = 5,0 MGOe. Tính
chất từ của băng Co80Zr18B2 đã thay đổi khi thay thế các nguyên tố khác nhau.
Với sự thay thế của Cu, Ga, và Al cho Zr, từ hóa ở từ trường 12 kOe, σ12 kOe ,
σr giảm nhẹ tương ứng 62 - 63 emu/g và 48 emu/g, và Hc đã giảm đến 2,8 -
3,5 kOe, kết quả là (BH)max giảm đến 3,0 - 4,1 MGOe. Điều đáng chú ý, khi
thay thế Si cho Zr có thể nâng cao σ12 kOe, σr, và Hc và tích năng lượng cực đại
(BH)max của băng trên cùng một lúc. Tính chất từ của băng Co80Zr17Si1B2 đạt
được là σr = 51 emu/g, σ12 kOe = 64 emu/g, Hc = 4,5 kOe, và (BH)max = 5,3
MGOe.
Hình 1.9 là phổ nhiễu xạ tia X của băng hợp kim Co80Zr17MB2. Kết
quả cho thấy, hai pha từ mềm fcc-Co và Co23Zr6 cùng tồn tại với pha từ cứng
Co5Zr trong băng hợp kim Co80Zr17M1B2 khi không có M và với M = Cu, Ga,
10
Al và Si. Với M = C, ngoài những pha trên, một pha yếu đã xuất hiện và bên
cạnh đó, cường độ đỉnh nhiễu xạ của pha fcc-Co và Co23Zr6 được tăng cường,
gián tiếp làm tăng số lượng của pha fcc-Co và Co23Zr6 với sự thay thế C. Mối
quan hệ giữa Zr và C [5] có thể tạo điều kiện cho sự hình thành của pha ZrC
trong băng hợp kim Co80Zr17MB2 với sự bổ sung C. Theo đó, σ12 kOe và σr
được nâng cao, nhưng HC lại giảm với sự thay thế C.
Hình 1.10 (a), (b) và (c) là ảnh TEM tương ứng của băng hợp kim
Co80Zr18B2, Co80Zr17CB2 và Co80Zr17SiB2. Rõ ràng, sự thay thế của Si cho Zr
là hữu ích trong việc làm giảm kích thước hạt đến 10 - 30 nm, nhưng sự thay
thế C làm thô kích thước hạt tới 30 - 80 nm. Hơn nữa, một số kết tủa kích
thước khoảng 10 - 15 nm xuất hiện trong băng hợp kim Co80Zr17CB2. Phân
tích tia X phân tán năng lượng (EDX), cho thấy rằng chúng là kết tủa của Co,
phù hợp với phân tích XRD như thể hiện trong hình 1.9.
Nguyên tố Si là nguyên tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự cải thiện của
lực kháng từ và tích năng lượng của băng hợp kim Co80Zr18B2. Vì vậy, ảnh
hưởng của nồng độ Si đến tính chất từ của băng hợp kim Co80Zr18-xSixB2
cũng được nghiên cứu chi tiết. Hình 1.11 là đường cong khử từ của băng
Hình 1.9. Phổ XRD của mẫu
băng Co80Zr17MB2 [12].
Hình 1.10. Ảnh TEM của mẫu băng (a)
Co80Zr18B2, (b) Co80Zr17CB2, (c)
Co80Zr17SiB2 và (d) Co80Zr16Si2B2 [12].
11
Co80Zr18-xSixB2, tính chất từ của chúng được tóm tắt trong bảng 1.3. Với sự
tăng nồng độ Si, σ12 kOe và σr tăng nhẹ từ 63 - 65 emu/g và 49 - 51 emu/g. Lực
kháng từ HC và tích năng lượng (BH)max tăng tương ứng từ 4,1 kOe và 5,0
MGOe (với x = 0) đến 4,5 kOe và 5,3 MGOe với x = 1, sau đó chúng giảm
đến 3,1 kOe và 4,3 MGOe (với x = 2). Trong nghiên cứu này, băng hợp kim
Co80Zr17Si1B2 đạt được tính chất từ tối ưu là σr = 51 emu/g, σ12 kOe = 64
emu/g, Hc = 4,5 kOe và (BH)max = 5,3 MGOe.
Bảng 1.3. Tính chất từ của mẫu băng Co80Zr18-xSixB2 [12].
Hình 1.12 là phổ nhiễu xạ tia X của băng hợp kim Co80Zr18-xSixB2. Kết
quả cho thấy, hai pha từ mềm là fcc-Co và Co23Zr6 cùng tồn tại với pha cứng
Hình 1.11. Đường cong khử từ
của mẫu băng Co80Zr18-xSixB2 [12].
Hình 1.12. Phổ XRD của mẫu băng
Co80Zr18-xSixB2 [12].
12
Co5Zr trong băng Co80Zr18-xSixB2. Hơn nữa, cường độ đỉnh nhiễu xạ của pha
fcc-Co được củng cố, cho thấy số lượng của pha fcc-Co tăng lên với sự tăng
của nồng độ Si và do đó σ12 kOe và σr tăng nhẹ. Mặt khác, kích thước hạt tăng
lên khoảng 30 - 80 nm với nồng độ Si là 2% như được chỉ trong hình 1.10
(d), dẫn đến tính chất từ giảm.
1.2.2. Hệ hợp kim Co86,5Hf11,5-xZrxB2 (x = 0, 1, 2, 3 và 5)
Hình 1.13 là đường cong khử từ của băng Co86,5Hf11,5-xZrxB2. Các băng
đều thể hiện tính chất từ cứng khi x = 0 - 2 nhưng lại thể hiện tính chất từ
mềm khi thay thế nồng độ Hf khoảng 3 - 5%. Sau khi xử lí nhiệt tối ưu, tính
chất từ cứng của các băng ứng với x = 3 và 5 được thể hiện rõ rệt. Từ dư Br =
0,61 - 0,74 T, lực kháng từ Hc = 128 - 216 kA/m và tích năng lượng cực đại
(BH)max = 23,2 - 52,8 kJ/m
3
. Tính chất từ của băng Co86,5Hf11,5-xZrxB2 sau khi
xử lí nhiệt tối ưu được tóm tắt trong hình 1.14.
Đối với băng tam nguyên Co86,5Hf11,5B2 thu được tính chất từ Br = 0,71 T,
Hc = 192 kA/m và (BH)max = 34,4 kJ/m
3
. Với x = 1, Br và Hc được cải thiện và
đạt tới 0,74 T và 216 kA/m. Tuy nhiên, với nồng độ Hf tăng tới 5%, tính chất
Hình 1.13. Đường từ trễ của
mẫu băng Co86,5Hf11,5-xZrxB2
khi chưa ủ và ủ ở 873 K [14].
Hình 1.14. Tính chất từ của mẫu
băng Co86,5Hf11,5-xZrxB2
theo nồng
độ Zr [14].
13
từ giảm nhẹ với Br = 0,61 T, Hc = 128 kA/m và (BH)max = 23,2 kJ/m
3
. Trong
nghiên cứu này, tính chất từ tối ưu với Br = 0,74 T, Hc = 216 kA/m và (BH)max
= 52,8 kJ/m
3
đạt được với băng Co86,5Hf10,5Zr1B2 .
Hình 1.15 là phổ nhiễu xạ tia X của băng hợp kim Co86,5Hf11,5-xZrxB2.
Kết quả cho thấy, hai đỉnh nhiễu xạ
tại 2θ = 38,2
o
và 44,6
o
được tìm
thấy trong các mẫu với x = 0 - 2
cho thấy sự tồn tại của các pha kết
tinh. Với nồng độ Hf là 3%, mẫu
thể hiện tính chất vô định hình. Sau
khi ủ ở 873K, phổ nhiễu xạ cho hai
mẫu với x = 3 và 5 khá giống mẫu
với x = 0 - 2, điều này ngụ ý cho sự
kết tinh của pha từ cứng trong quá
trình ủ.
Hình 1.16 là ảnh từ kính hiển vi điện tử của mẫu băng Co86,5Hf11,5B2,
Co86,5Hf10,5Zr1B2 và Co86,5Hf8,5Zr3B2. Kết quả cho thấy, việc thay thế Zr cho
Hf có ích trong việc tinh chỉnh kích thước hạt của băng từ 10 - 35 nm với x =
0 đến 5 - 15 nm với x = 1. Tuy nhiên, ủ các băng với x = 3 dẫn đến sự tăng
Hình 1.16. Ảnh TEM của mẫu băng Co86,5Hf11,5B2(a), Co86,5Hf10,5Zr1B2 (b),
Co86,5Hf8,5Zr3B2(c) sau khi kết tinh ở nhiệt độ tối ưu [14].
Hình 1.15. Phổ XRD của mẫu băng
Co86,5Hf11,5-xZrxB2 [14].
14
kích thước của các hạt Co11(Hf,Zr)2 (10 – 40 nm). Ngoài ra, thành phần của
các hạt cũng đã được phân tích bởi phổ tán xạ năng lượng EDX cho thấy rằng
tỉ lệ của Co, (Hf+Zr) tương ứng là 83 - 87%, 13 - 17%. Kết quả này cũng hỗ
trợ giả định pha từ cứng trong nghiên cứu băng Co86,5Hf11,5-xZrxB2 là
Co11(Hf,Zr)2.
1.2.3. Hệ hợp kim Co80Zr18-xTixB2 (x = 0 - 4)
Hình 1.17 cho thấy từ dư σr, lực kháng từ Hc và tích năng lượng
(BH)max của băng hợp kim Co80Zr18-xTixB2 (x = 0, 1, 2, 3 và 4) phun ở tốc độ
là 30 m/s. Kết quả cho thấy, tính chất từ của các mẫu băng phụ thuộc nhiều
vào nồng độ Ti. Các giá trị của lực kháng từ Hc và tích năng lượng cực đại
(BH)max của mẫu băng Co80Zr18-xTixB2 (x = 0, 1, 2, 3 và 4) tăng từ 3,0 kOe và
3,2 MGOe với x = 2 đến 4,5 kOe và 5,0 MGOe với x = 3. Sau đó chúng giảm
mạnh mẽ với sự gia tăng hơn nữa của nồng độ Ti. Đối với việc bổ sung Ti,
các giá trị σr và (BH)max đều được cải thiện đáng kể.
Tính chất từ của mẫu băng Co80Zr15Ti3B2 cũng phụ thuộc mạnh vào tốc
độ làm nguội và điều kiện ủ. Hình 1.18 cho thấy tính chất từ của
Co80Zr15Ti3B2 như một hàm của tốc độ làm nguội (vs). Có thể thấy rằng các
tính chất từ tối ưu của các mẫu băng được phun ở tốc độ khác được đặc trưng
Hình 1.17. Tính chất từ của
mẫu băng Co80Zr18-xTixB2 (x = 0
- 4) phun ở tốc độ 30 m/s [28].
Hình 1.18. Tính chất từ của mẫu
băng Co80Zr15Ti3B2 ở các tốc độ
nhau [28].
15
bởi Hc và (BH)max khá thấp. Vì vậy, các băng Co80Zr15Ti3B2 phun ở tốc độ 30
m/s và 40 m/s đã được lựa chọn để ủ nhiệt.
Sự phụ thuộc của lực kháng từ vào điều kiện ủ được thể hiện ở hình
1.19. Rõ ràng là các băng phun ở tốc độ 30 m/s cho thấy một sự suy giảm ổn
định của lực kháng từ sau khi ủ nhiệt từ 600 đến 700
o
C chỉ trong vài phút.
Mặc dù lực kháng từ của băng phun ở tốc độ 40 m/s chỉ là 1,7 kOe, nhưng nó
tăng mạnh đến 4,9 kOe sau khi ủ ở 650
o
C trong 2 phút. Với sự gia tăng hơn
nữa nhiệt độ ủ hoặc thời gian ủ, lực kháng từ giảm mạnh. Đặc biệt, sau khi ủ
ở 700
o
C trong 4 phút, lực kháng từ giảm mạnh đến 1,3 kOe. Trên hình 1.20 là
đường cong từ trễ của băng Co80Zr15Ti3B2 phun ở tốc độ 30 m/s khi chưa ủ và
phun ở tốc độ 40 m/s sau đó ủ ở 650
o
C trong 2 phút. Có thể thấy rằng, các
đường cong từ trễ của băng Co80Zr15Ti3B2 trơn mượt và chỉ có một pha từ
cứng được thể hiện, trong khi mẫu băng chưa ủ cho giá trị từ độ thấp hơn
băng đã ủ.
Hình 1.19. Lực kháng từ của mẫu
băng Co80Zr15Ti3B2
phun ở các tốc
độ (a) 30 m/s và (b) 40 m/s theo
thời gian ủ [28].
Hình 1.20. Đường cong từ trễ của
mẫu băng Co80Zr15Ti3B2
phun ở các
tốc độ 30 m/s (a) và 40 m/s ủ ở 650
o
C
trong thời gian 2 phút (b) [28].
16
Hình 1.21 là phổ nhiễu xạ
tia X của băng Co80Zr15Ti3B2
phun ở tốc độ 40 m/s khi chưa ủ
và ủ ở 650
o
C trong các thời gian
khác nhau. Có thể thấy rằng, khi
chưa ủ trên phổ XRD của mẫu
băng chỉ có một pha Co11Zr2. Sau
khi mẫu băng ủ ở 650
o
C trong 2
phút, các pha từ mềm Co23Zr6 và
pha fcc-Co xuất hiện. Với việc
tăng thời gian ủ, tỷ phần của pha
từ mềm Co23Zr6 và fcc-Co tăng
mạnh, trong khi tỷ phần pha từ cứng Co11Zr2 giảm. Có vẻ như pha từ cứng
Co11Zr2 bị phân hủy thành các pha từ mềm Co23Zr6 và fcc-Co. Sự phân hủy
này đã được khảo sát ở 800
o
C trong cả hợp kim Co-Zr và Co-Zr-B [10, 19,
22]. Tuy nhiên, sự phân hủy trong băng Co80Zr15Ti3B2 lại xảy ra ở nhiệt độ
650
o
C. Có vẻ như sự thay thế Ti cho Zr làm cho các pha không bền hơn.
Để điều tra sự thay thế của Ti cho Zr ảnh hưởng như thế nào đến vi cấu
trúc của hợp kim Co80Zr18B2, các ảnh hiển vi điện tử quét SEM của các băng
Co80Zr18-xTixB2 (x = 0, 3 và 4) được thể hiện trong hình 1.22. Các băng nứt
gãy ở những biên hạt, cho thấy cấu trúc hạt siêu nhỏ. Như được hiển thị trong
hình 1.22a, băng hợp kim Co80Zr18B2 bao gồm những hạt hình cầu có đường
kính dao động từ 200 - 300 nm. Với sự gia tăng nồng độ Ti, kích thước hạt
giảm đáng kể, cho thấy rằng việc bổ sung để ngăn cản sự phát triển kích
thước hạt trong băng hợp kim Co80Zr18B2. Cũng cần lưu ý rằng tất cả các
băng được nghiên cứu gồm các hạt gần như hình cầu và không có thay đổi
nhiều trong hình thái của các hạt. Pha Co11Zr2 đã được chứng minh là pha từ
Hình 1.21. Phổ XRD của mẫu băng
Co80Zr15Ti3B2
phun ở 40 m/s và ủ ở
650
o
C trong các thời gian khác nhau
[28].
17
cứng trong hợp kim Co-Zr-B. Kể từ khi thay thế Ti cho Zr đã được báo cáo
thay đổi trường dị hướng nhỏ [1], một kích thước hạt phù hợp trong pha từ
cứng được cho là nguyên nhân chính cho sự gia tăng mạnh mẽ của lực kháng
từ. Sau khi xử lý nhiệt ở 600 đến 700
o
C, lực kháng từ của băng Co80Zr15Ti3B2
được phun ở tốc độ 30 m/s giảm mạnh. Đó có thể là do xử lý nhiệt thúc đẩy
các hạt Co11Zr2 tăng vượt kích thước tới hạn của lực kháng từ cao nhất.
Tương tự, sự khác biệt về kích thước hạt xác định sự ảnh hưởng của tốc độ
làm nguội lên lực kháng từ. Vì kích thước hạt pha Co11Zr2 giảm dưới kích
thước tới hạn, lực kháng từ của băng Co80Zr15Ti3B2 làm nguội ở 40 m/s giảm.
Sau khi ủ ở 650
o
C trong 2 phút, lực kháng từ tăng mạnh đến 4,9 kOe. Đó có
thể là do các pha Co11Zr2 tăng đến kích thước hạt tối ưu.
1.2.4. Hệ hợp kim Co80-xZr18CrxB2 (x = 0, 2, 3 và 4)
Hình 1.23 là phổ nhiễu xạ tia X của băng hợp kim Co80-xZr18CrxB2 (x =
0, 2, 3 và 4). Các đỉnh nhiễu xạ của tất cả bốn mẫu chỉ duy nhất là pha
Co11Zr2, phù hợp với báo cáo của Ivanova và các cộng sự [8]. Ở hình 1.24,
hiển thị đường cong từ nhiệt của các mẫu. Với mỗi mẫu, trên đường cong từ
nhiệt chỉ cho thấy một quá trình chuyển đổi pha từ tương ứng với Tc của
Co11Zr2. Điều này khẳng định, băng Co80-xZr18CrxB2 (x = 0, 2, 3 và 4) là đơn
Hình 1.22. Ảnh SEM của mẫu băng (a) Co80Zr18B2, (b) Co80Zr15Ti3B2,
và (c) Co80Zr14Ti4B2 [28].
18
pha từ. Do đó sự bổ sung của Cr không làm thay đổi thành phần pha của
Co80Zr18B2.
Hình 1.25 hiển thị từ độ bão hòa σ20, từ dư σr và lực kháng từ Hc của
băng Co80-xZr18CrxB2 (x = 0, 2, 3 và 4). Với x = 0 thì σ20 = 65 emu/g, σr =
43,5 emu/g và Hc = 3,1 kOe. Việc thay thế của Cr không có tác dụng nhiều
đến tính chất từ. Có thể thấy rằng σ20 và σr giảm với sự thay thế của Cr. Tuy
nhiên, Hc tăng từ 3,1 kOe với x = 0 đến 5,3 kOe ứng với x = 3 và sau đó lại
giảm khi nồng độ Cr tăng hơn nữa. Để có được lực kháng từ cao hơn, băng
hợp kim Co80-xZr18CrxB2 (x = 0, 2, 3 và 4) được ủ từ 500 - 700
o
C trong 2
phút. Hình 1.26 hiển thị sự phụ thuộc của lực kháng từ Hc vào nhiệt độ ủ. Kết
quả cho thấy, lực kháng từ Hc ở 4 mẫu trên đều có một quy luật giống nhau,
đầu tiên tăng đến một giá trị cực đại sau khi ủ ở nhiệt độ thích hợp và sau đó
giảm dần khi nhiệt độ ủ tăng hơn nữa. Giá trị cực đại của lực kháng từ Hc là
7,0 kOe với x = 3 sau khi ủ ở 550
o
C. So sánh với giá trị cao nhất Hc là 5,1
kOe đã từng thu được trong Co80Zr18B2 [24], Hc tăng 37,2%. Điều này cho
thấy rằng sự bổ sung thích hợp của Cr trong hợp kim Co80Zr18B2 có thể cải
thiện lực kháng từ rất lớn.
Hình 1.23. Phổ XRD của mẫu
băng Co80-xZr18CrxB2 (x = 0, 2, 3
và 4) [27].
Hình 1.24. Đường cong từ nhiệt của
băng Co80-xZr18CrxB2 (x = 0, 2, 3 và
4) [27].
19
Hình 1.27 cho thấy phổ nhiễu xạ tia X và đường cong từ nhiệt của mẫu
với x = 3 khi ủ ở 550 và 700
o
C. Như thể hiện ở hình 1.27 (a) và (c), cả 2 kết
quả cho thấy rằng mẫu băng vẫn chỉ có pha Co11Zr2 sau khi được ủ ở 550
o
C.
Đối với băng được ủ ở 700
o
C, tỷ phần của pha từ mềm Co23Zr6 và fcc-Co
tăng, tỷ phần pha từ cứng Co11Zr2 giảm. Do vậy, sự hình thành của pha
Co23Zr6 và fcc-Co là do sự phân hủy của pha Co11Zr2 ở 700
o
C.
Hình 1.25. Tính chất từ của
mẫu băng Co80-xZr18CrxB2
(x = 0, 2, 3 và 4) [27].
Hình 1.26. Sự thay đổi lực kháng
từ theo nhiệt độ ủ [27].
Hình 1.27. Phổ XRD và đường cong từ nhiệt của mẫu
Co80-xZr18CrxB2 với x = 3 được ủ ở 550 và 700
o
C [27].
20
Hình 1.28 cho thấy ảnh hiển vi điện tử quét SEM của mẫu với x = 3.
Mẫu băng bao gồm những hạt với kích thước trung bình khoảng 300 - 350
nm. Khi nhiệt độ tăng hơn nữa các hạt thậm chỉ trở nên lớn hơn và kích thước
trung bình của chúng từ 1 đến 1,5 m.
Hình 1.29 là các đường cong từ trễ của mẫu băng với x = 3 (a) khi
chưa ủ được so sánh với các mẫu ủ ở 550
o
C (b) và 700
o
C (c). Đường cong từ
trễ của mẫu băng trơn đều và biểu thị đặc tính trạng thái của pha từ cứng. Với
mẫu được ủ ở 550
o
C cho giá trị lực kháng từ cao nhất.
Hình 1.28. Ảnh SEM của mẫu băng Co77Zr18Cr3B2
khi
chưa ủ và ủ ở 550 và 700
o
C [27].
Hình 1.29. Đường cong từ trễ của mẫu băng Co77Zr18Cr3B2
khi chưa ủ (a) và ủ ở 550
o
C (b) và 700
o
C (c) [27].
21
Hình 1.30 cho thấy phổ
nhiễu xạ tia X của mẫu băng Co80-
xZr18CrxB2 (x = 0, 2, 3 và 4) với (a)
x = 0 ủ ở 600
o
C, (b) x = 2 ủ ở
600
o
Cvà (c) x = 4 được ủ ở 650
o
C.
Với x = 0, mẫu chủ yếu bao gồm
pha từ cứng Co11Zr2 và một số ít
các pha từ mềm fcc-Co và Co23Zr6.
Trong trường hợp mẫu băng chứa
Cr, cả hai mẫu đều bao gồm pha từ
cứng Co11Zr2, nó hoàn toàn giống
với thành phần pha của mẫu băng với x = 3 được ủ ở 550
o
C. Lực kháng từ
của mẫu với x = 3 bắt nguồn từ kích thước hạt phù hợp của Co11Zr2. Do đó,
đối với hai mẫu chứa Cr, việc xử lí nhiệt phù hợp dẫn đến kích thước hạt
cũng tăng đối với kích thước giới hạn dẫn đến lực kháng từ cao.
Hình 1.30. Phổ XRD của mẫu băng
(a) x = 0 ủ ở 550
o
C, (b) x = 2 ủ ở
600
o
C và (c) x = 4 ủ ở 700
o
C[27].
22
CHƢƠNG 2. KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM
2.1. Chế tạo mẫu hợp im Co-Zr-Si-B
2.1.1. Chế tạo các hợp kim khối nền Co-Zr-Si-B bằng lò hồ quang
Hợp kim được chế tạo từ các nguyên tố Co, Zr, Si, B với độ sạch cao.
Các nguyên tố sau khi được cân đúng hợp phần theo nồng độ phần trăm
nguyên tử sẽ được nấu bằng lò hồ quang trong môi trường khí Ar. Mỗi mẫu sẽ
được nấu khoảng 5-6 lần để đảm bảo các nguyên tố nóng chảy hoàn toàn và
hòa trộn với nhau thành hợp kim đồng nhất. Sơ đồ khối của lò hồ quang được
minh họa trên hình 2.1.
Hình 2.1. Sơ đồ khối của hệ nấu mẫu bằng hồ quang.
Khối lượng mỗi mẫu là 20 g, tùy theo mục đích nghiên cứu. Để chắc
chắn rằng các hợp phần không bị bay hơi nhiều trong quá trình nấu, các hợp
kim sau khi nấu được cân lại. Toàn bộ quá trình chế tạo tiền hợp kim được
thực hiện trong khí trơ Ar để tránh sự oxy hoá. Mẫu sau khi nấu hồ quang
được để nguội theo lò rồi mới lấy ra. Lúc này, các hợp kim được dùng để tạo
các mẫu băng bằng phương pháp phun băng. Hình 2.2 là hình ảnh của toàn bộ
hệ nấu mẫu bằng hồ quang mà chúng tôi đã sử dụng. Thiết bị này đặt tại Viện
Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
23
Hình 2.2. a) Ảnh hệ nấu hợp kim hồ quang: (1) Bơm hút chân không, (2)
Buồng nấu mẫu, (3) Tủ điều khiển, (4) Bình khí Ar, (5) Nguồn điện, b) Ảnh
bên trong buồng nấu: (6) Điện cực, (7) Nồi nấu, (8) Cần lật mẫu.
2.1.2. Chế tạo băng hợp kim bằng phương pháp nguội nhanh
Sơ đồ khối của công nghệ nguội nhanh được mô tả trên hình 2.3. Trong
luận văn này, băng nguội nhanh được tạo bằng thiết bị ZKG-1 (hình 2.4) đặt
tại Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Vận tốc
dài của trống quay 40 m/s. Khối lượng hợp kim mỗi lần phun là 20 g. Mức
chân không của trạng thái khi làm việc cỡ 6,6.10
-2
Pa.
Trước khi phun băng, buồng tạo băng phải được vệ sinh sạch sẽ. Tiền
hợp kim được đánh sạch xỉ trước khi cho vào ống thạch anh. Đặt tiền hợp kim
vào trong ống thạch anh có đường kính đầu vòi khoảng 0,5 mm và được đặt
gần sát bề mặt trống đồng. Hợp kim được làm nóng chảy bằng dòng cảm ứng
cao tần. Hợp kim sau khi nóng chảy được nén bởi áp lực của dòng khí trơ Ar
và chảy qua khe vòi, phun lên mặt trống đồng đang quay. Với tốc độ quay của
trống là 40 m/s, chúng tôi thu được băng nguội nhanh có độ dày khoảng 20
m, chiều rộng cỡ 2-3 mm.
24
2.2. Các phép đo nghiên cứu cấu trúc và tính chất từ
2.2.1. Nhiễu xạ tia X
Nhiễu xạ tia X (XRD – X-ray Diffraction) là một trong những phương
pháp hiệu quả và được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu cấu trúc tinh
thể của vật liệu. Nguyên lý của phương pháp dựa trên việc phân tích các ảnh
nhiễu xạ thu được của tia X sau khi tương tác với mẫu. Nhiễu xạ của mỗi mẫu
(a) (b)
Hình 2.3. Sơ đồ khối của hệ phun băng nguội nhanh đơn trục.
Hình 2.4. a) Thiết bị phun băng nguội nhanh: 1. Bơm hút chân không,
2. Buồng mẫu, 3. Nguồn phát cao tần. b) Bên trong buồng tạo băng:
4. Trống quay, 5. Vòng cao tần, 6. Ống thạch anh.
1
2
3
4
5
6
a) b)
25
sẽ thể hiện các đặc trưng cơ bản của tinh thể mẫu đó. Qua giản đồ nhiễu xạ tia
X ta có thể xác định được các đặc tính cấu trúc của mạng tinh thể như kiểu
mạng, thành phần pha tinh thể, độ kết tinh, các hằng số cấu trúc.
Các phép đo và phân
tích nhiễu xạ tia X được
thực hiện trên thiết bị tại
Khoa Vật lý, trường Đại
học Khoa học Tự nhiên Hà
Nội.
2.2.2. Xử lý nhiệt
Quá trình ủ nhiệt được thực hiện
trong lò ủ nhiệt dạng ống Thermolyne (hình
2.6) điều khiển nhiệt độ tự động, tốc độ gia
nhiệt tối đa đạt 50
o
C/phút. Trong các thí
nghiệm, chúng tôi đã sử dụng phương pháp
ủ ngắt. Mẫu được đưa ngay vào vùng nhiệt
độ đã được khảo sát theo yêu cầu và được ủ
trong thời gian mong muốn, sau đó được lấy
ra và làm nguội nhanh để tránh sự tạo các pha khác ở các nhiệt độ trung gian.
2.2.3. Phép đo từ trễ
Các phép đo từ trễ được thực hiện trên hệ đo từ trường xung với từ
trường cực đại lên đến 90 kOe.
Hình 2.5. Thiết bị Siemen D-5000.
Hình 2.6. Ảnh thiết bị ủ nhiệt [6].
26
Hình 2.7. Sơ đồ nguyên lý của hệ đo
từ trường xung [15].
Hệ được thiết kế theo nguyên tắc nạp - phóng điện qua bộ tụ điện và
cuộn dây (hình 2.7). Dòng một chiều qua K1, nạp điện cho tụ, tụ tích năng
lượng cỡ vài chục kJ. Khoá K2 đóng, dòng điện hình sin tắt dần. Dòng điện
trong thời gian tồn tại ngắn đã phóng điện qua cuộn dây nam châm L và tạo
trong lòng ống dây một từ trường xung cao. Mẫu đo được đặt tại tâm của
cuộn nam châm cùng với hệ cuộn dây cảm biến pick - up. Tín hiệu ở lối ra tỷ
lệ với vi phân từ độ và vi phân từ trường sẽ được thu thập, xử lí hoặc lưu trữ
cho các mục đích cụ thể. Từ trường trong lòng ống dây có thể được sử dụng
để nạp từ cho các mẫu vật liệu khi chỉ dùng một nửa chu kì hình sin của dòng
điện phóng. Từ trường lớn nhất của hệ có thể đạt tới 100 kOe. Hệ được điều
khiển và đo đạc bằng kĩ thuật điện tử và ghép nối với máy tính.
Để tránh được hiệu ứng trường khử từ, các mẫu được đặt sao cho từ
trường ngoài song song và dọc theo chiều dài của mẫu, các mẫu khối đều
được cắt theo dạng hình trụ. Các mẫu đo được gắn chặt vào bình mẫu để tránh
sự dao động của mẫu trong quá trình đo.
Hình 2.8. Hệ đo từ trường xung [6].
27
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hƣởng của pha tạp Si lên cấu trúc và tính chất từ của băng hợp
kim Co77Zr20-xSixB3 (x = 0, 2, 3 và 4) trƣớc khi ủ nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_pha_tap_si_va_u_nhiet_len_cau_truc_va_tinh_cha.pdf