Bài giảng AutoCAD 2004 - Phần 2D

Mặt cắt (Hatch object) là một đối tượng của AutoCAD, do đó ta có thể thực hiện các lệnh hiệu chỉnh (như Erase, Move, Copy, Mirror.) với các đối tượng này. Để vẽ ký hiệu mặt cắt ta sử dụng lệnh Hatch hay lệnh Bhatch (hộp thoại Boundary), để hiệu chỉnh mặt cắt ta dùng lệnh Hatchedit

doc124 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3841 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng AutoCAD 2004 - Phần 2D, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện dòng nhắc: Select object: Chọn đối tượng có đoạn mà ta muốn xén Specify second break point or [First point]: F ¿ Specify frist break point: Chọn điểm đầu tiên đoạn cần xén Specify second break point: Chọn điểm thứ hai đoạn cần xén c) Chọn một điểm (1 point) Lệnh break trong trường hợp này dùng để tách 1 đối tượng thành 2 đối tượng độc lập. Điểm tách là điểm mà ta chọn đối tượng để thực hiện lệnh Break Sau khi gọi lệnh Break, sẽ xuất hiện dòng nhắc: Select object: Chọn đối tượng có đoạn mà ta muốn xén tại điểm cần tách Specify second break point or [First point]: @ ¿ (hình 6.18) Hình 6.18 d) Chọn đối tượng và một điểm (1point Select) Lệnh Break trong trường hợp này để tách một đối tượng thành hai đối tượng độc lập tại vị trí xác định. Phương pháp này có chức năng tương tự như phương pháp ở phần c Select object: Chọn đối tượng để tách thành hai đối tượng Specify second break point or [First point]: F ¿ Specify frist break point: Chọn một điểm bằng các phương thức bắt điểm và điểm này là điểm tách hai đối tượng Specify second break point or [First point]: @ ¿ 9. Xén một phần nằm giữa hai đối tượng giao (lệnh Trim) Xén một phần giữa hai đối tượng giao để xén mà đoạn cần xén được giới hạn bởi một hoặc hai đối tượng giao. Để gọi lệnh này, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau: Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn trim (hình 6.19) Kích vào nút Trim trên thanh công cụ Modify (hình 6.20) Comand: TR ¿ Hình 6.19 Hình 6.20 Sau khi gọi lệnh Trim, sẽ xuất hiện dòng nhắc sau: Select object: Chọn đối tượng giao với đoạn mà ta muốn xén. Sau khi chọn xong, ta nhấn phím Enter Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: Chọn đối tượng cần xén. Sau khi chọn xong, ta nhấn phím Enter (hình 6.21) Hình 6.21 * Các lựa chọn khác Shift-select to extend Nhấn phím Shift và chọn đối tượng để thực hiện lệnh Extend (kéo dài các đối tượng đến Cutting Edge) Eđgemoe Là lựa chọn của trim cho phép ta chọn Cutting Edges là đối tượng chỉ giao với đối tượng cần xén khi kéo dài (Extend hoặc No extend) Sau khi gọi lệnh trim, xuất hiện dòng nhắc: Select object: Chọn Cutting Edges và nhấn phím Enter Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: E ¿ (lựa chon Edge) Enter an impled edge extension mode [Extend/ No extend] : E ¿ Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: F ¿ First fence point: Chọn một điểm Specify endpoint of line or [Undo]: Chọn một điểm thứ hai . Chú ý, đoạn nối hai điểm này phải đi có giao điểm với những đoạn mà ta cần xén. Sau khi chọn xong ta nhấn phím Enter (hình 6.22) Hình 6.22 Projectmode Lựa chọn này để xén các cạnh của mô hình ba chiều (mô hình dạng khung dây). Sẽ trình bày trong phần AutoCAD 3D Undo Lựa chọn này cho phép ta phục hồi lại đoạn vừa xoá Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: U ¿ 10. Kéo dài đối tượng đến đối tượng biên (Lệnh Extend) Lệnh Extend để kéo dài một đối tượng đến giao với đối tượng được chọn (gọi là đường biên) Để gọi lệnh Extend, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau: Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn Extend (hình 6.23) Kích vào nút Extend trên thanh công cụ Modify (hình 6.24) Comand: EX ¿ Hình 6.23 Hình 6.24 Sau khi gọi lệnh Extend, sẽ xuất hiện dòng nhắc Select object: Chọn đối tượng là đường biên. Sau khi chọn xong các đối tượng biên ta nhấn phím Enter Select object to extend shift-select to trim or [Project/ Edge/ Undo]: Chọn đối tượng cần kéo dài. Sau khi chọn xong các đối tượng cần kéo dài, ta nhấn phím Enter (hình 6.25) Hình 6.25 * Các lựa chọn Shift-select to trim Nhấn phím Shift và chọn đối tượng để thực hiện lệnh Trim Eđgemode Lựa chọn này với lệnh Extend để kéo dài một đoạn thẳng đến một đoạn thẳng không giao với nó. Các thao tác làm tương tự như lựa chọn Eđgemode của lệnh Trim (hình 6.26) Hình 6.26 Projectmode Lựa chọn này để kéo dài các cạnh của mô hình ba chiều (mô hình dạng khung dây). Sẽ trình bày trong phần AutoCAD 3D Undo Dùng để hủy bỏ thao tác vừa thực hiện 11. Vẽ nối tiếp hai đối tượng bởi cung tròn (lệnh fillet) Lệnh Fillet dùng để vẽ nối tiếp hai đối tượng bởi một cung tròn, nghĩa là tạo góc lượng hoặc bo tròn hai đối tượng. Trong khi thực hiện lệnh fillet ta cần nhập (Fillet Radius) và hai đối tượng cần Fillet. Các đối tượng có thể Fillet là Line, Circle, Arc, Spline, hoặc phân đoạn của pline. Để gọi lệnh Fillet, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau: Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn Fillet (hình 6.27) - Hình 6.28 - Kích vào nút Fillet trên thanh công cụ Modify (hình 6.28) - Hình 6.27- - Comand: F ¿ Sau khi gọi lệnh Fillet, sẽ xuất hiện dòng nhắc: Select first object or [Polyline/ Radius/ Trim/ mUltiple]: R ¿ (nhập R để nhập bán kính ) Specife fillet radius : Nhập giá trị bán kính R hoặc chọn hai điểm và khoảng cách giữa hai điểm này là bán kính R. Giá trị R này trở thành giá trị mặc định cho những lần sau Select first object or[Polyline/ Radius/ Trim/ mUltiple]: Chọn đối tượng thứ nhất cần Fillet Select second object: Chọn đồi tượng thứ hai cần Fillet. * Các lựa chọn Polyline Nếu ta chỉ cần Fillet hai phân đoạn của một đa tuyến thì sau khi định bán kính R ta chọn lần lượt hai phân đoạn kế tiếp của đa tuyến như hai đối tượng đơn. (hình 6.29).Nếu muốn Fillet toàn bộ các đỉnh đa tuyến thì sau khi nhập R, ta thực hiện theo trình tự sau: Hình 6.29 Comand: F ¿ Select first object or [Polyline/ Radius/ Trim/ mUltiple]: R ¿ Select first object or[Polyline/ Radius/ Trim/ mUltiple]: P¿ Select 2D Polyline: Chọn Polyline cần bo tròn các đỉnh (hình 6.30) Hình 6.30 Hình 6.31 Trim/ Notrim Thực hiện lệnh Fillet ở trạng thái Trim mode (mặc định) thì các đối tượng được chọn để Fillet sẽ kéo dài đến hoặc xén các đoạn thừa tại các điểm tiếm xúc nhau. Nếu chọn Notrim mode thì các đối tượng sẽ không được kéo dài đi tại các điểm tiếp xúc với cung nối (hình 6.31) Comand: F ¿ Select first object or [Polyline/ Radius/ Trim/ mUltiple]: T ¿ Enter Trim mode option [Trim/ No trim] : N ¿ (Nhập N để chọn No trim mode, nhập T để chọn Trim mode) Select first object or[Polyline/ Radius/ Trim/ mUltiple]: Chọn đối tượng thứ nhất cần Fillet Select second object: Chọn đối tượng thứ hai cần Fillet Multiple Bo tròn các cạnh của nhiều tập hợp các đối tượng. AutoCAD hiển thị dòng nhắc chọn cặp đối tượng cần Fillet liên tục cho đến khi ta nhấn phím Enter Nếu ta nhập một lựa chọn khác trên dòng nhắc chính trong khi đang chọn Multiple thì dòng nhắc với lựa chọn đó được hiển thị và sau đó dòng nhắc chính hiển thị lại 12. Vát mép các cạnh (lệnh Chamfer) Lệnh Chamfer để tạo một đường vát góc tại điểm giao nhau của hai đoạn thẳng hoặc tại các đỉnh đa tuyến có hai phân đoạn là các đoạn thẳng. Trong khi thực hiện lệnh Chamfer, đầu tiên ta thực hiện việc nhập khoảng cách vát mép, sau đó chọn đường thẳng cần vát mép Hình 6.32 Hình 6.33 Để gọi lệnh Chamfer, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau: Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn Chamfer (hình 6.32) Kích vào nút Chamfer trên thanh công cụ Modify (hình 6.33) - Comand: CHA ¿ Sau khi gọi lệnh Chamfer, sẽ xuất hiện dòng nhắc: Select first line [Polyline/ Distance/ Angle/ Trim/ Method/ mUltiple]: * Các lựa chọn Method Chọn một trong hai phương pháp định kích thước đường vát mép: Distance (nhập giá trị hai khoảng cách); Angle (nhập giá trị một khoảng cách và góc nghiêng) (hình 6.34) Hình 6.34 Distance Dùng lựa chọn này để nhập hai khoảng cách, sau đó lặp lại lệnh để chọn hai cạnh cần Chamfer Comand: CHA ¿ Select first line [Polyline/ Distance/ Angle/ Trim/ Method/ mUltiple]: D ¿ Specify first chamfer distance : Nhập khoảng cách thứ nhất Specify second chamfer distance : Nhập khoảng cách thứ hai Select first line [Polyline/ Distance/ Angle/ Trim/ Method/ mUltiple]: Chọn đoạn thẳng thứ nhất Select second line: Chọn đoạn thẳng thứ hai Angle Lựa chọn này cho phép ta nhập khoảng cách thứ nhất và góc nghiêng của đường vát mép hợp với đường thứ nhất Comand: CHA ¿ Select first line [Polyline/ Distance/ Angle/ Trim/ Method/ mUltiple]: A ¿ Enter chamfer length on the first line : Nhập khoảng cách vát mép trên đoạn thứ nhất Enter chamfer angle from the first line : Nhập giá trị góc đường vát mép hợp với đoạn thứ nhất Polyline Nếu muốn vát mép một đỉnh thì ta chỉ cần chọn hai phân đoạn của Polyline (hình 6.35b). Còn nếu muốn vát mép tất cả các đỉnh của Polyline thì sau khi nhập khoảng cách xong tại dòng nhắc đầu tiên ta nhập P ¿ (hình 6.35c) Trim/ Notrim khi chọn lựa chọn này thì các dòng nhắc chọn đối tượng sẽ xuất hiện l ại mỗi khi kết thúc chọn cặp đối tượng là đường thẳng cho đến khi ta nhấn Comand: CHA ¿ Select first line [Polyline/ Distance/ Angle/ Trim/ Method/ mUltiple]: U ¿ Enter first line or [Polyline/ Distance/ Angle/ Trim/ Method/ mUltiple]: Chọn cạnh thứ nhất Select second line: Chọn cạnh thứ hai Enter first line or [Polyline/ Distance/ Angle/ Trim/ Method/ mUltiple]: Tiếp tục chọn cạnh thứ nhất Select second line: Tiếp tục chọn cạnh thứ hai 13. Tạo đối tượng song song với đối tượng trước (lệnh Offset) Lệnh Offset dùng để tạo các đối tượng mới song song theo hướng vuông góc với đối tượng được chọn. Đối tượng được chọn để tạo các đối tượng song song có thể là Line, Circle, Arc, Pline, Spline..... Để gọi lệnh Offset, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau: - Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn Offset (hình 6.36) - Kích vào nút Offset trên thanh công cụ Modify (hình 6.37) - Comand: O ¿ - Hình 6.36 - - Hình 6.37 - Tuỳ vào đối tượng được chọn, ta có các trường hợp - Nếu đối tượng được chọn là đoạn thẳng thì sẽ tạo ra đoạn thẳng mới có cùng chiều dài. Hai đoạn thẳng này tương tự như hai cạnh song song (hình 6.38a) - Nếu đối tượng được chọn là đường tròn thì ta có hai đường tròn đồng tâm (hình 6.38b) - Nếu đối tượng được chọn là cung tròn thì ta có hai cung tròn đồng tâm và góc ở tâm bằng nhau (hình 6.38c) - Nếu đối tượng được chọn là Pline, Spline thì tạo ra một hình dáng song song Sau khi gọi lệnh Offset, sẽ xuất hiện dòng nhắc: Offset distance or Through : Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng song song Select object to offset or : Chọn đối tượng để tạo đối tượng song song với nó Specify point ion size to offset: Chọn một điểm bất kỳ về phía cần tạo đối tượng song song Để đối tượng song song sẽ đi qua một điểm có trước (hình 6.39). Ta làm như sau: Hình 6.39 Comand: O ¿ Offset distance or Through : T ¿ Select object to offset or : Chọn đối tượng để tạo đối tượng song song với nó Through point: Truy bắt điểm mà đối tượng mới được tạo sẽ di qua Select object to offset: Chọn đối tượng khác hoặc nhấn phím Enter để kết thúc 14. Sao chép dãy (lệnh Array) Lệnh Array để sao chép các đối tượng được chọn theo rãy thành hàng và cột, sao chép tịnh tiến (coppy) hay sắp xếp xung quanh tâm (sao chép và quay các đối tượng (Rotate)). Các rãy này được sắp xếp cách đều nhau Để gọi lệnh Array, ta có thể thực hiện bằng một trong các cách sau: - Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn Array (hình 6.40) - Kích vào nút Array trên thanh công cụ Modify (hình 6.41) - Comand: AR ¿ - Hình 6.40 - - Hình 6.41 - Sau khi gọi lệnh Array, sẽ xuất hiện hộp thoại Array như trên hình 6.42: Hình 6.42 - * Các lựa chọn Nếu ta muốn sao chép đối tượng thành rãy (theo hàng và cột) (hình 6.43) Hình 6.43 Trên hộp thoại Array ta chọn nút Rectangular array. Nhập số hàng cần tạo nên vào ô Rows Nhập số cột cần tạo vào ô Columns Nhập khoảng cách giữa các hàng vào ô Rows offset Nhập khoảng cách giữa các cột vào ô Columns offset Nhập góc quay của các đối tượng vào ô Angle of array Nhấp chuột vào nút Select object để chọn đối tượng cần sao chép, sau đó nhấp phím Enter Nếu ta muốn sắp xếp các đối tượng chung quanh tâm (hình 6.44) Trên hộp thoại Array ta chọn nút Polar array. Nhập số bản cần sao chép vào ô Total number of items Nhập góc giữa các bản sao chép Nhấp chuột vào nút Select object để chọn đối tượng cần sao chép, sau đó nhấp phím Enter Nhập tạo độ X, Y của tâm mà các bản sẽ phân bố trên đường tròn có đó là tâm, hay dùng chuột để xác định tâm, sau đó nhấn phím Enter Hình 6.44 15. Phá vỡ đối tượng phức (lệnh Explode) Lệnh Explode cho phép ta phá vỡ các đối tượng phức thành các đối tượng đơn. Các đối tượng phức có thể phá vỡ được như Rectang, Polyline, Bhatch.... Để gọi lệnh Explode, ta có thể thực hiện bằng một trong các cách sau Vào Modify, từ menu sổ xuống ta chọn Explode (hình 6.45) Kích vào nút Explode trên thanh công cụ modify (hình 6.46) Comand: X ¿ - Hình 6.45 - - Hình 6.46 – Sau khi gọi lệnh Explode, sẽ xuất hiện dòng nhắc: Select object: Xác định các đối tượng cần thực hiện Explode, sau đó nhấn phím Enter để kết thúc lệnh Bài 7 HIỆU CHỈNH BẰNG GRIPS I. CÁC BIẾN ĐIỀU KHIỂN GRIPS Tên biến Lựa chọn trên hộp thoại Mặc định Ý nghĩa GRIPS Enable Grips 1(ON) Điều khiển hiệu chỉnh bằng GRIPS GRIPBLOCK Enable Grips Within Blocks 0 (OFF) Nếu bằng 0 chỉ xuất hiện dấu Grips tại điểm chèn Block, nếu bằng 1 thì tất cả các đối tượng của Block đều xuất hiện các dấu Grips GRIPCILOR Unselected Grip Color 5 (BLUE) Màu của WARM và COLD GRIPS GRIPHOT Selected Grip Color 1 (RED) Màu của HOT GRIPS GRIPSIZE Grip Size 3 Kích thước ô vuông GRIPS II. CHỌN ĐỐI TƯỢNG ĐỂ HIỆU CHỈNH BẰNG GRIPS Ta chọn các đối tượng bằng phím chọn, khung cửa sổ bao (WINDOW) hoặc khung cửa sổ cắt (Crossing Window). Các dấu Grips chỉ xuất hiện khi chọn các đối tượng tại dòng “command”, có nghĩa là lúc đã thoát ra khỏi tất cả các lệnh của AutoCAD. Khi đó dấu GRIPS (ô vuông có màu Blue) xuất hiện tại các điểm đặc biệt của đối tượng (điểm có thể truy bắt – hình 7.1) và đối tượng được chọn trở thành dạng đường đứt. III. CÁC TRẠNG THÁI GRIPS (COLD, WARM VÀ HOT) Grips có 3 trạng thái: WARM, HOT và COLD. Để thoát khỏi chế độ hiệu chỉnh bằng Grips ta nhấn hai lần phím ESC. Trạng thái WARM: Đầu tiên khi chọn đối tượng xuất hiện các ô vuông (màu mặc định là blue) gọi là Grips và các đối tượng được chọn có dạng đường HIDDEN (hình 7.2a) Trạng thái COLD: Các đối tượng đang ở trạng thái WARM nếu ta chọn lại đối tượng này bằng cách đồng thời nhấp phím Shift và phím trái của chuột thì các đối tượng trở lại đường liên tục (hình 7.2b). Các ô vuông Grips vẫn còn. Tại trạng thái này có thể truy bắt đến các ô vuông Grips. Trạng thái HOT: Khi đối tượng đạng ở trạng thái WARM nếu ta chọn một Grips nào đó thì xuất hiện ô màu đỏ (màu mặc định)(hình 7.2c). Grips này trở thành Base point trong các lệnh hiệu chỉnh, có thể chọn nhiều Grips là HOT nếu sử dụng đồng thời phím Shift và phím chọn của chuột. IV. CÁC PHƯƠNG THỨC HIỆU CHỈNH GRIPS Khi grips đang ở trạng thái HOT thì tại dòng nhắc xuất hiện một trong những phương thức hiệu chỉnh: STETCH, MOVE, ROTATION, SCALE và MIRROR. Để lần lượt chuiyển đổi giữa những phương thức này ta nhấp phím ENTER hoặc SPACE BAR. 1. Phương thức STRETCH Sử dụng để kéo (giãn, co) và di chuyển các đối tượng, tương tự như lệnh Stretch (bài 6). Comamand: (Chọn đối tượng cần STRETCH sau đó chọn HOT GRIPS) **STRETCH** (hình 7.3) SPecify stretch point or [Base point/ Copy/ Undo/ eXit] Đối với đường thẳng và cung tròn nếu ta chọn điểm HOT GRIPS là điểm cuối thì ta kéo điểm đó đến vị trí khác, nếu ta chọn điểm giữa thì sẽ di chuyển đối tượng (hình 7.3a, b) Đối với đường tròn nếu ta chọn điểm HOT GRIPS là điểm 1/4 đường tròn thì ta thay đổi bản kính đường tròn. Nếu chọn tâm là HOT GRIPS thì ta di chuyển đường tròn sang vị trí khác (hình 7.3c) Ta có thể chọn nhiều điểm HOT GRIPS để STRETCH theo trình tự sau: Chọn đối tượng (hình 7.4a) Giữ phím Shift và chọn các GRIPS cần hiều chỉnh (hình 7.4b) Thả phím Shift, chọn điểm Base point và kéo dãn đến điểm cần thiết. Ví dụ hình 7.4 ta kéo xuống dưới. 2. Phương thức MOVE Sử dụng để di chuyển các đối tượng GRIPS, tương tự lệnh MOVE (bài 6) Command: (Chọn đối tượng cần MOVE, sau đó chọn HOT GRIPS) ** MOVE** (hình 7.5) 3. Phương thức ROTATE Sử dụng để quay các đối tượng, tương tự lệnh ROTATE (bài 6). Ví dụ trên hình 7.6 4. Phương thức SCALE Sử dụng để thay đổi tỷ lệ các đối tượng, tương tự như lệnh SCALE (bài 6). Ví dụ trên hình 7.7 ta thay đổi tỷ lệ của hình chữ nhật với cạnh đáy sau khi thay đổi tỷ lệ sẽ bằng đường chéo trước khi thay đổi tỷ lệ. 5. Phương thức MIRROR Sử dụng để thực hiện phép đối xứng các đối tượng qua trục (hình 7.8), tương đương với lệnh MIRROR (bài 6) Đầu tiên ta chọn các đối tượng cần lấy đối xứng, sau đó chọn điểm 1 làm HOT GRIPS và nhấn ENTER đến phương thức MIRROR. ** MIRROR ** Specify second point or [Base point/Copy/ Undo/ eXit]: C ¿ ** MIRROR (multiple) ** Specify second point or [Base point/Copy/ Undo/ eXit]: (bắt điểm 2) ** MIRROR (multiple) ** Specify second point or [Base point/Copy/ Undo/ eXit]: ¿ Bài 8 QUAN SÁT BẢN VẼ Thu và phóng màn hình (lệnh Zoom) Lệnh Zoom dùng để phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh các đối tượng trên khung nhìn (Viewport) hiện hành. Lệnh này không làm thay đổi kích thước các đối tượng mà chỉ thay đổi sự hiển thị của các đối tượng trên màn hình. Để gọi lệnh Zoom, ta có thể thực hiện bằng một trong các cách sau: Vào View, từ menu sổ xuống ta chọn Zoom.... (hình 8.1) Kích vào nút thích ứng trên thanh công cụ View (hình 8.2) Comand: Z ¿ - Hình 8.1 - - Hình 8.2 - * Các lựa chọn Realtime Realtime là lựa chọn mặc định của lệnh Zoom. Sau khi thực hiện lệnh Zoom và ấn phím Enter sẽ thực hiện lựa chọn này. Thoát khỏi Realtime bằng cách ấn phím ESC All Khi chọn lựa chọn này, AutoCAD sẽ tạo lại toàn bộ màn hình và phóng để hiển thị toàn bộ bản vẽ trên màn hình Center Khi chọn lựa chọn này, AutoCAD sẽ phóng to màn hình quanh một tâm điểm và với chiều cao cửa sổ Dynamic Hiện lên hình ảnh trong khung cửa sổ mà ta có thể thay đổi vị trí và kích thước. Đầu tiên khi thực hiện lựa chọn này xuất hiện khung hình chữ nhật có dấu X ở giữa cho phép ta di chuyển vị trí của khung cửa sổ. Muốn chuyển sang chế độ thay đổi độ lớn của khung cửa sổ (hoặc ngược lại) ta nhấp phím chọn (phím trái) của chuột, khi đó sẽ xuất hiện hình mũi tên ngay cạnh phải của khung. Tiếp tục di chuyển vị trí và thay đổi kích thước của khung cửa sổ đến muốn phóng hình ảnh trong khung cửa sổ này lên toàn hình , ta chỉ cần nhấn phím Enter Window Phóng ta lên màn hình phần hình ảnh xác định bởi khung cửa sổ hình chữ nhật bằng cách xác định hai điểm Extents Phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh các đối tượng bản vẽ đến khả năng lớn nhất có thể, toàn bộ đối tượng sẽ hiện trên màn hình Previous Phục hồi hình ảnh của lệnh Zoom trước đó Scale Nhập tỷ lệ để hiện lên hình ảnh mong muốn. Giá trị 0.5; 1; 2....có nghĩa là thu nhỏ hay phóng to 0.5; 1; 2.... lần so với hình ảnh theo giới hạn bản vẽ. Giá trị 0.5X; 1X; 2X....có nghĩa là thu nhỏ và phóng to theo 0.5; 1; 2....so với hình ảnh hiện hành In Phóng to hình ảnh hiện hành lên 2 lần (Zoom 2X) Out Thu nhỏ hình ảnh hiện hành xuống 2 lần (Zoom 0.5X) 2. Di chuyển màn hình (lệnh Pan) Lệnh Pan cho phép di chuyển vị trí bản vẽ so với màn hình để quan sát các phần cần thiết của bản vẽ mà không làm thay đổi độ lớn hành ảnh của bản vẽ Để gọi lệnh Pan, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau: - Vào View, từ menu sổ xuống ta chọn Pan..... (hình 8.3) - Kích vào các nút thích ứng trên thanh công cụ View (hình 8.4) - Comand: P ¿ - Hình 8.3 - - Hình 8.4 - * Các lựa chọn Realtime Realtime là lựa chọn mặc định của lệnh Pan. Trong AutoCAD 2004, khi thực hiện lệnh Pan sẽ xuất hiện Hand cursor có dạng bàn tay, khi đó ta nhấp phím trái của chuột và kéo đến vị trí bất kỳ thì bản vẽ hiện hành sẽ kéo theo cursor này. Khi ta nhả nút trái chuột thì lệnh Pan sẽ không được thực hiện đến khi ta dời cursor đến vị trí khác và nhấp phím trái để tiếp tục lệnh Pan Left Quan sát được nửa trái của khung cửa sổ hiện hành Right Quan sát được nửa phải của khung cửa sổ hiện hành Up Quan sát được nửa trên của khung cửa sổ hiện hành Down Quan sát được nửa dưới của khung cửa sổ hiện hành Point Quan sat được hình vẽ trong hai điểm mà ta xác định sau khi gọi Pan/point từ View 3. Ghi các phần bản vẽ hiện hành trên màn hình (lệnh View) Dùng lệnh View để ghi lại các phần bản vẽ hiện hành trên màn hình đồ họa, các phần hình ảnh này được đặt tên. Khi cần thiết ta sẽ gọi lại các hình ảnh này Để gọi lệnh View, ta thực hiện như sau: Comand: V ¿ Sau khi gọi lệnh View, sẽ xuất hiện hộp thoại View (hình 8.5) - Hình 8.5 - Trên hộp thoại View có hai trang New view và Orthographic & Isometric view - Trên trang New view dùng để tạo các view mới (hình 8.5). Khi đó nếu ta chọn nút New...thì sẽ xuất hiện hộp thoại New view (hình 8.6). Nhập tên vào ô soạn thảo New view - Trên trang New view và Orthographic & Isometric view dùng để tạo các hình ảnh của hình chiếu vuông góc và trục đo (hình 8.7) - Hình 8.6 - - Hình 8.7 - Bài 9 VIẾT CHỮ TRÊN BẢN VẼ I. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ VIẾT CHỮ TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT II. TẠO KIỂU CHỮ (LỆNH STYLE) Lệnh Style cho ta các kiểu chữ được cấu tạo từ các font chữ có sắn trong AutoCAD và định các thông số liên quan đến cấu hình của chữ Để gọi lệnh Style, ta có thể thực hiện bằng một trong các cách sau: - Vào Format, từ menu sổ xuống ta chọn Text style.... (hình 9.1) - Kích vào nút Text style trên thanh công cụ Text (hình 9.2) - Comand: ST ¿ - Hình 9.1 - - Hình 9.2 - Sau khi gọi lệnh Style, sẽ xuất hiện hộp thoại Text style (hình 9.3) - Hình 9.3 - * Tạo kiểu chữ trên hộp thoại Text style theo trình tự sau: - Chọn nút New...sẽ xuất hiện hộp thoại New text style (hình 9.4). Trong ô soạn thảo Style name ta nhập kiểu chữ mới (ví dụ TCVN15) và nhấn nút OK Hình 9.4 - Chọn Font chữ. Ta chọn font là Vnarial (hình 9.3) - Chiều cao của chữ nhập vào ô Height. Các nút Upside down (dòng chữ đối xứng theo phương ngang), Backwards (dòng chữ đối xứng theo phương thẳng đứng), Width factor (hệ số chiều rộng chữ), Oblique angle (độ nghiêng của chữ) - Ta xem kiểu chữ vừa tạo tại ô Preview. Có thể thay đổi tên và xoá kiểu chữ bằng các nút Rename và Delete - Sau khi tạo một kiểu chữ ta nhấn nút Apply để tạo kiểu chữ khác. Muốn kết thúc lệnh ta nhấn nút Close III. VIẾT CHỮ VÀO BẢN VẼ 1. Viết chữ dạng đơn dòng (lệnh Dtext) Lệnh Dtext cho phép ta nhập chữ vào bản vẽ dưới dạng từng dòng một (đơn dòng). Để gọi lệnh Dtext, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau: - Vào Draw, từ menu sổ xuống ta chọn Text/ Single line text (hình 9.5) - Kích vào nút Single line text trên thanh công cụ Text (hình 9.6) - Comand: DT ¿ - Hình 9.6- - Hình 9.5- Sau khi gọi lệnh Dtext, sẽ xuất hiện dòng nhắc: Specify start point of text or [Justify/ Style]: Chọn điểm canh lề trái của bắt đầu dòng chữ Specify height : Nhập chiều cao dòng chữ Specify rotation angle of text : Nhập độ nghiêng của dòng chữ Enter text: Nhập dòng chữ cần viết lên bản vẽ kỹ thuật Sau khi nhập xong một dòng, nếu muốn nhập tiếp dòng khác thì nhấn nút Enter một lần và nhập tiếp. Còn nếu muốn kết thúc lệnh thì nhấn phím Enter hai lần 2. Viết chữ dạng đa dòng (lệnh Mtext) Lệnh Mtext cho phép ta nhập chữ vào bản vẽ với số dòng bất kỳ (văn bản). Để gọi lệnh Mtext, ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau: - Vào Draw, từ menu sổ xuống ta chọn Text/ Multiline text (hình 9.7) - Kích vào nút Multiline text trên thanh công cụ Text (hình 9.8) - Comand: T ¿ hoặc MT ¿ Hình 9.7 Hình 9.8 Sau khi gọi lệnh Mtext, sẽ xuất hiện dòng nhắc: Specify first corner: Xác định điêm gốc thứ nhất của đoạn văn bản Specify oppsite corner or [Height/ Justify/ Line spacing/ Rotation/ Style/ Width]: Xác định điểm gốc đối diện của đoạn văn bản hay chọn các lựa chọn cho văn bản. Sau đó xuất hiện hộp thoại Text formatting (hình 9.9), trên hộp thoại này ta nhập văn bản như các phần mềm văn bản khác Hình 9.9 Sau khi nhập xong đoạn văn bản, để kết thúc lệnh ta nhấn nút OK, hay có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + Enter và sau đó ấn ESC IV. HIỆU CHỈNH CHỮ (LỆNH DDEDIT) Lệnh Ddedit cho phép ta thay đổi nội dung dòng chữ và các định nghĩa thuộc tính (Attribute definitions) Để gọi lệnh Ddedit, ta có thể thực hiện bằng một trong các cách sau: - Kích vào nút Edit text trên thanh công cụ Text (hình 9.10) - Nhấp đúp chuột (double click) chuột vào dòng chữ cần hiệu chỉnh - comand: ED ¿ Hình 9.10 Sau khi gọi lệnh Ddedit, sẽ xuất hiện hộp thoại Edit text với dòng chữ cần thay đổi nội dung trong hộp thoại đó (hình 9.11) (nếu đối tượng được tạo bởi Dtext) Hình 9.11 Nếu đối tượng được tạo bởi Mtext, thì sau khi gọi lệnh Ddedit sẽ xuất hiện hộp thoại Text Formatting như hình 9.9. Sau khi thay đổi nội dung dòng chữ ta nhấn phím Enter để kết thúc lệnh (với đối tượng tạo bằng Dtext) và nhấn OK hay tổ hợp phím Ctrl + Enter (với đối tượng tạo bằng Mtext) Bài 10 KÝ HIỆU VẬT LIỆU TRÊN MẶT CẮT I. ĐỊNH NGHĨA MẶT CẮT, CÁC BƯỚC VẼ MỘT MẶT CẮT 1. Định nghĩa mặt cắt Mặt cắt (Hatch object) là một đối tượng của AutoCAD, do đó ta có thể thực hiện các lệnh hiệu chỉnh (như Erase, Move, Copy, Mirror...) với các đối tượng này. Để vẽ ký hiệu mặt cắt ta sử dụn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_autocad2004_2d_4675.doc