- Phương pháp giám định bằng giác quan là dùng mắt để quan sát, dùng tay để sờ nắn những bộ phận trên cơ thể vật nuôi.
VD: muốn giám định trâu cày, người ta dắt trâu để xem bước đi, dáng điệu khi nghe hiệu lệnh, phát hiện những sai phạm trên cơ thể. Hay muốn giám định bò sữa, người ta quan sát nửa phần thân phía sau: hai chân sau thẳng choãi ra; bầu bú to, đều nhau; núm vú dài tương đối, đều cách xa nhau; tĩnh mạch nổi rõ; khi dùng ngón tay ấn vào đầu vú thấy vết lõm mất đi từ từ là giống tốt.
Ưu điểm: đây là phương pháp đơn giản, làm nhanh, đỡ tốn kém, kịp thời (vì dùng mắt, tay có thể nhận xét trực tiếp các chi tiết của ngoại hình để đánh giá tổng quát của cơ thể con vật).
Nhược điểm: chỉ là định tính và yêu cầu có kinh nghiệm.
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7492 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chọn giống vật nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống lợn kiêm dụng thịt-mỡ như lợn Cornwall;
+ Giống gà kiêm dụng trứng-thịt Rhode Island...
1.2.3 Căn cứ vào nguồn gốc
Căn cứ vào nguồn gốc các giống vật nuôi được chia làm 2 nhóm sau:
v Giống địa phương: Là các giống có nguồn gốc tại địa phương, được hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế xã hội, tự nhiên của địa phương. Chẳng hạn, lợn Móng Cái, bò vàng, vịt Cỏ là các giống địa phương của nước ta.
+ Đặc điểm của các giống địa phương: Các giống địa phương có khả năng thích ứng cao với điều kiện và tập quán chăn nuôi của địa phương, sức chống bệnh tốt, song năng suất thường bị hạn chế.
v Giống nhập: Là các giống có nguồn gốc từ vùng khác hoặc nước khác.
VD: Lợn Yorkshire, bò Holstein, vịt Khaki Campbell là các giống nhập nội.
+ Đặc điểm của các giống nhập nội: Các giống nhập nội thường là những giống có năng suất cao hoặc có những đặc điểm tốt nổi bật so với giống địa phương. Tuy nhiên, do nguồn gốc xuất phát ở vùng có điều kiện môi trường khác biệt với nơi nhập vào nuôi, các giống nhập phải thích ứng với điều kiện sống mới. Điều này tuỳ thuộc vào khả năng thích nghi của giống nhập, vào những điều kiện mà con người tạo ra nhằm giúp chúng dễ thích ứng được với điều kiện sống ở nơi ở mới.
2. Đặc điểm của các giống vật nuôi ở nước ta
2.1 Giống bò
Người ta tạo ra các giống bò có hướng sản xuất khác nhau. Bò sữa, bò thịt, bò kiêm dụng, … Do tính năng sản xuất khác nhau nên đã có đặc điểm riêng của từng giống.
2.1.1 Bò ngoại nhập
ư Bò Holstein (bò lông trăng đen, bò Hà Lan)
- Nguồn gốc: Bò có nguồn gốc ở Hà Lan, được nhập vào Việt Nam từ thập kỷ 60 qua con đường Trung Quốc, năm 1970 ta lại tiến hành nhập từ Cu Ba. Bò này được nuôi nhiều ở Mộc Châu, Ba Vì, Hà Nội, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh.
- Đặc điểm ngoại hình: Màu lông đen trắng, tỷ lệ đen trắng không đồng nhất. Đầu thanh nhỏ, trán hẹp, sừng thẳng ngắn, mắt to, bầu vú phát triển.
+ Sản lượng sữa trung bình 4.500kg/305 ngày tiết sữa, tỷ lệ mỡ sữa 4%.
ư Bò nâu Thụy Sĩ (Brouen - Wiss)
- Có nguồn gốc từ Thụy Sĩ.
- Đặc điểm: Lông màu nâu, sừng ngắn, đầu hơi ngắn, có khả năng chịu nóng cao. Thể trọng trung bình 700kg, sản lượng sữa trung bình 4.500kg/305 ngày tiết sữa, tỷ lệ mỡ sữa 4%.
ư Bò Sind (ấn Độ)
- Nguồn gốc: từ ấn Độ.
- Đặc điểm: Lông màu nâu hoặc nâu nhạ; đầu to, ngắn; trán dô; mắt hơi to; sừng ngắn; cổ to có yếm dài đến bụng; có u to cao nên gọi là bò u.
- Là bò kiêm dụng thịt - sữa và cày kéo, chịu nóng tốt nhưng chịu lạnh kém. Sản lượng sữa trung bình 1500 – 2000kg/305 ngày tiết sữa, tỷ lệ mỡ sữa 4%.
2.1.2 Bò nội
ư Bò vàng Việt Nam
- Thuộc loại bò U (Bosindicus) chủ yếu là cày kéo và cho thịt.
- Đặc điểm: Thể vóc nhỏ (200 – 300kg). Màu lông vàng, lông sẫm hoặc trắng nhạt hoặc đen. Có khả năng chịu nóng tốt, chịu lạnh kém, sữa chỉ đủ nuôi con.
- ở mỗi địa phương có giống bò vàng của riêng mình như: Bò Vàng Cao Bằng, bò vàng Lào Cai, thể vóc 180-220kg, bò vàng Nghệ An, bò vàng Thanh Hoá (200-300kg), bò Gia Lai KonTum, bò Đắc Lắc (250-300kg).
ư Bò Lai Sind
- Do tạp giao giữa bò ấn Độ và bò Vàng Việt Nam. Bò Lai Sind có thể vóc lớn hơn (P = 300-500kg) màu lông vàng hoặc thẫm, ngực có yếm nhỏ. Bò kéo cày và cho thịt tốt hơn bò vàng.
2.2 Giống trâu
2.2.1 Trâu Murrah
Nguồn gốc từ ấn Độ, được nhập vào Việt Nam năm 1980, hiện nay đang được nuôi tại sông Bé.
- Đặc điểm:
+ Đặc điểm ngoại hình: toàn thân màu đen bóng, đầu nhỏ, trán to, sừng soắn, vú rất phát triển, da mỏng.
+ Sức sản xuất và khả năng thích nghi: sản lượng sữa 1500 – 2000kg/305 ngày tiết sữa, mỡ sữa 7 – 9%.
Nuôi thích nghi kém với điều kiện khí hậu ở nước ta, sản lượng sữa giảm. Hiện nay sử dụng công thức lai trâu Murrah với trâu Việt Nam mục đích tạo ra giống trâu mới của Việt Nam.
2.2.2 Trâu Việt Nam
Đặc điểm ngoại hình: Trâu toàn thân màu đen, rất ít con màu trắng tầm vóc nhỏ.
- Trâu được chia thành 2 nhóm trâu ngố và trâu ré.
+ Trâu ngố: thể vóc to hơn, có sừng cánh ná, nuôi nhiều ở Tây Bắc.
+ Trâu Việt Nam chủ yếu được nuôi để dùng làm cày kéo và lấy thịt, chúng được nuôi hầu hết ở trong nước.
2.3 Giống lợn
Nói chung lợn đang là loài cung cấp thịt chủ yếu cho nhu cầu của thị trường, vì vậy các giống lợn rất phong phú.
2.3.1 Lơn ngoại nhập
ê Lợn Berkshine (Anh): Lông đen, da đen, có 6 đốm trắng (đầu, 4 chân và đuôi). Thành thục sớm, tỷ lệ nạc thấp.
ê Lợn Đại Bạch (nhập từ Liên Xô)
Toàn thân trắng, tai to, thẳng, mông thẳng.
Là giống kiêm dụng nạc, mỡ.
ê Lợn Large – White (Anh): Ta nhập từ Liên Xô cũ. Giống lợn này toàn thân màu trắng, mõm cong, tai to thẳng, là giống kiêm dụng. Giống có sức sinh sản tốt, có tính chịu đựng cao.
ê Lợn Landrace:
- Có nguồn gốc từ Đan Mạch.
- Toàn thân có màu trắng; tai to cụp xuống; mõm hơi cong; 4 chân hơi nhỏ, thon dài, tỷ lệ nạc cao (51 – 55%)
2.3.2 Lợn nội: rất phong phú
ê Lợn Móng Cái
- Nguồn gốc: Phát sinh từ vùng Móng Cái, Quảng Ninh.
- Được nuôi phổ biến ở miền Bắc.
- Lợn Móng Cái được chia ra làm 3 nhóm chính: Móng Cái xương to, Móng Cái xương nhỡ, Móng Cái xương nhỏ. Ba nhóm này đều có ngoại hình giống nhau là:
+ Có lang đen trắng hình yên ngựa, bụng trắng, 4 chân trắng.
+ Sức sản xuất ngang nhau chỉ khác nhau về tầm vóc.
ê Lợn ỉ
- Nguồn gốc: Hải Hậu, Nam Định.
- Có tốc độ tăng trưởng chậm, năng suất thấp, nuôi 6 tháng tuổi chỉ đạt 40 – 50kg
ê Lợn Mường Khương: có nguồn gốc từ Lào Cai.
2.4 Các giống gia cầm
Rất phong phú vì ngành chăn nuôi gia cầm phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. Phát triển mạnh nhất là các giống gà công nghiệp đã cho năng suất trứng và thịt cao.
ĩ Các giống gà
* Các giống gà nhập nội
+ Có nhiều giống gà chuyên sản xuất trứng như: gà Leghorn, gà Movaria, năng suất trứng từ 250 – 280quả/năm; gà Lohmann Brown cho năng suất trứng 285 – 295quả/năm; gà Hyline Brown đạt năng suất 260 – 270quả/năm; …
+ Các giống gà kiêm dụng trứng thịt như: giống gà Plymounth – Island (Mỹ) đặc điểm gà có lông màu trắng; Lương Phượng (Trung Quốc); Sasso (Pháp); Kabir (Israel); …
+ Các giống gà chuyên thịt như Hybrro: có màu lông trắng, tăng trọng nhanh, đạt 2.3kg ở 49 ngày tuổi, thịt thơm. Được nuôi phổ biến ở nước ta với nhiều dạng nhưng điển hình là ở dòng V1, V2, V3.
* Các giống gà địa phương:
- Các giống gà địa phương cũng rất phong phú, chúng có đặc điểm là năng suất thịt và trứng rất thấp. Gà còn mang đặc tính hoang dã nhiều như tự ấp và nuôi con, tự kiếm ăn trong thiên nhiên.
- Các giốn phổ biến là: gà Ri, gà Pha, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mán, gà H’Mông, gà ác, gà đen, gà Văn Phú, gà Tre, gà Rốt Ri, gà chọi, …
ĩ Các giống vịt
* Các giống vịt nội: vịt Cỏ (chiếm một tỷ trọng cao trong tổng đàn vịt của cả nước), vịt Kỳ Lừa (nguồn gốc từ Kỳ Lừa – Lạng Sơn, số lượng thuần chủng còn lại không nhiều), Vịt Bầu (nguồn gốc từ chợ Bến – Hoà Bình).
* Các giống vịt nhập nội: vịt chạy ấn Độ (có vai trò quan trọng trong việc tạo ra giống vịt siêu trứng hiện nay), vịt Kaki Camben (vịt hướng trứng, nguồn gốc từ Anh, được chọn lọc và cải lương ở Hà Lan), vịt Triết Giang (vịt siêu trứng), vịt Bắc Kinh (vịt hướng thịt), vịt Anh Đào (nguồn gốc từ Anh, vịt hướng thịt), vịt Bầu cánh trắng hay còn gọi là vịt Khoang (xuất xứ từ Trung Quốc)
ĩ Các giống gia cầm khác như: ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, chim bồ câu, đà điểu, …
Chương 3: ngoại hình thể chất vật nuôi
1. Ngoại hình
1.1 Khái niệm
Ngoại hình là hình dáng bên ngoài có liên quan đến thể chất, sức khoẻ, cấu tạo, chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của gia súc và là hình dáng đặc trưng của một giống gia súc.
VD: Nhân dân ta đã lưu truyền những kinh nghiệm chọn giống gia súc qua đặc điểm ngoại hình như:
+ Chọn lợn: “đực rộng hầu, nái bầu tròn”
+ Chọn trâu: “Sừng cánh ná, da bình vôi”
“tai lá mít, đít lồng bàn”
Tronh đó:
+ Sức khoẻ của con vật là biểu hiện của quá trình hoạt động bình thường của các bộ phận trong cơ thể (khác với sức kéo).
+ Hình dáng bên ngoài: con người có thể nhận biết qua thị giác và súc giác. Hình dáng bao gồm:
- Hình dáng toàn thể.
- Hình dáng của từng cơ quan, bộ phận biểu hiện ra bên ngoài mà các biểu hiện hình dáng đó là cao, thấp; to, nhỏ; gày, béo; lông dày, thưa; …
+ Thể chất và khả năng sản xuất (học trong chương 5: sức sản xuất của gia súc)
Các yếu tố trên quan hệ chặt chẽ với nhau, giữa các cơ quan với nhau, giữa các phần cơ quan với nhau (do cơ thể là một khối thống nhất). Mỗi cơ quan bộ phận đảm nhận một chức năng riêng nhưng đều thống nhất ở một điểm là đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Ngoại hình là biểu hiện bên ngoài của sức khoẻ, thể chất và hướng sản xuất của con vật, mà các đặc tính này là khác nhau ở các phẩm giống nên ngoại hình cũng đặc trưng cho phẩm giống và di truyền được cho đời sau.
Như vậy, thông qua ngoại hình người ta có thể biết được tình trạng sức khoẻ, biết được thể chất của gia súc cũng như sức sản xuất của nó. Từ đó có thể biết được phẩm giống của con vật. Điều này rất quan trọng trong công tác chọn lọc.
1.2 Đặc điểm ngoại hình nật nuôi theo hướng sản xuất khác nhau
Các loại gia súc có hướng sản xuất khác nhau thì có ngoại hình khác nhau. Cụ thể:
1.2.1 Gia súc lấy thịt
Thân hình nở nang: toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn rộng, cổ ngắn thô (xương nhỏ, tỷ lệ thịt cao). Vai rộng đầy đặn, vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng. Mộng rộng chắc, đùi nở nang (cơ săn chắc). Chân ngắn, da mềm mỏng, lớp mỡ dưới da phát triển, hệ thống xương sườn hình thẳng đứng tạo với trục xương một góc < 90˚.
VD: giống bò hướng thịt BBB nổi tiếng của Hà Lan là giống có ngoại hình điển hình của gia súc hướng thịt.
1.2.2 Gia súc cho sữa
Thường thân hình có hình nêm: phần thân phía sau phát triển hơn phần thân phía trước (có bầu vú và cơ quan sinh sản). Bầu vú to hình bát úp (bể sữa lớn và nang tuyến phát triển), núm vú tròn cách đều nhau (dễ vắt sữa và cơ giới hoá), tĩnh mạch vú nổi rõ đàn hồi. Phần thân trước hẹp. Đầu thanh cổ dài, sống vai nhọn, ngực sâu dài, hệ thống xương sườn cách xa nhau, giữa xương sống và xương sườn tạo thành một góc > 90˚. Lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng, mỡ dưới da ít phát triển.
VD: bò Holstein là giống có ngoại hình điển hình của gia súc hưởng sữa.
1.2.3 Gia súc cày kéo
Xương cứng khoẻ, bắp thịt rắn chắc, da dày, lông thô, đầu nặng, cổ chắc, ngực sâu vai dày, 4 chân khoẻ, mông nở, cơ phát triển.
1.2.4 Gia súc lấy lông
Chủ yếu là Cừu, xương cứng cáp, da và lớp mỡ dưới da phát triển vừa phải. Đầu rộng, dưới cổ thưởng có 3 – 4 nếp nhăn tạo thành yếm dưới ngực. Trán có nhiều nếp nhăn.
1.2.5 Gia cầm
Đối với gia cầm ngoại hình thường phân theo hai hướng: hướng cho trứng và hướng cho thịt.
@ Ngoại hình của gia cầm hướng trứng: Đầu nhỏ, mình thon, phần phía sau rất phát triển, háng rộng, niêm mạc hậu môn hồng, mềm, ướt.
@ Ngoại hình của gia cầm hướng thịt: Đầu to; mình to; cơ dài; cơ lườn, cơ ức, cơ lưng, cơ đùi phát triển, dáng đi chậm chạp.
2. Thể chất
2.1 Khái niệm
Khi đánh giá đến gia súc người ta không chỉ chú ý đến ngoại hình mà còn phải chú trọng đến thể chất. Tuy ngoại hình biểu hiện ra bên ngoài thống nhất với thể chất bên trong nhưng qua ngoại hình không thể biết rõ được điều kiện sức khoẻ đầy đủ, sức sốn, sức đề kháng, sức sinh sản, tính thích ứng của gia súc. Vì vậy việc đánh giá ngoại hình phải được bổ xung bằng việc đánh giá thể chất.
Thể chất được biểu hiện bằng các yếu tố bên trong cơ thể. Nó được đặc trưng cho tính thích nghi, tính thống nhất chức năng hoạt động của các cơ quan bộ phận thông qua tính di truyền của giống loài. Nó biểu hiện bên ngoài qua sức khoẻ, ngoại hình, tính năng sản xuất của vật nuôi và có thể di tuyền cho đời sau.
Đặc điểm của thể chất:
- Thể chất và ngoại hình thống nhất với nhau như phạm trù nội dung và hình thức.
- Thể chất cũng đặc trưng cho phẩm giống nên di truyền được cho đời sau.
- Thể chất phản ánh các yếu tố sinh vật học của con vật: hình thái, sinh lý, sinh sản, … cuối cùng là thuộc tính trao đổi chất và tái tạo.
2.2 Phân loại thể chất
2.2.1 Theo cách phân loại của P.N Cu . Lê . Sốp
Ông đã phân chia thể chất ra làm 4 loại:
J Thể chất Thô: Da, xương, cơ phát triển mạnh, mỡ ít phát triển. Gia súc loại này thường được sử dụng để làm việc (cày, kéo) như: trâu, bò, ngựa hoặc để lấy lông thô như dê, cừu.
J Thể chất thanh: Da mỏng, xương nhỏ, chân to, đầu thanh. Gia súc loại này là bò sữa cao sản, ngựa đua, gà đẻ trứng.
J Thể chất săn: Da thịt săn, rắn trắc, lớp mỡ ít phát triển, hình dáng có gốc cạnh. Gia súc loại này dùng để làm việc: ngựa kéo, …
J Thể chất sổi: Trái với 3 loại nói trên, loại thể chất này biểu hiện lớp mỡ dày, da nhão, thịt khồn rắn, xương khồn chắc.
VD: Lợn nuôi lấy thịt và mỡ, bò thịt.
Tuy nhiên trong thực tế chăn nuôi ít gặp các loại gia súc thuần tuý chỉ thuộc một loại thể chất mà thường ở dạng phối hợp như: Thô săn, thô sổi, thanh săn, thanh sổi.
ỉ Loại thô săn: thường là loại gia súc làm việc có thân hình vạm vỡ, cổ gân nổi rõ; đầu, trán to; xương nặng nề; lông thô; lớp mỡ dưới da mỏng.
VD: trâu cày, kéo.
ỉ Loại thô sổi: Là loại gia súc xương to, da dày, thịt nhão, dáng nặng nề, con vật không tinh nhanh, trao đổi chất kém. Loại thể chất này không có lợi.
ỉ Loại thanh săn: Gia súc thuộc loại này có xương nhỏ nhưng chắc, cơ rắn, lớp mỡ dưới da mỏng, khả năng trao đổi chất dồi dào, thần kinh linh hoạt.
VD: Ngựa đua, bò sữa cao sản, lợn hướng nạc, cừu lông mịn.
ỉ Loại thể chất thanh sổi: biểu hiện da mỏng, mỡ dày, thịt nhiều nhưng nhão, đầu nhẹ, tính tình trầm tĩnh, thần kinh không nhạy bén.
VD: gia súc nuôi béo lấy thịt, lấy mỡ như lợn ỉ, lợn Móng Cái, bò thịt, …
*) Ngoài ra còn có các cách phân loại khác như: phân loại thể chất thành hai loại hình là loại hình hô hấp và loại hình tiêu hóa; hoặc cách phân loại của I.P. Páplốp chia thể chất làm 4 loại: buồn bã, nóng nảy, linh hoạt, bình thản.
3. Phương pháp dám định ngoại hình thể chất của vật nuôi
3.1 Nguyên tắc giám định
Phải nắm vững cơ năng sinh lý với ngoại cảnh, tức là xem cơ thể là một khối thống nhất của nhiều cơ quan bộ phận.
- Cần nhận xét từng bộ phận một trên cơ thể nhất là những bộ phận có liên quan trực tiếp đến tính sản xuất của con vật, sau đó nhận xét toàn bộ cơ thể gia súc về mặt cân đối, về sức khoẻ, về giá trị sử dụng. Chỉ có đi từ bộ phận đến tổng hợp như thế mới đánh giá đúng con vật qua ngoại hình.
- Những bộ phận chủ yếu cần nhận xét là đầu, cổ, lồng ngực, lưng, mông, vai, chân trước, chân sau, bụng, ức, cơ quan sinh dục.
- Khi so sánh ngoại hình của con vật với nhau thì phải cùng giống, cùng giới tính, cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
- Khi giám định con vật phải đưa ra nơi sáng sủa, con vật ở tư thế tự nhiên.
3.2 Các phương pháp giam định
3.2.1 Giám định bằng giác quan
- Phương pháp giám định bằng giác quan là dùng mắt để quan sát, dùng tay để sờ nắn những bộ phận trên cơ thể vật nuôi.
VD: muốn giám định trâu cày, người ta dắt trâu để xem bước đi, dáng điệu khi nghe hiệu lệnh, phát hiện những sai phạm trên cơ thể. Hay muốn giám định bò sữa, người ta quan sát nửa phần thân phía sau: hai chân sau thẳng choãi ra; bầu bú to, đều nhau; núm vú dài tương đối, đều cách xa nhau; tĩnh mạch nổi rõ; khi dùng ngón tay ấn vào đầu vú thấy vết lõm mất đi từ từ là giống tốt.
à Ưu điểm: đây là phương pháp đơn giản, làm nhanh, đỡ tốn kém, kịp thời (vì dùng mắt, tay có thể nhận xét trực tiếp các chi tiết của ngoại hình để đánh giá tổng quát của cơ thể con vật).
à Nhược điểm: chỉ là định tính và yêu cầu có kinh nghiệm.
3.2.2 Giám định bằng cách đo các chiều
Phương pháp này dùng các loại thước gậy, thước day, compa để đo các chiều trên cơ thể con vật.
à Ưu điểm: khách quan, trực tiếp, định lượng được và tương đối chính xác.
à Nhược điểm: Khó thực hiện (con vật không đứng yên); khi tính toán làm tròn số liệu thì phải chú ý đến sai số; tốn kém hơn so với phương pháp trên.
Tuỳ theo yêu cầu khảo sát tốc độ sinh trưởng, phát dục của gia súc, số lượng các chiều đo có thể nhiều hay ít (phương pháp đo đã được các chuyên gia người Anh đưa ra sau khi chọn ngựa chiến vào thế kỷ thứ XIX, sau đó là Đức và Thuỵ Sĩ, …).
Nếu chỉ nhận xét về ngoại hình to, nhỏ, cơ thể phát triển có cân đối hay không người ta chỉ đo 2 chiều: vòng ngực và dài thân. Còn nếu đo để xác định và so sánh các bộ phận với nhau và với toàn cơ thể thì người ta có thể đo đến 52 chiều. Thông thường ta đo từ 13 – 18 chiều, hoặc có thể đo 8 chiều. Đối với lợn, đo 7 – 9 chiều, thông thường là đo 5 chiều.
Một số các chiều đo chính:
Cao vây: Từ mặt đất đến sau u vai (thước gậy)
Cao lưng: từ mặt đất đến chỗ thấp nhất của lưng (thường là đốt sống thứ 11).
Cao khum: từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương khum (thước gậy)
Cao xương ngồi: từ mặt đất tới mỏm u ngồi sau cùng (thước gậy).
Dài trán: từ chỏm đến trung điểm của rộng trán lớn nhất (thước compa).
Dài đầu: từ đỉnh chỏm đến mũi (thước compa).
Dài thân chéo: từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến phía sau của u ngồi (thước gậy).
Dài thân: từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến trực giao với đường chiếu của u ngồi sau cùng (thước gậy hoặc thước dây).
Rộng trán lớn nhất: khoảng cách giữa hai đầu ngoài cùng của hai hố mắt (thước compa).
Rộng trán nhỏ nhất: khoảng cách hẹp nhất của trán (thước compa).
Rộng ngực: khoảng cách của hai điểm rộng nhất của phần ngực tiếp giáp sau xương bả vai (thước gậy).
Rộng mông: Khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của khớp ở cối (thước compa).
Rộng hông: khoảng cách ngoài cùng của hai mỏm xương hông (thước compa).
Rộng xương ngồi: khoảng cách giữa hai điểm phía ngoài cùng của u ngồi (thước compa).
Vòng ngực: chu vi quanh vòng ngực tiếp giáp phía sau xương bả vai (thước dây).
Rộng ống: chu vi ở 1/3 phía trên của xương bàn chân phía trước (thước dây).
Sâu ngực: khoảng cách giữa xượng cột sống đến xương ức tạo một mặt phẳng tiếp giáp phía sau của xương bả vai (thước gậy).
Sâu đầu: từ điểm chính giữa của rộng chán lớn nhất đến điểm cong nhất của xương hàm dưới (thước compa).
Cao mỏm hông: từ mặt đất đến điểm chuẩn trên của mỏm hông (thước gậy).
vòng đùi: từ phía trước của khớp đùi chạy đến đường trắng (biên giới giữa hai phần đùi) rồi nhân đôi (thước dây).
*) Chú ý: đo các chiều ở cơ thể lợn cũng tương tự như đo các chiều trên, chỉ khác một vài chiều như:
Dài thân: từ trung điểm đường nối hai gốc tai đi theo đường cong (hay võng) của lưng đến khấu đuôi (thước dây).
Từ các số đo của các chiều đo, có thể so sánh giữa chiều này và chiều kia để xác định mức độ phát triển của cơ thể có cân đối không, hoặc phù hợp cho phương hướng sản xuất nào. Các chiều đo và chỉ số tính toán để so sánh các cá thể hoặc từng nhóm cá thể với nhau.
Một số các chỉ số chiều đo:
Cao võy
Cao võy – sõu ngực
Chỉ số cao chân:
Cao chân =
Cao võy
Dài thân chéo
2. Chỉ số dài thân:
Dài thân = 100
Chỉ số này tăng theo tuổi, ở trâu bò cày kéo, chỉ số này lớn hơn trau bò sinh sản. ở ngựa thồ lớn hơn ngựa cưỡi.
Sâu ngực
Rộng ngực
3. Chỉ số rộng ngực
Rộng ngực = 100
Chỉ số này biến đổi theo tuổi. ở bò sữa, ngựa kéo lớn hơn ngựa cưỡi, trâu cày lớn hơn trâu sinh sản.
Dài thân chéo
vũng ngực
4. Chỉ số thân mình
Thân mình = 100
Chỉ số này biến đổi theo tuổi. Con vật càng gầy thì chỉ số này càng nhỏ.
Cao vây
Cao khum
5. Chỉ số cao sau
Cao sau = 100
Cao vây
Cao hụng
Hoặc Cao sau = 100
Con vật cao chỉ số này lớn. ở bò thịt lớn hơn bò sữa. ở gia súc non chỉ số này cao hơn ở gia súc trưởng thành. Nếu ở gia súc trưởng thành chỉ số này cao thì phần nào nói lên sự phát triển không đều. Gia súc ở vùng đồi núi dốc cũng thường có chỉ số này cao hơn so với gia súc ở các vùng khác .
6. Chỉ số phần mông
Rộng mông
rộng xương ngồi
Phần mông = 100
Chỉ số này thường cao ở gia súc được chọn lọc.
7. Chỉ số xương to
Cao vây
Vũng ống
To xương = 100
Ngựa kéo có chỉ số này to hơn ngựa cưỡi, ở bò thịt lớn hơn bò sữa.
8. Chỉ số rộng trán
Dài đầu
rộng chỏn lớn nhất
Rộng chán = 100
ở bò sữa chỉ số này nhỏ hơn bò thịt. Gia súc càng lớn tuổi chỉ số này càng giảm.
Cao vây
Dài đầu
9. Chỉ số đầu to
To đầu = 100
ở bò sữa chỉ số này lớn hơn bò thịt.
10. Chỉ số khối lượng hoặc to mình
Cao vây
Vũng ngực
Khối lượng = 100
ở ngựa kéo chỉ số này lớn hơn ngựa cưỡi.
Dài thân
Cao thõn
11. Chỉ số chạy nhanh
Chạy nhanh = 100
Chỉ số này thường sử dụng cho ngựa đua, ngựa kéo, bò kéo.
Để xác định khối lượng gia súc (trong điều kiện không có cân) có thể dùng một trong các công thức sau:
Trâu (VN): V = 88,4 (VN)2 DTC (kg)
Bò (VN): V = 89,8 (VN)2 DTC (kg)
Bò Lai sind: V = 90,05 (VN)2 DTC (kg)
Đơn vị đo tính = m.
Công thức của người nước ngoài (theo B.ị. K. pacoma 1983)
10800
(VN)2 DT
Bò VB =
14400
(VN)2 DT
Lợn VL =
(Đơn vị đo: cm2; dụng cụ đo: thước dây; cho phép sai số 5%.
3.2.3 Bằng phương pháp cho điểm theo bảng
Ngưới ta cho điểm các phần của cơ thể con vật cần phải đánh giá vào một bảng mẫu. Với các bộ phận quan trọng thì người ta tăng hệ số cho điểm lên.
Nguyên tắc cho điểm: tổng số điểm (kể cả hệ số) tối đa là 100. Nếu cộng điểm của các bộ phận trên cơ thể vật nuôi càng gần 100 thì ngoại hình càng tốt.
VD: Bảng tính điểm ngoại hình lợn đực Móng Cái:
Các bộ phận cơ thể
Điểm tối đa
Hệ số
Điểm đã nhận
1. Đặc điểm giống, thể chất, lông, da
5
5
25
2. Đầu và cổ
5
1
5
3. Vai và ngực
5
2
10
4. Lưng, sườn và bụng
5
3
15
5. Mông, đùi sau
5
3
15
6. Bốn chân
5
3
15
7. Vú, bộ phận sinh dục
5
3
15
Cộng
20
100
Căn cứ vào điểm đánh giá được đối với con vật mà ngươoì ta xếp cấp.
Đặc cấp: Từ 85 đến 100 điểm.
Cấp 1: Từ 70 đến 84 điểm.
Cấp 2: Từ 60 đến 69 điểm.
Cấp 3: Từ 50 đến 59 điểm.
(Tiêu chuẩn Việt Nam:1466 – 82)
Giả sử lợn đực A đạt số điểm như sau:
Đặc điểm giống, thể chất, lông, da : 4 5 = 20
Đầu và cổ : 5 1 = 5
Vai và ngực : 4 2 = 8
Lưng, sườn và bụng : 5 3 = 15
Mông, đùi sau : 5 3 = 15
Bốn chân : 4 3 = 12
Vú, bộ phận sinh dục : 5 3 = 15
Cộng = 90 điểm
Ngoại hình của con lợn đực A đạt: đặc cấp.
Sau khi xếp cấp các phần (tương tự) thì xếp cấp tổng hợp dựa trên ngoại hình, cấp sinh trưởng và sức sản xuất (ở vật nuôi sinh sản là cấp sinh sản). Khi đánh giá để chọn gia súc dựa trên sự giám định toàn thể (xếp cấp tổng hợp) thí người ta gọi là bình tuyển.
3.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngoại hình thể chất
Ngoại hình thể chất của gia súc phụ thuộc vào hai yếu tố chính là môi trường sinh thái và tính di truyền của tôt tiên.
ẽ Môi trường sinh thái tác động thường xuyên và liên tục đến cơ thể của con vật (nhiệt độ, độ ẩm, kí sinh trùng dịch bệnh, nguồn thức ăn, chất dinh dưỡng, những tác động xung quang của con người và tự nhiên) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hầu hết các quá trình sinh lý của vật nuôi. Như ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá hấp thu, quá trình trao đổi chất, quá trình vận động, chu kỳ động dục, điều kiện trứng chín và rụng, điều kiện thụ thai, chửa đẻ, khả năng tiết sữa, nuôi con, khả năng sinh tinh, tính hăng, … của con vật. ảnh hưởng đến sự tạo ra các hệ xương và hệ cơ, sự tích luỹ mỡ trong cơ thể. Những điều kiện của môi trường sinh thái đã tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hoocmon, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể vật nuôi. Người ta cho rằng, động vật và gia súc ở miền nhiệt đới có tính dục hăng hơn, mắn đẻ, tính chống chịu cao, sự tích luỹ mỡ kém hơn so với động vật và gia súc miền ôn đới.
ẽ Di truyền tổ tiên: Ngoại hình thể vóc cũng như màu sắc lông da được quyết định do sự di truyền của bố mẹ tổ tiên. Con cháu đã mang những gen quyết định ngoại hình thể vóc, màu sắc lông da và loại hình thần kinh của bố mẹ ông bà (h2 = 0,6).
VD: Tổ tiên là loại ngựa đua thì con cháu cũng mang đặc tính của giống ngựa đua: có ngoại hình và thể chất thanh săn, cơ thể gọn nhẹ, tính tình linh hoạt, nhanh nhẹn, tốc độ chạy nhanh, sức khoẻ dẻo dai, chịu đựng tốt, …
Chương 4: sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
Các sinh vật sinh ra và lớn lên ta gọi là tính phát triển. Sinh vật sống biểu hiện tính cảm ứng, tính sinh sản, tính phát triển, tính tạo ra năng lượng, tính hao mòn và chết. Đặc điểm của sinh vật là hấp thu, sử dụng năng lượng của môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo nên cơ thể của mình để có thể lớn lên và phát triển. Đó chính là quá trínhinh trưởng và phát dục.
1. Khái niệm về sinh trưởng của vật nuôi
Qua các kết quả của nhiều nhà nghiên cứu cho thấy: từ khi hình thành phôi đến khi trưởng thành, khối lượng cơ thể vật nuôi tăng lên. Điều này trước tiên là do sự tăng lên về số lượng tế bào, lớn lên về khối lượng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Sự lớn lên đó là do sự tích luỹ các chất hữu cơ trong quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên quá trình lớn lên này còn phụ thuộc vào từng phẩm giống (hay nói cách khác là do tính di truyền quyết định).
VD: ở gia cầm khi hình thành phôi (1 quả trứng) chỉ khoảng 40g. Đến khi nở, gà con có khối lượng khoảng 36g. Đến 49 ngày tuổi: gà thịt Vedelf ISA đạt khoảng 3,3kg, gà broiler đạt khoảng 2,2 – 2,5kg. Tất cả các cơ quan bộ phận đều lớn lên. Sự lớn lên đó là do sự tích luỹ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên ở gà nuôi thịt và gà hướng trứng đạt khối lượng trưung bình ở 49 ngày tuổi là khác n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_giong_vat_nuoi_253.doc