Bài giảng Đại số, giải tích và ứng dụng - Chương 4, Phần 1: Phép tính vi phân hàm một biến - Nguyễn Thị Nhung
Những khái niệm trong mô hình toán kinh tê
9 Biến là một đại lượng mà độ lớn có thể thay đổi, hay là một đại lượng mà có thê nhận nhiều giá trị khác nhau.
9 Biến nội sinh là biến mà giá trị của chúng tìm được từ mô hình.
9 Biến ngoại sinh là biến mà giá trị của chúng được xem là tồn tại bên ngoài mô hình và độ lớn chỉ được xác định khi dữ liệu được cho trước.
9 Hằng số là đại lượng không thay đổi và do đó đối lập với biến.
9 Tham số là đại lượng được giả sử để biểu diễn hằng số cho trước nhưng không được gán một giá trị cụ thê mà có thê nhận bất kì một giá trị nào.
Nhận xét: Biến ngoại sinh là biến độc lập, biến nội sinh là biến phụ thuộc vào tham số và biến ngoại sinh.
® Trạng thái cân bằng là một trạng thái ổn định mà nhóm các biến số trong mô hình đạt được.
® Do trạng thái cân bằng là ôn định nên phân tích cân bằng gọi là phân tích tĩnh.
o So sánh tĩnh là so sánh hai trạng thái cân bằng cũ và mới với nhau và do hai trạng thái cân bằng này là tĩnh nên gọi là so sánh tĩnh.
® Điều kiện cân bằng là phương trình mô tả cho việc đạt được cân bằng. Hai điều kiện cân bằng quen thuộc nhất trong kinh tế là
Qd = Qs (lượng cầu = lượng cung),
và
s = I (tiết kiệm = đầu tư),
lần lượt là cân bằng của mô hình thị trường và cân bằng của thu nhập quốc dân trong trường hợp đơn giản nhất.
® Tìm trạng thái cân bằng trong mô hình là tìm tập các giá trịLằạ^ biến nội sinh thỏa mãn điều kiện cân bằng của mô hình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_dai_so_giai_tich_va_ung_dung_chuong_4_phan_1_phep.pdf