Bài giảng Đáp ứng miễn dịch dịch thể

CẤU TRÚC KHÁNG THỂ DỊCH THỂ

Chuỗi nặng:

Ký hiệu là H (Heavy chain) trọng lượng phân tử từ 50.000-70.000. được chia làm 5 lớp : , , , , . Các chuỗi nặng có tính chất đặc hiệu riêng và quyết định globulin miễn dịch thuộc lớp nào. Tương ứng với mỗi lớp

Chuỗi nặng -globulin Ig G, -globulin Ig A , - globulin Ig M, - globulin Ig D, - globulin Ig E

Có 2 phần:

+ Phần hằng định C cũng có tận cùng COOH.

+ Phần thay đổi V cũng giống vùng thay đổi của chuỗi nhẹ có tận cùng là NH2. Phần này gồm các acid amin trật tự sắp xếp luôn thay đổi.

1. Globulin miễn dịch G –IgG:

chiếm 70-75% tổng số Ig của huyết thanh Nồng độ trung bình 1000 mg/100ml. Căn cứ tính khác biệt kháng nguyên Ig chia làm 4 lớp phụ là IgG1, IgG2, IgG3, IgG4.

- Các lớp của Ig có tính chất sinh học sau:

+ IgG1, IgG2, IgG3 có khả năng hoạt hoá bổ thể.

+ Các phân tử IgG đều có khả năng vận chuyển qua rau thai vào máu thai nhi.

+ IgG là lớp kháng thể chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch thứ phát, nó cũng là lớp globulin miễn dịch độc quyền kháng độc tố.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đáp ứng miễn dịch dịch thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (LYMPHOCYTE B) MỤC TIÊUTRÌNH BÀY ĐƯỢC CẤU TRÚC CỦA GLOBULIN MIỄN DỊCH TRÌNH ĐƯỢC CHỨC NĂNG CỦA GLOBULIN MIỄN DỊCH NỘI DUNGTẾ BÀO LYMPHO B KHÁNG THỂ DỊCH THỂCHỨC NĂNG SINH HỌC CỦA GLOBULIN MIỄN DỊCH NHẬN BIẾT TẾ BÀO T VÀ BCác cơ quan lympho trung ươngCác cơ quan lympho ngoại biênNGUỒN GỐC TẾ BÀO BLympho B có ở gan bào thai và tuỷ xương. Tiền lympho B trưởng thành ngay trong tuỷ xương.ở loài chim lympho B Có ở túi Bursa Fabricius (B)QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA LYMPHO BTế bào lympho B có bề mặt xù xì, nổi gai, đó là các globulin miễn dịch bề mặt viết tắt là SIg Giai đoạn1:Các tế bào gốc chưa có SIg, chỉ có IgM trong bào tương. tiền lympho B phát triển thành lympho B chưa chín (đã có SIgM). lympho B chín với sự xuất hiện kháng thể bề mặt (SIgM và SIgD, SIgG...).Giai đoạn 2: lympho B chín tăng sinh và biệt hoá thành tế bào plasma cần có KN và Th. lympho B chín từ tuỷ xương ra máu ngoại vi, trú ngụ ở vỏ ngoài hạch ngoại vi, tuỷ trắng lách tạo ra các nang lympho. QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA LYMPHO B Giai đoạn 2 (tiếp) Khi có KN các đại thực bào đến các hạch lympho gần nhất mang theo kháng nguyên đã xử lý truyền thông tin cho các lympho B bằng các kháng nguyên chọn lọc và gắn với các lympho B chín có các SIg thích hợp. tế bào B sẽ trải qua quá trình tăng sinh, biệt hoá thành tương bào (tế bào plasma) để sản xuất kháng thể dịch thể có cấu trúc giống SIg mà kháng nguyên đã chọn lọc ái tính cao hơn với kháng nguyên đặc hiệu. một số khác chuyển thành tế bào nhớ (memory B cell)KHÁNG THỂ DỊCH THỂ1. Định nghĩa:globulin miễn dịch (Immuno globulin) là tất cả các protid huyết thanh và nước tiểu có tính kháng nguyên và cấu trúc giống như globulin được ký hiệu là Ig. 2. Cấu trúcCẤU TRÚC MỘT ĐƠN VỊ IgCẤU TRÚC KHÁNG THỂ DỊCH THỂPhân tử globulin miễn dịch; một hay nhiều đơn vị. Mỗi đơn vị là một phân tử protid có 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một: 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ, chúng được nối với nhau bằng những cầu nối Đisulfua.Chuỗi nhẹ: Ký hiệu là L trọng lượng phân tử 23000. chuỗi nhẹ cấu tạo 211-221 acid amin có 2 phần bằng nhau:- Phần hằng định ký hiệu là C có tận cùng là COOH gồm các acid amin tương đối hằng định. - Phần thay đổi ký hiệu V có tận cùng NH2, trật tự các acid amin trong phần này luôn thay đổi. Đặc biệt có những vị trí acid amin cực kỳ thay đổi.Chuỗi nặng: Ký hiệu là H (Heavy chain) trọng lượng phân tử từ 50.000-70.000. được chia làm 5 lớp : , , , , . Các chuỗi nặng có tính chất đặc hiệu riêng và quyết định globulin miễn dịch thuộc lớp nào. Tương ứng với mỗi lớp Chuỗi nặng -globulin Ig G, -globulin Ig A , - globulin Ig M, - globulin Ig D, - globulin Ig E Có 2 phần: + Phần hằng định C cũng có tận cùng COOH.+ Phần thay đổi V cũng giống vùng thay đổi của chuỗi nhẹ có tận cùng là NH2. Phần này gồm các acid amin trật tự sắp xếp luôn thay đổi.CẤU TRÚC KHÁNG THỂ DỊCH THỂ1. Globulin miễn dịch G –IgG:chiếm 70-75% tổng số Ig của huyết thanh Nồng độ trung bình 1000 mg/100ml. Căn cứ tính khác biệt kháng nguyên Ig chia làm 4 lớp phụ là IgG1, IgG2, IgG3, IgG4.- Các lớp của Ig có tính chất sinh học sau:+ IgG1, IgG2, IgG3 có khả năng hoạt hoá bổ thể.+ Các phân tử IgG đều có khả năng vận chuyển qua rau thai vào máu thai nhi.+ IgG là lớp kháng thể chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch thứ phát, nó cũng là lớp globulin miễn dịch độc quyền kháng độc tố.Lớp và dưới lớp của globulin miễn dịch. IgM2. Globulin miễn dịch A-IgA: Có 2 loại IgA đó là IgA huyết thanh và IgA tiết ra ngoài niêm mạc.- IgA huyết thanh chiếm khoảng 15-20% tổng lượng Ig có trong huyết thanh.- IgA tiết có cấu trúc do 2 đơn vị hợp thành nối với nhau bởi chuỗi J. IgA tiết có 2 lớp phụ là IgA1 và IgA2. IgA tiết có trong các dịch tiết như nước bọt, nước mắt, nước mũi, sữa, dịch tiết của đường sinh dục, tiết niệu, ống tiêu hoá. Về chức năng IgA tiết là phương tiện bảo vệ tại chỗ của cơ thể, nó ngăn cản sự xâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể.Lớp và dưới lớp của globulin miễn dịch. IgA3. Globulin miễn dịch M-IgM: IgM chiếm 10% tổng lượng Ig trong huyết thanh, có nồng độ 120 mg/100 ml.- Về cấu trúc IgM do 5 đơn vị cơ bản hợp thành giống hình ngôi sao 5 cánh nối với nhau bởi chuỗi J. - Về chức năng:+ Do có 5 đơn vị hình thành nên IgM có khả năng kết hợp mạnh với các quyết định kháng nguyên và thuận tiện trong việc tạo phản ứng ngưng kết, ngưng tụ.+ IgM có khả năng kết hợp bổ thể mạnh nhất.+ IgM là loại kháng thể xuất hiện đầu tiên khi có kháng nguyên xâm nhập vì vậy nó có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn.Lớp và dưới lớp của globulin miễn dịch.4. Globulin miễn dịch E-IgE:IgE chiếm 0,004% tổng lượng Ig huyết thanh. IgE còn gọi là kháng thể bám tế bào vì có khả năng gắn lên bề mặt tế bào Mast, tế bào ái kiềm. Vì vậy nồng độ IgE trong huyết thanh rất thấp khoảng 0,05 mg/100 ml.Khi IgE kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu sẽ khởi động việc giải phóng các chất hoá học trung gian từ tế bào Mast và tế bào ái kiềm như Histamin, Serotonin... làm giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch gây hiện tượng đỏ, phù nề thường thấy trong những trường hợp dị ứng.5. Globulin miễn dịch D – IgD:IgD chiếm 1% tổng lượng Ig huyết thanh nồng độ 3 mg/100 ml. đến nay chức năng của IgD vẫn chưa xác định. IgD tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn mãn.Lớp và dưới lớp của globulin miễn dịch.IgE bám trên bề mặt tế bào mast và tế bào ái kiềmIgE kết hợp với KN 5. Globulin miễn dịch D – IgD:IgD chiếm 1% tổng lượng Ig huyết thanh nồng độ khoảng 3 mg/100 ml. đến nay chức năng của IgD vẫn chưa xác định rõ. thường thấy IgD tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn mãn.CẤU TRÚC KHÁNG THỂ DỊCH THỂCHỨC NĂNG SINH HỌC CỦA GLOBULIN MIỄN DỊCH1. Chức năng nhận biết kháng nguyên và phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên: Hoạt tính sinh học quan trọng CỦA KT là phản ứng đặc hiệu với KN. KT do KN nào gây ra chỉ kết hợp đặc hiệu với KN ấy. Kết quả của sự kết hợp KN+KT tạo ra mạng lưới ngưng kết, ngưng tụ đối với vi khuẩn, nấmCHỨC NĂNG SINH HỌC CỦA GLOBULIN MIỄN DỊCH2. Các chức năng sinh học thứ phát có hiệu quả.- Hoạt hoá bổ thể: KT kết hợp đặc hiệu với KN hình thành phức hợp KH+KT. Do kết hợp với kháng nguyên đã làm thay đổi cấu hình không gian của phân tử Ig và bộc lộ vị trí kết hợp bổ thể. Khả năng hoạt hoá bổ thể chỉ có ở IgG và IgM. Kết quả nếu KN là tế bào, vi khuẩn thì chúng sẽ bị chọc thủng và dung giải. Bên cạnh đó những sản phẩm sinh ra trong quá trình hoạt hoá bổ thể (C3a, C5a) còn có tác dụng làm tăng tính thấm thành mạch, thu hút bạch cầu, giúp cho quá trình thực bào tốt hơn.CHỨC NĂNG SINH HỌC CỦA GLOBULIN MIỄN DỊCH- Tương tác với các tế bào khác: Phần Fc Ig thuộc một số lớp có khả năng gắn với một số tế bào như:+ IgE, IgG có khả năng gắn lên bề mặt tế bào Mast và bạch cầu kiềm. Khi Fab của Ig kết hợp với KN sẽ hoạt hoá các tế bào này làm các hạt bên trong tế bào phóng thích các hoá chất trung gian như histamin, serotonin làm tăng tính thấm của mao mạch, co cơ trơn, làm cho KT trong máu và các tế bào thực bào dễ dàng lọt qua thành mạch tới nơi có KN xâm nhập.CHỨC NĂNG SINH HỌC CỦA GLOBULIN MIỄN DỊCH+ Các đại thực bào và bạch cầu trung tính cũng có receptor với phần Fc của IgG và IgM. Nếu KN là vi khuẩn đã được phủ bởi IgG và IgM thì chúng dễ bị tế bào thực bào bắt và nuốt. Ngoài ra đại thực bào và tiểu thực bào còn có receptor với bổ thể vì vậy khả năng thực bào sẽ tăng cường nếu phân tử IgG và IgM có gắn bổ thể. Hiện tượng này được gọi là “Opsonin hoá”. Hiện tượng “opsonin hoá”CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM THEO DÕI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_dap_ung_mien_dich_dich_the.ppt
Tài liệu liên quan