Bài giảng Hình thành các mô quanh răng (Nha chu)

Các loại xê măng

1.Có tế bào: nguyên bào xê măng bị vùi trong khuôn xê măng do nó tạo ra (cấu trúc gần giống xương), thành xê măng bào -> có khả năng tiếp tục tạo xê măng trong quá trình tồn tại.

(1) Xê măng sợi hỗn hợp có tế bào: chứa xê măng bào sản phẩm của nó là sợi collagen nội sinh và cả sợi ngoại sinh (Sharpey). Duy trì việc tạo xê măng trong đời sống.

(2) Xê măng sợi nội sinh có tế bào: chứa xê măng bào và collagen. Là sản phẩm đặc hiệu của nguyên bào xê măng. Được tạo thành trong các quá trình hàn gắn: mòn ngót, sửa chữa nứt gãy chân răng

 

pdf20 trang | Chia sẻ: Chử Khang | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 6 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hình thành các mô quanh răng (Nha chu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH THÀNH CÁC MÔ QUANH RĂNG (NHA CHU) NGND, GS BS. Hoàng Tử Hùng tuhung.hoang@gmail.com www.hoangtuhung.com NGUỒN GỐC Mô quanh răng (nha chu) có hai nguồn gốc: 1‐ Liên kết:  Các thành phần xuất phát từ bao răng chính danh: • Xê măng • Dây chằng • Xương ổ răng Thành phần xuất phát từmô liên kết dưới biểu mô: • Bám dính mô liên kết (thuộc nướu) 2‐ Biểu mô: Biểu mô hợp nhất của nguyên bào men sau chế tiết &  tế bào đáy biểu mô miệng Æ Nướu (lợi) www.hoangtuhung.com BAO RĂNG Là một thành phần của mầm răng Bao bọc cơ quan men và nhú răng Bản chất trung mô CHỨC NĂNG: 1. Bảo vệ, giữ ổn định mầm răng và răng 2. Cung cấp mạch máu và thần kinh cho răng và nha chu sau này 3. Biệt hóa thành xêmăng, dây chằng và xương ổ  chính danh www.hoangtuhung.com BAO BIỂU MÔ CHÂN RĂNG HERTWIG, HÌNH THÀNH CHÂN RĂNG Tế bào lớp ngoài  Nhú răng Nguyên bào ngà Chế tiết Khuôn ngà Khoáng hóa Æ Ngà chân răng Biểu mô men lớp trong Thúc đẩy biệt hóa Tách ra Đi về phía bao răng Tế bào bao răng Đi về phía chân răng Biệt hóa thành nguyên bào xê măng (nếu dừng lại ở dây chằng: Biểu mô sót Malssez) 1 2 3 4 www.hoangtuhung.com HÌNH THÀNH XÊ MĂNG Khuôn ngà Khoáng hóa Æ Ngà chân răng Tế bào bao răng Đi về phía chân răng Biệt hóa thành nguyên bào xê măng* TB biểu mô chân răng** Tiết chất vô định hình Khoáng hóa Æ Xêmăng trung gian 1 2 Tách ra Đi về phía bao răng 3 **TB bao biểu mô có 2 chức năng: ‐Thúc đẩy biệt hóa nguyên bào ngà ‐Chế tiết xê măng trung gian (không có collagen) *TB lớp trong bao răng Tiếp xúc xêmăng trung gian,  biệt hóa, tạo xê măngwww.hoangtuhung.com PHÁT SINH XÊ MĂNG 1234 5 6 7 1.Nguyên bào ngà 2.Ngà 3.Xê măng 4.Dây chằng nha chu 5.Màng ngăn bao biểu mô Hertwig 6.Xê măng mới tạo 7.Xê măng bồi đắp www.hoangtuhung.com 12 3 4 5 6 7 8 Sự tạo xê măng và dây chằng nha chu 1.Nguyên bào ngà 2.Ngà 3.Xê măng trung gian 4.Tế bào xê măng 5.Xê măng có tế bào 6.Dây chằng nha chu 7.Nguyên bào xê măng 8.Sợi Sharpey www.hoangtuhung.com ĐẶC ĐiỂM SỰ TẠO XÊ MĂNG Xêmăng: Luôn đắp lên một mô cứng khác Không có mạch máu nuôi dưỡng Nguyên bào xêmăng tiết chất dạng xêmăng (khuôn hữu cơ có collagen và chất căn bản protein polysaccharide)  •Sợi collagen do nguyên bào xêmăng tạo ra là “sợi nội sinh” •Sợi collagen do nguyên bào sợi tạo ra là “sợi ngoại sinh”. Sợi ngoại sinh bám xuyên vào lớp xêmăng gọi là sợi xuyên (sợi Sharpey) www.hoangtuhung.com Các loại xêmăng 1. Có tế bào: nguyên bào xêmăng bị vùi trong khuôn xêmăng do nó tạo ra (cấu trúc gần giống xương), thành xê măng bàoÆcó khả năng tiếp tục tạo xêmăng trong quá trình tồn tại. (1) Xêmăng sợi hỗn hợp có tế bào: chứa xê măng bào sản phẩm của nó là sợi collagen nội sinh và cả sợi ngoại sinh (Sharpey). Duy trì việc tạo xêmăng trong đời sống. (2) Xêmăng sợi nội sinh có tế bào: chứa xêmăng bào và collagen. Là sản phẩm đặc hiệu của nguyên bào xêmăng.  Được tạo thành trong các quá trình hàn gắn: mòn ngót,  sửa chữa nứt gãy chân răngwww.hoangtuhung.com Các loại xê măng 2. Không có tế bào: nguyên bào xê măng rút lui khỏi khuôn xê măng (3) Xêmăng không sợi không tế bào: là khuôn xêmăng, chưa rõ nguồn gốc. Được tạo ra trước khi răng mọc, lợp một vùng bềmặt men vùng cổ. (4)Xêmăng sợi ngoại sinh không tế bào: Ở vùng cổ và vùng giữa chân răng. Sợi ngoại sinh (sợi Sharpey) là sản phẩm của nguyên bào sợi của túi răng. (5) Xêmăng trung gian: ở vùng cổ răng, lợp lên một phần men. Ở giữa ngà và xêmăng sợi hỗn hợp có tế bào hoặc xêmăng sợi ngoại sinh không tế bào. Có tác giả cho đây là một dạng ngà ngoại biên đặc biệtwww.hoangtuhung.com SỰ TẠO THÀNH DÂY CHẰNG NHA CHU DCNC là mô liên kết mềm biệt hóa để giữ răng vào xương ổ Một đầu vuì trong xêmăng, đầu kia bám vào xương ổ  Khi chân răng được thành lập, các tế bào lớp trong cùng của bao răng biệt hóa thành nguyên bào xêmăng và tạo xêmăng;  các tế bào lớp ngoài cùng biệt hóa thành nguyên bào xương và tạo lớp xương ổ chính danh. Đa số tế bào giữa hai lớp biệt hóa thành nguyên bào sợi, tạo các bó sợi collagen của dây chằng nha chu Dây chằng nha chu diễn ra sự tái cấu trúc liên tục trong đời sống, vùng chóp có tốc độ nhanh hơn vùng cổ www.hoangtuhung.com a b c d Trình tự phát triển và sắp xếp các nhóm sợi dây chằng nha chu trong quá trình hình thành chân răng (a-b-c-d) g. Sợi răng nướu;  1. Sợi mào xương ổ; 2. Sợi ngang;  3. Sợi xiênwww.hoangtuhung.com SỰ TẠO THÀNH XƯƠNG Ổ RĂNG Xương ổ bắt đầu phát triển từ phôi tuần thứ 8: Xương hàm phát triển, tạo thành mỏm ổ răng với bản ngoài và bản trong, Æhai máng hình móng ngựa mở về hốc miệng. Xương ổ gồm: 1‐ Xương ổ chính danh: là lá xương đặc chuyên biệt lợp mặt trong ổ răng. Có nguồn gốc từ tế bào lớp ngoài cùng của bao răng, biệt hóa thành nguyên bào xương. Trên phim tia X, là một đường cản quang: “lá cứng”. 2‐ Xương nâng đỡ:  Gồm ‐ Xương đặc là vỏ xương hàm trên và hàm dưới ‐ Xương xốp. www.hoangtuhung.com a b c d Sự phát triển của hốc xương của mầm răng và xương ổ răng cửa dưới .Khi sinh .7 tháng .2,5 tuổi .7 tuổi Xương hàm trên và xương hàm dưới của thai: các hốc xương chứa mầm răng www.hoangtuhung.com a  b Mỏm ổ răng Xương ổ răng:  Xương vách răng Vách chân răng Xương ổ chính danh Bản xương trong Bản xương ngoài Xương xốp Sơ đồ cấu tạo xương ổ răng www.hoangtuhung.com HÌNH THÀNH NƯỚU (LỢI) RĂNG 1‐ Biểu mô: gồm hai loại, có cấu trúc và chức năng khác nhau: ‐ Biểu mô kết nối không sừng hoá,  ‐ Biểu mô nướu miệng sừng hoá và biểu mô khe nướu (cận sừng hóa).  2‐Mô liên kết: gồm ‐ Tế bào, chủ yếu là nguyên bào sợi,  ‐ Sợi mô liên kết: Các bó sợi collagen được sắp xếp theo chiều  hướng chức năng xác định, tạo thành hệ thống 9 loại sợi trên xương ổ. Nướu (lợi) răng có hai thành phần: www.hoangtuhung.com Hình thành biểu mô kết nối mô tả lâm sàng Nguyên bào men sau chế tiết Hợp nhất Biểu mô kết nối Nöôùu vieàn (Nướu “tự do”) Biểu mô kết nối Bám dính biểu mô Raõnh nöôùu Nöôùu dính Bờ nướuKhe nướu Men răng •Bám dính biểu mô là cơ chế (sản phẩm) của BM  kết nối (không sừng hóa) •BM khe nướu (cận sừng hóa), và BM kết nối (không sừng hóa) mang đặc trưng của BM nướu •BM nướu miệng: phủ nướu dính và mặt ngoài viền nướu www.hoangtuhung.com Bám dính của nướu vào bềmặt răng Mặt tiếp giáp giữa nướu và bề mặt răng có hai cơ chế bám  dính đặc trưng khác nhau:  ‐Bám dính biểu mô: phần nướu tự do nằm trên men và bám  vào bề mặt răng thông qua bám dính biểu mô của biểu mô  kết nối.  ‐Bám dính mô liên kết: gồm nhiều bó sợi liên kết của nướu  chui vào lớp xê măng trên xương ổ, mào xương ổ răng, giữa  các răng Hai cơ chế bám dính này gặp nhau ở mức đường nối men‐xê  măng.  www.hoangtuhung.com a b Bám dính của nướu vào bềmặt răng Bám dính biểu mô Bám dính mô liên kết Khoảng sinh học www.hoangtuhung.com CHÚ Ý 1. Các mô nha chu (chủ yếu xuất phát từ bao răng) được hình thành trong quá trình thành lập chân răng, 2. Cảm ứng sinh học là điều kiện cho sự diễn ra đồng thời các quá trình thành lập ngà chân răng ‐ xê măng ‐ dây chằng ‐ xương ổ, 3. Quá trình hình thành các mô quanh răng diễn ra trong sự tăng trưởng chung của hệ thống hàm mặt và toàn bộ thai, 4. Nha chu được thành lập và hoàn chỉnh dần đến khi các răng đạt đến tiếp xúc và diễn ra sự tái cấu trúc thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại của răng.www.hoangtuhung.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_hinh_thanh_cac_mo_quanh_rang_nha_chu.pdf