Phân loại
1. Sulfamid hạ đường huyết
- Thế hệ I: clorpropamid, carbutamid, acetohexamid
- Thế hệ II: glipizid,glyburid, gliclazid, glimepirid
Kích thích tế bào β của tuyến tụy bài tiết insulin, hạ đường huyết.
2. Dẫn chất biguanid: metformin, phenformin Làm tăng chuyển hóa glucose, giảm lượng glucose dư thừa phóng thích từ gan, gây hạ đường huyết. Tăng sử dụng glucose ở mô.
3. Dẫn chất thiazolidinedion: ciglitazon, pioglitazon, rosiglitazon Tăng cường tác dụng của insulin ở cơ, mô mỡ & gan; giảm thiểu lượng glucose phóng thích từ gan.
70 trang |
Chia sẻ: Chử Khang | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hormon và các chất tương tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mon đóng vai trò, chức phận sinh lý rất quan trọng
Ví dụ:
Bệnh tiểu đường.
Khi thiểu năng tuyến vỏ thượng thận gây bệnh addison.
Bệnh basedow.
Khi thừa hormon hướng thượng thận của tuyến yên sẽ gây bệnh
khổng lồ
Tuyến giáp tiết hormon:
Thyroxin (T4)
Triiodothyronin ( T3)
Tuyến tụy tiết ra hormon:
Insulin
Glucagon
Tuyến thượng thận:
Hydrocortison
Cortisol
Tuyến sinh dục:
Nam: testosteron
Nữ: Estrogen và progesteron
Nguyên tắc điều trị:
- Thiểu năng tuyến: dùng những hormon tương ứng để
điều trị trong thời gian dài.
- Ưu năng tuyến: sử dụng các thuốc có tác dụng đối kháng
hormon.
Lưu ý: Một số hormon sử dụng không liên quan đến
thiểu năng tuyến
Glucocorticoid
Oxytocin
Các loại hormon
- Hormon vùng dưới đồi và hormon tuyến yên
- Hormon tuyến giáp
- Hormon tuyến tụy
- Hormon vỏ thượng thận
- Hormon sinh dục
Vùng dưới đồi
Thùy
trước
Thùy
sau
ACTH
TUYẾN
THƯỢNG
THẬN
Corticosteroid
TSH FSH, LH GH PROLACTIN
TUYẾN
GIÁP
TUYẾN
SINH DỤC
XƯƠNG TUYẾN
VÚ
TH Testosteron,
progesteron
Tăng
trưởng
Tiết
sữa
vasopressin
oxytoxin
Huyết áp
Co thắt tử cung
HORMON TUYẾN GIÁP VÀ THUỐC KHÁNG GIÁP
Đại cương
Tuyến giáp nằm trước sụn giáp (trước khí quản), hình thể giống
như cái giáp, nặng khoảng 20- 25 g.
Tuyến giáp sản xuất 2 loại hormon chính: thyroxin và
triiodothyronin.
Thức ăn
Nước uống Iod ( I
- )
Ruột non hấp thu
Tuyến giáp
hấp thu 1/3
lượng iod
TSH và thioure
+
Nhu cầu Iod hằng ngày là 1- 2 μg / kg
Cá : chứa nhiều iod
Liên quan giữa iod và hormon tuyến giáp
Quá mức
Bướu cổ
Tác dụng dược lực
- Tác dụng trên chuyển hóa: tác dụng sinh nhiệt, chuyển hóa
đường, protein, lipid, chuyển hóa muối nước, vitamin.
- Tác dụng trên tăng trưởng: cần cho sự tăng trưởng xương, dinh
dưỡng da, lông, tóc, móng, răng.
- Trên tim: tăng nhịp tim, tăng co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tim.
- Trên thần kinh trung ương: kích thích hoạt động của não, cần
cho sự phát triển của não và thần kinh trung ương
- Trên cơ vân: gây yếu cơ do tăng thoái hóa protein và một phần
do thay đổi cấu trúc của myosin.
Tham gia kích thích các hoạt động chuyển hóa
trong cơ thể
THYROXIN
Dextrothyroxin
Giảm
Không rõ ràng
LDL
Triglycerid, VLDL
Levothyroxin
Thiểu năng
Tuyến giáp
Thiểu năng giáp bẩm sinh/
Chứng đần độn
Thiểu năng giáp do tuyến
yên hay vùng dưới đồi
Tác dụng
Chỉ định
Levothyroxin dùng để điều trị thiểu năng tuyến giáp do bất cứ
nguyên nhân nào.
Dùng phối hợp với thuốc kháng giáp trong điều trị bệnh
basedow.
Chống chỉ định
Bệnh nhân suy thận, có bệnh tim.
Liều dùng
Tùy từng cá nhân, tùy sự đáp ứng của từng người và tùy kết
quả xét nghiệm.
Thiểu năng tuyến giáp: bắt đầu liều thấp và tăng dần tùy vào
tình trạng tim mạch người bệnh.
Lúc đầu thường là 50 μg sau tăng thêm 25 μg sau 2-3 tuần, tối
đa 200 μg/ ngày.
Cần theo dõi trọng lượng bệnh nhân, tình trạng tim mạch,
chuyển hóa cơ bản.
Tác dụng phụ
Cường giáp (nóng nảy, dễ xúc động, mất ngủ, nhức đầu, đau thắt
ngực, loạn nhịp tim, hồi hộp, đổ mồ hôi).
Sốt, nhức đầu, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, mất xương.
THUỐC KHÁNG GIÁP
Đại cương
Quá trình tổng hợp thyroxin chia thành 4 giai đoạn:
- Gắn iod vào tuyến
- Oxy hóa iod thành iod tự do
- Tạo mono và diiodotyrosin
- Ghép 2 iodotyrosin thành thyroxin
Một số thuốc kháng giáp chính
PROPYL THIOURACIL
Tác dụng
Propyl thiouracil
ức chế thyroid peroxidase (oxy hóa iod)
ức chế sự gắn iod vào thyroglobulin
Cản trở sự oxy hóa iodid, iodotyrosin
Làm giảm hormon tuyến giáp
Chỉ định
- Bệnh basedow, các chứng cường giáp.
- Chuẩn bị phẫu thuật tuyến giáp.
Tác dụng phụ
- Phát ban, mề đay, rụng tóc, tăng màu da khoảng 1% bệnh
nhân.
- Đau đầu, nôn, buồn nôn, phù.
- Giảm bạch cầu hạt, rối loạn chức năng gan, đau khớp.
- Khi dùng thuốc lâu dài có thể gây thiểu năng giáp.
Chống chỉ định
- Giảm bạch cầu hạt.
- Suy tủy.
- Suy gan.
- Phụ nữ có thai / cho con bú.
Cách dùng – liều dùng
Tùy từng cá nhân và tình trạng bệnh cường giáp. Khởi đầu
có thể 50 -100 mg trong 8 giờ. Tối đa 500 mg/ngày.
CÁC THUỐC TƯƠNG TỰ
+ Methylthiouracil: tác dụng tương tự propylthiouracil, liều
tấn công 300mg / 24 giờ chia 2- 3 lần. Sau đó dùng liều duy
trì 50- 100mg / ngày, chia 2- 3 lần, uống sau bữa ăn
+ Methimazol: tác dụng tương tự như propylthiouracil, uống
sau bữa ăn 5 -10mg / lần, ngày 2 - 4 lần , sau đó dùng liều
duy trì 2,5 - 10 mg / ngày, sử dụng cho phụ nữ có thai.
+ Carbimazol: khi vào cơ thể chuyển hóa thành
methimazol. Cường giáp: 15 mg / ngày chia 3 lần; nhiễm
độc giáp: 15 – 20 mg / ngày
HORMON TUYẾN TỤY VÀ THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Bệnh đái tháo đường
Có nhiều nguyên nhân mà khoa học hiện nay chưa nghiên cứu đầy
đủ. Một số nguyên nhân chính là:
- Sự thiếu hụt insulin tiết ra từ tế bào β của đảo Langerhans của tuyến
tụy.
- Sự mất nhạy cảm của các receptor của insulin.
Có 2 dạng đái tháo đường
Đái tháo đường
phụ thuộc insulin:
Tuyp 1
Người trẻ tuổi
Có yếu tố di truyền
Bệnh nặng
Hư hỏng tế bào β
dẫn đến thiếu hụt insulin
Đái tháo đường không
phụ thuộc insulin
Tuyp 2
Người lớn tuổi
Thiếu hụt receptor insulin
Hormon tuyến tụy chính
INSULIN
Insulin được chiết từ tuyến tụy của động vật, hiện nay đã tổng
hợp được để đưa vào điều trị nhưng giá thành quá cao. Phương
pháp có triển vọng nhất hiện nay là kỹ thuật cấy gen.
Tác dụng
- Insulin làm hạ đường huyết.
- Kích thích tổng hợp và ngăn thoái hóa triglycerid.
- Kích thích tổng hợp protein, ức chế phân hủy protein, ức chế tân tạo
đường từ acid amin.
tăng tổng hợp và dự trữ
Chỉ định
- Bệnh nhân tiểu đường typ 1.
- Bệnh nhân tiểu đường typ 2 không còn đáp ứng với thuốc hạ đường
huyết dùng theo đường uống.
Tác dụng phụ
- Hạ đường huyết.
- Dị ứng với insulin và kháng insulin.
- Teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ chỗ tiêm.
Dạng dùng
Thuốc tiêm
Thuốc hạ đường huyết
Phân loại
1. Sulfamid hạ đường huyết
2. Dẫn chất nhóm biguanid
3. Dẫn chất nhóm thiazolidinedion
4. Các thuốc ức chế glucosidase
Phân loại
1. Sulfamid hạ đường huyết
- Thế hệ I: clorpropamid, carbutamid, acetohexamid
- Thế hệ II: glipizid,glyburid, gliclazid, glimepirid
Kích thích tế bào β của tuyến tụy bài tiết insulin, hạ đường huyết.
Phân loại
2. Dẫn chất biguanid: metformin, phenformin
Làm tăng chuyển hóa glucose, giảm lượng glucose dư thừa phóng
thích từ gan, gây hạ đường huyết.
Tăng sử dụng glucose ở mô.
Phân loại
3. Dẫn chất thiazolidinedion: ciglitazon, pioglitazon,
rosiglitazon
Tăng cường tác dụng của insulin ở cơ, mô mỡ & gan; giảm
thiểu lượng glucose phóng thích từ gan.
Phân loại
4 .Các thuốc ức chế α-glucosidase: acarbose, miglitol
- Giảm hấp thu chất carbohydrate từ ruột sau khi ăn.
- Kéo dài sự phân rã của các chất carbohydrates phức tạp
ở ruột & giảm tăng đường huyết sau ăn.
HORMON TUYẾN THƯỢNG THẬN VÀ DẪN XUẤT
TỔNG HỢP
Đại cương
Tuyến thượng thận là một tuyến nhỏ nằm trên 2 quả thận gồm
2 phần:
-Phần tủy: chức năng của phần này là chuyển tyrosin thành các
catecholamin như adrenalin, nor-adrenalin, dopamin.
-Phần vỏ: chức năng của phần này là tiết hormon steroid. Các
hormon này có tầm quan trọng sống còn đối với cơ thể.
Lớp cầu tiết mineralocorticoid
Lớp bó tiết glucocorticoid
Lớp lưới tiết androgen
TỦY THƯỢNG THẬN
VỎ
THƯỢNG
THẬN
Tuyến thượng thận và cấu tạo tuyến thượng thận
Điều hòa bài tiết: theo cơ chế feedback
Phân loại các corticoid
- Mineralocorticoid: aldosteron, desoxycorticosteron
- Glucocorticoid: hydrocortison, cortison.
Tổng hợp: prednison, prednisolon, methyl prednisolon,
triamcinolon, dexamethason, betamethason, clobetasol, fluocinolon
Tác dụng chung của glucocorticoid
Tác dụng trong điều trị
Tác dụng trong chuyển hóa
Tác dụng trên tổ chức
Tác dụng chung của glucocorticoid
Tác dụng trong điều trị
Chống viêm: viêm khớp dạng thấp, lupus ban
đỏ hệ thống,
Chống dị ứng: sốc phản vệ, mề đay,
Ức chế miễn dịch
Điều trị hen suyễn
Tác dụng chung của glucocorticoid
Tác dụng trong chuyển hóa
Tăng glucose huyết
Tăng dị hóa protid
Gây rối loạn lipid / cơ thể, gây béo phì ở mặt, cổ, gáy.
Giữ Na+
Tăng đào thải K+
Tăng thải trừ Ca2+ qua thận, giảm hấp thu Ca2+ ở ruột,
đối kháng với vitamin D gây xốp xương.
Tác dụng chung của glucocorticoid
Tác dụng trên tổ chức
Tăng sảng khoái quá mức, gây lú lẫn
Tăng đông máu, tăng hồng cầu, bạch cầu đa nhân, tiểu cầu:
khi sử dụng liều cao/ bệnh Cushing
Tăng tiết acid dịch vị và pepsin
Tác dụng phụ của glucocorticoid
•Loãng xương
•Tăng huyết áp, phù
•Tăng đường huyết, có thể gây tiểu đường
•Nhược cơ, teo cơ
•Loét dạ dày – tá tràng
•Dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
•Bệnh cushing
•Suy vỏ thượng thận do thuốc
Tác dụng phụ khi sử dụng glucocorticoid tại chỗ
Thuốc nhỏ mắt: Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể mắt; nhiễm
nấm
Dạng xịt : Candida ở miệng
Bôi ngoài da: teo da, mỏng da, lở loét, mụn, trứng cá
Chỉ định chung của glucocorticoid
•Thiểu năng thượng thận.
•Bệnh về khớp: viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm
xương khớp, gout cấp.
•Bệnh thận: viêm cầu thận, hội chứng thận hư nhiễm mỡ.
•Rối loạn collagen: xơ cứng bì
•Bệnh dị ứng: mề đay, viêm mũi dị ứng, hen PQ
Chống chỉ định
Loét dạ dày – tá tràng
Tiểu đường
Cao HA, phù nề
Loãng xương
Cushing
Bệnh lao đang tiến triển
Có thai
Rối loạn tâm thần.
Nguyên tắc sử dụng
•Kiêng NaCl, ăn ít lipid, glucid, ăn nhiều protid
•Uống thêm dung dịch KCl, kháng sinh (nếu cần)
•Theo dõi thể trọng, lượng nước tiểu, huyết áp, biến đổi tâm
thần, thời gian đông máu, dạ dày tá tràng
•Nếu dùng liều cao khi ngưng thuốc phải giảm liều, chỉ dùng
liều tối thiểu đủ hiệu lực
•Áp dụng điều trị cách ngày: viêm da mạn tính, hen, nhược
cơ, ghép thận
•Dùng thuốc vào 6 – 9 h sáng.
Một số corticoid chính
HYDROCORTISON
Solu-cortef
Tác dụng
-Giảm đáp ứng của cơ thể đối với quá trình viêm nhiễm và miễn dịch.
-Tăng tiết dịch vị
-Ức chế giai đoạn cốt hóa xương, tăng bài xuất Ca qua thận.
-Trên chuyển hóa khoáng chất và muối: có tác động giống aldosteron
nhưng cường độ yếu hơn. Tăng cường tái hấp thu Na+ và bài xuất K+
tại ống thận, làm giảm bài xuất nước qua thận.
Chỉ định
Xem phần chỉ định chung của các glucocorticoid
Liều dùng
- Liệu pháp thay thế: uống 20 mg sáng sớm và 10 mg chiều.
- Hen nặng: tiêm tĩnh mạch 100 mg-500 mg x 3-4 lần/ngày.
- Sốc nhiễm khuẩn: tiêm 50 mg/kg lặp lại sau 4 giờ đến khi ổn
định (không quá 48-72 g).
- Suy thượng thận cấp: tiêm 100 mg lặp lại sau 8 giờ.
- Tiêm trong khớp: tiêm hydrocortison acetat 5 - 50 mg
- Bôi ngoài da: thuốc mỡ, kem 0.1-2.5%.
Tác dụng phụ
Xốp xương, nhiễm khuẩn, loét dạ dày.
Khi sử dụng tại chỗ: teo và xơ cứng bì, da sần sùi như vảy
cá, biến đổi màu da tại chỗ, bội nhiễm, trứng cá.
Bệnh Cushing
Chống chỉ định
Nhiễm nấm toàn thân.
Lao tiến triển.
Nhiễm virus: thủy đậu, zona, herpes giác mạc.
HORMON TUYẾN SINH DỤC VÀ CÁC DẪN XUẤT
TỔNG HỢP
Đại cương
Tuyến sinh dục nam : có vai trò tổng hợp androgen (tế
bào Leydig), còn có các cơ quan phụ khác như vỏ thượng thận,
buồng trứng, nhau thai. Testosteron là androgen chính của tinh
hoàn. Sự tổng hợp testosteron phụ thuộc vào LH. Testosteron giúp
thành lập tinh trùng, làm tinh trùng trưởng thành và gây các tính
chất thứ phát của phái nam.
Tuyến sinh dục nữ : có vai trò bài tiết estrogen
(estradiol, estron, estriol), progesteron và thành lập trứng.
Estrogen có tác dụng trong giai đoạn I của chu kỳ kinh
nguyệt, tức là thời gian để một nang của buồng trứng tăng
trưởng đến lúc nõan bào thoát khỏi nang.
Progesteron có tác dụng trong giai đoạn II của chu kỳ kinh
nguyệt, tức là suốt thời gian hoàng thể tồn tại.
Một số hormon chính
TESTOSTERON
Tác dụng
- Phát triển cơ quan sinh dục nam.
- Gây nên các dấu hiệu đặc trưng của phái nam.
- Tiến biến protein: Thúc đẩy tổng hợp protein làm tăng cân.
- Tăng LDL và giảm HDL- cholesterol nên có thể gây xơ vữa mạch.
- Tăng tạo hồng cầu.
Chỉ định
- Suy sinh dục phái nam như dậy thì muộn, vô sinh, bất lực...
- Làm tăng tiến biến protein như sau chấn thương, phỏng, giải
phẫu.
- Trị các rối loạn phụ khoa như căng sữa sau khi sinh (thường
phối hợp estrogen), bệnh lạc màng trong tử cung .
- Trị loãng xương do suy sinh dục nam.
Tác dụng phụ
- Nam hóa.
- Giữ muối và nước gây phù.
- Vàng da ứ mật.
Chống chỉ định và thận trọng
- Thời kỳ mang thai.
- Đàn ông ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư vú.
- Trẻ em.
- Thận trọng đối với bệnh nhân bị bệnh gan, tim, thận
ETHINYL ESTRADIOL
Tác dụng của estrogen
•Ở liều sinh lý (liều thấp)
- Làm phát triển cơ quan sinh dục nữ
- Phát triển các đặc tính thứ phát ở phái nữ.
- Làm phát triển xương, tắc nhưng sớm đóng đầu xương.
•Ở liều cao
- Ức chế bài tiết FSH.
- Kháng androgen, dùng lâu dài làm teo tinh hoàn, ngừng tạo
tinh trùng và teo các cơ quan sinh - dục nam bên ngoài.
- Ức chế bài tiết sữa.
•Các tác dụng khác
- Tăng tiến biến protein nhưng yếu hơn androgen.
- Giữ muối và nước.
- Ngăn tiêu xương.
- Giảm LDL và tăng HDL- cholesterol nên giảm nguy cơ bệnh
mạch vành.
- Tăng đông máu.
Chỉ định
- Tránh thai (thường phối hợp progestin).
- Điều trị thay thế khi thiếu estrogen : Suy buồng trứng thời kỳ
tiền mãn kinh.
•Các ích lợi khi điều trị thay thế bằng estrogen:
- Giảm triệu chứng mãn kinh.
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành.
- Giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương.
•Các bất lợi khi điều trị thay thế bằng estrogen:
- Tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú
- Các tác dụng phụ khác như viêm tĩnh mạch huyết khối,
huyết khối phổi.
Tác dụng phụ
- Buồn nôn, căng ngực.
- Nhức nửa đầu, vàng da ứ mật, giữ muối và nước.
Chống chỉ định
- Có thai.
- Ung thư nội mạc tử cung.
- Chảy máu đường sinh dục không chẩn đoán được.
- Bệnh gan.
- Huyết khối tắc mạch.
PROGESTERON
Tác dụng
Là hormon chỉ tác dụng chuyên biệt trên nữ giới
- Làm tăng sinh nội mạc dạ con trong giai đoạn II của chu kỳ
kinh nguyệt để chuẩn bị đón trứng thụ tinh.
- Làm tăng thân nhiệt 0.3-0.4 0C cho biết thời điểm trứng rụng.
- Nếu sử dụng vào giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt,
progesteron ức chế rụng trứng do ức chế tiết LH.
- Giữ Na+ và nước, cùng estrogen làm tăng sinh tuyến vú.
Chỉ định
- Phối hợp với estrogen để tránh thai và điều trị thay thế sau
mãn kinh.
- Trị rối loạn kinh nguyệt.
- Trị một số ung thư: ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú.
Tác dụng phụ
Tăng LDL, giảm HDL nên tăng nguy cơ xơ vữa động
mạch.
Kinh nguyệt không đều, giữ nước, tăng cân, mụn.
Sử dụng lâu dài các progestin mạnh như norgestrel làm
giảm dung nạp glucose, kích thích lipoprotein lipase làm
tăng tích mỡ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
bai_giang_hormon_va_cac_chat_tuong_tu.pdf