Hai lĩnh vực thống kê
Hai lĩnh vực thống kê
1 Thống kê mô tả (Descriptive Statistics): Thu thập, mô tả, trình
bày dữ liệu và tính toán các đặc trưng nhằm mô tả đối tượng
nghiên cứu.
2 Thống kê suy diễn (Inferential Statistics): Các phương pháp
mang lại hiểu biết về tổng thể dựa trên kết quả khảo sát của mẫu
như: ước lượng, kiểm định, phân tích mối liên hệ, dự báo.Tổng thể và mẫu
Tổng thể chung
Tập hợp tất cả các đơn vị (phần tử) cấu thành hiện tượng cần nghiên
cứu.
Tổng thể mẫu (mẫu)
Tập hợp con của tổng thể có thể quan sát, tiếp cận, điều tra được.
Kí hiệu:
• N: số phần tử của tổng thể chung,
• n: số phần tử của tổng thể mẫu
10 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nguyễn lí thống kê - Chương 1: Những vấn đề chung về thống kê - Lê Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
THỐNG KÊ
Lê Phương
Bộ môn Toán kinh tế
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Homepage:
Nội dung
1 Giới thiệu
Định nghĩa thống kê
Hai lĩnh vực thống kê
2 Các khái niệm
Tổng thể và mẫu
Tiêu thức thống kê
Chỉ tiêu thống kê
Các loại thang đo
3 Quy trình nghiên cứu thống kê
Định nghĩa thống kê
Định nghĩa
Thống kê (statistics) là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương
pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của
những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có
của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ
thể.
Đối tượng nghiên cứu
Mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất trong những điều
kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Ví dụ
1 Tôn giáo của người dân Việt Nam.
2 Khối lượng một loại sản phẩm do nhà máy sản xuất ra.
3 Trình độ học vấn của người dân Tp Hồ Chí Minh.
Hai lĩnh vực thống kê
Hai lĩnh vực thống kê
1 Thống kê mô tả (Descriptive Statistics): Thu thập, mô tả, trình
bày dữ liệu và tính toán các đặc trưng nhằm mô tả đối tượng
nghiên cứu.
2 Thống kê suy diễn (Inferential Statistics): Các phương pháp
mang lại hiểu biết về tổng thể dựa trên kết quả khảo sát của mẫu
như: ước lượng, kiểm định, phân tích mối liên hệ, dự báo...
Tổng thể và mẫu
Tổng thể chung
Tập hợp tất cả các đơn vị (phần tử) cấu thành hiện tượng cần nghiên
cứu.
Tổng thể mẫu (mẫu)
Tập hợp con của tổng thể có thể quan sát, tiếp cận, điều tra được.
Kí hiệu:
• N: số phần tử của tổng thể chung,
• n: số phần tử của tổng thể mẫu.
Các khái niệm thường dùng
Tiêu thức
Khái niệm dùng để chỉ đặc điểm của đơn vị tổng thể.
• Tiêu thức thuộc tính: không có biểu hiện trực tiếp bằng các con
số.
• Tiêu thức số lượng: có biểu hiện trực tiếp bằng các con số.
Các trị số cụ thể khác nhau của tiêu thức số lượng gọi là các
lượng biến. Có 2 loại lượng biến
• Lượng biến rời rạc: các giá trị có thể có của nó là hữu hạn hay vô
hạn và có thể đếm được.
• Lượng biến liên tục: các giá trị có thể có của nó có thể lấp kín cả
một khoảng trên trục số.
Ví dụ
Xác định loại tiêu thức và loại lượng biến của các nghiên cứu sau
1 Tôn giáo của người dân Việt Nam.
2 Khối lượng một loại sản phẩm do nhà máy sản xuất ra.
3 Trình độ học vấn của người dân Tp Hồ Chí Minh.
Chỉ tiêu thống kê
Chỉ tiêu thống kê
Chỉ tiêu thống kê là các trị số phản ảnh các đặc điểm, các tính chất
cơ bản của tổng thể thống kê trong điều kiện thời gian và không gian
xác định.
1 Chỉ tiêu khối lượng: biểu hiện qui mô, khối lượng của tổng thể
như số công nhân, số lượng sản phẩm sản xuất, diện tích gieo
trồng. . .
2 Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện trình độ phổ biến, mối quan hệ so
sánh của hiện tượng nghiên cứu như năng suất lao động, tiền
lương, giá thành. . .
Các loại thang đo
Để lượng hoá các tiêu thức của hiện tượng nghiên cứu, thống kê tiến
hành đo lường bằng các loại thang đo phù hợp
Thang đo định danh (Nominal Scale)
Sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính, sử dụng các mã số chỉ để phân
loại các đối tượng chứ không mang ý nghĩa so sánh. Ví dụ: giới tính,
nghề nghiệp, màu sắc...
Thang đo thứ bậc (Ordinal Scale)
Sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính, trong thang đo này giữa các
biểu hiện của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém. Ví dụ: trình độ
học vấn, quân hàm, huy chương...
Các loại thang đo
Thang đo khoảng (Interval Scale)
Sử dụng cho các tiêu thức số lượng, là loại thang đo có các khoảng
cách đều nhau. Ví dụ: tuổi thọ, nhịp tim, mực nước sông...
Thang đo tỷ lệ (Ratio Scale)
Sử dụng cho các tiêu thức số lượng, nó có đầy đủ các đặc tính của
thang đo khoảng, ngoài ra nó có một trị số 0 “thật”. Ví dụ: thu nhập,
chiều dài...
Giữa thang đo tỷ lệ và thang đo khoảng có sự khác biệt căn bản:
• trong thang đo khoảng: hiệu của 2 phần tử theo tiêu thức đang
xét là có ý nghĩa nhưng sự so sánh về mặt tỷ lệ không có ý nghĩa.
• trong thang đo tỉ là: sự so sánh về hiệu và tỷ lệ của 2 phần tử
đều có ý nghĩa.
Quy trình nghiên cứu thống kê
Khái quát quy trình nghiên cứu thống kê
1 Xác định mục đích, đối tượng, nội dung vấn đề nghiên cứu.
2 Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê.
3 Thu thập dữ liệu.
4 Xử lý số liệu: tập hợp, sắp xếp, trình bày số liệu, phân tích thống
kê sơ bộ.
5 Chọn các phần mềm xử lý số liệu trên máy tính, lựa chọn
phương pháp thống kê phù hợp.
6 Phân tích, tổng hợp và giải thích kết quả, dự đoán xu hướng phát
triển của hiện tượng.
7 Viết báo cáo và truyền đạt kết quả nghiên cứu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_nguyen_li_thong_ke_chuong_1_nhung_van_de_chung_ve.pdf