Obitan pz có dạng:
A. Hình số tám nổi và không rõ định hướng theo trục nào.
B. Hình số tám nổi và định hướng theo trục X.
C. Hình số tám nổi và định hướng theo trục Z.
D. Hình dạng phức tạp và định hướng theo trục Z.
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4349 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: NGUYÊN TỬ
A/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I/ THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
1/ Cấu tạo nguyên tử - đặc tính các hạt
Nguyên tử có cấu tạo gồm:
- Hạt nhân ở giữa nguyên tử, gồm các hạt proton (p) (mang điện tích dương) và các hạt nơtron (n) (không mang điện).
- Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron (e) (mang điện tích âm) chuyển động xung quanh hạt nhân.
Hạt
Khối lượng (m)
Điện tích (q)
Thật
Tương đối
Thật
Tương đối
Proton
1,67.10-27 kg
1u
+1,602.10-19C
1+
Nơtron
1,67.10-27 kg
1u
0
0
Electron
9,1.10-31 kg
1/1840 u
-1,602.10-19C
1-
* Kết luận.
+ Khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân nguyên tử đó.
+ Nguyên tử trung hòa về điện, nên số p = số e.
2/ Kích thước và khối lượng nguyên tử
a/ Kích thước nguyên tử: rất nhỏ, được tính bằng đơn vị nanomet (nm)
1 nm = 10-9m = 10 Ǻ
Đường kính
So sánh
Nguyên tử
10-1 nm
hạt nhân
10-5 nm
Electron (hay proton)
10-8 nm
Vì vậy electron chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử.
b/ Khối lượng nguyên tử: rất nhỏ, được tính bằng u (hoặc đvC).
Với 1u = 1/12 mC – 12 = 1/12. 19,9265.10-27 kg ==> 1u = 1,6605.10-27 kg.
II/ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1/ Điện tích hạt nhân (Z+). Điện tích hạt nhân chính là tổng điện tích của proton.
Z = số proton = số electron
2/ Số khối hạt nhân (A). Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton (Z) với tổng số nơtron (N).
A = Z + N
3/ Số hiệunguyên tử (Z). Số hiệu nguyên tử là số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố.
4/ Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
A: số khối - Z: số hiệu nguyên tử - X: kí hiệu hóa học của nguyên tố
III/ ĐỒNG VỊ. NGUYÊN TỬ KHỐI. NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH
1/ Đồng vị: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số proton, khác số nơtron.
Ví dụ. Nguyên tố H có 3 đồng vị
Chú ý. Các đồng vị bền có Z < 83.
2/ Nguyên tử khối. Nguyên tử khối trung bình
a/ Nguyên tử khối (M). Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử, bằng số khối hạt nhân
M = A
b/ Nguyên tử khối trung bình (). Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị được tính bằng hệ thức
Với a, b, c: là số nguyên tử (hoặc % số nguyên tử) của mối đồng vị.
A, B, C: là nguyên tử khối (hay số khối) của mỗi đồng vị.
* Chú ý:
- Phân biệt nguyên tử và nguyên tố:
+ Nguyên tử là loại hạt vi mô gồm hạt nhân và các hạt electron quanh hạt nhân.
+ Nguyên tố là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
- Tính chất hóa học nguyên tố là tính chất hóa học các nguyên tử của nguyên tố đó.
- Mối quan hệ giữa các hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử:
+ Số hạt cơ bản = 2Z + N (mang điện: 2Z, không mang điện: N).
+ Số hạt mang điện = số electron + số proton = 2Z.
+ Số hạt ở hạt nhân = số proton + số nơtron = Z + N.
+ Điều kiện bền của hạt nhân nguyên tử là
với Z ≤ 20
với Z ≤ 83
- Từ kí hiệu nguyên tử => số p và số n trong hạt nhân cũng như số electron ở vỏ nguyên tử và ngược lại.
- Tất cả các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân Z đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
- Công thức tính thể tích của một nguyên tử:
(R là bán kính nguyên tử)
III/ SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ. OBITAN NGUYÊN TỬ
1/ Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định nào và tạo thành đám mây electron.
2/ Obitan nguyên tử (AO)
a/ Định nghĩa: Obitan nguyên tử là khu vực đám mây electron xung quanh hạt nhân mà xác suất có mặt electron khoảng 90%.
b/ Hình dạng obitan nguyên tử: Dựa trên sự khác nhau về trạng thái electron trong nguyên tử ta có:
- Obitan s: dạng hình cầu.
- Obitan p: gồm 3 obitan px, py, pz có hình dạng số 8 nổi, định hướng theo 3 trục Ox, Oy, Oz của hệ tọa độ.
IV/ LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON
1/ Lớp electron: Lớp electron gồm các electron có mức năng lượng gần bằng nhau. Các lớp electron xếp theo thứ tự mức năng lượng từ thấp đến cao (từ gần nhân ra ngoài):
Lớp thứ n
1
2
3
4
5
6
7
Tên lớp
K
L
M
N
O
P
Q
Có số obitan là n2
1
4
9
16
Có số electron tối đa là 2n2
2
8
18
32
2/ Phân lớp electron
- Mỗi lớp electron chia thành các phân lớp s, p, d, f gồm các electron có mức năng lượng bằng nhau:
Phân lớp
s
p
d
f
Có số obitan
1
3
5
7
Có số electron tối đa
2
6
10
14
- Trong 1 lớp electron thì số phân lớp = số thứ tự lớp:
Lớp thứ
1
2
3
4
Có phân lớp
1s
2s2p
3s3p3d
4s4p4d4f
- Phân lớp electron chứa electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa.
V/ NĂNG LƯỢNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
1/ Các nguyên lý và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử
a/ Nguyên lý Pauli: Trên 1 obitan có tối đa 2e và 2e này chuyển động tự quay khác chiều nhau:
- 1 obitan có 2e: 2e ghép đôi ↓↑
- 1 obitan xó 1e: 1e độc thân ↑
b/ Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt các obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.
c/ Quy tắc Hund: Trong 1 phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và có chiều tự quay giống nhau.
Ví dụ: 7N ↓↑ ↓↑ ↑ ↑ ↑
1s2 2s2 2p3d/ Trật tự các mức năng lượng nguyên tử: Trong nguyên tử, các electron trên các obitan khác nhau, nhưng cùng 1 phân lớp có mức năng lượng như nhau. Các mức năng lượng nguyên tử tăng dần theo trình tự:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p
* Ñeå nhôù ta duøng quy taéc Klechkowsky
1s
2s 2p
3s 3p 3d
4s 4p 4d 4f
5s 5p 5d 5f…
6s 6p 6d 6f…
7s 7p 7d 7f…
2/ Cấu hình electron nguyên tử: Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp của các lớp electron khác nhau.
a/ Cách viết cấu hình electron nguyên tử
- Xác định số electron trong nguyên tử.
- Phân bố các electron theo trật tự mức năng lượng AO tăng dần.
- Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp electron trong một lớp.
Ví dụ: 26Fe. Viết theo trật tự mức năng lượng AO tăng dần: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6
- Sau đó viết lại theo thứ tự các phân lớp electron trong 1 lớp: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6 4s2
- Viết gọn: [Ar] 3d6 4s2
* Chú ý: Khi viết cấu hình electron để dễ nhớ trật tự các mức năng lượng, ta viết theo thứ tự lớp với 2 phân lớp s, p như sau:
1s 2s2p 3s3p 4s ... 4p 5s ... 5p 6s ... 6p 7s ... 7p
- Sau đó thêm 3d vào giữa lớp 4s ... 4p
- Thêm 4d vào giữa lớp 5s ... 5p
- Thêm 4f 5d vào giữa lớp 6s ... 6p
- Thêm 5f 6d vào giữa lớp 7s ... 7p
- Ta sẽ được 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p
b/ Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
- Các electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố.
- Số electron lớp ngoài cùng tối đa là 8e
+ Các nguyên tử kim loại có: 1e, 2e, 3e lớp ngoài cùng.
+ Các nguyên tử phi kim có: 5e, 6e, 7e lớp ngoài cùng.
+ Các nguyên tử khí hiếm có: 8e (He có 2e) lớp ngoài cùng.
+ Các nguyên tử có 4e lớp ngoài cùng có thể là kim loại (Ge, Sn, Pb) có thể là phi kim (C, Si).
B/ BÀI TẬP TỰ LUẬN
* Chủ đề 1: Tính nguyên tử khối, nguyên tử lượng
Bài 1: Biết khối lượng nguyên tử của:
mNa = 38,1634.10-27kg; mS = 53,226.10-27kg; mMg = 40,358. 10-27kg; mP = 51,417. 10-27kg
Tính nguyên tử khối của Na, S, Mg, P. (ĐA: MNa = 23; MS = 32; MMg = 24; MP = 31)
Bài 2: Biết nguyên tử khối của: MC = 12, MO = 16, MH = 1, MN = 14. Tính khối lượng phân tử: CO2, CH4, NH3, H2O theo đơn vị kg.
(ĐA:CO2:73,062.10-27kg; CH4: 26,568.10-27kg; NH3:28,229. 10-27kg; H2O:29,889. 10-27kg)
Bài 3: Biết MC = 12,011. Trong phân tử CS2 có 15,8% mC và 84,2% mS. Tìm nguyên tử khối của S và khối lượng nguyên tử S gam. (ĐA: MS = 32; mS = 32. 1,6605.10-24g)
Bài 4: Biết nguyên tử khối cacbon là 12 và khối lượng nguyên tử cacbon gấp 11,905 lần khối lượng nguyên tử hiđro. Tính khối lượng nguyên tử hiđro theo đơn vị u và gam. (MH = 1,008u; 1,008.1,660510-24g)
Bài 5: Biết khối lượng nguyên tử oxi, cacbon lần lượt nặng gấp 15,842 lần và 11,905 lần khối lượng nguyên tử hiđro. Nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì nguyên tử khối oxi, hiđro là bao nhiêu?
(ĐA: MH = 1,008; MO = 15,967)
* Chủ đề 2: Khối lượng riêng của nguyên tử
Bài 6: Tính khối lượng riêng của nguyên tử
a. Zn, biết rZn = 1,35.10-8 cm, MZn = 65
b. Al, biết rAl = 1,43 Ǻ, MAl = 27
c. Na, biết rNa = 0,19 nm, MNa = 23
d. Cs, biết rCs = 0,27 nm, MCs = 133
(Biết rằng trong tinh thể các kim loại này nguyên tử Zn, Al chiếm 74% thể tích, còn Na, Cs chiếm 64% thể tích tinh thể).
* Chủ đề 3: Tìm kí hiệu nguyên tử
Bài 7: X có tổng số hạt là 52, số khối là 35. Viết kí hiệu nguyên tử X.
Bài 8: X có tổng số hạt là 126, số hạt nơtron nhiều hơn số proton 12 hạt. Viết kí hiệu nguyên tử X.
Bài 9: X có tổng số hạt là 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Viết kí hiệu nguyên tử X.
Bài 10: X có tổng số hạt là 28, số hạt không mang điện tích chiếm 35,71% tổng số hạt. Viết kí hiệu nguyên tử X.
Bài 11: X có tổng số hạt là 180, số hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Viết kí hiệu nguyên tử X.
* Chủ đề 4: Biết số nguyên tử, số khối của các đồng vị tìm nguyên tử khối trung bình và ngược lại
Bài 12: Tính nguyeân töû löôïng trung bình cuûa caùc nguyeân toá sau, bieát trong töï nhieân chuùng coù caùc ñoàng vò laø:
ÑS: a) 58,74 ; b) 16,00 ; c) 55,97 ; d) 207,20
Bài 13: Nguyên tử khối trung bình của brom là . Biết brom có 2 đồng vị, đòng vị thứ nhất có số khối là 79, chiếm 54,5% số nguyên tử. Tính số khối của đồng vị còn lại. (ĐA: 81)
Bài 14: Nguyên tố X có 3 đồng vị: Đồng vị thứ nhất có 5 nơtron, chiếm 50%; đồng vị thứ hai có 7 nơtron, chiếm 35%; đồng vị thứ ba có 8 nơtron, chiếm 15%. Tìm số khối và viết kí hiệu nguyên tử mỗi đồng vị. Biết . ((ĐA: Z = 5; )
Bài 15: Cho biết khối lượng nguyên tử trung bình của Clo là 35,5. Clo có 2 đồng vị là Cl và Cl. Hàm lượng % của Cl là bao nhiêu?
* Chủ đề 5: Dựa vào cấu hình electron. Xác định cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tố và ngược lại
Bài 16: Biết cấu tạo các lớp electron của các nguyên tố sau:
A. 2/8/8 B. 2/8/18/7 C. 2/8/14/2 D. 2/8/18/8/2
a. Cho biết tính chất các nguyên tố trên? (kim loại, phi kim, khí hiếm).
b. Viết cấu hình electron các nguyên tố đó.
Bài 17: Viết cấu hình e nguyên tử các nguyên tố có Z = 8; Z = 16; Z = 36; Z = 28.
Cho biết số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng?
Cho biết các nguyên tố đó là kim loại hay phi kim?
Bài 18: Hãy viết cấu hình e đầy đủ, điền các electron vào obitan và cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố có cấu hình e ngoài cùng như sau:
a. 2s1 b. 2s22p3 c. 2s22p6 d. 3s2e. 3s23p1 f. 3s23p4 g. 3s23p5 h. 3d34s2
Bài 19: Cho bieát caáu hình e cuûa caùc nguyeân toá sau:
1s2 2s2 2p6 3s1
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
a) Goïi teân caùc nguyeân toá.
b) Nguyeân toá naøo laø kim loaïi, phi kim, khí hieám? Vì sao?
c) Ñoái vôùi moãi nguyeân töû, lôùp e naøo lieân keát vôùi haït nhaân chaët nhaát, yeáu nhaát?
d) Coù theå xaùc ñònh khoái löôïng nguyeân töû cuûa caùc nguyeân toá ñoù ñöôïc khoâng? Vì sao?
Bài 20: Cho bieát caáu hình e ôû phaân lôùp ngoaøi cuøng cuûa caùc nguyeân töû sau laàn löôït laø 3p1 ; 3d5 ; 4p3 ; 5s2 ; 4p6.
a) Vieát caáu hình e ñaày ñuû cuûa moãi nguyeân töû.
b) Cho bieát moãi nguyeân töû coù maáy lôùp e, soá e treân moãi lôùp laø bao nhieâu?
c) Nguyeân toá naøo laø kim loaïi, phi kim, khí hieám? Giaûi thích?
Bài 21: Nguyên tử Al có z = 13; nguyên tử Fe có z = 26; nguyên tử S có z = 16; Nguyên tử Br có z = 35; Nguyên tử Ca có z = 20. Viết cấu hình electron các ion tương ứng: Al3+, Ca2+, Fe2+, S2-, Br-
Bài 22: Viết cấu hình e của Fe, Fe2+; Fe3+; S; S2- biết Fe ở ô thứ 26 và số ô của S là 16 trong bảng tuần hoàn?
Bài 23: Cation R+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6
Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố R?
Viết sự phân bố e vào các obitan nguyên tử?
Bài 24: Cho 5,9 gam muối NaX tác dụng hết với dung dịch AgNO3 thu được 14,4g kết tủa. Xác định nguyên tử khối của X và viết cấu hình e?
Bài 25: Dung dịch A có 16,38 g muối NaX tác dụng với lượng dư dd AgNO3 thu được 40,18 g kết tủa. Xác định nguyên tử khối, gọi tên X, viết cấu hình e, viết sự phân bố e vào các obitan nguyên tử?
Bài 26: X là kim loại hóa trị II. Cho 6,082 gam X tác dụng hết với dd HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 ở đktc.
Tìm nguyên tử khối của X và cho biết tên của X?
Viết cấu hình e của X?
C/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THAM KHẢO
1. Nguyên tử gồm:
A. Hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ mang điện tích âm.
B. Các hạt proton và electron.
C. Các hạt proton và nơtron.
D. Các hạt electron và nơtron.
2. Khối lượng của nguyên tử bằng:
A. Tổng số hạt proton và tổng số hạt nơtron.
B. Tổng số hạt proton, tổng số hạt nơtron và tổng số hạt electron.
C. Tổng khối lượng của các hạt proton và electron.
D. Tổng khối lượng của proton, nơtron và electron có trong nguyên tử.
3. Khái niệm mol là
A. Số nguyên tử của chất. B. Lượng chất chứa 6,023.1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, ion).
C. Số phân tử chất. D. Khối lượng phân tử chất.
4. Chọn câu SAI
A. Số proton. B. Số electron. C. Số nơtron. D. Điện tích hạt nhân.
5. Mệnh đề Sai về nguyên tử là
A. Số hiệunguyên tử bằng trị số của điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số proton bằng số nơtron.
C. Số proton bằng trị số điện tích hạt nhân.
D. Số proton bằng số electron.
6. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số proton, nhưng khác về:
A. Khối lượng nguyên tử B. Số khối. C. Số nơtron. D. Cả A,B,C đều đúng.
7. Trong kí hiệu thì:
A. A là số khối. B. Z là số hiệu nguyên tử. C. X là kí hiệu nguyên tố. D. Tất cả đều đúng.
8. Chọn câu ĐÚNG
1. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhận. 2. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
2. Số proton trong nhân bằng số electron ở vỏ. 4. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton.
5. Chỉ có hạt nhân nguyên tử của nitơ có 7 nơtron. 6. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có tỉ lệ
N : Z = 1 : 1
A. 1, 4, 5. B. 2, 3, 4, 6. C. 4, 5, 6. D. 1, 3, 4.
9. Hai nguyên tử đồng vị có cùng:
A. Số e ngoài cùng. B. Số p trong nhân. C. Tính chất hóa học. D. A,B,C đều đúng.
10. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho 1 nguyên tố hóa học vì nó cho biết:
A. Số khối. B. Số hiệu nguyên tử Z. C. NTK của nguyên tử. D. Số khối A và số Z.
11. Chọn phát biểu ĐÚNG
Cho các nguyên tử , không cùng tên gọi là các cặp nguyên tử sau:
A. A, B. B. C, D. C. B, C. D. A,C;A,D;B,C;B,D.
12. Hai nguyên tử X, Y khác nhau. Muốn có cùng kí hiệu nguyên tố thì X, Y phải có:
A. Cùng số e trong nhân. B. Cùng số n trong nhân. C. Cùng số p trong nhân. D. Cùng số khối.
13. Một nguyên tử có 8e, 8n, 8p. Chọn nguyên tử đồng vị với nó:
A. 8p, 8n, 8e. B. 8p, 9n, 9e. C. 9p, 8n, 9e. D. 8p, 9n, 8e.
14. Nguyên tử có cùng:
A. Số khối. B. Số hiệu nguyên tử Z. C. Số electron. D. Số nơtron.
15. Nguyên tử của nguyên tố nào có hạt nhân chứa 27 nơtron và 22 proton?
A. . B. . C. . D. .
16. Nguyên tử có cùng số nơtron với là
A. . B. . C. . D. .
17. Có 4 nguyên tử . Cặp nguyên tử có cùng tên hóa học là:
A. Chỉ X, Z. B. Chỉ Y, T. C. Chỉ Y, Z. D. Cặp X, Z; cặp Y, T.
18. Tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 28. Số khối của hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó là
A. 18. B. 19. C. 28. D. 21.
19. X là kim loại hóa trị II, Y là kim loại hóa trị III. Tổng số hạt trong nguyên tử X là 36 và trong nguyên tử Y là 40. X, Y là
A. Ca và Al. B. Mg và Cr. C. Mg và Al. D. Kết quả khác.
20. Nguyên tử R có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Điện tích hạt nhân R là
A. 17. B. 25. C. 30. D. 15.
21. Một nguyên tử có khối lượng là 80, số hiệu 35. Chọn câu trả lời đúng về cấu tạo nguyên tử:
A. 45p; 35n; 45e. B. 35p; 45n; 35e. C. 35p; 35n; 35e. D. 35p; 35n; 45e.
22. Một nguyene tử có số hiệu 29, số khối 61. Nguyên tử đó có:
A. 90 nơtron. B. 61 nơtron. C. 29 nơtron. D. 29 electron.
23. Một nguyên tử có số khối là 167, số hiệu nguyên tử là 68. Nguyên tử của nguyên tố này có:
A. 55p, 56e, 55n. B. 68p, 68e, 99n. C. 68p, 99e, 68n. D. 99p, 68e, 68n.
24. Nguyên tử A có tổng số hạt là 82, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, số khối của nguyên tử A là
A. 56. B. 60. C. 72. D. Kết quả khác.
25. Tổng số hạt proton, electron, nơtron trong nguyên tử là
A. 160. B. 49. C. 123. D86.
26. Nguyên tử X có tổng số hạt là 82, số khối của X là 56. Điện tích hạt nhân của X là
A. 87+. B, 11+. C. 26+. D. 29+.
27. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp theo các lớp và phân lớp. Lớp thứ 3 có:
A. 3 obitan. B. 3 electron. C. 3 phân lớp. D. Cả A,B,C đều đúng.
28. Để biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau được gọi là
A. Phân lớp electron. B. Đám mây electron. C. Phân mức năng lượng. D. cấu hình electron.
29. Chọn câu ĐÚNG. Obitan nguyên tử là . . .
A. khu vực xung quanh nhân, có dạng hình cầu.
B. quỹ đạo chuyển động của e, có thể có dạng hình cầu hoặc số 8 nổi.
C. ô lượng tử, có ghi 2 mũi tên ngược chiều.
D. khu vực xung quanh nhân mà xác suất tìm thấy e khoảng 90%.
30. Nguyên tử X xó tổng số hạt gấp 3 lần số e ở vỏ, vậy nguyên tử X có:
A. Số n gấp 2 số e. B. Số khối là số lẻ. C. Tỉ lệ N : Z = 1 ; 1. D. A,B,C đều sai.
31. Số electron tối đa trong 1 lớp electron thứ n thì bằng:
A. 2n. B. n2. C. 2n2. D. n + 2.
32. Các obitan trong một phân lớp ...
1. có cùng sự định hướng trong không gian. 2. khác nhau sự định hướng trong không gian.
3. có cùng mức năng lượng. 4. khác nhau mức năng lượng.
5. số obitan trong các phân lớp là các số lẻ. 6. số obitan trong các phân lớp là các số chẵn.
A. 1,3,5,6. B. 2,3,4,6. C. 3,5,6. D. 2,3,5.
33. Lớp M có số phân lớp electrron là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
34. Hãy chỉ ra mức năng lượng viết SAI
A. 4s. B. 3d. C. 2d. D. 3p.
35. Số electron tối đa của lớp M là
A. 12. B. 6. C. 16. D. 14.
36. Số electron tối đa trong phân lớp d là
A. 2. B. 6. C. 10. D. 14.
37. Cấu hình electron SAI là
A. ↑↓ ↑↓ ↑↓ B. ↑↓ ↑ ↑ ↑ C. ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ D. ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓
38. Obitan pz có dạng:
A. Hình số tám nổi và không rõ định hướng theo trục nào.
B. Hình số tám nổi và định hướng theo trục X.
C. Hình số tám nổi và định hướng theo trục Z.
D. Hình dạng phức tạp và định hướng theo trục Z.
39. Số electron tối đa trong phana lớp f là
A. 6. B. 8. C. 14. D. 18.
40. Nguyên rố Clo có kí hiệu có cấu hình electron : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Điện tích hạt nhân của nguyên tử clo là
A. 17. B. 18. C. 18+. D. Tất cả đều sai.
41. Chon câu phát biểu ĐÚNG NHẤT
A. Các nguyên tử có 1,2,3 e lớp ngoài cùng là những nguyên tử kim loại.
B. Các nguyên tử có 5,6,7 e lớp ngoài cùng là những nguyên tử phi kim.
C. Các nguyên tử có 4 e ngoài cùng có thể là kima loại hoặc phi kim.
D. Cả A,B,C đều đúng.
42. Cấu hình electronnguyeen tử của Na (z = 11) là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p23s1. D. 1s22s22p63d1.
43. Cấu hình electron của nguyên tố X (z = 25): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2, có số electron ngoài cùng là
A. 5. B. 2. C. 7. D. 4.
44. Cho biết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
X: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 Y: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5 Z: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Kết luận ĐÚNG là
A. X là kim loại, Y là phi kim, Z là khí hiếm. B. X, Y là kim loại, Z là khí hiếm.
C. X, Y, Z là phi kim. D. X, Y là phi kim, Z là khí hiếm.
45. Cấu hình electron của selen (z = 34) là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p4. Vậy
A. lớp e ngoài cùng của nguyên tử selen có 4e. B. lớp e ngoài cùng của nguyên tử selen có 6e.
C. lớp thứ 3 của selen có 10e. D. selen là nguyên tố kim loại.
46. Nguyên tử X có 3 lớp electron với lớp electron ngoài cùng có 6e, số hiệu nguyên tử Z là
A. 8. B. 18. C. 16. D. 28.
47. Nguyên tử Y có 3e ở phân lớp 3d, Y có số hiệu nguyên tử Z là
A. 23. B. 21. C. 25. D. 26.
48. Các electron của nguyên tử X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử của nguyên tố X là
A. 6. B. 8. C. 14. D. 16.
49. Nguyên tử có số electron được phân bố vào các lớp:
A. 2/4/2. B. 2/6. C. 2/8/6. D. 2/8/4/2.
50. Tổng số electron ở phân lớp 3s với 3p của 15P là
A. 1. B. 3. C. 5. D. 7.
51. Nguyên tử của nguyên tố nào có số electron độc thân nhiều nhất?
A. Co (Z = 27). B. Ni (Z = 28). C. Cu (Z = 29). D. Ga (Z = 31).
52. Nguyên tử X có electron cuối phân bố vào phân lớp 3d7, số electron trong nguyên tử X là
A. 24. B. 25. C. 27. D. 29.
53. Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử 26Fe sau khi mất 3e là
A. 3d34s2. B. 3d5. C. 3d6. D. 3d74s1.
54. A không phải là khí hiếm. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố A là 34. Cấu hình electron của nguyên tử này là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p63s23p63d104s24p4.
55. Nguyên tử 39Y có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1. Vậy hạt nhân nguyên tử Y có:
A. 20p; 19n. B. 19p; 20n. C. 20p; 19e. D. 19p; 20e.
56. Nguyên tử X có phân lớp cuối là: 4p3 có số hiệunguyên tử là
A. 32. B. 33. C. 34. D. 35.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài học và bài tập tự luận-trắc nghiệm chương I-hóa học 10.doc