Đề kiểm tra học kì I môn lịch sử 10

- Nho giáo :

+ Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

+ Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.

+ Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

- Phật giáo :

+ Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.

+ Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.

- Sử học :

+ Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố. Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.

+ Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 20121 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn lịch sử 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian: 45 phút Đề: 1 Câu 1: (2,0 điểm) Em hãy nêu những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến trên lĩnh vực tư tưởng và sử học? Câu 2: ( 3,0 điểm) Trình bày những thành tựu văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rôma? Câu 3: (5,0 điểm) Tình hình phát triển sớm ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại và sự hình thành các quốc gia cổ đại ở phương Đông như thế nào? Cơ sở và nguyên nhân hình thành nhà nước sớm? Các quốc gia cổ đại phương Đông có những giai cấp nào? Nêu đặc điểm, vai trò của các giai cấp đó? ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian: 45 phút Đề: 2 Câu 1: (2,0 điểm) Em hãy nêu những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến trên lĩnh vực văn học và khoa học – kĩ thuật ? Câu 2: ( 3,0 điểm) Trình bày những thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông? Câu 3: (5,0 điểm) Điều kiện dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rôma? Cho biết những hiểu biết của em về thị quốc ( tổ chức, hoạt động kinh tế, thể chế chính trị) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Đề:1 CÂU ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Câu 1 Những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến trên lĩnh vực tư tưởng và sử học: 2 điểm - Nho giáo : + Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. + Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho. + Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Phật giáo : + Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo. + Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi. - Sử học : + Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán. + Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 2 Trình bày những thành tựu văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rôma? 3điểm - Lịch và chữ viết : Dùng dương lịch : 1 năm có 365 ngày và 1/4, chính xác hơn. Hệ chữ cái Rô-ma (chữ Latinh) gồm 26 chữ cái ; hoàn chỉnh, đơn giản và rất linh hoạt, được dùng phổ biến hiện nay. - Sự ra đời của khoa học : Đã đạt tới trình độ khái quát hoá và trừu tượng hoá, trở thành nền tảng của các khoa học. Một số nhà khoa học nổi tiếng : Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít (Toán học) ; Ác-si-mét (Vật lí) ; Pla-tôn, Đê-mô-crít, A-ri-xtốt (Triết học), Hi-pô-crát (Y học), Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít (Sử học), A-ri-xtác (Thiên văn học)... - Văn học : + Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học : tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch... Một số tác phẩm và nhà văn, nhà thơ nổi tiếng : I-li-át và Ô-đi-xê ; Xa-phơ "nàng thơ thứ mười", Et-xin, Xô-phốc-lơ, Ơ-ri-pít... - Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ : Nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực và tính dân tộc. Kiến trúc : một số công trình tiêu biểu như đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê. Điêu khắc : một số tác phẩm tiêu biểu như tượng lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A-tê-na, tượng thần Dớt (khảm ngà voi và vàng), tượng thần Vệ nữ Mi-lô... 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 3 Tình hình phát triển sớm ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại và sự hình thành các quốc gia cổ đại ở phương Đông như thế nào? Cơ sở và nguyên nhân hình thành nhà nước sớm? Các quốc gia cổ đại phương Đông có những giai cấp nào? Nêu đặc điểm, vai trò của các giai cấp đó? 5 điểm a) Nhà nước được hình thành sớm - Ở Ai Cập : 3200 TCN, hình thành nhà nước thống nhất. - Ở Lưỡng Hà : khoảng thiên niên kỉ IV TCN, hình thành các nước nhỏ của người Su-me. - Ở Ấn Độ : khoảng thiên niên kỉ III TCN, hình thành các quốc gia cổ đại ở lưu vực sông Ấn. - Ở Trung Quốc : khoảng thế kỉ XXI TCN, hình thành vương triều nhà Hạ. Như vậy, các nhà nước ở phương Đông thời cổ đại được hình thành sớm hơn ở Hi Lạp và Rô-ma tới hơn 1000 năm và sớm nhất thế giới. b) Quá trình hình thành nhà nước Khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, đã hình thành các công xã. Do nhu cầu trị thuỷ và làm thuỷ lợi, các công xã tự liên kết thành các liên minh công xã, rồi thành nhà nước. c) Cơ sở và nguyên nhân của quá trình hình thành nhà nước sớm - Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, vì có : + Thuận lợi : đất phù sa màu mỡ và mềm, nước tưới đầy đủ. + Khó khăn : trị thuỷ các dòng sông, phải làm kênh tưới tiêu. - Nông nghiệp phát triển sớm và cho năng suất cao, xuất hiện của cải dư thừa ngay từ khi chưa có đồ sắt. - Công tác thuỷ lợi đòi hỏi sự hợp sức và sáng tạo. 2. Kết cấu xã hội và chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông - Xã hội cổ đại phương Đông phân hoá thành 3 tầng lớp. + Nông dân công xã : là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn ; nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế. + Quý tộc : vua, quan lại và tăng lữ là giai cấp bóc lột có nhiều của cải và quyền thế. + Nô lệ : số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ, hầu hạ tầng lớp quý tộc 1 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Đề:2 CÂU ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Câu 1 Những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến trên lĩnh vực văn học và khoa học kĩ thuật: 2 điểm - Văn học : + Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị... + Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung... - Khoa học - kĩ thuật : + Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học... + Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. - Nghệ thuật kiến trúc : Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như : Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 2 Trình bày những thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông 3 điểm - Sự ra đời của lịch và thiên văn học : + Gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thuỷ các dòng sông. + Nông lịch : một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, tuần, ngày và mùa. + Biết đo thời gian bằng ánh sáng Mặt Trời ; ngày có 24 giờ. - Chữ viết : + Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết ; đây là phát minh lớn của loài người. + Thời gian xuất hiện chữ viết : khoảng thiên niên kỉ IV TCN. + Chữ tượng hình, tượng ý và tượng thanh. + Nguyên liệu để viết : giấy papirút, đất sét, xương thú, mai rùa,thẻ tre, lụa. - Toán học : + Thành tựu : phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ đếm 60 ; các chữ số từ 1 đến 9 và số 0 ; biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ; tính được diện tích các hình tròn, tam giác, thể tích hình cầu, tính được số pi bằng 3,16. + Giá trị : là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh nhân loại. - Kiến trúc : + Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở mỗi nước : kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, những khu đền tháp kiểu kiến trúc Hinđu ở Ấn Độ. + Giá trị : là những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo vĩ đại của con người. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 3 Điều kiện dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rôma? Cho biết những hiểu biết của em về thị quốc ( tổ chức, hoạt động kinh tế, thể chế chính trị)? 5 điểm - Điều kiện tự nhiên : + Vùng ven biển, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn. + Nền tảng kinh tế công – thương : sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp (nông nghiệp cũng nhằm xuất khẩu) ; kinh tế hàng hoá - tiền tệ cổ đại. - Nền văn minh Hi Lạp và Rô-ma : + Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đối với sự hình thành và phát triển nền văn minh. + Xuất hiện muộn hơn (so với phương Đông) : đầu thiên niên kỉ I TCN. + Hình thành trên cơ sở trình độ phát triển cao của sức sản xuất (đồ sắt đã khá phổ biến) và nền tảng kinh tế công thương. 2. Nhà nước thành bang, hoạt động kinh tế, thể chế chính trị : a) Nhà nước thành bang (thị quốc) - Hình thành khái niệm "thành bang" (hay thị quốc) - lấy thành thị làm trung tâm và vùng phụ cận để hình thành một nhà nước nhỏ. - Lí giải nguyên nhân hình thành thị quốc : do đất đai phân tán và ảnh hưởng của nền kinh tế công thương. - Miêu tả tổ chức của thị quốc : trong thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng... b) Hoạt động kinh tế - Sự phát triển của thủ công nghiệp : làm đồ gốm, đồ mĩ nghệ, chế tác kim loại, làm rượu nho, dầu ôliu ; có xưởng thủ công quy mô lớn. - Thương nghiệp : chủ yếu thương mại đường biển ; nhiều hải cảng (Đê Lốt, Pi-rê...) ; có thuyền lớn, có buồm và nhiều mái chèo ; xuất đi hàng thủ công, nông sản đã chế biến, nhập về lúa mì, thực phẩm, lông thú, tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm... - Kinh tế hàng hoá - tiền tệ : biểu hiện là sản xuất hàng hoá để xuất khẩu ; lưu thông tiền tệ. c) Thể chế chính trị - Hình thành khái niệm "dân chủ chủ nô Aten" : biểu hiện là không có vua, Đại hội công dân có quyền tối cao, bầu ra Hội đồng 500 người để điều hành đất nước... - "Cộng hoà quý tộc Rô-ma" : biểu hiện là không có vua, Đại hội công dân bầu ra 2 Chấp chính quan để điều hành đất nước, nhưng Viện Nguyên lão của các đại quý tộc vẫn có quyền lực tối cao. - Bản chất : dù là dân chủ hay cộng hoà vẫn là một bước tiến lớn so với chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông. Nhưng bản chất vẫn là nền dân chủ của chủ nô, bóc lột và đàn áp đối với nô lệ. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0, 5 đ 0,25 đ 0, 5 đ 0,25 đ 0, 5 đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề kiểm tra học kì i sử 10 hay.doc
Tài liệu liên quan