Thơ văn đời Trần có nhiều tác phẩm thật hùng tráng. Một trong những tác phẩm đó là bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão - vị danh tướng đã lập nên nhiều chiến công, được lịch sử ca ngợi.
Câu 1: “Múa giáo non sông trải mấy thâu”.
Nguyên văn chữ Hán là “Hoành sóc giang san cáp kỉ thu”. Hai chữ “hoành sóc” có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo. Vậy dịch “múa giáo” chưa thật đúng. Giáo là vũ khí chiến đấu chủ yếu của thời xưa, dùng để đâm chém kẻ thù. “Cầm ngang ngọn giáo” là hành động của một tráng sĩ sẵn sàng chiến đấu. Hành động đó càng đẹp thêm khi đặt trong không gian bao la của non sông đất nước và thời gian đằng đẵng mấy mùa thu. Ta có cảm tưởng như Phạm Ngũ Lão đã mấy năm không ngừng thao luyện võ nghệ để cứu nước. Và theo thời gian, tầm vóc tráng sĩ cũng vụt lớn lên theo tầm vóc của non sông Tổ quốc. Trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn cũng có một tứ thơ như thế: “Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”. Thì ra người tráng sĩ đời nào cũng sẵn sàng xông vào nơi nguy hiểm nhất để lập nên những chiến công vang dội.
Câu 2: “Ba quân hùng khí át sao Ngưu”.
“Ba quân” ở đây chỉ quân đội. “Sao Ngưu” tượng trưng cho thiên nhiên, vũ trụ bao la. Câu thơ dùng biện pháp phóng đại để diễn tả sức mạnh của quân ta - một sức mạnh tưởng có thể làm át cả vũ trụ. Căn cứ vào cảm hứng mạnh mẽ ở câu thơ này, có thể phỏng đoán bài “Thuật hoài” được viết ra sau khi quân ta đã chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất và đang khẩn trương luyện tập trên thao trường ngày đêm để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lần thứ hai chống giặc Nguyên Mông.
Tư thế, hành động của tráng sĩ được đặt trong khí thế chung của quân đội nên càng hùng tráng thêm. Đọc hai câu đầu, ta như thấy “hào khí Đông A” đang bừng bừng trong con người Phạm Ngũ Lão cũng như trong toàn thể dân tộc Đại Việt.
Câu 3: “Công danh nam tử còn vương nợ”.
Câu này giải thích lí do vì sao Phạm Ngũ Lão lại có hành động cao đẹp như trên. Đó là món “nợ công danh”. Người con trai thời xưa có một khát vọng tột bậc là phải lập nên sự nghiệp ở đời. Chưa thực hiện được thì coi như còn “mắc nợ” với quê hương đất nước và phải phấn đấu để trả cho bằng được. Nguyễn Công Trứ - một nhà thơ và cũng là một võ tướng đã viết:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông”.
Hiểu theo nghĩa ngày nay thì “nợ công danh” chính là nghĩa vụ của người công dân đối với Tổ quốc.
Câu thứ 4: “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.
Câu này tăng thêm ý nghĩa cho câu thứ ba. Chưa trả xong món nợ đó thì nghe chuyện Vũ Hầu là hổ thẹn. Vậy Vũ Hầu là ai ? Đó là Gia Cát Lượng bên Trung Quốc, người có tài kinh bang tế thế, từng giúp Lưu Bị làm nên cơ nghiệp nhà Thục. Cái thẹn ở đây không phải là cái thẹn bình thường. Đó là cái thẹn có tác dụng nâng cao tâm hồn người tráng sĩ, làm cho Phạm Ngũ Lão vượt qua mọi gian lao để đạt ước mong. Về sau, trong thế kỷ XX, nhà chí sĩ Phan Bội Châu cũng nhắc lại cái thẹn đó trong “Bài ca chúc tết thanh niên”:
“Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng ”
Cụ “thẹn” vì hơn hai mươi năm hoạt động cách mạng mà chưa giành lại được độc lập, tự do cho Tổ quốc. Cụ mong con cháu kế tiếp sẽ rửa được cái “thẹn” đó cho mình. Cái “thẹn” của cụ Phan cũng mang tầm vóc lớn lao như cái “thẹn” của tướng quân họ Phạm, trước sau đều vì quê hương, đất nước.
Thơ tứ tuyệt rất khó làm, đến nỗi người xưa đã phải kêu lên là “trói voi bỏ bị” - nghĩa là nén chặt một lượng cảm xúc lớn trong một hình thức hạn hẹp. Vậy mà Phạm Ngũ Lão đã vượt qua được cái khó đó. Và chỉ qua bốn câu thơ ông đã dựng lên một cách sinh động hình tượng một tráng sĩ, một danh tướng Đại Việt hồi thế kỉ XIII, từ hành động đến tâm hồn đều thật cao đẹp, làm cho mọi người cảm phục. Qua một Phạm Ngũ Lão mà ta thấy được ý chí “sát Thát” của cả dân tộc. Bọn xâm lược Nguyên Mông đã thất bại thảm hại qua ba lần tiến vào nước ta vì chúng gặp phải những con người anh hùng như tác giả bài thơ “Thuật hoài”.
Trong chiến dich Biên giới năm 1950, Hồ Chủ tịch đã lên quan sát mặt trận Đông Khê. Người đã viết một bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán rất hay:
“Chống gậy lên non xem trận địa,
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây.
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu,
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”.
(Bản dịch)
“Hào kí Đông A” trong bài thơ Phạm Ngũ Lão đã sống lại trong thơ Bác, tiếp tục động viên quân ta đãnh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.
6 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 31264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng phân tích bài thơ Thuật Hoài - Phạm Ngũ Lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẬT HOÀI
(Phạm Ngũ Lão)
Bình giảng bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Bài làm
Triều đại nhà Trần (1226 - 1400) là một mốc son chói lọi trong 4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta. Ba lần kháng chiến và đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông, nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng Đại Việt những chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng... bất tử.
Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được các sử gia ngợi ca là "Hào khí Đông A". Thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng - thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão, "Tụng giá hoàn kinh sư" của Trần Quang Khải, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu, v.v... là những kiệt tác chứa chan tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán: "Thuật hoài" và "Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại vương".
Bài thơ "Thuật hoài" thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự họa của danh tướng Phạm Ngũ Lão.
Cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) là một tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang dũng mãnh. Câu thơ "Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu" là một câu thơ có hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc không gian (giang sơn) vừa mang kích thước thời gian chiều dài lịch sử (cáp kỷ thu). Nó thể hiện tư thế người chiến sĩ thuở "bình Nguyên" ra trận hiên ngang, hào hùng như các dũng sĩ trong huyền thoại. Chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện qua một vần thơ cổ kính trang nghiêm: cắp ngang ngọn giáo, xông pha trận mạc suốt mấy mùa thu để bảo vệ giang sơn yêu quý.
Đội quân "Sát thát" ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp (ba quân) với sức mạnh phi thương, mạnh như hổ báo (tỳ hổ) quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân "Phụ tử chi binh" ấy ào ào ra trận, không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. "Khí thôn Ngưu" nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu mờ sao Ngưu trên bầu trời. Biện pháp tu từ thậm xung sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoành tráng, vũ trụ: "Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu". Hình ảnh ẩn dụ so sánh: "Tam quân tì hổ…" trong thơ Phạm Ngũ Lão rất độc đáo, không chỉ có sức biểu hiện sâu sắc sức mạnh vô địch của đội quân "Sát Thát" đánh đâu thắng đấy mà nó còn khơi nguồn cảm hứng thơ ca, tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá trong nền văn học dân tộc:
- "Thuyền bè muôn đội,
Tinh kỳ phấp phới
Tỳ hổ ba quân, giáo gươm sáng chói…"
(Bạch Đằng giang phú)
- "Giang sơn hoành sóc, khí thôn Ngưu"
("Vịnh Phạm Ngũ Lão" - Đặng Minh Khiêm)
(1456-1522)
- "Nghĩa binh tráng khí thôn Ngưu Đẩu."
("Đăng Sơn" - Hồ Chí Minh).
Người chiến sĩ "bình Nguyên" mang theo một ước mơ cháy bỏng: khao khát lập chiến công để đền ơn vua, báo nợ nước. Thời đại anh hùng mới có khát vọng anh hùng! "Phá cường địch, báo hoàng ân" (Trần Quốc Toản) - "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" (Trần Thủ Độ). "…Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" (Trần Quốc Tuấn)… Khát vọng ấy là biểu hiện rực rỡ những tấm lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ, khi tầng lớp quý tộc đời Trần trong xu thế đi lên đang gánh vác sứ mệnh lịch sử trọng đại. Họ mơ ước và tự hào về những chiến tích hiển hách, về những võ công oanh liệt của mình có thể sánh ngang tầm sự nghiệp anh hùng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng thời Tam quốc. Hai câu cuối sử dụng một điển tích (Vũ Hầu) để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã:
"Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện "Vũ Hầu"
"Công danh" mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ "công danh" tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm. Không chỉ "luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu", mà tướng sĩ còn học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu "khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai,…" để Tổ quốc Đại Việt được trường tồn bền vững: "Non sông nghìn thuở vững âu vàng" (Trần Nhân Tông)
"Thuật hoài" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, mang phong vị anh hùng ca. Nó mãi mãi là khúc tráng ca của các anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời "hào khí Đông - A".
Nguồn: Nhiều tác giả, 108 bài văn 10 chọn lọc, Nxb Tổng hợp TP. HCM
Phân tích bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão
Bài làm
Thơ văn đời Trần có nhiều tác phẩm thật hùng tráng. Một trong những tác phẩm đó là bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão - vị danh tướng đã lập nên nhiều chiến công, được lịch sử ca ngợi.
Câu 1: “Múa giáo non sông trải mấy thâu”.
Nguyên văn chữ Hán là “Hoành sóc giang san cáp kỉ thu”. Hai chữ “hoành sóc” có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo. Vậy dịch “múa giáo” chưa thật đúng. Giáo là vũ khí chiến đấu chủ yếu của thời xưa, dùng để đâm chém kẻ thù. “Cầm ngang ngọn giáo” là hành động của một tráng sĩ sẵn sàng chiến đấu. Hành động đó càng đẹp thêm khi đặt trong không gian bao la của non sông đất nước và thời gian đằng đẵng mấy mùa thu. Ta có cảm tưởng như Phạm Ngũ Lão đã mấy năm không ngừng thao luyện võ nghệ để cứu nước. Và theo thời gian, tầm vóc tráng sĩ cũng vụt lớn lên theo tầm vóc của non sông Tổ quốc. Trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn cũng có một tứ thơ như thế: “Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”. Thì ra người tráng sĩ đời nào cũng sẵn sàng xông vào nơi nguy hiểm nhất để lập nên những chiến công vang dội.
Câu 2: “Ba quân hùng khí át sao Ngưu”.
“Ba quân” ở đây chỉ quân đội. “Sao Ngưu” tượng trưng cho thiên nhiên, vũ trụ bao la. Câu thơ dùng biện pháp phóng đại để diễn tả sức mạnh của quân ta - một sức mạnh tưởng có thể làm át cả vũ trụ. Căn cứ vào cảm hứng mạnh mẽ ở câu thơ này, có thể phỏng đoán bài “Thuật hoài” được viết ra sau khi quân ta đã chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất và đang khẩn trương luyện tập trên thao trường ngày đêm để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lần thứ hai chống giặc Nguyên Mông.
Tư thế, hành động của tráng sĩ được đặt trong khí thế chung của quân đội nên càng hùng tráng thêm. Đọc hai câu đầu, ta như thấy “hào khí Đông A” đang bừng bừng trong con người Phạm Ngũ Lão cũng như trong toàn thể dân tộc Đại Việt.
Câu 3: “Công danh nam tử còn vương nợ”.
Câu này giải thích lí do vì sao Phạm Ngũ Lão lại có hành động cao đẹp như trên. Đó là món “nợ công danh”. Người con trai thời xưa có một khát vọng tột bậc là phải lập nên sự nghiệp ở đời. Chưa thực hiện được thì coi như còn “mắc nợ” với quê hương đất nước và phải phấn đấu để trả cho bằng được. Nguyễn Công Trứ - một nhà thơ và cũng là một võ tướng đã viết:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông”.
Hiểu theo nghĩa ngày nay thì “nợ công danh” chính là nghĩa vụ của người công dân đối với Tổ quốc.
Câu thứ 4: “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.
Câu này tăng thêm ý nghĩa cho câu thứ ba. Chưa trả xong món nợ đó thì nghe chuyện Vũ Hầu là hổ thẹn. Vậy Vũ Hầu là ai ? Đó là Gia Cát Lượng bên Trung Quốc, người có tài kinh bang tế thế, từng giúp Lưu Bị làm nên cơ nghiệp nhà Thục. Cái thẹn ở đây không phải là cái thẹn bình thường. Đó là cái thẹn có tác dụng nâng cao tâm hồn người tráng sĩ, làm cho Phạm Ngũ Lão vượt qua mọi gian lao để đạt ước mong. Về sau, trong thế kỷ XX, nhà chí sĩ Phan Bội Châu cũng nhắc lại cái thẹn đó trong “Bài ca chúc tết thanh niên”:
“Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng…”
Cụ “thẹn” vì hơn hai mươi năm hoạt động cách mạng mà chưa giành lại được độc lập, tự do cho Tổ quốc. Cụ mong con cháu kế tiếp sẽ rửa được cái “thẹn” đó cho mình. Cái “thẹn” của cụ Phan cũng mang tầm vóc lớn lao như cái “thẹn” của tướng quân họ Phạm, trước sau đều vì quê hương, đất nước.
Thơ tứ tuyệt rất khó làm, đến nỗi người xưa đã phải kêu lên là “trói voi bỏ bị” - nghĩa là nén chặt một lượng cảm xúc lớn trong một hình thức hạn hẹp. Vậy mà Phạm Ngũ Lão đã vượt qua được cái khó đó. Và chỉ qua bốn câu thơ ông đã dựng lên một cách sinh động hình tượng một tráng sĩ, một danh tướng Đại Việt hồi thế kỉ XIII, từ hành động đến tâm hồn đều thật cao đẹp, làm cho mọi người cảm phục. Qua một Phạm Ngũ Lão mà ta thấy được ý chí “sát Thát” của cả dân tộc. Bọn xâm lược Nguyên Mông đã thất bại thảm hại qua ba lần tiến vào nước ta vì chúng gặp phải những con người anh hùng như tác giả bài thơ “Thuật hoài”.
Trong chiến dich Biên giới năm 1950, Hồ Chủ tịch đã lên quan sát mặt trận Đông Khê. Người đã viết một bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán rất hay:
“Chống gậy lên non xem trận địa,
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây.
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu,
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”.
(Bản dịch)
“Hào kí Đông A” trong bài thơ Phạm Ngũ Lão đã sống lại trong thơ Bác, tiếp tục động viên quân ta đãnh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.
Phan Bá Hàm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bình giảng bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.doc