Bài giảng Phục hồi chức năng

Bài 1: Quá trình tàn tật và biện pháp phòng ngừa. Các thương tật thứ phát thường gặp và cách phòng ngừa 3

Bài 2: Khái niệm về phục hồi chức năng và vai trò của người điều dưỡng

 trong phục hồi chức năng 9

Bài 3: Một số phương pháp vật lý trị liêu-phục hồi chức năng 14

Bài 4: Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 21

Bài 5: Một số kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp 26

Bài 6: Một số kỹ thuật phục hồi chức năng cho người có khó khăn về vận

 động 33

Bài 7: Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống 37

Bài 8: Phục hồi chức năng liệt nửa người 44

Bài 9: Chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng bỏng 50

Bài 10: Phục hồi chức năng sau gãy xương 59

Bài 11: Chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi bệnh nhân cắt cụt 53

Bài 12: Phục hồi chức năng cho người bệnh trước và sau mổ 62

Bài 13: Phục hồi chức năng trẻ bại não 65

Bài 14: Phục hồi chức năng cho người có khó khăn về học, chậm phát triển tinh thần 72

Bài 15: Phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói 76

Bài 16: Phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nhìn 78

Bài 17: Phục hồi chức năng cho người mất cảm giác 81

Bài 18: Phục hồi chức năng cho bệnh nhân động kinh 85

Bài 19: Phục hồi chức năng cho người bị tâm thần 83

 

doc87 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phục hồi chức năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g loãng - Trên vùng có khối u - Bệnh nhân bị nghẽn mạch phổi - Bệnh nhân có tình trạng ưa chảy máu như bị giảm tiểu cầu, đang dùng các thuốc chống đông. - Bệnh nhân dễ bị đau thắt ngực - Bệnh nhân bị đau thành ngực (sau phẫu thuật ngực, chấn thương) - Rung Kỹ thuật làm sạch khí đạo này thường kết hợp với vỗ trong dẫn lưu tư thế. Rung chỉ áp dụng trong thì thở ra khi bệnh nhân thở sâu nhằm di chuyển các chất dịch vào các phế quản lớn hơn (đến các đường khí đạo lớn hơn). Thực hiện rung bằng cách đặt 2 bàn tay lên thành ngực (hoặc tay nọ chồng lên tay kia) rồi ấn nhẹ nhàng và rung nhanh vào thành ngực khi bệnh nhân thở ra (H.19-23). Lực ép ấn cùng chiều với chiều chuyển động của ngực. Rung được tạo ra bởi sự co đẳng trường các cơ chi trên của KTV từ vai cho đến bàn tay. 2.4.4.3. Lắc Lắc là một dạng của rung mạnh, tầm cử động 2 tay của KTV rộng hơn. 2 ngón tay cái của KTV chạm vào nhau, 2 lòng bàn tay mở đặt trực tiếp lên da Bn, các ngón tay ôm chặt thành ngực rồi đồng thời vừa ép vừa lắc thành ngực. BÀI 6: MỘT SỐ KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN VỀ VẬN ĐỘNG Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày được một số kỹ thuật tập đối với tay, chân, tập thay đổi tư thế, tập thăng bằng. 2.Trình bày được cách đi với dụng cụ trợ giúp (thanh song song, với khung đi, với nạng nách, với gậy). Nội dung 1. Định nghĩa: Người có khó khăn vận động là người có mẫu vận động không giống người bình thường do những bất thường về cấu trúc và chức năng của hệ cơ - xương khớp và thần kinh gây ra. 2. Nguyên nhân - Do bệnh tật, chấn thương, tai nạn, bẩm sinh + Do các bệnh của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên như liệt nửa người do tai biến mạch máu não, di chứng viêm màng não, bại não, bại liệt, bệnh tủy sống, bệnh lý thần kinh ngoại biên. + Do các bệnh của hệ cơ-xương-khớp như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, co rút khớp, di chứng viêm cơ , teo cơ... + Những biến chứng do nằm lâu, do bất động gây teo cơ, cứng khớp. + Do các dị tật bẩm sinh như bàn chân khoèo, cứng khớp bẩm sinh, trật khớp háng bẩm sinh, các dị dạng xương khớp, cụt chi trên bẩm sinh... + Các loại chấn thương như bong gân, trật khớp, gãy xương, chấn thương tủy sống, chấn thương sọ não, chấn thương các dây thần kinh, chấn thương phải cắt cụt chi... + Do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt (như trèo cây, ngạt nước ) và tai nạn lao động... - Do môi trường không thích hợp Đường sá, cầu cống, nhà cữa ... không phù hợp với thương tật và phương tiện di chuyển của người khuyết tật làm cho họ không thể đi lại hay di chuyển với các loại dụng cụ trợ giúp (gậy nạng, xe lăn...). 3. Một số kỹ thuật phục hồi cho người có khó khăn về vận động 3.1. Các kỹ thuật tập đối với tay - Tập vận động thụ động các khớp chi trên. - Tập vận động chủ động chi trên: + Người bệnh tự tập bằng cách để hai tay đan vào nhau, sau đó duỗi thẳng hai tay ra phía trước rồi đưa lên quá đầu, rồi lại đưa về vị trí ban đầu. Hai tay cài vào nhau, đưa lên miệng rồi trở về vị trí ban đầu. Hoặc đưa hai tay sang hai bên. + Tập tung, bắt bóng, tập với gậy (cầm nắm, nâng gậy lên đầu, đưa sang bên...).. + Tập các động tác khéo léo như nhặt hạt đỗ, xếp hình... 3.2. Các kỹ thuật tập đối với chân - Tập vận động thụ động các khớp chi dưới. - Tập vận động chử động chi dưới: + Tập ở tư thế nằm ngữa: tập nâng chân, lúc đầu nâng từng chân một, sau đó nâng cả hai chân lên. Tập đưa chân sang cả hai bên. + Tập ở tư thế nằm sấp: tập nâng hoặc hạ cẳng chân. Có thể tập vận động có kháng trở bằng cách cho người tàn tật đeo bao cát vào cẳng chân để làm tăng sức mạnh cơ. Cũng có thể tập bằng cách đạp chân vào một mặt phẳng cứng như tường nhà hoặc miếng ván gỗ, đạp xe.... 3.3. Tập lăn nghiêng - Nếu người khuyết tật làm được: hướng dẫn họ tự lăn sang bên này, bên kia. - Nếu người khuyết tật làm được một phần: giúp họ lăn nghiêng bằng cách tác động vào vai và mông bên đối diện. - Nếu người khuyết tật hoàn toàn không làm được: giúp họ lăn nghiêng và hường dẫn họ cách phối hợp - Đối với trẻ em: người điều trị hoặc người nhà đứng phía trên đầu trẻ, nâng hai tay trẻ lên quá tầm, dùng hai tay nắm lấy hai cẳng tay của trẻ và cho trẻ lăn qua 3.4. Tập ngồi dậy - Chống hai tay để tự ngồi dậy. - Nằm nghiêng sang một bên rồi tự đẩy người lên. - Có thể buộc dây thừng vào tường hoặc giường để kéo và ngồi dậy. - Nếu người bệnh hoàn toàn không tự ngồi dậy được: giúp họ ngồi dậy bằng cách nắm hai tay người đó (nếu là trẻ em) hoặc đỡ vào vai (nếu là người lớn) rồi nâng dậy. Dần dần hướng dẫn người bệnh cách phối hợp trong khi giúp họ ngồi dậy để tiến tới tự ngồi dậy được 3.5. Tập thăng bằng khi ngồi - Người bệnh ngồi chắc chắn trên giường hoặc trên ghế, hai chân đặt sát nền nhà, hai tay chống hai bên. Người tập đẩy nhẹ vào một vai của bệnh, tay kia đỡ vai bên đối diện. Người bệnh sẽ phản ứng chống đỡ, giữ thăng bằng để khỏi bị ngã. - Khi người bệnh có tiến triển tốt, tập cho họ với tay lấy đồ vật ở những hướng và khoảng cách khác nhau. - Tập tung, bắt bóng. 3.6. Tập đứng lên từ tư thế ngồi - Nếu người tàn tật hoàn toàn không tự thực hiện được: hai người đúng hai bên hoặc một người đứng ở bên liệt giúp người tàn tật đứng lên. - Có thể giúp người bệnh đứng lên với một người giúp bằng cách người tập đứng đối diện với người bệnh, hai gối đặt sát hai gối của người bệnh, hai tay người tập đặt lên đằng sau hai vai của người bệnh. Người tập gập háng và gối kéo người tàn tật về phía mình giúp họ đúng dậy - Khi người tàn tật đã có tiến bộ, hướng dẫn người tàn tật vịn vào bàn ghế, thang tường để đứng dậy. Tập nhiều lần cho đến khi người tàn tật tự đứng lên được. 3.7. Tập thăng bằng đứng - Tập dồn trọng lượng lên từng chân: + Dồn theo chiều bên-bên: người bệnh đứng, hai chân dạng rộng bằng vai, yêu cầu bệnh nhân chuyển dồn trọng lượng sang chân phai, sau đó sang chân trái (người tập có thể giữ gối và bàn chân yếu của người bệnh). + Dồn theo chiều trước-sau: đặt một chân phía trước một chân phía sau, yêu cầu bệnh nhân chuyển dồn trọng lượng lên từng chân (người tập có thể giữ gối và bàn chân của người bệnh). Khi đã có tiến bộ, tập cho người bệnh dồn trọng lượng lên từng chân trong khi tiến về phía trước để dần dần tiến tới tự đi - Tập với tay lấy đồ vật ở những hướng và khoảng cách khác nhau. - Tập bắt bóng. 3.8. Tập đi 3.8.1.Đi với thanh song song: khi người bệnh đã vịn tay để tự đứng lên, tập cho họ đi trong thanh song song với nguyên tắc một tay chuyển lên trước rồi lần lượt đến chân cùng bên. 3.8.2. Đi với khung đi: khung đi là dụng cụ trợ giúp có bốn điểm, làm cho bệnh nhân có sự trợ giúp vững chắc hơn nạng và gậy. Chỉ định cho bệnh nhân hạn chế khả năng đi tới. Người bệnh nhấc khung đặt về phía trước rồi bước đi (hoặc đẩy đi nếu khung có 2 bánh xe trước). Hình 1: Hai loại khung đi thông dụng 3.8.3. Đi với nạng nách - Đi với hai nạng: Có 4 cách đi với nạng nách sau: + Đi bốn điểm: Cách đi: Nạng trái, chân phải, nạng phải, chân trái, rồi lập lại. Thuận lợi: Vững chắc nhất vì luôn có ít nhất 3 điểm tiếp đất. Bất lợi: Khó học, dáng đi tương đối chậm Chỉ định: bệnh nhân yếu hai chi dưới (BN có thể chịu một phần sức nặng lên 2 chân) hoặc thăng bằng kém Hình 1 : Dáng đi bốn điểm + Đi ba điểm (dáng đi không chịu tải) Cách đi: di chuyển hai nạng và chân yếu cùng một lúc, sau đó chân mạnh hơn hay chân bình thường, lăp lại. Thuận lợi: loại trừ tất cả trọng lượng lên chân bị bệnh. Chỉ định: người bệnh có một chân khỏe bình thường còn chân kia hoàn toàn không có khả năng chịu lực hoặc chỉ chịu lực được một phần (gãy chân, cắt cụt, hoặc đau). + Đi hai điểm: . Cách đi: nạng trái và chân phải, sau đó nạng phải và chân trái. Thuận lợi: Vững, nhanh hơn dáng đi 4 điểm, giảm chịu trọng lượng cả hai chân Chỉ định: bệnh nhân yếu hai chi dưới (chịu lực được một phần trên 2 chân) hay thăng bằng kém. Hình 2. Đi hai điểm + Đi đuqua: Cách đi: Tựa lên hai nạng, di chuyển cả hai chân đu qua hai nạng Thuận lợi: dáng đi nhanh nhất (nhanh hơn dáng đi thông thường) Bất lợi: rất tốn năng lượng, khó học Đòi hỏi các cơ bụng và tay mạnh, thăng bằng thân tốt chỉ định cho bệnh nhân không có khả năng chịu lực trên hai chân . - Đi với một nạng: nạng nách được để bên lành, đưa chân chân đau/liệt và nạng bước lên cùng một lúc, sau đó bước chân lành lên. 8.3.4. Đi với gậy: cầm gậy phía bên chân lành, bước chân yếu và đưa gậy lên cùng lúc, sau đó bước chân lành lên. Nếu leo cầu thang: lên với chân lành và xuống với chân bệnh. 8.3.5. Tập đi trên các mặt phẳng khác nhau như đi trên mặt phẳng gồ ghề, tập lên xuống cầu thang, tập bước qua vật. 3.9. Hướng dẫn sử dụng xe lăn 3.10. Hướng dẫn phòng co rút biến dạng chân,tay Khi người tàn tật nằm lâu trên giường, các khớp nếu không được vận động sẽ bị co rút . Do vậy, phải giúp người tàn tật thay đổi tư thế, vận động thụ động tất cả các khớp chân và tay. Nếu người tàn tật tự vận động được, khuyến khích họ tăng cường vận động chủ động. Khi cần thiết có thể dùng máng nẹp để duy trì tư thế, bảo vệ khớp. Một điều quan trọng là phải đặt người tàn tật ở tư thế đúng để phòng ngừa co rút, biến dạng khớp. BÀI 7: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày được ý nghĩa chức năng của các mức tủy sống bị tổn thương và các biến chứng thường gặp trong tổn thương tủy sống. 2. Trình bày được các phương pháp chăm sóc - phục hồi chức năng cho người bị tổn thương tủy sống ở các giai đoạn. 1. Định nghĩa Tổn thương tủy sống là tình trạng bệnh lý của tủy sống gây mất hoặc giảm vận động và cảm giác tứ chi hoặc hai chi dưới kèm theo các rối loạn hô hấp, bàng quang, đường ruột ...do chấn thương hoặc các bệnh của cột sống 2. Nguyên nhân - Do chấn thương: chiếm hàng đầu, khoảng 65% trường hợp. Đó là: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao, chiến tranh, bạo lực... - Bệnh lý: viêm tủy cắt ngang, xơ tủy rải rác, u tủy sống, cốt tủy viêm, lao cột sống, bệnh mạch máu hay huyết khối mạch tủy. -Bẩm sinh: nứt đốt sống. 3. Chẩn đoán 3.1. Chẩn đoán vị trí tổn thương - Liệt tứ chi (tổn thương tủy sống cổ): + Mất vận động tự chủ và mất cảm giác từ cổ, thân và tứ chi. + Đái, ỉa không tự chủ + Liệt các cơ ở ngực, cơ hoành gây khó khăn cho hô hấp. + Giảm sự điều tiết mồ hôi và nhiệt độ. + Có sự co cứng cơ. - Liệt hai chi dưới (tổn thương tủy sống vùng thấp từ lưng trở xuống): + Mất vận động tự chủ và mất cảm giác hai chân. + Hông và một phần thân thể bị ảnh hưởng nếu tổn thương ở phần cao của tủy sống lưng. + Có thể mất tự chủ một phần hoặc toàn bộ đại, tiểu tiện. + Có thể có co cứng hoặc không. 3.2. Mức độ liệt - Liệt hoàn toàn: mất hoàn toàn cảm giác và vận động dưới mức tổn thương, không thể phục hồi được nữa. - Liệt không hoàn toàn: còn một vài cảm giác và vận động ở dưới mức tổn thương. 3.3. Liệt cứng, liệt mềm - Liệt cứng: Nếu tổn thương hoàn toàn ở vị trí tủy sống trên L2 thì thường là liệt cứng. Biểu hiện của liệt cứng là tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương, rung giật bàn chân và có thể có phản xạ bệnh lý Babinski; - Liệt mềm: Nếu tổn thương dưới vị trí tủy sống L2 thì thường là liệt mềm. Biểu hiện của liệt mềm là giảm trương lực cơ, giảm hoặc mất phản xạ gân xương, không có co cứng. 3.4. Ý nghĩa chức năng của các mức tủy sống bị tổn thương - Tổn thương ở mức C4 trở lên: rất khó khăn cho vận động. - Tổn thương ở C5: có thể độc lập khi vệ sinh và ăn uống với dụng cụ trợ giúp. - Tổn thương ở C6: người bệnh có thể độc lập hoạt động phần trên cơ thể, trợ giúp phần dưới cơ thể, có thể điều khiển xe lăn bằng tay, làm các công việc hành chính... - Tổn thương ở C7: người bệnh độc lập hoàn toàn trong hoàn cảnh thích hợp, có thể tham gia các trò chơ thể thao với xe lăn. - Tổn thương từ D10 trở xuống: người bệnh có thể đi lại bằng nạng, nẹp. 3.5. Các biến chứng thường gặp gây cản trở đến quá trình phục hồi cần phải đề phòng - Loét do đè ép (loét nằm), loét do sử dụng nẹp lâu ngày. - Nhiễm trùng tiết niệu, sỏi thận, nhiễm trùng hô hấp. - Sự co cứng, hai chân duỗi chéo, co rút khớp. - Mất cảm giác. - Rối loạn phản xạ giao cảm: đột nhiên tăng huyết áp, đau đầu dữ dội, toát mồ hôi... - Kém chịu nóng và mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ. - Cọng hoặc vẹo cột sống. - Có lỗ dò và loét vùng giữa hai đùi, đái ỉa không tự chủ. 4. Chăm sóc-Phục hồi chức năng Có thể chia thành nhiều giai đoạn nhưng sụ phân chia này cũng chỉ là tương đối bởi có khi ở giai đoạn đầu đã có thể hướng dẫn người bệnh làm một số công việc của các giai đoạn sau hoặc ngược lại. Các tác giả có thể chí giai đoạn khác nhau nhưng nguyên tắc phục hồi như sau: - Giai đoạn đầu (từ lức bị bệnh, bị nạn cho đến khi có tổn thương tủy sống): trong giai đoạn này việc chăm sóc cho bệnh nhân là quan trọng nhất. - Giai đoạn tiếp theo (giai đoạn muộn hơn): người bệnh phải học cách tự chăm sóc, độc lập trong sinh hoạt, học tự di chuyển với xe lăn, nẹp, nạng và thích nghi với cơ thể tàn tật của mình. - Giai đoạn cuối: bệnh nhân đã tiến triển tốt, thích nghi với mội trưởng, tìm công ăn việc làm, hội nhập xã hội. Thời gian chuyển từ giai đoạn này qua giai đoạn khác phụ thuộc vào mức độ tổn thương, các biến chứng và khả năng phục hồi của người bệnh. 4.1. Chăm sóc-Phục hồi chức năng giai đoạn đầu: Tốt nhất là thực hiện tại bệnh viện. Mục tiêu: - Tìm và giải quyết nguyên nhân - Đề phòng loét do đè ép. - Đề phòng nhgiễm trùng đường hô hấp. - Đề phòng nhiễm trùng đường tiết niệu và phục hồi chức năng bàng quang. - Chăm sóc đường tiêu hóa, phục hồi chức năng đường ruột, nuôi dưỡng và ăn uống. - Phòng ngừa co rút, biến dạng khớp. - Tập thăng bằng ở cuối giai đoạn để tiến hành phục hồi các giai đoạn tiếp theo. 4.1.1. Tìm và giải quyết nguyên nhân 4.1.2. Chăm sóc: chăm sóc da, đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường tiết niệu. - Chăm sóc da đề phòng loét nằm (nhất là những vùng da gần sát xương) Ở những bệnh nhân nằm hay ngồi lâu ở một tư thế, vùng da ở những vị trí thường xuyên bị tì đè rất dễ hình thành loét do đè ép do các mạch máu bị ép, da và cơ không được cung cấp đủ oxy. Lúc đầu xuất hiện đỏ da hoặc bầm tím, nếu tiếp tục bị đè ép có thể hình thành vết loét hở. Loét có thể bắt đầu trên mặt da và ăn sâu vào xương và ngược lại. + Vị trí lóet nằm: Loét có thể hình thành ở bất cứ nơi nào gần xương. Những vùng dễ bị loét trên cơ thể được mô tả ở hình dưới đây: + Các yếu tố thuận lợi gây loét: * Da ẩm ướt, kém vệ sinh, * Những phần cơ thể bị liệt: liệt hai chi dưới, loạn dưỡng cơ... * Các bệnh tim mạch gây rối loạn tuần hoàn ngoại biên, * Bệnh chuyển hoá: đái tháo đường... * Giảm, mất cảm giác, * Dinh dưỡng kém (thiếu chất nhất là đạm, vitamin), Khi loét đã hình thành thì rất khó điều trị. Ổ loét có thể bị nhiễm trùng, lan rộng và sâu, thậm chí đến xương. Vì thế, điều quan trọng là phòng ngừa, không để cho loét xảy ra. + Phòng ngừa loét do đè ép: * Thay đổi tư thế thường xuyên: ở tư thế nằm, ít nhất 2 giờ/lần, ở tư thế ngồi mỗi 10-15 phút. Nếu bệnh nhân không tự thay đổi tư thế thì người điều trị hoặc người nhà phải giúp đỡ bệnh nhân * Sử dụng đệm phòng loét như đệm hơi, đệm nước... Đặt gối và các vật mềm khác để kê lót bảo vệ các vùng xương trên cơ thể. Tấm trải giường phải mềm, sạch, khô ráo và phẳng. Tư thế nằm ngữa Tư thế nằm nghiêng Hình 2:Cách đặt người bệnh nằm đúng * Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày. Lau da khô bằng cách thấm nhẹ, không được chà xát. Không nên bôi kem, dầu hoặc bột talc vì những thứ đó làm cho da mềm và dễ bị loét. Không sử dụng dầu, dung dịch nóng hoặc cồn. * Khám kỹ toàn thân hàng ngày, nhất là những vùng dễ bị loét. Nếu thấy xuất hiện bất kỳ vùng da bị đỏ hoặc bầm tím, phải chăm sóc cẩn thận hơn và tránh sự đè ép lên vùng đó cho tới khi chỗ đó trở về bình thường. * Dinh dưỡng tốt: đảm bảo dinh dưỡng đủ năng lượng, giàu chất đạm và vitamin. * Hướng dẫn người bệnh tự kiểm tra cơ thể mình để phát hiện sớm những bất thường nếu có. + Điều trị loét do đè ép: Việc điều trị nên bắt đầu ngay sau khi thấy một vùng da bị ép có màu đỏ. Nếu chỉ đỏ da thì cần giữ da sạch sẽ và khô ráo, tránh không để bệnh nhân nằm đè lên vị trí đó nữa cho đến khi vùng da hết đỏ. Nếu da đã bắt đầu hoại tử, xuất hiện màu đen, hoặc nếu da đã lở ra, điều trị như sau: * Tránh đè ép hoàn toàn và liên tục lên vùng bị loét (kê lót để cho không để vùng loét bị tỳ đè khi nằm, ngồi). * Rửa vết loét hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý hoặc nước đun sôi để nguội cho thêm 1 ít muối pha nhạt. Không dùng cồn iod (có thể làm hại mô mới) hoặc thuốc sát khuẩn mạnh. * Nếu loét sâu và hoại tử, nên cắt bỏ các tổ chức hoại tử mỗi lần thay băng. * Điều trị loét hàng ngày bằng tia cực tím, hoặc tia laser, ánh nắng mặt trời. * Băng ổ loét với kỹ thuật vô trùng. * Dinh dưỡng tốt, nên dùng thức ăn cung cấp nhiều đạm như trứng, thịt; cung cấp các vitamin C, A như rau quả tươi. Có thể uống thêm viên sắt nếu có những dấu hiệu của thiếu máu. - Sử dụng kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. - Nuôi dưỡng và chăm sóc đường tiêu hóa Ngay sau khi bị tổn thương tủy sống, cùng với triệu chứng choáng tủy, dạ dày và ruột có thể bị liệt và tắc. Trong trường hợp này nên cho bệnh nhân nhịn ăn, truyền dịch qua đường tĩnh mạch hoặc qua thông dạ dày. Các triệu chứng liệt dạ dày ruột sẽ mất đi sau vài ngày. Ngay sau khi nhu động ruột xuất hiện trở lại, cần đảm bảo cho bệnh nhân đủ colo, đủ đạm đường, mỡ vitamin, muối khoángCung cấp đủ nước (2lít/ngày, trời nóng cho nhiều hơn). Chăm sóc đường ruột và kiểm tra đại tiện: Cần đánh giá tình trạng của ruột và phân để điều chỉnh chương trình luyện tập và chế độ ăn uống thích hợp * Chế độ ăn: Ở giai đoạn ruột vô trương lực, thức ăn phải giàu đạm, giàu các chất dễ hấp thụ và ít chất bã. Khi ruột đã tái lập, cho bệnh nhân ăn chế độ ăm giàu chất bã (để kích thích cơ học tạo phản xạ thành ruột). * Tạo cho bệnh nhân thói quen đi ngoài vào một giờ nhất định để tạo nên phản xạ có điều kiện. * Nếu ruột co cứng, có thể dùng tay móc phân ra., có thể đặt thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo. - Chăm sóc đường tiết niệu * Kiểm tra bằng quang căng hay không. Nếu nghi ngờ có cầu bằng quang cần đặt sonde tiểu ngay. Không nên để có nhiều nước tiểu trong bàng quang (vì sự căng quá mức sẽ làm tổn thương các tận cùng thần kinh và cơ bàng quang). * Tốt nhất là đặt sonde ngắt quảng cứ 6 giờ/lần. * Cầy nước tiểu để phát hiện nhiễm trùng và điều trị kịp thời. * Cho bệnh nhân uống nhiều nước (trên 2 lít/ngày), uống nhiều nước hoa quả để acid hóa nước tiểu (nhằm hạn chế sự phát triển của vi trùng). - Chăm sóc đường hô hấp + Mục đích: ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng phổi, tăng cường các cơ hô hấp, tăng cường lưu thông trao đổi khí, tuần hoàn, bạch huyết + Phương pháp: * Tập thở hoành. * Tập ho kết hợp với vỗ, rung để giải thoát đờm rãi, đề phòng xẹp phổi. * Đặt nội khí quản khi có suy hô hấp cấp. - Đề phòng nghẽn mạch huyết quản Hầu hêt bệnh nhân bị tổn thương tủy sống phải nằm lâu thường nên có nguy cơ huyết khối, vì vậy cần cho bệnh nhân vận động sớm hoặc phòng ngừa bằng thuốc chống đông ở bệnh nhân có nguy cơ. - Đặt tư thế đúng và thực hiện các bài tập: + Tư thế đầu, cột sống phải thuận lợi để không gây tổn thương thêm tủy sống. Đặt, kê lót giữ thân, chân, tay ở tư thế đúng để đề phòng co rút, biến dạng khớp : * Giữ bàn chân ở tư thế vuông góc để phòng co rút gập dẫn đến “bàn chân thuổng”. * Giữ hai đùi ở tách xa nhau để phòng biến dạng co rút khép háng. * Giữ thân người ở tư thế thẳng, nhất là tư thế ngồi, để phòng biến dạng cột sống. * Bàn tay gấp nhẹ, tránh biến dạng bàn tay do nắm quá chặt... + Thực hiện các bài tập: - Các bài tập hết tầm vận động ở tất cả các khớp chân tay 1-2 lần/ngày. Tập thụ động hoặc chủ động có trợ giúp lẫn chủ động nếu có thể được (chi tiết về bài tập sẽ được hướng dẫn ở phần thực hành). - Tăng cường tập vận động chủ động những phần chi thể không bị tổn thương: tập mạnh cơ chi trên trong trường hợp liệt hai chi dưới (lưu ý bảo vệ đoạn cột sống bị tổn thương). 4.2. Phục hồi chức năng trong giai đoạn II (có thể tại bệnh viên hoặc tại nhà) Trong giai đoạn này, người bệnh học cách thích ứng với sự tàn tật của mình, học cách sử dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng và cách sử dụng những khả năng còn lại của mình. Mục tiêu: - Huấn luyện bệnh nhân cách tự chăm sóc bản thân và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (chăm sóc da, ăn uống, chải đầu, vệ sinh ...). - Tập mạnh các cơ chi trên - Huấn luyện bệnh nhân di chuyển,sử dụng xe lăn. + Di chuyển trên giường: lăn nghiêng sang phải, sang trái. + Di chuyển từ nằm sang ngồi và ngược lại. + Di chuyển từ giường qua xe lăn và ngược lại. + Di chuyển từ xe lăn sang toilet và ngược lại... - Huấn luyện để bệnh nhân sử dụng, di chuyển với các dụng cụ trợ giúp khác như máng, nẹp, nạng... - Tập thăng bằng ở tư thế ngồi (thăng bằng tĩnh, thang bằng động). - Tập dựng đứng tăng tiến (sử dụng bàn nghiêng, ván nghiêng) nhằm làm cho người bệnh thích nghi với thay đổi tư thế, tránh tụt huyết áp. - Tập đứng dậy, tập thăng bằng ở tư thế đứng. - Tập di chuyển trong thanh song song, đi lại bằng nạng, nẹp... - Tăng cường hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày: tắm rửa, thay quần áo, ăn uống... và các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao. 4.3. Giai đoạn tái hòa nhập xã hội - Mục đích: Tạo cho bệnh nhân thích nghi với môi trường sống, tìm công ăn việc làm phù hợp và tái hòa nhập xã hội. - Phương pháp: + Tạo điều kiện về nhà cữa, đường sá, cầu cống, công sở, trường học... phù hợp cho người bệnh di chuyển, đi lại và sinh hoạt dễ dàng. + Đào tạo nghề hoặc nghề mới, tìm công ăn việc làm phù hợp với tình trạng sức khoẻ của người bệnh. + Tạo mọi điều kiện phù hợp và thuận lợi để người bệnh tham gia các sinh hoạt của gia đình và cộng đồng. KẾT LUẬN Phục hồi chức năng cho người bị tổn thương tủy sống là quá trình lâu dài nên đòi hỏi bản thân người bệnh, người nhà và cán bộ y tế ý chí quyết tâm cao mới thành công. Chăm sóc điều dưỡng người bệnh tổn thương tuỷ sống, nhất là chăm sóc da, đường ruột, đường tiểu, hệ vận động là một công việc vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình điều dưỡng phục hồi. Các chương trình chăm sóc này không khó, người bệnh có thể thực hiện được, vì vậy cần phải hướng dẫn rất kỹ cho bệnh nhân. Điều này làm tăng thêm lòng tự trọng và khả năng độc lập trong mọi công việc cũng như mọi hoạt động xã hội cho người bệnh. Một số hình vẽ tập luyện: * Tập sức mạnh cơ chi trên (chuẩn bị tốt cho đi nạng, xe lăn): Hình 6: Tập sức mạnh cơ chi trên (chuẩn bị tốt cho đi nạng, xe lăn) * Tập di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại: Di chuyển từ xe lăn sang giường BÀI 8: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng của liệt nửa người. 2. Trình bày được mẫu co cứng thường gặp của liệt nửa người. 3. Trình bày được mục tiêu và các biện pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người giai đoạn sớm. 4. Trình bày được mục tiêu và các biện pháp phục hồi chức năng ở giai đoạn phục hồi. 1. Đại cương Liệt nửa người hay đột quỵ là thuật ngữ để mô tả trường hợp giảm chức năng đột ngột nửa người bên trái hoặc bên phải do tổn thương của động mạch não. Tỉ lệ tử vong do TBMMN còn cao và di chứng thường nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe lao động và cuộc sống không chỉ với người bệnh mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. 2. Định nghĩa và nguyên nhân 2.1. Định nghĩa Liệt nửa người là liệt một tay, một chân và thân cùng bên (có thể kèm theo liệt mặt hoặc không) 2.2. Nguyên nhân - Tai biến mạch máu não: + Nhồi máu não: Thiếu máu não cục bộ, chiếm 80% trong TBMMN, xảy ra khi một mạch máu bị tắc hoặc nghẽn, khu vực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử. + Xuất huyết (chảy máu) não chiếm 20% trong TBMMN: Máu thoát ra khỏi thành mạch chảy vào nhu mô não - Các nguyên nhân khác: Bại não, viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, vỡ phình mạch não, bệnh tim mạch, u não 3. Triệu chứng Tùy theo nguyên nhân liệt nửa người, các triệu chứng có thể biểu hiện ở các mức độ liệt nặng nhẹ khác nhau. Bao gồm: - Liệt: liệt một tay, một chân cùng bên, có thể có liệt mặt cùng bên hoặc đối bên với chi bị liệt. Ban đầu liệt mềm, sau chuyển sang liệt cứng (tổn thương trung ương) với tăng trương lực cơ, phản xạ gân xương, cảm giác. Mẫu co cứng thường xuất hiện ở giai đoạn hồi phục, thể hiện bằng hiện tượng co cứng gấp ở chi trên và co cứng duỗi ở chi dưới. - Rối loạn cảm giác: Tê, đau, rát, giảm hoặc mất cảm giác bên liệt. - Rối loạn tri giác: có thể hôn mê, vật vả, kích thích - Rối loạn tâm thần: có thể có hoặc không sau khi bị bệnh - Rối loạn ngôn ngữ: tùy vùng não bị tổn thương mà có thể có các rối loạn về ngôn ngữ: thất ngôn, nói khó, nói ngọng, mất khả năng hiểu ngôn ngữ, mất khả năng diễn đạt ngôn ngữ. - Rối loạn thị giác: bán manh (mất một nữa thị trường một hoặc 2 mắt). - Các hậu quả của bất động: có thể có các thương tật thứ cấp như: loét do đè ép, teo cơ, cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ, huyết khối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_phuc_hoi_chuc_nang.doc
Tài liệu liên quan