Dụng cụ kiểm tra và điều
chỉnh độ đồng tâm TMEA 2
- Căn chỉnh độ đồng tâm trục,
chi phí bảo dưỡng giảm thiểu,
tuổi thọ làm việc của vòng bi,
phớt chặn và khớp nối sẽ cao
hơn.
- Độ dung động và tiếng ồn
được giảm thiểu, giảm thiểu số
lần ngưng máy đột xuất.76
Dụng cụ đo nhiệt độ tiếp xúc
và không tiếp xúc TMTL 1400K
Có thể chọn hệ số bức xạ từ 0.1
đến 1, dùng đầu đo tiếp xúc để
chọn đúng hệ số bức xạ của vật
cần đo.
Dãy nhiệt độ rộng: Không tiếp
xúc -60 C đến 500 C, Tiếp xúc -
64 C đến 1400 C.
Tỉ lệ khoảng cách/độ lớn vật thể
11:1, tiêu hao ít năng lượng,
chỉnh tự động tắt từ 1-60 phút .77
Đèn nội soi TMES2
Quan sát những vị trí không
tiếp cận được.
Ống quang học dài 3 mét,
bán kính uốn cong
40mm,góc nhìn 55 C.
Có thể đặt thêm bộ giá (lựa
chọn) gắn camera chụp hình
hay quay phim hình ảnh lưu
trữ hay phân tích.
188 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý và kỹ thuật bảo trì - Chương 3+4 - Phạm Thị Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à một quá trình sử dụng thiết bị giám sát
xác định tình trạng của máy móc đang lúc hoạt động hay lúc
ngừng hoạt động
56
-Thiết bị giám sát sẽ chỉ ra thông tin để xác định xem đó là
vấn đề gì
-Từ đó tìm nguyên nhân để khắc phục
-Lập lịch trình bảo trì có hiệu quả
Lợi ích mang lai từ CBM:
- Nền công nghiệp tiết kiệm khoảng 1,3 tỉ đô la mỗi năm –
chính phủ Anh
Tăng 5% khả năng sẵn sàng của máy thì có thể tăng 30%
năng suất
Toàn bộ chi phí bảo trì của một đội 20 chiếc tàu khu trục đã
giảm được 45% (100.000 đôla mỗi năm )- Hải quân Canada
57
- 12 tháng kể từ khi bắt đầu áp dụng chương trình giám sát
tình trạng đã giảm 37% chi phí trong công tác bảo trì (Anh)
- Chi phí BT hạ xuống khoảng 9-10 đô la/HP/năm (công nghiệp
hóa dầu)
- Cứ mỗi 1 đô la chi phí sẽ tiết kiệm được 5 đô la nói chung và
từ 10 đến 22 đô la nói riêng trong ngành nhựa.
Chi phí bảo trì trực tiếp trong các ngành công nghiệp khác
nhau, trung bình là 4% của các tài sản cố định, thay đổi từ
2,6% đối với ngành công nghiệp dầu mỏ đến 8,6% đối với
ngành công nghiệp luyện thép
58
Như vậy nếu ước lượng khoảng 4% chi phí tổn thất sản xuất do
ngừng máy, thì mỗi năm bị mất tổng cộng 8% giá trị tài sản cố
định
- Khi các hư hỏng xảy ra dần dần sẽ làm thay đổi các đặc tính
vật lý của chi tiết.
- Cần phải thu thập và phân tích các thông số kỹ thuật của máy
móc, thiết bị để dự đoán các hư hỏng trước khi chúng xảy ra.
Những thông số này được gọi là thông số dự đoán và hình
thành trên cơ sở bảo trì dự đoán, cũng còn được gọi là bảo trì
phòng ngừa dự đoán (predictive preventive maintenance), hoặc
bảo trì tiên phong (proactive maintenance) hay thường hơn là
bảo trì trên cơ sở tình trạng.
59
5.1.2 Chọn máy theo tổn thất năng suất:
Các lọai máy thường gây tổn thất cao:
Hoạt động liên tục.
Liên quan với một quá trình sản xuất.
Có thiết bị lắp đặt song song hay dự phòng nhỏ nhất.
Có khả năng dự trữ sản phẩm trung gian tối thiểu.
Có liên quan với chức năng chuyển giao hay vận chuyển
sản phẩm mang tính quyết định.
60
5.1.3 Chọn máy trên cơ sở an toàn
Máy phát nổ.
Các vật liệu nguy hiểm văng ra vì hư hỏng.
Phương tiện dùng cho vận chuyển nhân sự.
61
5.1.4 Những bộ phận nên giám sát trong các máy đã
được chọn.
Có tính quan trọng về độ tin cậy của thiết bị
Thực hiện một chế độ làm việc cao
Có thời gian bảo trì thay thế hoặc sửa chữa dài
62
5.1.5 Tổng quan về các phương pháp giám sát
Mục tiêu của giám sát tình trạng là nhận biết tình trạng của
một máy:
Nhận biết có tồn tại một vấn đề nào đó.
Xác định vấn đề đó là gì ?
Giám sát chủ quan:
Nhìn: dùng để giám sát lỗ thủng, khe hở, khói, thay đổi
màu sắc.
Ngửi: nhận biết các hiện tượng quá nhiệt hoặc rò rỉ.
Nghe: giám sát tiếng ồn không bình thường.
Sờ: giám sát rung động, nhiệt độ không bình thường.
Tổng hợp các giác quan: được dùng để ước lượng hiệu
suất máy móc.
63
5.1.6 Bốn phương pháp cơ bản của giám sát tình trạng
Giám sát bằng mắt: Các bộ phận máy móc được kiểm tra bằng mắt để xác
định tình trạng của chúng.
Giám sát hiệu năng: Tình trạng của một chi tiết hoặc một máy có thể được
đánh giá bằng cách đo lường cách thức thực hiện công việc đã được dự định.
Giám sát rung động: Tình trạng của một chi tiết đang hoạt động trong một máy
được đánh giá qua biên độ và bản chất của rung động mà chúng sinh ra (Đo
độ rung).
Giám sát hạt: Tình trạng của bề mặt chi tiết phụ thuộc vào tải trọng và có liên
quan đến chuyển động, được đánh giá từ các mảnh vỡ do mòn gây ra, thông
thường những chi tiết này được bôi trơn bằng dầu do đó việc thu thập và phân
tích mảnh vỡ do mòn được thực hiện thông qua khảo sát dầu bôi trơn.
64
Tại sao cần phân tích rung
động?
Phân tích rung động là công cụ
hữu ích cho bảo trì dự đoán,
chẩn đoán hư hỏng và nhiều tác
dụng khác
Phân tích rung động có khả
năng áp dụng cho tất cả các
thiết bị cơ khí, thường là các
thiết bị có tốc độ quay trên 600
vòng/phút
65
5.1.7 Lựa chọn các phương pháp giám sát
Máy có sự cố có thể là do một hay nhiều chi tiết hư hỏng
nghiêm trọng gây nên.
Phải tìm ra các chi tiết sắp hư hỏng có thể gây ra ngừng
máy.
Cần phải có các phương pháp, thiết bị giám sát tình trạng
đáng tin cậy và phù hợp
66
5.1.8 Các khuynh hướng trong giám sát tình trạng
Phân tích phổ rung động: Ðể chẩn đoán các hư hỏng có thật
trên một máy ngay trước khi dừng máy.
Phân tích mảnh vụn do mòn : Một trong những phương pháp
đó là đo tỉ lệ mảnh vụn trong bình chứa dầu bôi trơn của động
cơ.
Giám sát hiệu năng : Ngày nay phương pháp này là một lĩnh
vực giám sát tình trạng có triển vọng lớn nhất. Trong thực tế
phương pháp giám sát này liên hệ đến việc khảo sát các chức
năng là gì mà một bộ phận của hệ thống yêu cầu.
67
Phát triển trí tuệ nhân tạo: Ðã cung cấp các dụng cụ và tìm
ra các kỹ thuật giám sát có tính chuyên môn cao, luôn trong
một tình trạng sẵn sàng để phát hiện những triệu chứng hư
hỏng trước khi chúng gây nên ngừng máy.
5.2. Những vấn đề cần quan tâm ở các nước đang phát
triển
Sử dụng chưa đúng các dụng cụ dùng trong kỹ thuật giám
sát tình trạng,
Công tác đào tạo người sử dụng chưa tốt,
Chưa bảo trì đúng cách cho thiết bị giám sát.
68
5.3. Những lợi ích của giám sát tình trạng
Kéo dài tuổi thọ ổ trục
Cực đại hóa năng suất của máy
Cực tiểu hoá thời gian ngừng máy không theo lịch trình
Kéo dài một cách an toàn khoảng thời gian đại tu
Cải thiện thời gian sửa chữa
Tăng tuổi thọ của máy
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Tiết kiệm một lượng đáng kể chi phí bảo trì
Giảm giá thành sản phẩm
Tăng mức độ an toàn của nhà máy.
69
Các kỹ thuật GSTT:
- Kỹ thuật phân tích hư hỏng
- Kỹ thuật giám sát rung động
- Kỹ thuật giám sát tình trạng lưu chất
- Kỹ thuật giám sát âm
- Giám sát rò rỉ đường ống
- Giám sát nhiệt độ
70
Đo phân tích rung động
Kiểm tra dự đoán
71
Một số Dụng cụ giám sát tình trạng thiết bị:
Dụng cụ kiểm tra siêu âm: CMIN 400-K
Kiểm tra phát hiện dò rỉ gas, khí,
chất lỏng từ các đường ống, bồn chứa áp lực hoặc chân không.
Kiểm tra độ kín van, hiện tượng phóng điện ở các tiếp điểm
điện, rơ-le đóng ngắt.
Kiểm tra tình trạng vòng bi.
72
Dụng cụ đo nhiệt độ không tiếp xúc: CMSS
2000-SL
+ Nhiệt kế không tiếp xúc, định hướng bằng
tia laser.
+ Hiển thị các cảnh báo Cao (High), thấp
(Low) về nhiệt độ.
+ Tính toán xác định nhiệt độ tối thiểu, tối đa,
độ chênh lệch nhiệt độ và nhiệt độ trung bình.
73
Dụng cụ đo rung động
MCD: CMVL 3600-IS-K-01
+ Đo các thông số nhiệt độ,
rung động tổng thể của thiết
bị và tình trạng vòng bi.
+ Các ngưỡng cảnh báo,
báo động, nguy hiểm và an
toàn được thiết lập và hiện
thị qua các đèn LED và màn
hình LCD.
74
Bộ dụng cụ giám sát: CMPK 200
plus-EN
Kiểm tra đa thông số tình trạng hoạt
động của thiết bị gồm: bút đo rung
động, dụng cụ kiểm tra siêu âm và
nhiệt kế không tiếp xúc.
Bộ dụng cụ giám sát: CMPK 70
plus-EN
75
Dụng cụ kiểm tra và điều
chỉnh độ đồng tâm TMEA 2
- Căn chỉnh độ đồng tâm trục,
chi phí bảo dưỡng giảm thiểu,
tuổi thọ làm việc của vòng bi,
phớt chặn và khớp nối sẽ cao
hơn.
- Độ dung động và tiếng ồn
được giảm thiểu, giảm thiểu số
lần ngưng máy đột xuất.
76
Dụng cụ đo nhiệt độ tiếp xúc
và không tiếp xúc TMTL 1400K
Có thể chọn hệ số bức xạ từ 0.1
đến 1, dùng đầu đo tiếp xúc để
chọn đúng hệ số bức xạ của vật
cần đo.
Dãy nhiệt độ rộng: Không tiếp
xúc -60 C đến 500 C, Tiếp xúc -
64 C đến 1400 C.
Tỉ lệ khoảng cách/độ lớn vật thể
11:1, tiêu hao ít năng lượng,
chỉnh tự động tắt từ 1-60 phút .
77
Đèn nội soi TMES2
Quan sát những vị trí không
tiếp cận được.
Ống quang học dài 3 mét,
bán kính uốn cong
40mm,góc nhìn 55 C.
Có thể đặt thêm bộ giá (lựa
chọn) gắn camera chụp hình
hay quay phim hình ảnh lưu
trữ hay phân tích.
78
Dụng cụ đo độ nhớt cầm
tay TMVM1
Máy đo độ nhớt in-line
Viscometer
79
Tốc kế quang học đa chức
năng TMRT1
Sử dụng bộ vi xử lý cao tốc,
hệ thống quang học một thấu
kính,độ chính xác cao,có bộ
phận đo vòng quay tiếp xúc.
Khoảng cách đo dài lên đến
2m, góc đo lớn hơn +/- 80 độ
so với tiêu điểm, tia laser dễ
quan sát trong môi trường
làm việc có ánh sáng mạnh.
80
6.1. ĐỊNH NGHĨA:
+ RCM là một giải pháp mang tính hệ thống nhằm đánh giá một
cách định lượng nhu cầu để thực hiện hoặc xem xét lại các
công việc và kế hoạch bảo trì phòng ngừa.
+ RCM là một quá trình được sử dụng nhằm xác định các yêu
cầu bảo trì bất kỳ tài sản vật lý nào trong những điều kiện vận
hành của nó.
+ RCM là một quá trình được sử dụng để xác định phải làm gì
để đảm bảo rằng bất kỳ tài sản vật lý nào đều tiếp tục thực hiện
các chức năng trong những điều kiện vận hành hiện tại của nó.
Chương 6.
BẢO TRÌ TẬP TRUNG VÀO ĐỘ TIN CẬY
(RELIABILITY CENTERED MAINTENANCE-RCM)
81
6. 2. HAI THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA RCM
-Xác định các nhu cầu bảo trì và các công việc cần thiết để đáp
ứng các nhu cầu này.
-Phân tích độ tin cậy của các bộ phận quan trọng trong hệ thống
và từ đó xác định thời gian thực hiện các công việc bảo trì
Các kỹ thuật:
Phân tích tác động và khả năng tới hạn của dạng hư hỏng
(FMECA)
Phân tích cây sự cố (FTA)
82
Chia thiết bị ra thành từng nhóm đối tượng để có thể xác
định những chi tiết cần quan tâm nhằm có những hoạt động
bảo trì tương ứng.
Trong bảo trì định kỳ, các khoảng thời gian giữa những
công việc bảo trì được xác định nhờ các dữ liệu thống kê hư
hỏng và phân bố xác suất tương ứng
Bảo trì tập trung vào độ tin cậy là một phương pháp luận
khảo sát chi phí có hiệu quả trong khi vẫn đồng thời duy trì
được độ tin cậy của thiết bị
83
6. 3. BẢY CÂU HỎI CƠ BẢN CỦA RCM
1. Các chức năng và tiêu chuẩn hiệu năng của tài sản trong
những điều kiện vận hành hiện tại là gì ?
2. Vì sao tài sản không hoàn thành các chức năng của nó ?
3. Cái gì gây ra hư hỏng chức năng này?
4. Cái gì xảy ra khi hư hỏng xuất hiện?
5.Hư hỏng xảy ra bằng cách nào ?
6. Cần phải làm gì để phòng tránh hư hỏng ?
7.Nên làm gì trong trường hợp không có công việc phòng
ngừa thích hợp?
84
6. 4. NHỮNG CHỨC NĂNG VÀ CÁC TIÊU CHUẨN HIỆU NĂNG
Bảo trì bất kỳ tài sản nào đều được xác định thông qua các chức
năng của tài sản đó và những mục tiêu hiệu năng mong muốn.
Cần định lượng hóa các tiêu chuẩn hiệu năng:
Sản lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ-khách hàng, các vấn
đề môi trường, chi phí vận hành và an toàn.
Những hư hỏng chức năng: một tài sản không có khả năng đáp
ứng một tiêu chuẩn hiệu năng mong muốn.
85
6. 5. NHỮNG DẠNG HƯ HỎNG
Cần xác định những dạng hư hỏng khác nhau gây ra việc
không thực hiện chức năng mong muốn để hiểu được và tìm
cách ngăn ngừa các nguyên nhân gây ra hư hỏng tương ứng.
6. 6. NHỮNG HẬU QUẢ CỦA HƯ HỎNG
Chia làm bốn nhóm :
Những hậu quả do hư hỏng tiềm ẩn.
Những hậu quả về an toàn và môi trường.
Những hậu quả về vận hành.
Những hậu quả không liên quan đến vận hành.
86
6.7. THỰC HIỆN RCM
Việc kiểm sát các yêu cầu bảo trì bất kì tài sản nào nên được
thực hiện bởi nhiều nhóm nhỏ bao gồm ít nhất là một người
phụ trách bảo trì và một người phụ trách sản xuất. Những
người này cần có kiến thức tổng quát về tài sản được khảo sát
và đào tạo về RCM.
87
a. Các chuyên viên tư vấn
Nhóm khảo sát RCM làm việc dưới sự hướng dẫn chuyên
viên tư vấn.
Vai trò của CVTV :
- Đảm bảo RCM được áp dụng đúng đắn,
- Các thành viên trong nhóm đạt được sự nhất trí cao khi
trả lời các câu hỏi,
- Không có thiết bị hoặc bộ phận quan trọng nào bị bỏ qua,
- Các cuôc họp của nhóm khảo sát đạt tiến bộ nhanh
chóng và hợp lý,
- Tất cả các tài liệu RCM được hoàn thành một cách đúng
đắn.
88
b. Các kiểm sát viên
Những người này kiểm soát kết quả hoạt động của nhóm
khảo sát và các đánh giá về hậu quả hư hỏng, lựa chọn công
việc .
89
6. 8. NHỮNG KẾT QUẢ SAU KHI PHÂN TÍCH RCM
- Hiểu biết nhiều hơn và nâng cao các hoạt động của tài sản
- Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc
- Hiểu biết tốt hơn sự hư hỏng, cùng với nguồn gốc, nguyên
nhân của mỗi hư hỏng.
- Lập được danh sách các công việc được quy hoạch nhằm
đảm bảo tài sản tiếp tục vận hành ở mức hiệu năng mong
muốn.
- Làm việc theo nhóm được cải thiện đáng kể.
90
6.9. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG RCM
- An toàn hơn và bảo vệ môi trường làm việc tốt hơn.
- Hiệu năng vận hành (sản lượng, chất lượng sản phẩm và
dịch vụ khách hàng) tốt hơn.
- Hiệu quả lớn hơn (có thể giảm 40%-70% chi phí bảo trì
định kỳ).
- Tuổi thọ của các bộ phận đắt tiền tăng lên.
- Các nhân viên làm việc tốt hơn.
- Cơ sở dữ liệu bảo trì được toàn diện.
- Làm việc theo nhóm tốt hơn.
91
Chương 7. Thiết kế đảm bảo độ tin cậy RAM
Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm các giai đoạn:
1. Thiết kế ý tưởng.
2. Thiết kế chi tiết.
3. Chế tạo.
4. Lắp ráp.
5. Vận chuyển.
6. Lắp đặt.
7. Vận hành.
8. Thanh lý (lọai bỏ).
92
Những yếu tố ảnh hưởng đến RAM
Những yếu tố ảnh hưởng đến RAM (Reliability Availability
Maintainability - Độ tin cậy, Khả năng sẵn sàng, Khả năng
bảo trì) bao gồm:
- Thiết kế hệ thống.
- Chất lượng chế tạo.
- Môi trường (vận chuyển, lắp đặt, bảo quản và vận hành).
- Thiết kế và phát triển các hệ thống hỗ trợ
- Trình độ huấn luyện và những kỹ năng của người vận hành
và bảo trì hệ thống
- Khả năng sẵn sàng của vật tư/phụ tùng cần để sửa chữa hệ
thống
- Các trợ giúp và dụng cụ chẩn đoán.
93
Những chỉ dẫn thiết kế đảm bảo độ tin cậy
1.Thiết lập và phân bổ các yêu cầu
a. Xác định các yêu cầu về độ tin cậy:
Có nhiều cách xác nhận yêu cầu. Một số cách dựa trên sự cải
tiến không ngừng mô hình sản phẩm.
b. Phân bổ các yêu cầu.
Một vài phương pháp được dùng để phân phối yêu cầu. Bao
gồm: phương pháp phân phối bằng nhau, phương pháp cung
cấp thông tin, điện tử ARINC (Aeronautical Radio, Incorporated ),
94
2. Phát triển mô hình độ tin cậy của hệ thống
a. Lựa chọn hệ thống.
Xác định hệ thống để mô hình hóa.
b. Xây dựng sơ đồ khối chức năng.
Phải được hiểu biết các quan hệ chức năng giữa các chi tiết,
cụm và hệ thống vì độ tin cậy có liên hệ với các hư hỏng chức
năng.
c. Xây dựng các sơ đồ khối độ tin cậy
95
3. Tiến hành phân tích
a. Các phân tích liên quan.
Nhiều phân tích được tiến hành không phải liên quan đến độ
tin cậy, ví dụ như an toàn và tính liên kết giữa các kết cấu.
Tuy nhiên những phân tích này trực tiếp hoặc gián tiếp trợ
giúp nỗ lực thiết kế đảm bảo độ tin cậy.
b. Vai trò của người thiết kế.
Trong một số trường hợp người thiết kế sẽ và cần thực hiện
trực tiếp một phân tích đã chọn. Trong bất kỳ trường hợp
nào, điều quan trọng là người thiết kế hiểu mục đích và lợi
ích của việc phân tích.
96
4. Thiết kế
a. Kiểm tra việc lựa chọn chi tiết và vật liệu.
Một phần của quá trình thiết kế đảm bảo độ tin cậy là lựa
chọn chi tiết và vật liệu.
b. Sử dụng dự phòng thích hợp.
Cần nhắc lại rằng các thành phần và hệ thống liên kết song
song phải hỏng tất cả thì hệ thống mới hỏng.
c. Áp dụng thiết kế bền vững.
Một thiết kế hệ thống bền vững là một thiết kế chịu được hư
hỏng và tác động của ứng suất.
97
d.Thiết kế đảm bảo môi trường.
Không hiểu môi trường mà trong đó hệ thống sẽ hoạt động,
người thiết kế không thể thực hiện tốt việc thiết kế đảm bảo độ
tin cậy và tiên đoán độ tin cậy.
e. Thiết kế đảm bảo tính đơn giản.
Nguyên lý cơ bản của thiết kế đảm bảo độ tin cậy là làm sao
cho đơn giản. Một thiết kế càng phức tạp càng có nhiều khả
năng xảy ra hư hỏng.
f. Kiểm soát cấu hình.
Khi có những thay đổi để cải thiện độ tin cậy hay vì bất kỳ lý
do nào khác, thiết kế được hoàn thiện dần. Cần phải kiểm
soát quá trình hoàn thiện thiết kế này, đặc biệt là thiết kế phần
cứng.
98
5. Tiến hành thử nghiệm ban đầu
a. Mô hình Duane (J. T. Duane ).
b. Các mô hình khác (Fault model, FEA model, )
c. Đạt được sự gia tăng độ tin cậy.
d. Bản chất của phát triển
e. Thử nghiệm gia tốc.
99
Cumulative MTBF vs. Cumulative Test Time postulated by Duane
100
Phân loại các dạng thử nghiệm gia tốc
+ Các thử nghiệm quan sát
- So sánh độ bền giữa các thành phần và tính chất của cùng loại vật liệu.
- So sánh mức độ khắc nghiệt giữa các điều kiện môi trường khai thác.
- Tiến hành các thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm định kỳ.
+ Dự đoán sự thay đổi độ bền của vật liệu trong các môi trường làm việc
- Xác định độ bền của các vật liệu và sản phẩm trong những môi trường khai
thác định trước.
- Xác định vật liệu sản phẩm tối ưu nhất thích hợp với môi trường làm việc.
- Đánh giá hiệu quả thu được sau khi tiến hành một thay đổi cải tiến nào đó
trong công nghệ sản xuất.
- Giải thích nguyên nhân phá hủy của vật liệu sản phẩm trong môi trường làm
việc.
101
+ Nghiên cứu các quy luật phá huỷ của vật liệu, sản phẩm.
có khả năng đo đạc và đánh giá tính chất của nhiều loại sản
phẩm: kim loại, vật liệu composite, vât liệu polymer (sơn,
nhựa, cao su), gốm, gỗ, giấy, vải ....
6. Lập lại thiết kế
- Để cải thiện độ tin cậy hay vì bất kỳ lý do nào khác.
Quá trình lập lại thiết kế một phần gắn liền với thiết kế và
phát triển,
102
7. Tiến hành thử nghiệm trình diễn
a. Các thử nghiệm.
Có hai loại thử nghiệm: Thử nghiệm tuần tự (được gọi là
thử nghiệm tuần tự tỷ số xác suất) và thử nghiệm trong
khoảng thời gian cố định.
b. Thử nghiệm chu kỳ sống gia tốc.
Thử nghiệm nhằm mục đích gia tốc sự xuất hiện các hư
hỏng xảy ra trong các điều kiện bình thường, đo độ tin cậy ở
những điều kiện này và sau đó xác định mối tương quan
giữa những hư hỏng này với các ứng suất xuất hiện trong
các điều kiện vận hành bình thường.
103
8. Thiết kế theo phương pháp nhóm
a. Sản xuất và công tác hậu cần ảnh hưởng đến độ tin cậy.
Những quá trình sản xuất và việc kiểm soát những quá trình này
ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống. Công tác hậu cần cũng
ảnh hưởng đến độ tin cậy.
b. Phát triển sản phẩm và quá trình tích hợp. (Integrated
Product and Process Development – IPPD)
Các nhóm sản phẩm tích hợp (Integrated Product Team - IPT) tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu để có được các sản
phẩm và dịch vụ là nền tảng của quá trình IPPD.
c. Tiếp cận kỹ thuật hệ thống.
Kỹ thuật hệ thống tập trung vào mục tiêu cung cấp một sản
phẩm đạt chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người sử
dụng.
104
7.2 Lợi ích từ thiết kế đảm bảo độ tin cậy
Mọi người đều có thể hưởng lợi từ phương pháp nhóm.
Các tổ chức và cá nhân khác có thể đóng góp vào thiết kế
đảm bảo độ tin cậy nên có thể hưởng lợi từ các phân tích độ
tin cậy bao gồm các kỹ sư an toàn, người làm kế hoạch hậu
cần, người hoạch định nhiệm vụ, các chuyên gia bao gói,
vận chuyển, các tổ chức dịch vụ sau bán hàng, v.v
105
Chương 8.
Phụ tùng &Quản lý tồn kho phụ tùng
106
Phụ tùng (part): là bộ phận/chi tiết được chế tạo dùng lắp ráp
máy móc thiết bị trong các phân xưởng sản xuất hoặc dùng
thay thế trong sửa chữa bảo trì
107
108Phụ tùng được sắp xếp trong kho
109
Các định nghĩa tồn kho:
+ là một sự dự trữ / dư thừa hàng hóa / phụ tùng
+ là toàn bộ nguồn vào quy trình sản xuất như hàng cung
ứng, nguyên vật liệu, phụ tùng mà công ty dùng trong hoạt
động kinh doanh, ngoài ra còn bao gồm cả công việc đang
được thực hiện - hàng hóa đang trong nhiều giai đoạn sản
xuất khác nhau - cũng như thành phẩm đang chờ xuất kho
đem bán hoặc vận chuyển đến khách hàng.
110
Nhu cầu
độc lập
A
B(4) C(2)
D(2) E(1) D(3) F(2)
Nhu cầu
phụ thuộc
Nhu cầu độc lập là nhu cầu không chắc chắn.
Nhu cầu phụ thuộc là nhu cầu chắc chắn.
Khái niệm sơ đồ cấu trúc sản phẩm:
111
Quy trình lưu kho:
Hàng vào Kho Hàng ra
Hàng tồn kho: Là những tài sản:
+ Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình
thường;
+ Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá
trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Phụ tùng tồn kho: là những phụ tùng dự trữ để thực hiện
công tác bảo trì sửa chữa hoặc cung cấp cho các dịch vụ
sửa chữa
112
Các dạng hàng tồn kho:
+ Hàng hóa mua về để bán: Hàng tồn kho, hàng hóa mua
đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia
công chế biến;
+ Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
+ Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản
phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia
công chế biến và đã mua đang đi trên đường;
113
Phân hệ quản lý kho
Phân hệ cho phép:
+ Quản lý hàng tồn kho theo các đơn vị đo lường khác nhau ở
nhiều kho;
Tiến hành kế toán riêng biệt các hàng hóa thuộc quyền sở hữu,
hàng hóa, tiếp nhận và đưa vào tiêu thụ, bao bì luân chuyển;
Kiểm tra và kiểm kê số sê-ri, thời hạn sử dụng và giấy chứng
nhận;
Kiểm tra độ chính xác của việc ghi giảm số sê-ri, hàng hóa có
thời hạn sử dụng nhất định và giấy chứng nhận;
Đưa ra các đặc tính của lô hàng (màu sắc, kích cỡ...) và tiến
hành kế toán theo lô cho từng kho;
114
Thống kê nước xuất xứ;
Bổ sung và ngưng bổ sung hàng tồn kho;
Thực hiện các chức năng kế toán và lập dự phòng hàng tồn
kho.
Cách sắp xếp hàng hóa trong kho
Thường được sắp xếp theo nguyên tắc:
+ hàng hóa nặng để ở kệ dưới và nhẹ thì để ở trên,
+ các loại hàng hóa thường dùng thì phải để ở tầm dễ lấy,
dễ tìm kiếm
+ hàng hóa được quản lý theo mã lô.
115
+ Trong quản lý tồn kho, phân phối, mã lô giúp doanh nghiệp
quản lý được tuổi tồn kho theo lô. Theo hạn dùng và ngày sản
xuất ghi trên lô, doanh nghiệp có thể chủ động dễ dàng lên kế
hoạch tiêu thụ ưu tiên cho những lô hàng sắp hết hạn.
+ Để việc quản lý theo hạn dùng thì cần phải tính nhập xuất tồn
theo lô hàng nhập
+ Xuất hàng theo nguyên tắc FEFO – (First Expired First Out).
Mục đích của việc quản lý mã lô
116
Cách bố trí sắp xếp kho
Có rất nhiều hình thức tổ chức sắp xếp ngăn kệ trong kho hàng
hóa, thường thì các ngăn kệ trong kho được bố trí theo chiều dọc
và theo chiều ngang. Tùy theo diện tích kho bãi mà bố trí kệ hàng
phù hợp.
117
Các nguyên nhân gây tồn kho phụ tùng:
- Đảm bảo không thiếu hụt phụ tùng khi cần thay thế.
- Sai lệch trong lập kế họach và tiến độ BTPN
Các phụ tùng chiến lược
Có số lượng tiêu thụ ít
Thiếu thống kê về mức tiêu thụ
Có các hư hỏng thường là ngẫu nhiên và không thể biết
trước được
Có các chi phí phát sinh do thiếu hụt chủ yếu là tổn thất
doanh thu.
118
Những khó khăn về phụ tùng tại các nước đang phát triển
- Tình hình chính tri
- Thiếu ngoại tệ
- Luật lệ chính sách hải quan
- Máy móc thiết bị quá cũ, công ty không sản sản xuất phụ tùng
- Công ty sản xuất không còn hoạt động
- Công ty sản xuất không muốn cung cấp phụ tùng
- Công ty sản xuất không muốn chuyển giao các bản thiết kế
và thông tin khác để chế tạo phụ tùng
- Trong nước không có công ty nào có khả năng chế tạo phụ
tùng
- Vật liệu chế tạo không có sẵn ở thị trường trong nước
- Các bản vẽ còn thiếu thông tin kỹ thuật
119
DỰ TOÁN CHI PHÍ TỒN KHO PHỤ TÙNG HÀNG NĂM
120
Các chức năng tồn kho
Đáp ứng nhu cầu dự đóan
Giải quyết nhu cầu sản xuất
Tách riêng các họat động
Ngăn ngừa sự thiếu hàng hóa
Thuận lợi trong việc xác định chu kỳ đặt hàng
Ngăn ngừa sự tăng giá
Thuận lợi trong việc giảm giá theo số lượng
121
Mục đích của quản lý tồn kho
Đáp ứng sự hài lòng của khách hàng , ngăn ngừa việc
tăng giá
Mức độ phục vụ khách hàng
Xác định chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ
122
Hiệu quả của quản lý tồn kho: Để quản lý tồn hiệu quả cần:
Hệ thống theo dõi tồn kho
Một dự báo nhu cầu đáng tin cậy
Biết được thời gian từ lúc đặt hàng đến nhận hàng
Có thể ước tính
Chi phí tồn trữ
Chi phí đặt hàng
Chi phí do thiếu hụt
Một hệ thống phân lọai
123
Hệ thống kiểm kho
Hệ thống định kỳ : Kiểm kho với khỏang thời gian định kỳ
Hệ thống tồn kho liên tục: Hệ thống theo dõi xuất hàng liên
tục, nghĩa là quản lý mức tồn kho hiện tại
Hệ thống hai containers– Hai containers hàng tồn kho; đặt
hàng khi 1 container hết hàng
Mã số kẻ vạch trên hàng hóa – Mã số kẻ vạch được in trên
nhãn hiệu có thông tin của sản phẩm
124
Các khái niệm trong tồn kho:
Lead time: thời gian từ đặt hàng đến nhận hàng của mỗi toa
hàng
Holding (carrying) costs: Chi phí tồn trữ, thường tính cho 1
năm
Ordering costs: Chi phí đặt hàng và nhận hàng
Shortage costs: Chi phí do thiếu hụt
125
QUẢN LÝ KHO BẢO TRÌ
Chọn chi tiết:
+ Quan trọng đối với sản xuất
+ Chi phí bảo trì gián tiếp lớn nếu thiết bị này không có trong
kho, thời gian đặt hàng quá lâu,...
Chọn số lượng:
- 25% nếu thiết bị liên quan tới sản xuất
- 20% đối với thiết bị điều khiển
- 10% đối với thiết bị điện tử.
Giá trị hàng năm = nhu cầu hàng năm x giá mua / đơn vị
126
Hệ thống phân lọai ABC
Phân lọai tồn kho theo sự phân chia thành các nhóm:
A – rất quan trọng, giá trị hàng năm (GTHN) khỏang 70-80%
so với giá trị hàng tồn kho, nhưng chỉ chiếm từ 15-20% tổng số
hàng tồn kho
B – quan trong, GTHN trung bình, khỏang 20-25% so với giá trị
hàng tồn kho, nhưng số lượng khỏang 30% tổng số hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_quan_ly_va_ky_thuat_bao_tri_chuong_34_pham_thi_van.pdf