Chiến lược tăng trưởng hội nhập
(Integrative Growth Strategy)
Về bản chất, đây là chiến lược phát triển
theo bề rộng (thị trường, ngành hiện tại).
Được các doanh nghiệp lựa chọn khi:
Thị trường ngành kinh doanh hiện tại của
doanh nghiệp vẫn phát triển mạnh.
Nhưng doanh nghiệp không đủ sức để áp
dụng các chiến lược tăng trưởng tập trung.
Chiến lược tăng trưởng hội nhập
(Integrative Growth Strategy)
Các chiến lược tăng trưởng hội nhập:
Chiến lược hội nhập phía sau
(Backward Integrative Strategy).
Chiến lược hội nhập phía trước
(Forward Integrative Strategy).
Chiến lược hội nhập hàng ngang
(Horizontal Integrative Strategy).9
Chiến lược hội nhập phía sau
Mục tiêu: tăng cường kiểm soát để ổn
định các nguồn cung cấp yếu tố đầu vào
cho doanh nghiệp (chất lượng tốt, giá cả
phải chăng, không bị gián đoạn).
Biện pháp: đầu tư để nắm quyền sở hữu
(quyền kiểm soát) các đơn vị cung cấp.
Lưu ý, đề phòng trường hợp bị hội nhập
ngược về trước của nhà cung cấp.
17 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược kinh doanh - Chương 6: Chiến lược cấp công ty - Nguyễn Văn Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chiến lược
cấp công ty
QUẢN TRỊ
CHIẾN LƯỢC
Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn
Chương 6
6-2
Mục tiêu nghiên cứu
1. Làm rõ tầm quan trọng của chiến lược
cấp công ty.
2. Tìm hiểu nội dung cơ bản mà chiến lược
cấp công ty phải đặt ra và giải quyết.
3. Nắm được các loại hình chiến lược kinh
doanh cấp công ty.
2
6-3
Nội dung cơ bản
1. Chiến lược cấp công ty là gì ?
2. Vai trò của chiến lược cấp công ty.
3. Các loại chiến lược cấp công ty:
Chiến lược tăng trưởng tập trung.
Chiến lược tăng trưởng hội nhập.
Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa.
Chiến lược điều chỉnh hoạt động.
6-4
Chiến lược cấp công ty là gì ?
Những vấn đề cơ
bản của chiến lược
cấp công ty.
Mục tiêu của chiến
lược cấp công ty.
Nội dung của chiến
lược cấp công ty.
3
6-5
Những vấn đề cơ bản của chiến lược
cấp công ty
Công ty nên tham gia hoạt động trong
các lĩnh vực kinh doanh nào (và cần có
bao nhiêu SBU tương ứng) ?
Cơ quan đầu não của công ty làm sao
quản lý được lực lượng các SBU đó một
cách có hiệu quả ?
SBU.1 SBU.2
6-6
Những vấn đề cơ bản của chiến lược
cấp công ty
Từ đó, có thể hiểu vấn đề mấu chốt của
chiến lược cấp công ty là:
Xây dựng các đơn vị kinh doanh chiến lược
(SBU) để hoạt động trên thị trường của
nhiều ngành hàng khác nhau.
Phối hợp hoạt động giữa các SBU đó một
cách hiệu quả để giành lợi thế cạnh tranh,
thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
4
6-7
Mục tiêu của chiến lược cấp công ty
Tính chất dài hạn.
Mục tiêu cụ thể bao gồm (nhưng không
giới hạn) các mặt sau:
Tăng năng lực sản xuất kinh doanh.
Mở rộng thị trường, tăng thị phần.
Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận
6-8
Nội dung của chiến lược cấp công ty
Bao gồm 5 yếu tố:
(1) Ngành kinh doanh.
(2) Phương án sản phẩm.
(3) Lựa chọn thị trường.
(4) Qui mô doanh nghiệp.
(5) Kỹ thuật công nghệ.
Khi có một yếu tố thay đổi thì công ty
phải chuyển đổi chiến lược cho phù hợp.
5
6-9
Vai trò của chiến lược cấp công ty
Định hướng sự phát triển thống nhất
toàn công ty, kể cả khi bành trướng hoạt
động ra nước ngoài.
Điều phối hoạt động toàn diện đối với tất
cả các SBU và các bộ phận chức năng.
Hướng dẫn xây dựng, thực hiện và kiểm
soát các chiến lược ở cấp SBU và cấp
chức năng.
6-10
Chiến lược tăng trưởng tập trung
(Concentrated Growth Strategy)
Về bản chất, đây là chiến lược phát triển
theo chiều sâu.
Được các doanh nghiệp lựa chọn khi:
Thị trường ngành kinh doanh hiện tại của
doanh nghiệp còn nhiều cơ hội phát triển.
Bản thân doanh nghiệp có nguồn lực dồi
dào, đủ điều kiện để khai thác mạnh mẽ
các cơ hội phát triển đó.
6
6-11
Chiến lược tăng trưởng tập trung
(Concentrated Growth Strategy)
Các chiến lược tăng trưởng tập trung:
Chiến lược thâm nhập thị trường
(Market Penetration Strategy).
Chiến lược phát triển thị trường
(Market Development Strategy).
Chiến lược phát triển sản phẩm
(Product Development Strategy).
Oh la la!
6-12
Chiến lược thâm nhập thị trường
Mục tiêu: tăng mức tiêu thụ sản phẩm,
dịch vụ hiện có để tăng thị phần trên thị
trường doanh nghiệp đang hoạt động.
Biện pháp: tăng cường các hoạt động
marketing (cải tiến bao bì, quảng cáo,
khuyến mãi, nâng cấp kênh phân phối)
Lưu ý, có thể kết hợp với chiến lược hội
nhập phía trước để nâng cao hiệu quả.
7
6-13
Chiến lược phát triển thị trường
Mục tiêu: mở rộng thị trường đến các
khu vực mới (kể cả thị trường nước
ngoài) cho sản phẩm, dịch vụ hiện có.
Biện pháp: tăng năng lực sản xuất; mở
rộng kênh phân phối; tăng cường các
hoạt động xúc tiến thương mại
Lưu ý, có thể kết hợp với các chiến lược
hội nhập phía trước và hàng ngang.
6-14
Chiến lược phát triển sản phẩm
Mục tiêu: phát triển sản phẩm mới (hoặc
cải tiến) trên thị trường hiện tại.
Biện pháp: nghiên cứu kỹ chu kỳ sống
của sản phẩm; tăng cường hoạt động
R&D; hiện đại hóa sản xuất
Lưu ý, có thể kết hợp với
các chiến lược tăng trưởng
đa dạng hóa.
8
6-15
Chiến lược tăng trưởng hội nhập
(Integrative Growth Strategy)
Về bản chất, đây là chiến lược phát triển
theo bề rộng (thị trường, ngành hiện tại).
Được các doanh nghiệp lựa chọn khi:
Thị trường ngành kinh doanh hiện tại của
doanh nghiệp vẫn phát triển mạnh.
Nhưng doanh nghiệp không đủ sức để áp
dụng các chiến lược tăng trưởng tập trung.
6-16
Chiến lược tăng trưởng hội nhập
(Integrative Growth Strategy)
Các chiến lược tăng trưởng hội nhập:
Chiến lược hội nhập phía sau
(Backward Integrative Strategy).
Chiến lược hội nhập phía trước
(Forward Integrative Strategy).
Chiến lược hội nhập hàng ngang
(Horizontal Integrative Strategy).
9
6-17
Chiến lược hội nhập phía sau
Mục tiêu: tăng cường kiểm soát để ổn
định các nguồn cung cấp yếu tố đầu vào
cho doanh nghiệp (chất lượng tốt, giá cả
phải chăng, không bị gián đoạn).
Biện pháp: đầu tư để nắm quyền sở hữu
(quyền kiểm soát) các đơn vị cung cấp.
Lưu ý, đề phòng trường hợp bị hội nhập
ngược về trước của nhà cung cấp.
6-18
Chiến lược hội nhập phía trước
Mục tiêu: tăng cường kiểm soát các nhà
phân phối để ổn định việc tiêu thụ sản
phẩm (kể cả với thị trường, ngành mới).
Biện pháp: đầu tư để nắm quyền sở hữu
(quyền kiểm soát) các đơn vị phân phối.
Lưu ý, đề phòng trường hợp bị hội nhập
ngược về sau của nhà phân phối.
10
6-19
Chiến lược hội nhập hàng ngang
Mục tiêu: liên kết với đối thủ để giảm sức
ép cạnh tranh; hoặc để hợp sức nhằm
đối phó hữu hiệu hơn với các đối thủ
cạnh tranh lớn khác.
Biện pháp: đầu tư để nắm quyền sở hữu
(quyền kiểm soát) các đối thủ cạnh tranh.
Lưu ý, đề phòng bị thôn tính ngược từ
chính công ty liên kết.
6-20
Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa
(Diversification Growth Strategy)
Về bản chất, đây là chiến lược phát triển
theo bề rộng (thị trường, ngành mới).
Được các doanh nghiệp lựa chọn khi:
Thị trường, ngành kinh doanh hiện tại đã bão hòa
hoặc đang bị suy thoái theo chu kỳ.
Doanh nghiệp không đạt mục tiêu tăng trưởng, bị
buộc phải chuyển sang thị trường và ngành mới.
Thị trường hiện tại có nhiều rào cản (thuế cao, luật
chống độc quyền), trong khi doanh nghiệp có đủ
khả năng tìm kiếm cơ hội ở thị trường khác.
11
6-21
Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa
(Diversification Growth Strategy)
Các chiến lược đa dạng hóa hoạt động:
Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang.
Chiến lược đa dạng hóa kết hợp.
6-22
Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
Mục tiêu: tăng doanh lợi qua phát hành
sản phẩm mới (đồng dạng với sản phẩm
hiện tại) trên thị trường mới.
Biện pháp: khai thác tốt năng lực hiện
có về công nghệ sản xuất, marketing
Lưu ý, có thể vận dụng kết hợp các giải
pháp liên doanh, mua lại, sáp nhập
12
6-23
Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang
Mục tiêu: tăng doanh lợi qua phát hành
sản phẩm mới (không liên quan đến sản
phẩm hiện hữu) trên thị trường hiện tại.
Biện pháp: áp dụng công nghệ sản xuất
mới; và khai thác tốt các mối quan hệ
với khách hàng hiện có.
Lưu ý, có thể kết hợp với chiến lược hội
nhập phía trước.
6-24
Chiến lược đa dạng hóa kết hợp
Mục tiêu: tăng doanh lợi qua phát hành
sản phẩm mới trên thị trường mới (không
liên quan đến ngành, thị trường hiện tại).
Biện pháp: phân chia nguồn lực nội bộ ra
hoạt động đa ngành, đa thị trường để
phân tán rủi ro.
Lưu ý, có thể vận dụng kết hợp các giải
pháp liên doanh, mua lại, sáp nhập
13
6-25
Chiến lược điều chỉnh hoạt động
Về bản chất, đây cũng là chiến
lược phát triển theo chiều sâu.
Được các doanh nghiệp lựa chọn khi:
Phải ứng phó với các tình thế khó khăn, suy thoái;
Hoặc, chớp thời cơ khi có điều kiện thuận lợi.
Các chiến lược điều chỉnh hoạt động:
Chiến lược củng cố hoạt động.
Chiến lược bành trướng hoạt động.
6-26
Chiến lược củng cố hoạt động
Củng cố bằng cách giảm bớt qui mô:
Vẫn giữ nguyên số lượng SBU tham gia
các ngành khác nhau của doanh nghiệp.
Nhưng tạm thời cắt bớt chi phí, giảm qui
mô hoạt động của các SBU hay tạm ngưng
một số hoạt động để củng cố lại toàn cục.
Các mặt hoạt động không quan trọng mà
lại trì trệ thì có thể cắt bỏ hẳn.
14
6-27
Chiến lược củng cố hoạt động
Củng cố bằng cách thu hẹp phạm vi:
Chấp nhận giảm số lượng SBU, rút lui khỏi
một số ngành (thu hẹp phạm vi hoạt động
và giảm qui mô của doanh nghiệp).
Theo đó, mạnh tay đóng cửa hay bán bớt
một số đơn vị kinh doanh không hiệu quả
(hoặc không thể thích nghi với biến động
của môi trường) để củng cố cho số còn lại.
6-28
Chiến lược củng cố hoạt động
Giải thể, thanh lý doanh nghiệp:
Khi không còn sức cạnh tranh và không thể
củng cố được, thì phải chấp nhận giải pháp
tiêu cực nhất là giải thể doanh nghiệp.
Khi đó, hoặc là chủ doanh nghiệp sẽ bán
thanh lý tài sản để thu hồi vốn; hoặc là phải
xử lý theo luật phá sản (nếu doanh nghiệp
bị rơi vào trường hợp phá sản).
15
6-29
Chiến lược bành trướng hoạt động
Liên doanh (trong và/hoặc ngoài nước):
Hai (hay nhiều bên) cùng góp vốn thành lập
công ty (có pháp nhân) mới. Các bên cùng
sở hữu, kiểm soát và phân chia lợi ích từ
công ty liên doanh theo tỷ lệ góp vốn.
Mục đích: xâm nhập thị trường mới, vượt
qua các rào cản thương mại; khai thác tài
nguyên; chuyển giao vốn, công nghệ
6-30
Chiến lược bành trướng hoạt động
Sáp nhập (trong và/hoặc ngoài nước):
Mua một công ty khác và nhập hoạt động
của nó vào với tính cách là một chi nhánh,
hay một SBU mới.
Mục đích: tăng qui mô hoạt động; thực hiện
hội nhập hàng dọc; xâm nhập thị trường
mới, ngành hàng mới; thu hút công nghệ;
tận dụng thương hiệu đã thành danh
16
6-31
Chiến lược bành trướng hoạt động
Hợp nhất (trong và/hoặc ngoài nước):
Hai công ty cùng ngành qui mô lớn tương
đương nhau hợp lại thành lập công ty mới
với qui mô cực lớn.
Mục đích: tái cơ cấu tổ chức để nâng cao
sức cạnh tranh nhằm chi phối thị trường
ngành hàng (kể cả trên phạm vi thế giới).
Lưu ý, tránh vi phạm luật chống độc quyền.
6-32
Kết luận
Chiến lược cấp công ty có vai trò vô
cùng quan trọng, vì nó định hướng phát
triển và đều phối hoạt động của toàn thể
các SBU và các bộ phận chức năng.
Vấn đề trọng yếu là nắm vững nội dung
các loại chiến lược cấp công ty để vận
dụng linh hoạt trong các tình huống cụ
thể, tăng tích cực hiệu quả của các SBU.
17
6-33
Câu hỏi thảo luận
1. Những vấn đề cơ bản của chiến lược
cấp công ty là gì ?
2. Phân tích vai trò của chiến lược cấp
công ty.
3. Trình bày các chiến lược tăng trưởng
(tập trung; hội nhập; đa dạng hóa).
4. Trình bày các chiến lược điều chỉnh hoạt
động, cho ví dụ minh họa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_quan_tri_chien_luoc_kinh_doanh_chuong_6_chien_luoc.pdf