Bài giảng Sức khỏe cộng đồng dành cho lớp công tác xã hội - Chương 5: Sự phát triển của trẻ em, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ - Thân Thị Diệp Nga

3. Sự phát triển vòng đầu, vòng ngực:

• + Vòng đầu : năm thứ nhất phát triển

nhanh , đến 7 tuổi phát triển chậm hơn ,

sơ sinh :32–34 cm; 1 tuổi : 46 cm; 2 tuổi

:48 cm;3 tuổi: 49cm; 6 tuổi : 50 – 51 cm.

C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM3. Sự phát triển vòng đầu, vòng ngực:

• +Vòng ngực :

• .Trẻ sơ sinh: vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu 1-

2cm (30 – 32 cm.)

• . 6 tháng: vòng ngực = vòng đầu (34 – 35

cm).

• . Những năm sau vòng ngực > vòng đầu

khoảng 2cm. Ở tuổi thiếu niên và dậy thì

vòng ngực phát triển hơn.

C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM• 4. Tỷ lệ các phần cơ thể.

• Sự phát triển không ngừng của trẻ làm thay

đổi kích thước, hình thể. Sự cân đối của hình

thể phụ thuộc vào tỷ lệ các phần của cơ thể,

ở mỗi lứa tuổi có một tỷ lệ khác nhau.

pdf88 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sức khỏe cộng đồng dành cho lớp công tác xã hội - Chương 5: Sự phát triển của trẻ em, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ - Thân Thị Diệp Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khi sinh và sau khi sinh CHƯƠNG I:SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 2. Các chỉ số đánh giá sự phát triển của cơ thể. Chiều cao X = 75cm +5.n ( X:cm, n: năm) Cân nặng X = 9 +1,5X(n-1) ( X:kg, n: năm) Vòng đầu Vòng ngực I: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ: -Chế độ dinh dưỡng -Yếu tố di truyền -Điều kiện sống -Phương pháp và hình thức giáo dục I: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 4. Các quy luật sinh trưởng và phát triển của trẻ. Quy luật phát triển theo giai đoạn Quy luật phát triển không đồng đều và không đồng tốc I: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM Giai đoạn bào thai Giai đoạn bú mẹ: Giai đoạn răng sữa Thời kỳ sơ sinh Giai đoạn thiếu niên: Các giai đoạn phát triển của trè em B- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Giai đoạn dậy thì: • Thảo luận: 1- Phân tích đặc điểm sinh trưởng nổi bật của trẻ trong giai đoạn được phân công? 2- Cho ví dụ minh họa, nêu yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của trẻ. V:CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA TRẺ • 1. Giai đoạn bào thai: • Giai đoạn phát triển nhau thai (từ 3 tháng cho đến khi đứa trẻ ra đời). Thai nhi lớn rất nhanh cả về cân nặng lẫn chiều cao. • Từ 3-6 tháng chủ yếu phát triển chiều dài, • Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 chủ yếu phát triển về cân nặng. B- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN • Đặc điểm sinh lý: • + Sự hình thành và phát triển rất nhanh của thai nhi. • + Sự dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. Hoàn cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần, tình trạng bệnh tật, điều kiện lao động của người mẹ khi có thai đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. B- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN 2. Thời kỳ sơ sinh: Tính từ lúc cắt rốn đến 1 tháng. B- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN Đặc điểm giai đoạn này là trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Một số cơ quan có sự thay đổi để thích nghi với môi trường sống mới. - Trẻ bắt đầu thở bằng phổi, biểu hiện bằng tiếng khóc chào đời. - Vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu hoạt động thay thế vòng tuần hoàn nhau thai. - Bộ máy tiêu hoá bắt đầu làm việc, trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh. Các bộ phận khác cũng bắt đầu hoạt động và thích nghi dần với môi trường mới. B- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN - Ở hệ thần kinh, khả năng hưng phấn còn hạn chế. Mọi kích thích đều làm cho tế bào thần kinh bị ức chế nên trẻ ngủ suốt ngày. - Do thay đổi môi trường sống nên trẻ có một số hiện tượng sinh lý như: bong da, vàng da, sụt cân, rụng rốn. Nhìn chung cơ thể trẻ còn rất non yếu. B- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN 3. Thời kỳ bú mẹ: Tính từ lúc sơ sinh đến 1 tuổi, đặc điểm - Trẻ lớn rất nhanh: cân nặng tăng gấp 3, cao tăng gấp rưỡi lúc sơ sinh. - Hệ xương phát triển mạnh nhưng dễ bị còi xương. - Sự phát triển tinh thần – vận động cũng diễn ra rất nhanh: lúc mới sinh, trẻ chỉ có phản xạ bẩm sinh, vận động của trẻ là vận động tự phát, đến cuối thời kỳ này trẻ đã biết đi, biết nói, nhiều phản xạ có điều kiện được hình thành, trẻ hiểu được rất nhiều, thích tiếp xúc và vui chơi với những người xung quanh B- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN - Hệ thống tín hiệu 1 (Cử chỉ, hành động) và 2 (âm thanh) phát triển mạnh. - Chức năng các bộ phận còn yếu: + Hệ tuần hoàn, hô hấp chưa hoàn chỉnh (nhịp thở, nhịp tim chưa ổn định). + Chức năng điều hoà thân nhiệt chưa ổn định do đó trẻ dễ bị nóng quá hoặc lạnh quá khi thời tiết thay đổi. + Hệ tiêu hoá còn yếu do đó trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, suy dinh dưỡng khi thức ăn không phù hợp với trẻ.. V- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN 4. Thời kỳ răng sữa: Tuổi nhà trẻ – mẫu giáo, từ 1 đến hết 6 tuổi (72 tháng) * Giai đoạn nhà trẻ: 1 đến 3 tuổi • Gai đoạn này trẻ phát triển chậm hơn so với trẻ bú mẹ. • Chức năng các cơ quan đã hoàn thiện dần, sự phát triển vận động nhanh, mạnh, động tác trở nên khéo léo hơn, gọn gàng hơn, • Hệ thần kinh phát triển, hệ thống tín hiệu thứ hai ngày càng phát triển, dễ thành lập phản xạ có điều kiện ở trẻ. • Hệ xương phát triển, đến 2 tuổi trẻ mọc đủ 20 răng sữa.Trẻ dễ mắc các bệnh lây do trẻ tiếp xúc nhiều với bên ngoài. B- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN Giai đoạn mẫu giáo: Từ 4 –6 tuổi • Giai đoạn này cơ thể trẻ phát triển theo 2 chiều hướng: tăng về vóc dáng và hoàn thiện về giải phẫu. • - Cân nặng tăng chậm so với trẻ nhà trẻ. • - Hệ thần kinh đã biệt hoá, sự phân tích ở vỏ não đã được hoàn thiện, trí tuệ phát triển nhanh, ngôn ngữ phát triển mạnh, vốn từ của trẻ phong phú sự phát triển vốn từ là điều kiện để trẻ tiếp thu giáo dục tốt, trẻ tiếp xúc rộng rãi hơn, thích tò mò, ham tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tập thể, bạn bè... • - Hệ tim mạch phát triển, tần số nhịp đập cao hơn người lớn. • - Trẻ dễ mắc bệnh lây, đồng thời dễ bị tai nạn như ngộ độc, bỏng, điện giật... B - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN Tóm lại: ở giai đoạn răng sữa trẻ phát triển rất nhanh. Vì vậy trong giai đoạn này những tác động tốt hay xấu của môi trường xung quanh rất dễ ảnh hưởng đến trẻ. VD: tác động tốt, tác dộng xấu • 5- Thời kỳ thiếu niên: gồm giai đoạn nhi đồng và giai doạn thiếu niên. • Ở giai đoạn này cấu tạo và chức năng trong cơ thể đã hoàn thiện nhưng trẻ dễ bị tư thế sai lệch: cong vẹo cột sống, gù lưng do tư thế ngồi không đúng 6. Thời kỳ dậy thì: Phụ thuộc vào giới tính, điều kiện sống mà tuổi dậy thì thay đổi: nam từ 14 - 15 tuổi, nữ từ 12 – 13 tuổi. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là sự chuyển biến về hệ nội tiết. hoạt động của nội tiết tố sinh dục chiếm ưu thế Hệ thần kinh thường có tình trạng không ổn định, dễ mất thăng bằng, dễ thay đổi tính tình. Nhìn chung thời kỳ này có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. B- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN C-SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG 1–SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM - Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn và đang trưởng thành, luôn luôn biến đổi về số lượng và chất lượng, được thể hiện qua sự phát triển thể chất & tinh thần. - Sự phát triển của trẻ theo chiều hướng đi lên. Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu hình thái như chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực & một số tỷ lệ các phần cơ thể. 1.1. Sự phát triển về chiều cao - Sự phát triển về chiều cao là một trong những chỉ số phát triển về sức khoẻ quan trọng của cơ thể trẻ em - Sự phát triển chiều cao phụ thuộc vào sự phát trển của xương khối lượng toàn thân - Sự phát triển chiều cao là một quá trình liên tục nhưng không đồng đều ở từng giai đoạn tuổi. Trong năm đầu tăng nhanh, càng lớn tốc độ tăng càng chậm. C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 1.1. Sự phát triển về chiều cao - Ở giai đoạn bào thai: Chiều cao thai nhi < 5 tháng = bình phương số tháng, Chiều cao thai nhi > 5tháng = số tháng x 5. - Thai nhi đủ 9 tháng c.cao TB: 49-50 cm. - Trẻ sơ sinh =50 cm Trẻ trai thường cao hơn trẻ gái. C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 1. Sự phát triển về chiều cao Trong năm đầu c.cao phát triển nhanh nhưng không đồng đều những tháng đầu tăng nhanh hơn những tháng cuối, - 3 tháng đầu (1 đến 3 tháng) mỗi tháng tăng thêm 3,5 cm. - 3 tháng sau (3 đến 6 tháng) mỗi tháng tăng 2cm. - 3 tháng tiếp (6 đến 9 tháng) mỗi tháng tăng 1,5 cm. - 3 tháng cuối (9 đến 12 tháng) mỗi tháng tăng 1 cm. - Cuối năm thứ nhất c.cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc sơ sinh  khi trẻ được 12 tháng c.cao tăng thêm 23- 25cm. C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 1. 1. Sự phát triển về chiều cao Giai đoạn trẻ > 1 tuổi: c.cao tăng chậm hơn so với < 1 tuổi. Trẻ càng lớn tốc độ tăng càng chậm. • Năm thứ 2 tăng thêm 8-9cm • Năm thứ 3 tăng thêm 7-8cm . • Năm thứ 4 tăng thêm 6-7cm . • Năm thứ 5 tăng thêm 4-5cm. C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 1. 1.Sự phát triển về chiều cao • Từ 7 –12 tuổi: mỗi năm tăng 3-5 cm c.cao của trẻ có hai đợt lớn trội là lúc 6-7 tuổi và lúc dậy thì (12, 13,14 tuổi). Có thể tính gần đúng chiều cao của trẻ trên 1 tuổi theo công thức sau: • H = 75cm + 5cm (N – 1) • Vd: trẻ 7 tuổi thì cao bao nhiêu cm? C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 2. Sự phát triển về cân nặng. • Sự phát triển về cân nặng không chỉ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển thể chất mà còn là một chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ  việc theo dõi cân nặng của trẻ là một yêu cầu không thể thiếu được trong công tác chăm sóc trẻ. • Sự phát triển cân nặng tăng nhanh trong năm đầu. C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 2. Sự phát triển về cân nặng Lúc sơ sinh: Trẻ trai cân nặng từ 3100 – 3400 gam Trẻ gái cân nặng 3000 - 3200 gam. • Cân nặng < 2500gr coi như trẻ đẻ non, đẻ yếu hoặc suy dinh dưỡng bào thai. • Ở thời kỳ này có hiện tượng sụt cân sinh lý, cân nặng giảm từ 6-9% vào ngày thứ 2-3 sau khi sinh, vào khoảng ngày thứ 10-14 thì cân nặng phục hồi lại bằng lúc sơ sinh, sau đó bắt đầu tăng. C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 2. Sự phát triển về cân nặng Cân nặng của trẻ < 1 tuổi. • Cân nặng của trẻ < 6 tháng: TB mỗi tháng tăng > 600 gr. • Cân nặng của trẻ > 6 tháng: TB mỗi tháng tăng 500gr. • Khi trẻ tròn 1 tuổi cân nặng gấp 3 lúc sơ sinh. C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 2. Sự phát triển về cân nặng - Cân nặng của trẻ >1 tuổi. • -Từ năm thứ 2 trở đi cân nặng của trẻ tăng chậm so với trẻ < 1 tuổi. TB hàng năm tăng 1,5-2kg. Tuổi dậy thì cân nặng tăng nhanh (3,5 kg/ năm). Có thể tính cân nặng của trẻ > 1 tuổi theo công thức: • P (kg)= 9 + 2 (n-1). C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 3. Sự phát triển vòng đầu, vòng ngực: • + Vòng đầu : năm thứ nhất phát triển nhanh , đến 7 tuổi phát triển chậm hơn , sơ sinh :32–34 cm; 1 tuổi : 46 cm; 2 tuổi :48 cm;3 tuổi: 49cm; 6 tuổi : 50 – 51 cm. • C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 3. Sự phát triển vòng đầu, vòng ngực: • +Vòng ngực : • .Trẻ sơ sinh: vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu 1- 2cm (30 – 32 cm.) • . 6 tháng: vòng ngực = vòng đầu (34 – 35 cm). • . Những năm sau vòng ngực > vòng đầu khoảng 2cm. Ở tuổi thiếu niên và dậy thì vòng ngực phát triển hơn. C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM • 4. Tỷ lệ các phần cơ thể. • Sự phát triển không ngừng của trẻ làm thay đổi kích thước, hình thể. Sự cân đối của hình thể phụ thuộc vào tỷ lệ các phần của cơ thể, ở mỗi lứa tuổi có một tỷ lệ khác nhau. C- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM • 4. Tỷ lệ các phần cơ thể. • Chiều cao của đầu so với chiều cao của cơ thể. • Chiều cao của đầu: • + Trẻ sơ sinh = 1/4 chiều cao toàn thân. • + Trẻ 2 tuổi = 1/5 chiều cao toàn thân. • + Trẻ 6 tuổi = 1/6 chiều cao toàn thân. • + Trẻ 12 tuổi = 1/7 chiều cao toàn thân. • + Người lớn = 1/8 chiều cao toàn thân. I- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 4. Tỷ lệ các phần cơ thể. • Chiều cao của thân: so với người lớn, chiều cao của thân trẻ em tương đối dài hơn so với chiều cao toàn thân. • Trẻ sơ sinh chiều cao của thân bằng 45% chiều cao cơ thể, đến tuổi dậy thì chiều cao của thân chỉ còn 38% chiều cao toàn cơ thể. Như vậy trẻ càng lớn thì phần thân càng ngắn dần so với chiều cao đứng và chân của trẻ dài ra so với chiều cao cơ thể. I- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 4. Tỷ lệ các phần cơ thể. Tỷ lệ các chi so với chiều cao. • Ở trẻ em, chi tương đối ngắn so với chiều cao cơ thể, trẻ càng nhỏ tỷ lệ các chi so với chiều cao càng nhỏ. • Trẻ sơ sinh, chiều dài chi trên và chi dưới bằng 1/3 chiều dài cơ thể. • Ở người lớn, chi dưới bằng 50% chiều cao, chi trên bằng 45% chiều cao cơ thể. Như vậy trẻ càng nhỏ chân càng ngắn, trẻ càng lớn thì chân càng dài. I- SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM 1 . Yếu tố nội sinh (những yếu tố bên trong) - Vai trò của hệ thần kinh - Vai trò của tuyến nội tiết - Yếu tố giống nòi - Các rối loạn bẩm sinh D- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1 . Yếu tố nội sinh (những yếu tố bên trong) • Vai trò của hệ thần kinh : Hệ thần kinh TW, đặc biệt là vỏ não có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất trẻ em. • - Hệ thần kinh TW đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể trẻ • - Hệ thần kinh TW (tuỷ sống, não bộ) ảnh hưởng lớn sự vận động và tinh thần của trẻ. • - Hệ thần kinh còn ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể. D- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG - Vai trò của tuyến nội tiết • Tuyến nội tiết có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ - Điều hoà quá trình trao đổi chất. - Anh hưởng sự tăng trưởng. • Trong mỗi thời kỳ phát triển của cơ thể các tuyến nội tiết khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau: ở thời kỳ bú mẹ tuyến giáp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, thời kỳ răng sữa tuyến yên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, thời kỳ dậy thì tuyến sinh dục có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn bộ cơ thể trẻ. D- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2-Yếu tố ngoại sinh (những yếu tố bên ngoài) - Vai trò của dinh dưỡng - Vai trò của giáo dục - Yếu tố bệnh tật - Yếu tố khí hậu II- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2 .Yếu tố ngoại sinh (những yếu tố bên ngoài) • Có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ thể trẻ em. *Vai trò của dinh dưỡng: • Thời kỳ bào thai: chế độ ăn uống của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thai nhi. • Sau khi sinh: việc nuôi dưỡng trẻ theo phương pháp khoa học sẽ đảm bảo sự phát triển toàn diện ở trẻ. II- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Vai trò của giáo dục: Có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu nuôi dưỡng trẻ tốt nhưng thiếu giáo dục sẽ làm chậm sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Nếu tạo mọi điều kiện cho trẻ có cuộc sống tinh thần thoải mái sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, từ đó cơ thể trẻ sẽ phát triển tốt. II- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2 .Yếu tố ngoại sinh (những yếu tố bên ngoài) • Yếu tố bệnh tật, yếu tố khí hậu đều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của TE D- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG • 1. Khái niệm: • Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể được. • Chăm sóc SKBĐ nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. II- CHĂM SÓC SKBĐ CHO TRẺ EM 2- Chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm tám yếu tố: • Giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi lối sống và thói quen không lành mạnh. • Cung cấp đầy đủ thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý, đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức khỏe; • Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; • Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trong đó có kế hoạch hóa gia đình; • Tiêm chủng phòng chống 6 bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em; • Phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương; • Điều trị hợp lý các bệnh và các vết thương thông thường; • Cung cấp các loại thuốc thiết yếu; II- CHĂM SÓC SKBĐ CHO TRẺ EM • 3- Chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm năm nguyên tắc cơ bản sau: 3.1- Tính công bằng: • Chăm sóc sức khỏe ban đầu là giải pháp dựa trên nhu cầu và tính công bằng nhân đạo • Tính công bằng không có nghĩa là cung cấp các chăm sóc sức khỏe đồng đều cho mọi thành viên của cộng đồng mà là cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người thực hiện có nhu cầu cần nó. • 3.2- Tăng cường sức khỏe, dự phòng và phục hồi sức khỏe: • Chăm sóc sức khỏe ban đầu không chỉ là chữa bệnh mà còn phải tăng cường hiểu biết của người dân về sức khỏe và lối sống khỏe mạnh. II- CHĂM SÓC SKBĐ CHO TRẺ EM • 3.3- Sự tham gia của cộng đồng: • Hội nghị Alma Ata coi sự tham gia của cộng đồng như là nhân tố cơ bản trong chăm sóc sức khỏe, Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng bao gồm các cá nhân trong cộng đồng nhận rõ trách nhiệm của họ trong chăm sóc sức khỏe, • Cộng đồng cần quyết định những điều họ mong muốn trong công tác chăm sóc sức khỏe và làm thế nào để đạt được những điều đó. Sự tham gia của cộng đồng là một trong những nội dung quan trọng nhất của chăm sóc sức khỏe ban đầu. • 3.4- Kỹ thuật học thích hợp: • Áp dụng các kỹ thuật y tế thích hợp để đáp ứng yêu cầu phục vụ bệnhân ,chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như khả năng chấp nhận và duy trì các chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. II- CHĂM SÓC SKBĐ CHO TRẺ EM • 3.5- Phối hợp liên ngành: • Giải quyết các vấn đề sức khỏe của cộng đồng không thể chỉ do ngành y tế mà cần thiết phải có sự tham gia của nhiều ngành khác. • Tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. • Sức khỏe là vấn đề phát triển và đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ với sự phát triển của các ngành khác. II- CHĂM SÓC SKBĐ CHO TRẺ EM CÁC BIỆN PHÁP CỦA GOBIF: GOBIF là chũ viết tắt của 5 biện pháp để nuôi con khỏe gồm: Growthchart ( Biểu đồ tăng trưởng) Oral rehydration therapy (Uống bù nước khi tiêu chảy) Breastfeeding (Sữa mẹ) Immunization (Chủng ngừa) Food supply (Ăn dặm) II- CHĂM SÓC SKBĐ CHO TRẺ EM 1- Biểu đồ tăng trưởng là gì? • - Biều đồ tăng trưởng (biểu đồ phát triển cân nặng theo tuổi) là đồ thị thể hiện chiều hướng phát triển cân nặng của một đứa trẻ tương ứng với độ tuổi của nó. • Cân nặng là một phản ứng tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của em. THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BẰNG BiỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG • 2. Giá trị của biểu đồ tăng trưởng. • - Theo dõi và đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ một cách dễ dàng. • - Phát hiện kịp thời tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. • Theo dõi tình trạng sức khoẻ chung của trẻ, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ, điều chỉnh chế độ ăn và các biện pháp chăm sóc trẻ cho phù hợp khi cần thiết. THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BẰNG BiỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG 3. Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng. - Cân đều đặn cho trẻ hàng tháng bằng một loại cân nhất định. - Ghi kết quả mỗi lần cân vào biểu đồ tăng trưởng (trục ngang là tuổi, trục dọc là cân nặng) - Nối các điểm ghi kết quả các lần cân, - Đồ thị nằm trong kênh nào, tình trạng dinh dưỡng thể hiện độ đó III- THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BẰNG BiỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG Cách chấm điểm trên biểu đồ cân chiều dài/chiều cao thân Giới thiệu biểu đồ chiều cao Ghi tháng sinh, chiều cao vào ô đầu tiên Ghi các tháng tiếp theo Nối hai điểm ta được biểu đồ Đánh giá Biện pháp chăm sóc trẻ sau khi quan sát biểu đồ • Trong đời người, nhất là giai đoạn tuổi thơ, không ai tránh khỏi ít nhất một lần bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em nguy hiểm đến tính mạng, trong đó chủ yếu vì nguy cơ mất nước và muối (điện giải). • Dưới đây là một số hướng dẫn cách bù phụ nước và điện giải cho trẻ tiêu chảy. - BÙ NƯỚC KHI TIÊU CHẢY 1. Một số nguyên tắc chung - Cho trẻ uống nước ngay từ lần tiêu chảy đầu tiên, ngay cả khi trẻ chưa khát nước, cho uống sau mỗi lần trẻ đi đi ngoài. - Nếu trẻ còn bú mẹ hoàn toàn thì cho bú tăng thêm, cho uống Orezon hoặc nước trắng sẽ tốt hơn là các dung dịch pha chế từ thức ăn. - Nếu trẻ đã ăn sam (ăn dặm) thì bên cạnh việc cho uống Orezon cần cho ăn lỏng hơn như cháo loãng, bột loãng hoặc nước cơm có pha thêm tí muối, sữa chua - Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng, nếu trẻ vẫn muốn uống thì nên cho uống thêm. - Tiếp tục cho uống các dung dịch trên tới khi hết tiêu chảy. - Nếu có sốt cao cần cho uống nhiều hơn. BÙ NƯỚC KHI TIÊU CHẢY 2. Kĩ thuật và liều lượng cho uống - Với trẻ em dưới 2 tuổi, cho uống bằng thìa, cứ 1 – 2 phút lại cho uống một thìa. - Với trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm nhỏ bằng cốc. - Cho uống từ từ nhưng liên tục, đều đặn để trẻ kịp hấp thu, không nên cho uống ồ ạt dễ gây chướng bụng và nôn BÙ NƯỚC KHI TIÊU CHẢY • 2. Kĩ thuật và liều lượng cho uống - CÁCH SỬ DỤNG GÓI ORESOL • Đấy là gói bột trắng có chứa muối natri, muối kali và đường glucoz. Khi dùng mới mở ra, hòa tan gói Oresol trong một lít nước đun sôi để nguội và cho uống liên tục trong ngày. Mục đích là bù nước và các chất điện giải trong dung dịch sinh lý của cơ thể bị mất đi khi tiêu chảy. Tùy theo tình trạng mất nước nhiều hay ít mà lượng nước uống vào trung bình như sau :Sơ sinh dưới 6 tháng : 250-500ml, từ 6 đến 24 tháng : 500-1000ml, từ 2-5 tuổi : 750-1500ml, trên 5 tuổi : từ 1000-2000ml theo yêu cầu. BÙ NƯỚC KHI TIÊU CHẢY • 2. Kĩ thuật và liều lượng cho uống - Những điều cần lưu ý khi dùng gói oresol • - Một gói thuốc pha trong một lít nước sôi để nguội và cung cấp cho cơ thể một dung dịch nước điện giải chứa các ion Natri, clor, kali, citrat, bicarbonat, glucoza khan phù hợp với dịch sinh lý của cơ thể. • - Sau khi pha xong, dung dịch đuợc dùng trong 24 giờ, quá thời hạn thì bỏ phần thuốc còn lại. • - Không pha thuốc với nước khpáng vì trong nước khóang có sẵn các ion điện giải làm sai lệch tỉ lệ các chất điện giải được qui định. • - Không nên dùng các lọai nước ngọt có gaz để bù nước. BÙ NƯỚC KHI TIÊU CHẢY 1. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ - Sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ trong hai năm đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn, phát triển toàn diện của trẻ về sau. - NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 3. Theo dõi khi trẻ uống nước - Khi lượng nước bù đã đủ, trẻ thường đi tiểu nhiều. - Nếu mi mắt trẻ nề lên thì ngừng cho uống Orezon và chỉ cho uống nước hoặc bú mẹ. Khi hết phù nề mi mắt mà vẫn còn tiêu chảy thì lại cho uống Orezon tiếp. - Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút rồi lại cho uống Orezon nhưng tốc độ chậm hơn. - Nếu sau 6 giờ cho uống đủ nước mà tình trạng mất nước không tiến triển tốt như trẻ vẫn tiếp tục tiêu chảy nhiều, bụng chướng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, háo khát thèm uống dữ dội, da khô nhăn nheo, mắt trũng, môi se, đi ngoài ra nhầy máu, thì phải cho trẻ đến cơ sở y tế khám ngay. BÙ NƯỚC KHI TIÊU CHẢY 1. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ - Có lợi cho bé - Có lợi cho mẹ - Có lợi cho cộng đồng và môi trường - NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 2. Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ • - 1. Có một quy định về nuôi con bằng sữa mẹ được viết thành văn bản, được phổ biến rộng rãi cho mọi cán bộ y tế. • 2. Huấn luyện cho tất cả các cán bộ y tế những kỹ năng cần thiết để thực hiện quy định này. • 3. Thông tin cho tất cả các phụ nữ có thai về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và cách thực hiện. • 4.Giúp các bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng nửa giờ sau đẻ. • 5. Chỉ dẫn cho các bà mẹ cách cho con bú và cách duy trì sự tạo sữa mẹ ngay cả khi họ phải xa con. NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 2. Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ • 6. Không cho trẻ sơ sinh bất cứ đồ ăn thức uống gì ngoài sữa mẹ trừ khi có chỉ định y tế. • 7. Thực hành ở cùng phòng để con được gần mẹ suốt 24 giờ trong một ngày. • 8. Khuyến khích cho bú theo nhu cầu. • 9. Không cho con ngậm bất cứ loại vú giả hoặc đầu vú cao su nào. • 10. Khuyến khích việc thành lập các nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và giới thiệu các bà mẹ tới đó khi các bà mẹ xuất viện. NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 3. 7 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ - 1. Sáu tháng đầu sau khi sinh, phải cho trẻ bú no sữa mẹ - 2. Cho trẻ bú khi có dấu hiệu đòi bú - 3. Kịp thời cho trẻ ăn thêm, cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho trẻ - 4. Trong thời kỳ cho con bú người mẹ phải đặc biệt chú ý dinh dưỡng toàn diện và sức khỏe cho bản thân - 5. Bà mẹ công chức cần phải đảm bảo lượng tiết sữa không suy giảm - 6. Cai sữa cần phải tuần tự tiệm tiến • 7. Chú ý mùa cai sữa NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ • Các loại vắc xin dùng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia • 1. VẮC XIN BẠCH HẦU-HO GÀ-UỐN VÁN (DPT) • 2. VẮC XIN SỞI 3. VẮC XIN BẠI LIỆT UỐNG (OPV) • 4. VẮC XIN UỐN VÁN (UV) 5. VẮC XIN PHÒNG LAO (BCG) • 6. VẮC XIN VIÊM GAN B • 7. VẮC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN (JE) 8. VẮC XIN TẢ • 9. VẮC XIN THƯƠNG HÀN • CHỦNG NGỪA CHỦNG NGỪA - Trẻ ăn dặm là một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng đối với trẻ từ việc bú sữa mẹ (ăn sữa ngoài) hoàn toàn sang bữa ăn có một phần thực phẩm. Nếu bé được cho ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách, bé sẽ có những khởi đầu tốt đẹp. - Thời điểm cho trẻ ăn dặm tốt nhất là từ 4-6 tháng tuổi. Nếu cho ăn sớm (trước 4 tháng), cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột, gây mệt cho bé; nếu cho trẻ ăn dặm muộn, sau 6 tháng tuổi, có nhiều khả năng trẻ sẽ đứng cân và tăng trưởng chậm, vì lúc này sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. ĂN DẶM • 1. Nguyên tắc khi cho ăn dặm • Theo tư vấn của bác sĩ Đẹp, cho trẻ ăn dặm cũng cần theo nguyên tắc: ăn từ thứ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và ăn xen kẽ với các cữ sữa. Tùy thể trạng từng bé, bạn có thể tập cho con bắt đầu chỉ vài muỗng bột để bé làm quen, ăn xen kẽ với các cữ sữa, sau đó mới tăng dần thành bữa chính. ĂN DẶM • 2. Ăn những gì và ăn như thế nào? • Trẻ dù nhỏ cũng cần cho ăn đủ 4 nhóm thực phẩm. Đó là nhóm bột đường (gạo, bắp, khoai); nhóm đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu); nhóm rau, củ (các loại rau xanh, củ quả, như: khoai tây, cà rốt, bí đỏ) và dầu mỡ để giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo, đồng thời làm cho chén bột mềm, dễ nuốt. •

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_suc_khoe_cong_dong_danh_cho_lop_cong_tac_xa_hoi_ch.pdf
Tài liệu liên quan