Bài giảng Tâm lý lứa tuổi vị thành niên - Chương 2: Con đường dẫn đến những ứng xử tiêu cực

Thể hiện quyền lực:

Cá nhân cảm nhận được quyền lực của mình khi họ thấy có tác động, ảnh hưởng đến người khác.

Biểu hiện thường gặp:

Trẻ cãi lại, trêu ngươi, thách thức (im lặng, không hứa, không trả lời )  trẻ cảm giác kiểm soát tình huống.

Phá bỏ qui tắc: không mặc đồng phục, trốn học  Trẻ thấy mình có quyền tự quyết định.

Thử thách giới hạn của người lớn  Trẻ có xu hướng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào, có thể điều khiển người khác không.

Hội chứng “con vua”.

Trả đũa:

Trẻ VTN cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương vì không đựợc đối xử tôn trọng, công bằng, mình phải đáp trả”.

Trả đũa như là cách đòi lại sự công bằng.

Có nhiều cách để trả đũa: bằng hành động, bằng lời nói, bằng sự im lặng, bằng việc từ chối hợp tác, bằng cái nhìn và cử chỉ thù địch, v.v.

Những hành động này thường đi kèm với những cảm xúc: chán nản, phiền muộn, tức giận

 

ppt19 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tâm lý lứa tuổi vị thành niên - Chương 2: Con đường dẫn đến những ứng xử tiêu cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NHỮNG ỨNG XỬ TIÊU CỰCA.MỤC TIÊU:Học viên có thể :Hiểu mục đích của hành vi tiêu cực.Hiểu con đường hình thành hành vi tiêu cực.Có thái độ khoa học và nhân văn với hành vi tiêu cực của trẻ.B.NỘI DUNG:I. Mục đích của các hành vi tiêu cực:Có 4 mục đích chính: Thu hút sự chú ý.Thể hiện quyền lực.Muốn trả đũa.Thể hiện sự không thích hợp. 1.Thu hút sự chú ý:Chú ý là gì?  là để tâm trí vào việc gì đó.Thảo luận: Trong những tình huống như thế nào thì chứng tỏ người lớn chú ý đến trẻ? ( ôm ấp, nựng, khen thưởng, động viên, khích lệ, la mắng, dọa nạt, đánh đập)=>Muốn đựợc chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ đứa trẻ nào, chỉ khác nhau ở cách thể hiện.1. Thu hút sự chú ý(tiếp):Muốn được chú ýKhông được chú ýĐược chú ýTìm cách thể hiện tích cựcTìm cách thể hiện tiêu cựcHọc giỏiThể thao giỏiMúa hátV.v.Ăn cắpQuậy pháHét trong lớpV.v.1. Thu hút sự chú ý (tiếp). Ví dụ minh họa.Minh họa: Hoa học lớp 8, ăn cắp tiền Hoàng: hét lên trong lớp học. Hương lớp 9: em nói với bạn bị bệnh nặng ốm sắp chết. 1. Thu hút sự chú ý (tiếp) Suy ngẫm và thảo luận: Người lớn chúng ta hay chú ý vào những điều tích cực hay tiêu cực? Người lớn có xu hướng dùng hành vi tiêu cực để thu hút sự chú ý không? 2.Thể hiện quyền lực: Cá nhân cảm nhận được quyền lực của mình khi họ thấy có tác động, ảnh hưởng đến người khác. Biểu hiện thường gặp:Trẻ cãi lại, trêu ngươi, thách thức (im lặng, không hứa, không trả lời)  trẻ cảm giác kiểm soát tình huống.Phá bỏ qui tắc: không mặc đồng phục, trốn học  Trẻ thấy mình có quyền tự quyết định.Thử thách giới hạn của người lớn  Trẻ có xu hướng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào, có thể điều khiển người khác không. Hội chứng “con vua”.3.Trả đũa:Trẻ VTN cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương vì không đựợc đối xử tôn trọng, công bằng, mình phải đáp trả”. Trả đũa như là cách đòi lại sự công bằng. Có nhiều cách để trả đũa: bằng hành động, bằng lời nói, bằng sự im lặng, bằng việc từ chối hợp tác, bằng cái nhìn và cử chỉ thù địch, v.v. Những hành động này thường đi kèm với những cảm xúc: chán nản, phiền muộn, tức giận 4.Thể hiện sự không thích hợp. Hành vi thể hiện: rút lui, né tránh thất bại vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức. Ví dụ, trẻ VTN thể hiện: “Con không giải được bài đó đâu!”, “Con đã bảo là không làm được đâu vì con rất dốt môn này”. Cảm thấy rất chán nản. Lưu ý: Trường hợp dưới sức( bài quá dễ) → không thích hợp. Thảo luận nhóm: Thời gian: 10 phút. Anh chị hãy kể một số ví dụ trẻ có hành vi tiêu cực là nhằm mục đích:-Thu hút sự chú ý.-Thể hiện sự quyền lực.-Trả đũa.-Thể hiện sự không thích hợp.II.Con đường dẫn đến hành vi tiêu cực của trẻ VTN. 1.Tại sao phải hiểu con đường dẫn đến hành vi tiêu cực của trẻ?Thảo luận: Khi trẻ có hành vi tiêu cực, người lớn thường phản ứng như thế nào? (lo lắng, dùng biện pháp mạnh nhưng không chỉ được nguyên nhân).Tất cả các hành vi đều có mục đích và lý do chứ không xảy ra ngẫu nhiên. Muốn hỗ trợ trẻ VTN, cần xác định được con đường dẫn đến hành vi tiêu cực của trẻ để hiểu vì sao trẻ làm như vậy.2.Tại sao trẻ hành động như cách chúng vẫn đang làm?Hai nguyên tắc cơ bản: Hầu hết các hành vi do trẻ học được.Phản ứng của người khác góp phần làm duy trì hành vi của trẻ.2.1.Các hành vi của trẻ đều là học được:Khái niệm học: Sự thay đổi tương đối ổn định ở hành vi hoặc năng lực của cá nhân như là kết quả của kinh nghiệm hoặc luyện tập. Sự thay đổi bên trong được quan sát qua hành vi.Phản xạ có điều kiện: bằng cách ghép cặp hai phản ứng không điều kiện. Hành vi tạo tác: kết quả của hành vi tác động đến xu hướng lặp lại của hành vi đó. Học được qua quan sát: a.Học tập qua quan sát, trải nghiệm.Học tập qua quan sát là cách chúng ta lĩnh hội một hành vi thông qua việc nhìn, quan sát hành vi đó. Người lớn giúp trẻ xóa bỏ hành vi tiêu cực, thực hiện hành vi tích cực.Có những hành vi không do học được: Tăng động giảm chú ý, trầm cảm, nguồn gốc sinh học.b.Phản ứng của người khác: Bao gồm: sự tán thưởng, sự chú ý, sự tôn trọng, tình yêu, địa vị xã hội, trừng phạt, mắng, sự hờ hững v.v. Phản ứng của người khác sẽ quyết định việc trẻ hay người khác có lặp lại hành vi đó hay không. KL: Cần ghi nhận, coi trọng sự tiến bộ của trẻ (dù nhỏ). 3.Các con đường dẫn đến việc trẻ hình thành các hành vi không phù hợp. Thiếu kỹ năng.Muốn có sự chú ý tích cực, khen ngợi từ phía người khác.Khi người lớn vô tình củng cố các hành vi tiêu cực.Tự trọng thấp.Không biết cách phù hợp để bộc lộ cảm xúc của mình.Áp lực học tập.Môi trường thiếu cấu trúc.Có vấn đề ở nhà hoặc nơi sống.Các vấn đề sức khỏe tâm thần.Thảo luận nhóm nhỏ H: Hãy nhớ lại những học sinh “cá biệt” mà mình đã gặp phải? Liệt kê các hành vi tiêu cực mà em đó có. Ghi lại xem bạn đã ứng xử với em đó như thế nào khi em làm những hành vi đó? H: Sử dụng kiến thức ở phần nội dung, hãy suy nghĩ lại nguyên nhân và mục đích em đó thực hiện hành vi đó?Cảm ơn sự tham gia của các thầy cô!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_tam_ly_lua_tuoi_vi_thanh_nien_chuong_2_con_duong_d.ppt