Bài giảng Tin - Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của
ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các
thao tác của thuật toán.
Ngôn ngữ lập trình là một phần mềm dùng để diễn đạt
thuật toán thành một chương trình giúp cho máy tính hiểu
được thuật toán ấy
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2508 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tin - Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1:
KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Giảng viên : Thầy Trần
Doãn Vinh
Sinh viên : Nguyễn Thị Loan
Lớp : K56A_CNTT_ĐHSPHN
1. Lập trình và ngôn ngữ lập trình
a. Khái niệm
Nhắc lại: Nêu các bước để giải một bài toán trên máy
tính?
B1: Xác định bài toán (Input và Output)
B2: Thiết kế thuật toán (tức tìm lời giải cho bài toán)
B3: Viết chương trình
B4: Hiệu chỉnh
B5: Viết tài liệu
Lập trình
Vậy lập trình là gì?
1. Lập trình và ngôn ngữ lập trình
Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của
ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các
thao tác của thuật toán.
Ngôn ngữ lập trình là một phần mềm dùng để diễn đạt
thuật toán thành một chương trình giúp cho máy tính hiểu
được thuật toán ấy
Ví dụ: Pascal, C, C++, Basic… là các ngôn ngữ lập trình đang
được sử dụng rộng rãi hiện nay
1. Lập trình và ngôn ngữ lập trình
Vậy để lập trình được
thì ít nhất chúng ta
phải nắm được những
yếu tố nào?
Để lập trình trước hết phải
biết giải bài toán. Sau đó
viết lời giải bài toán đó
dưới một ngôn ngữ gọi là
ngôn ngữ lập trình.
Ví dụ: Giải phương trình bậc nhất:
4x + 3 = 0 và trình bày lời giải
bằng tiếng Anh
1. Lập trình và ngôn ngữ lập trình
b. Phân loại
Có 3 loại ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy
Hợp ngữ
Ngôn ngữ bậc cao
Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ mà máy tính có
thể trực tiếp hiểu được.
Hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ
mà phải thông qua một chương trình dịch máy
mới có thể hiểu được.
Chương trình
nguồn
Chương trình
dịch
Chương trình
đích
2. Chương trình dịch
Chương trình dịch là một chương trình có chức năng chuyển
đổi một chương trình được viết bằng một ngôn ngữ lập trình
bậc cao thành một chương trình có thể thực hiện được trên
máy tính.
• Chương trình dịch nhận:
• - Đầu vào: là chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình
bậc cao (chương trình nguồn).
• - Đầu ra: là chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy.(
chương trình đích).
Có hai loại chương trình dịch khác nhau
- Thông dịch
- Biên dịch
?
2. Chương trình dịch
Thông dịch: được thực hiện bằng cách lặp lại
các bước sau:
- Kiểm tra từng câu lệnh
- Chuyển câu lệnh đó sang ngôn ngữ máy
- Thực hiện câu lệnh vừa chuyển đổi.
Biên dịch: được thực hiện bằng cách lặp lại
các bước sau:
- Kiểm tra tất cả các câu lệnh
- Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành chương trình đích
- Thực hiện toàn bộ chương trình.
2. Chương trình dịch
Thông dịch: hai người không
cùng ngôn ngữ khi đối thoại
cần một người phiên dịch.
Thông thường mỗi một câu đối
thoại đều đuợc người phiên
dịch dịch trực tiếp
Các ngôn ngữ khai thác hệ
QTCSDL sử dụng thông dịch:
Visual basic, Java…
Biên dịch: Sử dụng khi dịch
văn bản.
Toàn bộ văn bản được dịch
cùng một lúc sau đó mới đưa
cho khách. Và được lưu lại để
lần sau sử dụng
Các ngôn ngữ sử dụng biên
dịch: Pascal, C, C++
2. Chương trình dịch
Chú ý:
Chương trình dịch chỉ phát hiện được lỗi cú pháp
mà không phát hiện được lỗi về mặt ý nghĩa.
Ví dụ: Với hai từ “xản xuất” và từ “xả n xuất”
Lỗi ở đâu ?
Chương trình dịch chỉ phát hiện lỗi dấu cách mà
không phát hiện lỗi viết sai từ “xản”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_1_khai_niem_lap_trinh_va_nnlt_6075.pdf