Bài giảng Tri giác xã hội

Quy gán xã hội

1. Sự quy gán mang nhiều tính chủ quan nên không

tránh khỏi sai lầm và thiếu chính xác.

2. Trong quy gán hành vi, con người thường cho thái

độ và hành động của mình là chuẩn xác, còn ai làm

trái với mình là không bình thường.

3. Một trong những nhược điểm của chúng ta khi quy

gán nguyên nhân của hành vi, chúng ta thường ảo

tưởng rằng mình có khả năng kiểm soát được mọi

yếu tố quyết định thành công hay thất bại.Kết luận về tri giác xã hội.

1. Sự tri giác lẫn nhau rất khó chính xác, tri giác vật

thể có thể đo được bằng cách so sánh với bản chất,

đặc tính khách quan của chúng, còn tri giác xã hội

thì khó đo được độ chính xác (đặc biệt ảnh hưởng

của ấn tượng ban đầu).

2. Sự khác biệt trong tri giác xã hội ở mỗi người là do

lượng thông tin về mục đích, động cơ, hành vi ở mỗi

người là khác nhau.

3. Chỉ có 50% số người được hỏi trả lời có thể hiểu

được người khác qua tri giác xã hội, 50% trả lời

không thể hiểu được chính xác

pdf71 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tri giác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI NIỆM  Tri giác xã hội được hiểu là sự cảm nhận, hiểu biết, đánh giá của chủ thể tri giác về các đối tượng xã hội.  Tri giác xã hội khác với tri giác vật thể ở chỗ: đối tượng tri giác là một thực thể tích cực, có tình cảm, thái độ riêng của mình.  Đối tượng tri giác có thể là chính bản thân mình, người khác, một nhóm hay một cộng đồng xã hội. Các cơ chế chi phối tri giác xã hội 1. Ấn tượng ban đầu 2. Quy luật quy gán xã hội 3. Các định kiến xã hội Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy Ngàn năm ai dễ đã quên đâu.  Ấn tượng ban đầu là hình ảnh tâm lý tổng thể về các đặc điểm diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ, y phục  Ấn tượng ban đầu được hình thành trong đầu óc con người thường trên cơ sở nhận thức cảm tính, trực giác và những rung cảm cá nhân có cường độ mạnh (trong nhiều trường hợp không chịu sự chi phối của lý trí).  Ấn tượng ban đầu luôn xuất hiện trong các mối quan hệ xã hội mới khi cá nhân gia nhập.  Ấn tượng ban đầu có thể chính xác hoặc không chính xác vì phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực quan sát của cá nhân Các đặc điểm trung tâm Người A Người B Thông minh Thông minh Khéo léo Khéo léo Cần cù Cần cù Nồng nhiệt Lạnh lùng Kiên quyết Kiên quyết Thận trọng Thận trọng Kết luận Các đặc điểm trung tâm là yếu tố chính trong quá trình hình thành ấn tượng. Lý thuyết nhân cách ngầm ẩn  Ash Solomon cho rằng con người thường phát triển những quan điểm cực kỳ phức tạp về người khác chỉ bằng cách ngoại suy từ một, hai mẫu thông tin.  Chúng ta thường nghĩ rằng nhân cách tập hợp một nhóm với nhau, vì thế nếu nhận ra một đặc điểm ở ai đó thì chúng ta cho rằng họ sẽ có nhiều đặc điểm nhân cách khác. Các hiện tượng tri giác chi phối ấn tượng về người khác Thông tin đến ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính áp đăt. Thông tin đến sau mang tính bổ sung hoặc minh họa, biện bạch cho thông tin ban đầu. Thứ tự thông tin tiếp nhận khi tri giác xã hội có ý nghĩa rất quan trọng khi đánh giá ấn tượng về người khác Hiệu ứng đầu tiên Hiêu ứng trội Ấn tượng đầu tiên của chúng ta về ai đó rất hay kéo dài, khó xóa nhòa. Hiêu ứng quầng sáng Hiêu ứng quầng sáng là kết quả của quá trình tri giác xã hội theo các đặc điểm trung tâm. Hiệu ứng quầng sáng  Chúng ta thường nhận xét người khác tốt hơn thực tế là vì họ đi kèm với những kinh nghiệm, sự kiện tích cực đối với chúng ta hay chúng ta biết rằng trước đây họ đã có hành động tích cực.  Chúng ta nhận thấy mình dễ tha thứ hay bỏ qua những khuyết điểm của họ. Hiêu ứng bối cảnh Khi đánh giá người khác, chúng ta thường xem xét đến bối cảnh xung quanh họ. Bối cảnh là một tiêu chí để nhìn nhận và đánh giá. Suy nghĩ rập khuôn  Suy nghĩ rập khuôn bao gồm việc phân loại người theo một số đặc điểm bên ngoài như màu da, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn  Suy nghĩ rập khuôn là việc đặt một cá nhân vào một nhóm thích hợp bất kể những gì họ giống một cá nhân trong thực tế. Quy luật quy gán xã hội  Trong khi quan sát, đánh giá về người khác chúng ta thường tìm cách giải mã, tìm ra nguyên nhân làm nảy sinh hành vi ứng xử của họ.  Chúng ta có thể quy gán cho hành vi ứng xử của ai đó là do:  Tính cách của họ Hoàn cảnh.  Quy gán xã hội có thể được định nghĩa là một quá trình suy diễn nhân quả, hiểu hành động của người khác bằng cách tìm nguyên nhân ổn định để giải thích nó.  Quy gán xã hội theo nguyên tắc tâm lý ngây thơ.  Quy gán suy diễn tương ứng  Quy gán xã hội suy diễn đồng biến. Nguyên tắc tâm lý ngây thơ Chúng ta luôn tìm cách khám phá nguyên nhân của hành vi để hiểu và dự đoán sự kiện sắp tới với mong muốn có thể giám sát được môi trường và mọi sự kiện xung quanh. Nguyên tắc tâm lý ngây thơ đều có thể tồn tại ở mỗi cá nhân. Quy gán suy diễn tương ứng Khi quan sát hành vi của người khác, chúng ta luôn tìm cách suy diễn ý nghĩa của hành vi đó tương ứng với những gì chúng ta thấy.  Suy diễn tương ứng chính xác, nếu ta có nhiều thông tin cần thiết về mục đích hành động, hoặc có liên quan đến đối tượng. Quy gán xã hội suy diễn đồng biến  Khi nhận định về nguyên nhân hậu quả nào đó của một hành động, biến cố ta thường suy diễn theo lối nhân – quả.  Nhân nào quả ấy.  Quy gán hành động cho nguyên nhân nào thường phụ thuộc vào sự tương quan của chúng với hiện thực.  Trong trường hợp không đủ thông tin về chủ thể, hoàn cảnh, đối tượng thì quy gán loại trừ, tức là loại dần những nguyên nhân ít thích hợp. Quy gán xã hội suy diễn đồng biến  Nếu ai đó hành động giống nhau trong cùng một hoàn cảnh, chúng ta quy gán nguyên nhân là do hoàn cảnh, còn khi hoàn cảnh thay đổi mà vẫn hành động giống nhau, nguyên nhân là do chủ thể.  Hàng ngày, chúng ta thường giải thích thành công hay thất bại của chính mình bằng những nguyên tắc quy gán trên. Quy gán xã hội 1. Sự quy gán mang nhiều tính chủ quan nên không tránh khỏi sai lầm và thiếu chính xác. 2. Trong quy gán hành vi, con người thường cho thái độ và hành động của mình là chuẩn xác, còn ai làm trái với mình là không bình thường. 3. Một trong những nhược điểm của chúng ta khi quy gán nguyên nhân của hành vi, chúng ta thường ảo tưởng rằng mình có khả năng kiểm soát được mọi yếu tố quyết định thành công hay thất bại. Kết luận về tri giác xã hội. 1. Sự tri giác lẫn nhau rất khó chính xác, tri giác vật thể có thể đo được bằng cách so sánh với bản chất, đặc tính khách quan của chúng, còn tri giác xã hội thì khó đo được độ chính xác (đặc biệt ảnh hưởng của ấn tượng ban đầu). 2. Sự khác biệt trong tri giác xã hội ở mỗi người là do lượng thông tin về mục đích, động cơ, hành vi ở mỗi người là khác nhau. 3. Chỉ có 50% số người được hỏi trả lời có thể hiểu được người khác qua tri giác xã hội, 50% trả lời không thể hiểu được chính xác. Họp họ  Một người bạn là một trong những lãnh đạo công ty X:  Hôm nay hội đồng lãnh đạo công ty cậu họp mà sao chỉ mình cậu ra về sớm vậy?  Vì chỉ phần đầu của buổi họp là bàn chuyện của công ty, còn phần hai là họp họ, tớ ngồi đó làm gì cho thừa.  Nhóm xã hội là một phần cơ bản trong đời sống của chúng ta.  Con người là động vật xã hội.  Con người luôn sống trong các cộng đồng xã hội.  Những cộng đồng ấy chứa đựng các nhóm hợp thành khác nhau (độ tuổi, giới tính, chuyên môn, nghề nghiệp, họ hàng/gia đình). Thuộc về các nhóm xã hội là một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử tiến hóa của chúng ta.  Nhóm là cơ thể xã hội cũng không khác gì con người, có khi khỏe mạnh, có khi ốm đau, bệnh tật và nếu không khéo nuôi dưỡng thì nó cũng “chết yểu”.  Một nhóm chỉ có 2 người hoặc đông tới mấy nghìn người.  Tuy nhiên sự tập hợp nhiều người tại một địa điểm không nhất thiết tạo thành một nhóm. Nhóm là một cộng đồng có hai hoặc nhiều người, giữa các thành viên có cùng chung lợi ích và mục đích, có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Nhóm là một cộng đồng mà ở đó không phải là sự tập hợp đơn giản các thành viên mà đó là sự tổng hoà các thành viên để tạo nên nhóm là một chỉnh thể thống nhất. Trong nhóm, một số đặc điểm tâm lý cá nhân đã hoà với nhau để tạo nên tâm lý chung của nhóm, các tôi đã hoà quyện vào nhau để tạo nên cái chúng tôi. Chính điều này đã tạo ra sức mạnh của nhóm. Các nhân tố chính làm cho một tập hợp người thành một nhóm 1. Tương tác 2. Chia sẻ các mục tiêu 3. Một hệ thống các quy tắc 4. Vai trò Hiểu nhau: + Khả năng + Sở thích + Nhược điểm + Hoàn cảnh + Cá tính + Thói quen Chia sẻ những giá trị và mục tiêu chung: + Cùng nhau làm việc để đạt được các mục đích chung + Quan điểm và thái độ tương đồng nhau về tổ chức, công việc, người lãnh đạo Tinh thần đồng đội: + Họ trợ giúp lẫn nhau + Họ làm việc một cách linh hoạt và khi cần có thể hoán đổi vai trò và nhiệm vụ cho nhau Nhóm  Một tập hợp người không được coi là một nhóm nếu họ không cùng chia sẻ một mục tiêu chung.  Mục tiêu chung của nhóm giúp xác định động lực làm việc của nhóm.  Sự hài hòa giữa mục tiêu chung của nhóm với mục đích riêng của cá nhân. Chuẩn mực nhóm Mỗi nhóm có một hệ thống những quy định có thể bằng văn bản, quy chế, quy định hoặc thông qua dư luận xã hộiyêu cầu các cá nhân tuân thủ. Chuẩn mực nhóm do tính chất hoạt động chung của nhóm quy định. Dù công khai hay ngấm ngầm, người ta nhận thấy rằng chuẩn mực nhóm tạo ra sự đồng nhất trong nhóm. Có những cá nhân không tuân theo chuẩn mực nhóm một cách chính xác như mong đợi. Chuẩn mực nhóm Các chuẩn mực luôn phát triển, mở rộng về nội dung và hình thức cho phù hợp với sự phát triển của nhóm. Có những chuẩn mực không được thừa nhận và loại bỏ trong quá trình phát triển và trong trường hợp đó chúng có tính chất độc đoán. Chuẩn mực nhóm được củng cố bằng khen thưởng và trách phạt những cá nhân thực hiện không tốt. Chuẩn mực nhóm phản ánh bầu không khí tâm lý của nhóm. Chức năng của chuẩn mực nhóm Thống nhất, liên kết các cá nhân thực hiện hoạt động chung của nhóm. Hướng dẫn, quyết định phương thức ứng xử của cá nhân trong nhóm. Xây dựng ý thức chúng ta ở mỗi cá nhân. Cá nhân căn cứ vào chuẩn mực nhóm để tự đánh giá hành vi ứng xử của mình so với các thành viên khác trong nhóm. Chuẩn mực nhóm HIỆN TƯỢNG LỆCH CHUẨN TRONG NHÓM  Trong nhóm bao giờ cũng xuất hiện những cá nhân không tuân theo các chuẩn mực.  Các cá nhân này thường suy nghĩ và hành động ít dựa vào các chuẩn mực nhóm mà hành động theo nhu cầu và sở thích cá nhân.  Nguyên nhân: 1) Nhóm không đủ sức hấp dẫn với cá nhân. 2) Mức độ tiếp xúc giữa các thành viên trong nhóm ít. 3) Cá nhân thuộc về nhóm khác. 1. Sự cố kết trong nhóm là tổng số tất cả các sức mạnh để liên kết các thành viên trong nhóm. 2. Sự ưa thích của các thành viên là nhân tố quan trọng của sự cố kết nhóm. 3. Vai trò uy tín người thủ lĩnh 4. Sự động viên, tập hợp của CN của nhóm thực hiện các mục tiêu HĐ nhóm 5. Sự ít khác biệt giữa các thành viên Vai trò của sự cố kết  Sự cố kết của nhóm góp phần tạo nên cấu trúc của nhóm và phản ánh cấu trúc của nhóm. Các thành viên có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong việc thực hiện chức năng và trách nhiệm của nhóm. Khi các thành viên có sự cố kết thì sự lo âu sẽ giảm và sự tôn trọng lẫn nhau càng lớn.  Sự giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm cố kết tốt hơn. Hiệu quả hoạt động của các cá nhân trong nhóm cố kết cũng tốt hơn. Các thành viên trong nhóm cố kết có ý thức hơn trong việc thực hiện các chuẩn mực của nhóm. Vai trong nhóm Vai là chức năng hoặc nhiệm vụ cụ thể của cá nhân trong nhóm. Nó phản ánh phương thức hành động của cá nhân tương ứng với những tiêu chuẩn được quy định bởi vị trí hay chỗ đứng của cá nhân đó trong nhóm, trong xã hội. Trong cấu trúc của nhóm phân ra các vai khác nhau.  Có một số thành viên của nhóm ở vị trí cao hơn những thành viên khác, tùy theo vai của mình, họ có thể ảnh hưởng nhiều hay ít đến các thành viên khác.  Trong nhóm, một số thành viên có thể đảm nhận nhiều vai khác nhau.  Sự nhập vai của một cá nhân mang màu sắc cá nhân rõ rệt: 1. Hiểu biết và khả năng của cá nhân 2. Tầm quan trọng của vai 3. Nguyện vọng thỏa mãn của cá nhân 4. Sự chờ đợi của mọi người xung quanh Năng lực nhập vai  Cá nhân phải nhận rõ nghĩa vụ và phận sự của mình trong nhóm.  Hành vi của mỗi cá nhân xuất phát từ nhu cầu cá nhân và chịu sự chi phối bởi những quy định, chuẩn mực của nhóm.  Năng lực nhập vai gắn liền với ý thức về “cái tôi”. Năng lực nhập vai là sự tổng hợp của hai năng lực: 1. Năng lực nhận biết đối tượng 2. Năng lực phát hiện ra mình là ai trong quan hệ với đối tượng đó. Vai trong nhóm  Một người thường có nhiều vai khác nhau, tùy từng hoàn cảnh khác nhau mà họ thực hiện chức năng tương ứng.  Đánh giá khả năng đảm nhận vai của một cá nhân phải căn cứ vào hoàn cảnh thực tế.  Trong thực tế, chúng ta vẫn lấy vai cao nhất mà cá nhân đảm nhận để đánh giá.  Trong thực tế có thể xảy ra sự xung đột vai ở một cá nhân. Địa vị • Là giá trị của vai mà cá nhân đảm nhận trong quá trình thực hiện hoạt động chung của nhóm. • Địa vị gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi. • Địa vị do cá nhân đạt được và địa vị được gán cho. • Địa vị quy định phạm vi mà các thành viên khác của nhóm phản ứng lại đối với cá nhân. • Những người có địa vị cao thì được hưởng đặc quyền mà những người có địa vị thấp không có được. • Địa vị tác động đến kiểu cách và số lượng giao tiếp trong nhóm. • Điểm xuất phát của giao tiếp trong nhóm thường bắt đầu từ những người có địa vị cao. • Các thành viên có địa vị thấp thường muốn muốn giao tiếp với các thành viên có địa vị cao. • Cá nhân có địa vị cao thường muốn biết nhiều thông tin về những gì đang xảy ra trong nhóm hơn là cá nhân có địa vị thấp. • Cá nhân có địa vị cao có thể nhận được nhiều thông tin nhưng độ chính xác của thông tin có thể không nhiều. • Những cá nhân có địa vị thấp thường không muốn phê bình những cá nhân có địa vị cao vì sợ sự ứng xử trở lại của cá nhân có địa vị cao. Xung đột cần được hiểu như sự khác biệt về quan điểm và lợi ích Xung đột nhóm là sự khác biệt về quan điểm, mục đích và động cơ giữa các thành viên trong quá trình thực hiện hoạt động của nhóm. • Những xung đột lớn hoặc ở mức độ sâu sắc có thể dẫn đến bạo lực. • Những xung đột nhỏ thường không được các thành viên của nhóm quan tâm, nhưng khi các xung đột này cứ tích tụ dần và đến mức độ nào đó sẽ xảy ra xung đột lớn. • Khi xung đột phát triển về quy mô, những người tham gia trở nên bị ảnh hưởng nhiều hơn. • Trong xung đột, mọi người nhận diện ra sự chênh lệch của bản thân với người khác. Vai trò của xung đột 1. Xung đột là động lực cho sự phát triển của nhóm. 2. Xung đột cản trở sự phát triển của nhóm. Hậu quả của xung đột 1. Hình thành nhóm nhỏ hơn 2. Loại trừ các thành viên có chính kiến 3. Lựa chọn vật hy sinh 4. Thay đổi tổ chức của nhóm 5. Xuất hiện hay thay đổi người lãnh đạo 6. Tan rã, giải tán nhóm. Xâm kích • Xâm kích là sự tấn công là hành động không thân thiện chống lại một cách trực tiếp người khác. • Xâm kích theo nghĩa điển hình nhất là hành vi mang lại hậu quả tiêu cực. Nguồn gốc của xâm kích • Xâm kích là một phần trong những bản năng thiết yếu để duy trì sự tồn tại. • Xâm kích do chán nản và bất mãn. • Xâm kích phụ thuộc vào các biện pháp giáo dục mà cá nhân được thừa hưởng. • Tác động của phim ảnh, thông tin • Những cá nhân luôn dấu mình trong nhóm, khó hòa nhập với nhóm. • Hoàn cảnh và công việc duy trì hành vi xâm kích. Nhóm nhỏ: Các thành viên có quan hệ mật thiết và trực tiếp với nhau. Nhóm lớn Có số lượng các thành viên khá lớn hoặc rất lớn. Sự tương tác giữa các cá nhân không mang tính trực tiếp và mật thiết như ở nhóm nhỏ. Nhóm lớn là những cộng đồng người được hình thành trong quá trình phát triển xã hội. Nhóm lớn giữ vị trí xã hội nhất định trong hệ thống các quan hệ xã hội. Nhóm lớn Các thành viên trong nhóm lớn có quan hệ với nhau theo các mục đích, giá trị , chuẩn mực và hành vi chung của xã hội. Tâm lý nhóm lớn phản ánh sự tồn tại của xã hội, các điều kiện sống thường ngày, các quan hệ xã hội có thực trong môi trường sống tự nhiên và xã hội. Tâm lý nhóm lớn được thể hiện trong các nhóm nhỏ và trong các thành viên của nó qua hoạt động và giao tiếp vì mục tiêu phát triển của xã hội. Các giai đoạn phát triển nhóm. Giai đoạn bão tố Giai đoạn ổn định Giai đoạn trưởng thành Giai đoạn kết thúc Lãnh đạo có thể được xem là một quá trình tổ chức, kết hợp và thúc đẩy các thành viên thực hiện các mục tiêu của nhóm. Lãnh đạo là dìu dắt và điều khiển công việc của một tổ chức để đạt được những mục tiêu mong muốn. Lãnh đạo là sự ảnh hưởng xã hội, là một hoạt động có mục đích trong một tổ chức, là sự tác động hợp pháp đến những người khác nhằm thực hiện mục đích đã định. Các cấp độ của sự lãnh đạo Lãnh đạo ép buộc Lãnh đạo dựa trên sự phân công Lãnh đạo dựa trên sự hướng dẫn và giải thích Lãnh đạo gây thiện cảm Hiệu quả kém, nhân viên sợ hãi, tức giận Hợp tác Trung thành và gắn bó Kết hợp giữa trí tuệ và trái tim Sử dụng quyền lực là khía cạnh quan trọng của sự lãnh đạo.  Quyền lực ban thưởng: quyền lực có được do ban thưởng cho cấp dưới khi hoàn thành tốt công việc được giao.  Quyền lực trừng phạt: quyền lực tạo ra do khả năng trừng phạt cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao.  Quyền lực hợp pháp: quyền lực có được từ vị trí lãnh đạo hợp pháp của mình.  Quyền lực nhờ kinh nghiệm: quyền lực cá nhân có được do kỹ năng hoặc sự tinh thông trong lĩnh vực chuyên môn nào đó.  Quyền lực do uy tín: Người lãnh đạo nhận, tạo được sự kính trọng và khâm phục của người khác.  Quyền lực về thông tin: Cá nhân sở hữu những thông tin quan trọng. Năm đặc điểm của người lãnh đạo nhóm đúng nghĩa.  Lãnh đạo nên được xem là thuộc về nhóm – chứ không phải là người ngoài.  Lãnh đạo phải có mọi tính cách và suy nghĩ của nhóm nhưng ở mức độ đặc biệt - nhiều hơn hầu hết người khác.  Lãnh đạo phải phục vụ như một mô hình – đối với thành viên khác trong nhóm không tỏ ra vượt trội quá hay có vẻ xa cách, tiến bộ thái quá.  Lãnh đạo nên được xem là người hỗ trợ đạt đến mục đích và phân phối phần thưởng công bằng.  Lãnh đạo nên giới thiệu nhóm một cách tích cực đối với các tổ chức bên ngoài hay những người có chức vụ cao hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tri_giac_xa_hoi.pdf
Tài liệu liên quan