a.Tục ngữ:
Bán bà con xa, mua láng giềng gần
Kết cấu: (CN khuyết)/ ĐT- DT – TT (cả hai vế)
=> Hai vế lặp cú pháp nhờ phép đối chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 24508 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Văn 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết CT: 35+36 - Tiếng Việt THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP Phép lặp cú pháp Phép liệt kê Phép chêm xen I. Phép lặp cú pháp: 1.Bài tập 1: Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa.Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập) a. Đoạn văn: -Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa (P – Phụ tình thái) CN VN1 của Nhật, chứ không phải là thuộc địa của Pháp VN2 -Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ (P) CN VN1 không phải từ tay Pháp. VN2 +Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân CN VN gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt (Trạng ngữ chỉ mục đích) Nam độc lập. +Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy CN VN mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ… (Trạng ngữ chỉ mục đích) Kết cấu Hai câu trước: P(phụ tình thái) – C – V1 – V2 Khẳng định vế đầu và bác bỏ ở vế sau Hai câu sau: C – V(+ phụ ngữ chỉ đtg) – TN (C: dân ta, V: đã/lại đánh đổ…, TN: để, mà) Tác dụng Tạo âm hưởng đanh thép, hùng hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của Việt Nam và khẳng định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến. b. Đoạn thơ: Kết cấu Tác dụng Chủ ngữ - vị ngữ Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc tự hào, sung sướng khi đất nước giành được quyền làm chủ 2. Bài tập 2: a.Tục ngữ: Bán bà con xa, mua láng giềng gần Kết cấu: (CN khuyết)/ ĐT- DT – TT (cả hai vế) => Hai vế lặp cú pháp nhờ phép đối chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế. b. Câu đối: Cụ già ăn củ ấu non. Chú bé trèo cây đại lớn Đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng bằng nhau, phối hợp với phép đối (về từ loại, nghĩa, dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng) Kết cấu: C(DT) – V(ĐT) – BN(DT-TT) Cụ già – ăn - củ ấu non Chú bé - trèo - cây đại lớn c. Thơ Đường luật Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Kêt cấu: ĐN, C – V - BN Đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: kết cấu ngữ pháp giống nhau, số tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa d. Văn biền ngẫu: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.” Cũng thường phối hợp với phép đối trong một cặp câu (câu có thể dài, không cố định về số lượng tiếng) Qua bài tập 2, em có nhận xét gì về cách lặp cú pháp ở các thể loại khác nhau? Đều lặp lại kết cấu ngữ pháp, đều nhằm nhấn mạnh, khẳng định nội dung và tạo nên sự cân đối, hài hoà về từ ngữ, hình ảnh, âm điệu… Có thể loại đòi hòi mức độ chặt chẽ cao (câu đối, thơ Đường luật); Có thể loại kết hợp với phép đối; có thể loại không hạn định số lượng tiếng trong câu… GIỐNG VÀ KHÁC GIỮA CÁC THỂ LOẠI I. Phép lặp cú pháp: 2. Bài tập 2: Theo em, thế nào là phép lặp cú pháp? Lặp cú pháp là sự lặp lại kết cấu cú pháp trong câu, trong đoạn nhằm nhấn mạnh, khẳng định nội dung được đề cập hoặc tạo nên sự hài hoà, cân đối về từ ngữ, âm điệu… Em hãy lấy ví dụ về phép lặp cú pháp trong các văn bản Ngữ văn 12 và phân tích tác dụng của nó? - Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước (Sóng, Xuân Quỳnh) Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống. (Tây Tiến, Quang Dũng)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực hành phép tu từ cú pháp Gái.ppt