Mai Thúc Loan, người Hoan Châu (Mai Phụ, còn gọi là gò họ Mai, hay Mỏm, một làng chuyên nghề ở miền ven biển Thạch Hà, Hà Tĩnh). Vốn nhà nghèo, Mai Thúc Loan phải làm nghề kiếm củi rồi đi ở đợ cho nhà giàu, chăn trâu, cày ruộng. Ông rất khoẻ và sáng dạ, người đen trũi, nổi tiếng giỏi vật cả một vùng. Tuy xuất thân bình dân nghèo khổ, nhưng chí lớn, tập hợp được thanh niên và nhân dân trong vùng khởi nghĩa, quyết tâm đánh đổ chính quyền đô hộ nhà Đường, giành lại độc lập cho nước nhà. Sau khi đã tổ chức được lực lượng, xây dựng được căn cứ, Mai Thúc Loan phát động cuộc khởi nghĩa. Tháng 4 năm Quý Sửu (713) Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa (*). Quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Nghĩa quân lập tức tôn Mai Thúc Loan lên làm Hoàng Đế, đóng đô ở thành Vạn An, Sử gọi ông là Mai Hắc Đế (Vua đen họ Mai).
Sau khi lên ngôi vua, Mai Hắc Đế thành lập triều đình, xây dựng chính quyền mới, kêu gọi nhân dân các châu huyện cùng nổi dậy chiến đấu. Người Việt miền xui cũng như miền núi đều hưởng ứng và tham gia nghĩa quân. Mai Hắc đế đã tập hợp được quân dân 32 châu để cùng đánh giặc. Không những thế ông còn vận động đoàn kết nhân dân các nước láng giềng như Chămpa (phía nam), Chân Lạp (phía tây), Kim Lân (Malaixia hiện nay) để có thêm lực lượng chống nhà Đường. Sau khi lực lượng lớn mạnh, Mai Thúc Loan từ Hoan Châu tiến quân ra Bắc, đánh vào phủ thành đô hộ của giặc. Quân giặc đại bại, tên quan đô hộ Quan Sở Khách chạy trốn về nước. Quân khởi nghĩa thu lại toàn Giao Châu.
26 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 19897 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN - 938). Thời Bắc thuộc lần 1 (179 TCN - 43), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp người".
Tiếp nối Bà Triệu có hàng loạt các cuộc nổi dậy và khởi nghĩa khác liên tục nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Lý Trường Nhân (468 - 485).
Lý Trường Nhân, như sử Trung Quốc chép là một "thổ nhân", một "Giao Châu nhân", có lẽ ông thuộc tàng lớp hào trưởng địa phương và không làm quan chức gì cho Trung Quốc. Nhân cơ hội thứ sử Giao Châu bi chết, Lý Trường Nhân đã lãnh đạo nhân dân giết hết bọn quan quân đô hộ, giết cả những người lưu ngụ từ phương Bắc sang, rồi tự xưng là thứ sử. Những thứ sử do nhà Tống cử sang hòng chiếm lại nước ta đều bị Lý Trường Nhân chống đánh. Được vài năm, Lý Trường Nhân chết, người em họ là Lý Thúc Hiến thay. Lý Thúc Hiến không nhận Thứ sử từ phương Bắc sang. Năm 479, nhà Tề buộc phải công nhận Lý Thúc Hiến làm Thứ sử. Như vậy, cuộc khởi nghĩa của Lý Trường Nhân đã có màu sắc tự trị. Sáu năm sau, năm 485, nhà 'Tề tổ chức cuộc chinh phục lớn Giao Châu. Lý Thúc Hiến buộc phải đầu hàng. Nếu như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu do tầng lớp quý tộc bộ lạc cũ lãnh đạo thì khởi nghĩa của Lý Trường Nhân là do tầng lớp hào trưởng địa phương làm đại biểu. Điều này phản ánh những biến chuyển về kinh tế, xã hội và văn hoá... giai đoạn từ thế kỷ I đến thế kỷ V.
Từ đầu Công nguyên trở về sau, nước ta bước vào thời đại đồ sắt phát đạt Những công cụ và vũ khí chủ yếu đều được chế tạo bằng sắt. Trên cơ sở đó nền kinh tế cũng có những chuyển biến quan trọng.
Nông nghiệp thời kỳ này đã là một nền nông nghiệp thâm canh có cánh đồng trồng lúa, đất bãi trồng dâu, có vườn cây, ao hồ thả cá, thả rau có chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc... Thủ công nghiệp cũng có những bước tiến đáng kể, bên cạnh các nghề cổ truyền đã có thêm một số nghề học được từ nước ngoài. Có thể kể ra một số nghề tiêu biểu như rèn sắt, gốm, làm gạch ngói, dệt, đan lát, làm đường, làm giấy, chế tạo thủy linh, sản xuất đồ mỹ nghệ. Trên cơ sở phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, việc buôn bán trong và ngoài nước cũng có bước phát triển mới. Mạng lưới giao thông thủy bộ vẫn dựa vào những con đường và những phương tiện giao thông truyền thống mà mở mang thêm lên. Việc trao đổi kinh tế giữa châu Giao với nước ngoài cũng có tác dụng kích thích nhất định đối với nền kinh tế trong nước. Một số mặt hàng thủ công của ta đã được xuất khẩu, một số kỹ thuật nước ngoài cũng được nhân dân ta tiếp thu. Qua đó, việc giao lưu văn hóa giữa các nước cũng được đẩy mạnh.
Nho giáo là những tư tưởng triết lý, luân lý, đạo đức, thể chế cai trị của Trung Quốc cổ đại được Không Tử và các học trò của ông tổng hợp, hệ thống hóa xây dựng thành hệ thống lý luận ổn định trong những bộ Ngũ kinh. Tứ thư. Từ thời Hán trở đi, dần dần Nho giáo đã trở thành ý thức tư tương chính thống của giai cấp thống trị và cùng với quá trình đô hộ của phong kiến Trung Quốc, Nho giáo cũng sớm được du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên đạo Nho và chữ Hán chỉ được truyền bá và phát triển trong bộ phận quan lại đô hộ và tầng lớp trên của xã hội ở những trung tâm chính trị lớn, chưa có ảnh hưởng rộng rãi trong dân chúng ở các xóm làng.
Phật giáo phát sinh ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI TCN và được du nhập vào nước ta cũng từ rất sớm. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) được hình thành đầu Công nguyên do sự truyền bá trực tiếp của các tăng sĩ Ấn Độ và sau đó lại được tiếp tục truyền bá từ các nhà sư Trung Quốc. Khác với Nho giáo, Phật giáo gần gũi với tín ngưỡng dân gian của người Việt nên được dân chúng tin theo. Tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu ngay từ cuối thế kỷ II đã xuất hiện các chùa Pháp Vân (Dâu), Pháp Vũ (Đậu), Pháp Lôi (Dàn) và Pháp Điện (Tướng), thờ các hiện tượng tự nhiên của tín ngưỡng nông nghiệp sơ khai (mây, mưa, sấm, chớp).
Đạo giáo cũng từ Trung Quốc (chủ .yếu là Đạo giáo dân gian - Đạo phù thủy) được truyền sang nước ta từ cuối thế kỷ II . Tuy được truyền vào Việt Nam muộn hơn, nhưng ảnh hưởng của nó lại có phần sâu rộng hơn Nho giáo. Đạo giáo là đạo ”xuất thế", chủ trương "vô vi", thoát tục, sống thuận theo tự nhiên. Khi truyền vào Việt Nam, Đạo phù thủy đã hòa quyện với những đền miếu, tín ngưỡng dân gian cổ truyền và sớm có vị trí trong cuộc sống tâm linh của người Việt.
Nhìn chung, dù là Nho, Đạo hay Phật truyền vào Việt Nam bằng con đường nào, trong hoàn cảnh nào, thì khuynh hướng thích nghi và hòa nhập với tín ngưỡng dân gian cổ truyền của người Việt vẫn là khuynh hướng chủ đạo. Khuynh hướng xâm nhập lẫn nhau, hòa quyện vào nhau giữa các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa và ngoại lai đã tạo nên sắc thái đa nguyên và hỗn hợp trong cuộc sống tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam.
Trong xã hội, về cơ bản, tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt vẫn dựa trên cơ sở ruộng đất công hữu của các vùng, các công xã mà bóc lột nông dân. Người Việt không ngừng bảo tồn và củng cố cộng đồng xóm làng. Tuy nhiên, trên cơ sở sức sản xuất phát triển mà sự phân hóa xã hội ngày một sâu sắc thêm. Những mối quan hệ xã hội mới ra đời và phát triển, trong khi đó một số truyền thống cũ của chế độ tù trưởng bộ lạc và công xã đã bị phá vỡ hay không còn phát huy tác dụng trong hoàn cảnh lịch sử mới. Việc xoá bỏ cơ cấu bộ lạc, giữ lại và củng cố cơ cấu xóm làng, tăng cường sự cố kết dân tộc, thích ứng với cơ cấu quận huyện- một tổ chức có tính chất hành chính, địa vực là những chuyển biến quan trọng của xã hội Việt Nam thời kỳ này.
Do không nắm được cơ sở bên dưới của xã hội, nhà Hán chủ trương muốn giữ được đất đai mới chiếm thì phải thực hiện chính sách đồn điền. Chúng tiến hành dời tội nhân, dân nghèo người Hán xuống ở lẫn với người Việt, xâm chiếm và khai phá ruộng đất để lập đồn điền. Đồn điền là một loại ruộng quốc khố do chính quyền đô hộ trực tiếp quản lý. Một bộ phận nhân dân lao động bị trói buộc vào đồn điền trở thành nông nô của chính quyền đô hộ.
Do hậu quả của chế độ công phú, tô thuế nặng nề, chiến tranh tàn phá, ruộng đất công bị cường hào chiếm đoạt mà nhiều thành viên công xã người Việt bị phá sản, phải rơi xuống thân phận làm nô tì cho các nhà quyền quý hay trở thành nông dân lệ thuộc, thuộc hạ của địa chủ quan lại địa phương.
Như thế, bên cạnh sự tồn tại phổ biến của làng xã, người Việt vẫn giữ được tính tự trị, thời kỳ này đã xuất hiện một số đồn điền của chính quyền đô hộ, một số trại ấp của quan lại địa chủ gốc Hán, cũng như một số thị trấn và xóm làng của người Hoa. Sự gia nhập của người Hoa không chỉ làm tăng thêm dân số mà còn đưa thêm văn hóa Hán vào xã hội Việt. Trái lại, do sinh sống lâu đời giữa một cộng đồng cư dân có sức sinh tồn mạnh mẽ mà số người Hoa di cư sang Việt Nam cũng dần dần Việt hoá, hòa nhập vào cộng đồng cư dân Việt.
Tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt có ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trong dân chúng, song lại bị chính quyền đô hộ, chèn ép nên có nhiều mâu thuẫn với quan lại. chính quyền đô hộ của ngoại bang. Họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ phong trào đấu tranh của dân chúng, trở thành thủ lĩnh các phong trào đấu tranh đó và qua đấu tranh mà ý thức dân tộc của họ càng được bồi bổ, trưởng thành. Họ dần dần trở thành người đại diện cho phong trào dân tộc, đứng ra tổ chức tập hợp lực lượng vùng lên lật đổ chính quyền đô hộ, giành lại nền độc lập.
Trong suốt mấy thế kỷ, hầu như không có thế kỷ nào là không có khởi nghĩa của nhân dân, không một lúc nào bọn đô hộ phương Bắc được ăn ngon, ngủ yên. Phong trào đấu tranh của nhân dân đang chuyển dần vai trò lãnh đạo từ các quý tộc bộ lạc cũ sang các hào trưởng. Vào giữa thế kỷ VI,phong trào khởi nghĩa nhân dân đã tiến lên cao trào làm nổ ra cuộc khởi nghĩa Lý Bí dẫn tới việc thành lập Nhà nước Vạn Xuân. Đây là mốt cột mốc lớn, một đột phá hết sức quan trọng trong lịch sử hơn nghìn năm chống Bắc thuộc của nhân dân ta.
Lý Bí xuất thân từ một hào trưởng địa phương ở huyện Thái Bình (khu vực hai bờ sông Hồng phía trên thị xã Sơn Tây ngày nay). Ông có thời đã ra làm một chức quan nhỏ ở Cửu Đức. Nhưng do bất bình với bè lũ đô hộ, ông sớm bỏ quan trở về quê phối hợp với Tinh Thiều mưu tính việc khởi nghĩa.
Tinh Thiều là người giỏi văn chương, đã từng lặn lội sang Nam Kinh xin được bổ một chức quan ở kinh đô nhà Lương, nhưng chỉ được nhà Lương cho làm Quảng Dương môn lang, tức là chân canh cổng thành phía tây kinh đô Kiến Khang. Tinh Thiều. xấu hổ không nhận chức, bỏ về quê cùng Lý Bí tổ chức khởi nghĩa.
Lý Bí nhân lòng oán giận của dân, đã liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất nước ta cùng nổi dậy chống Lương. Triệu Túc là thủ lĩnh đất Chu Diên, Phạm Tu là một tướng tài người làng Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) đã sớm đến với cuộc khởi nghĩa. Tháng giêng năm 542, cuộc khởi nghĩa toàn dân do Lý Bí lãnh đạo đã bùng nổ. Không đầy 3 tháng sau, bè lũ đô hộ nhà Lương đã bị quét sạch. Nghĩa quân chiếm được châu thành Long Biên (nay thuộc Bắc Ninh). Sau những giờ phút kinh hoàng buổi đầu, chính quyền nhà Lương lập tức tổ chức đối phó. Tháng 4 năm 542, quân Lương tổ chức cuộc tấn công Giao Châu từ cả hai phía bắc và nam nhưng đã bị Lý Bí đánh bại và nắm quyền làm chủ đất nước cho đến tận Đèo Ngang (Quảng Bình). Năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc phản công chinh phục lần thứ hai, nhưng bị Lý Bí chủ động đánh chặn ở Hợp Phố. Quân giặc mười phần chết đến bảy, tám. Tháng 5 năm 543, vua Champa đem quân đánh phá Châu Cửu Đức đã bị tướng Phạm Tu đánh bại, phải chạy trốn về nước. Cả hai tuyến biên giới ở phía nam và phía bắc đều được tạm yên.
Trên đà chiến thắng, vào mùa xuân, tháng giêng năm sau, năm 544, Lý Bí tuyên bố dựng nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam Đế. Lý Nam Đế quyết định phế bỏ niên hiệu của nhà Lương, đặt niên hiệu mới là Thiên Đức, mở chùa Khai Quốc (chùa Mở Nước), đúc tiền riêng (tiền Thiên Đức). Triều đình do Hoàng đế đứng đầu, bên dưới có hai ban văn, võ. Tinh Thiều làm Tướng văn. Phạm Tu làm Tướng võ, Triệu Túc làm Thái phó và Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ miền biên giới. Lý Nam Đế còn cho dựng điện Vạn Thọ để làm nơi văn võ bá quan triều hội. Cơ cấu triều đình Vạn Xuân tuy còn sơ sài nhưng rõ ràng đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người Việt tự xây dựng cho mình một cơ cấu nhà nước mới theo chế độ tập quyền trung ương.
Việc dựng nước Vạn Xuân độc lập nói lên sự trưởng thành của ý thức dân tộc, của lòng tự tin vững chắc ở khả năng vươn lên làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ đất nước.
Nhưng đất nước Vạn Xuân của Lý Bí chỉ được tương đối yên hàn có hơn một năm. Mùa hè năm 545, Nam Kinh lại phát động cuộc phản công chinh phục lần thứ ba do Trần Bá Tiên cầm đầu.
Trần Bá Tiên là viên tướng tuy xuất thân “hàn môn"( nghèo khổ) nhưng có công đánh dẹp châu Quảng. Trong quá trình đàn áp châu Quảng, Trần Bá Tiên đã thu nạp, tổ chức được một đội quân riêng gần 3:000 người, vũ dũng, thiện chiến, khí giới tốt. Quân xâm lược lần này bao gồm nhiều bộ phận hợp thành như quân triều đình, quân riêng của Trần Bá Tiên, quân của thứ sử mấy châu ở phương Nam... tập trung lại ở Phiên Ngung rồi thủy bộ phối hợp theo con đường ven biển Đông Bắc tiến vào nước ta. Cuộc chiến diễn ra gay go ác liệt hơn trước rất nhiều. Quân của Lý Bí có khoảng vài vạn người dồn sức giữ thành ở cửa sông Tô Lịch nhưng không chống cự nổi cuộc tấn công ráo riết của Trần Bá Tiên. Lý Bí đành phải rút quân lên khu vực thành Gia Ninh (Trung Hà, Việt Trì). Trần Bá Tiên kéo đại quân lên đánh phá Gia Ninh. Lý Bí lại phải bỏ thành Gia Ninh chạy về phía núi rừng "Di Lão” ( hổ Điển Triệt ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc ) và bị Trần Bá Tiên bao vây đánh bại tại đây. Lý Bí chạy sang động Khuất Lão ( Tam Nông, Phú Thọ ) và giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục.
Đến đây, lực lượng kháng chiến còn lại bị chia làm hai cánh: Một cánh do Lý Thiên Bảo, anh ruột của Lý Bí rút vào miền Trung và một cánh khác khoảng hơn 1 vạn người do viên tướng trẻ Triệu Quang Phục cầm đầu lui về xây dựng căn cứ mới ở Dạ Trạch ( Khoái Châu, Hưng Yên ). Từ Dạ Trạch, đêm đêm, quân ta kéo ra liên tục tập kích các doanh trại và các cuộc hành binh của quân Lương. Vì thế, người trong nước gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương (tức Vua Đầm Đêm). Năm 548 Lý Bí mất tại động Khuất Lão, Triệu Quang Phục được tin liền xưng là Triệu Việt Vương. Qua 4 năm chiến đấu (547 - 550), quân ta càng đánh càng mạnh, quân địch càng đánh càng yếu, cục diện chiến tranh dần dần có lợi cho ta, bất lợi cho địch.
Tình hình nhà Lương vào cuối những năm 548-552 bị rối loạn bởi “loạn Hầu Cảnh". Trần Bá Tiên đã trở về Trung Quốc làm Thái thú Cao Yên (năm 547), Thứ sử Giang Châu (năm 551) và được thăng đến chức Thừa tướng. Năm 557, Trần Bá Tiên cướp ngôi nhà Lương lập ra nhà Trần. Nhân cơ hội đó, Triệu Quang Phục từ căn cứ Dạ Trạch đã tung quân, mở một loạt cuộc tấn công lớn vào quân giặc, chiếm lại châu thành Long Biên, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi, giành lại quyền tự chủ cho đất nước.
Năm 557, Lý Phật Tử từ động Dã Năng (miền thượng du Thanh Hóa) kéo quân về gây chiến với Triệu Quang Phục. Sau nhiều lần đánh nhau không phân thắng bại, hai phe Triệu Lý đã tạm thời giảng hoà, chia nhau địa giới bãi Quần Thần (vùng Thượng Cát, Hạ Cát, thuộc Từ Liêm, Hà Nội) và kết mối thông gia. Năm 571, Lý Phật Tử nhân sơ hở của Triều Quang Phục đã tổ chức đánh úp, đoạt toàn bộ quyền hành và đất đai của Triệu Quang Phục, cũng tự xưng là Nam Đế (nên gọi là Hậu Lý Nam Đế). Hậu Lý Nam Đế (571-602) bề ngoài tỏ vẻ thần phục ít nhiều đối với nhà Trần (Trung Quốc).
Ở Trung Quốc, năm 581, nhà Tuỳ thành lập. Năm 589. nhà Tuỳ diệt nhà Trần Ở Giang Nam, kết thúc cục diện chia cắt Hoa Bắc - Giang Nam. Đến năm 602, vua Tuỳ cho gọi Lý Phật Tử vào chầu (với ý nghĩa là thần phục, đầu hàng), nhưng Lý Phật Tử chống lại. Nhà Tuỳ quyết định cất quân sang xâm lược nước ta dưới danh nghĩa đánh dẹp việc làm phản của Lý Phật Tử. Lý Phật Tử tổ chức kháng chiến nhưng thất bại và đã đầu hàng Lưu Phương. Đất nước lại bị rơi vào ách thống trị của nhà Tuỳ.
Triệu Thị Trinh (Bà Triệu)
"Muốn coi lên núi mà coiCó Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng"
Khi nói đến gương anh hùng liệt nữ, đến truyền thống đấu tranh xâm lược của ngoại bang, người Việt Nam qua nhiều thời đại thường không quên nhắc đến cái tên Bà Triệu bên cạnh các gương liệt nữ khác như Hai Bà Trưng...
Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ là, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, lầm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên đầu giáng xuống huyệt làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng là tì thiếp người ta". Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng: "Có Bà nữ tướng. Vâng lệnh trời ra. Trị voi một ngà. Dựng cờ mở nước. Lệnh truyền sau trước. Theo gót Bà Vương". Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng.... dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.
Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự sạch sẽ, ghét tính dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn. Sau khi bà mất dân vùng Bồ Điền, Phú Điền vẫn nghe trên không trung tiếng cồng thúc quân, voi gầm, ngựa hí. Bà còn phù hộ cho nhiều thủ lĩnh sa này đánh tan quân xâm lược đất nước. Có người sau này lên làm ngôi vua, như Lý Bô, đã xây đền, lǎng mộ để ghi nhớ công ơn của Bà.
Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam.
Nhà Tiền Lý (544 - 602)
Dẹp yên cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, nhà Ngô lấy đất Nam Hải , Thượng Ngô và Uất Lâm làm Quảng Châu, đặt Châu trị ở Phiên Ngung, lấy đất Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam làm Giao Châu, đặt Châu trị ở Long Biên (Bắc Ninh). Đất Nam Việt của nhà Triệu ngày trước thành ra Giao Châu và Quảng Châu từ đó.
Năm Ất Dậu (265), nhà Tấn đánh bại Ngụy, Thục , Ngô, đất Giao Châu lại thuộc về nhà Tấn. Nhà Tấn phong cho họ hàng ra trấn trị các nơi, nhưng các thân vương cứ dấy binh đánh giết lẫn nhau, làm cho anh em cốt nhục tương tàn, nước Tấn nhanh chóng suy yếu. Nhân cơ hội ấy, các nước Triệu, nước Tần, nước Yên, nước Lương, nước Hạ, nước Hán v.v...nổi lên chiếm lấy cả vùng phía Bắc sông Trường Giang, nhà Tấn chỉ còn vùng đất ở Đông Nam, phải dời đô về Kiến Nghiệp (Nam Kinh ngày nay) gọi là nhà Đông Tấn.
Năm Canh Thân (420), Lư Du cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía Nam. Nước Trung Quốc phân ra làm Bắc Triều và Nam Triều. Bắc Triều có nhà Ngụy, nhà Tề, nhà Chu, nối nhau làm vua. Nam Triều có nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương và nhà Trần kế nghiệp trị vì. Năm Kỷ Mùi (479) nhà Tống mất ngôi, nhà Tề kế nghiệp, trị vì được 22 năm thì nhà Lương lại cướp ngôi nhà Tề.
Nhà Lương sai Tiêu Tư sang làm thứ sử Giao Châu. Cũng như các triều đại phong kiến Trung Quốc thuở trước, các viên quan lại nhà Lương sang cai trị Giao Châu đã áp dụng những biện pháp khắt khe, độc ác khiến dân Giao Châu cực khổ trăm bề, mọi người đều oán giận. Bởi vậy, năm 542, Lý Bôn đã lãnh đạo dân Giao Châu nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên, lập nên nhà nước độc lập đầu tiên.
Lý Bôn còn gọi là Lý Bí quê ở Long Hưng Thái Bình, xuất thân từ một hào trưởng địa phương. Tổ tiên Lý Bí là người Trung Quốc, lánh nạn sang nước ta từ cuối thời Tây Hán, khoảng đầu công nguyên. Trải qua 7 đời, đến Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam hơn 5 thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân".
Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503). Ông là con độc nhất trong gia đình. Bố là Lý Toản, trưởng bộ lạc, mẹ là Lê Thị Oánh người Ái Châu (Thanh Hoá). Từ nhỏ Lý Bí đã tỏ ra là cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất; 7 tuổi mẹ qua đời. Cậu bé bất hạnh phải đến ở với chú ruột. Một hôm có vị Pháp tổ thiền sư đi qua, trông thấy Lý Bí khôi ngôi, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa Linh Bảo nuôi dạy. Quả hơn 10 năm đèn sách chuyên cần, lại được vị thiền sư gia công chỉ bảo, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu, ít người sánh kịp. Nhờ có tài văn võ kiêm toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Có thời kỳ Lý Bí ra làm quan cho nhà Lương, nhận chức giám quân (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Nhưng do bất bình với bọn đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Hưng) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục, mến tài đức Lý Bí đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Rồi Tinh Thiều, Phạm Tu và hào kiệt các nơi cũng nổi dậy hưởng ứng.
Tháng Giêng năm Nhâm Tuất (542), Lý Bí khởi binh tấn công giặc. Không đương nổi sức mạnh của đoàn quân khởi nghĩa, thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ không dám chống cự, vội mang của cải, vàng bạc đút lót cho Lý Bí xin được toàn tính mạng, chạy về Trung Quốc. Không đầy 3 tháng, Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lương lập tức hạ lệnh cho quân phản công chiếm lại. Bọn xâm lược vừa kéo sang đã bị Lý Bí cho quân mai phục đánh tan.
Đầu năm Quí Dậu (543), vua Lương lại huy động binh mã xâm lược một lần nữa. Tướng sĩ giặc khiếp sợ còn dùng dằng chưa dám tiến quân, thì Lý Bí đã chủ động ra quân, đón đánh giặc ở bán đảo Hợp Phố, miền cực Bắc Châu Giao. Quân Lương mười phần chết bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.
Tháng Hai năm Giáp Tý (544) Lý Bí tự xung hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân (ước muốn xã tắc truyền đến muôn đời), đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Triều đinh gồm có hai ban văn võ. Phạm Tu được cử đứng đầu hàng quan võ, Tinh Thiều đứng đầu quan văn, Triệu Túc làm thái phó, Triệu Quang Phục là tướng trẻ có tài cũng được trọng dụng.
Lý Nam Đế xây dựng một ngôi chùa lớn ở phường Yên Hoa (Yên Phụ) lấy tên là chùa Khai Quốc, sau này trở thành một trung tâm phật giáo và phật học lớn của nước ta. Chùa Khai Quốc là tiền thân của chùa Trấn Quốc, trên đảo Cá Vàng (Kim Ngư) ở Hồ Tây Hà Nội.
Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, tự xưng là hoàng đế, định niên hiệu, lập một triều đình riêng ngang hàng với nước lớn phương Bắc là sự khẵng định chủ quyền độc lập dân tộc, sự bền vững muôn đời của đất trời phương Nam.
Triều Lý khởi nghiệp từ đây.
Đầu năm Ất Sửu (545), nhà Lương sau khi đàn áp những cuộc nổi dậy của nông dân Trung Quốc đã dồn sức mở cuộc tấn công xâm lược nước Vạn Xuân non trẻ nhằm chiếm lại Châu Giao. Dương Phiêu được cử làm thứ sử Châu Giao cùng với Trần Bá Tiên, một viên tướng khát máu, chia hai đường thuỷ bộ cùng phối hợp vào nước ta. Lý Nam Đế đem quân chặn đánh ở vùng Lục Đầu (thuộc Hải Hưng) nhưng không cản được giặc. Vua cho quân lui về giữ thành ở sông Tô Lịch (Hà Nội). Song thành bằng đất, lũy bằng tre gỗ mới dựng nên không giữ được lâu. Quân địch hung hãn tấn công ác liệt. Thành Tô Lịch bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải lui quân, ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (ở miền đồi núi Việt Trì). Quân Lương đuổi theo, vây hãm rồi chiếm được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế đem quân chạy vào miền núi Vĩnh Phú. Được nhân dân các dân tộc ủng hộ, chỉ vài tháng sau, Lý Nam Đế đã khôi phục được lực lượng, quân lên tới vài vạn người. Lý Nam Đế đem quân và thuyền bè ra đóng ở hồ Điển Triệt (thuộc xã Tứ Yên, Lập Thành, Vĩnh Phú). Nơi đây có con ngòi thông sông Lô với hồ, ba mặt Đông, Nam, Bắc của hồ là các đồi cao, phía Tây là những đồi thấp và cánh đồng trũng. Từ sông Lô chỉ có một đường phía Bắc của hồ.
Quân Lương từ Gia Ninh ngược dòng sông Lô kéo lên tấn công. Bị quân của Lý Nam Đế đánh trả quyết liệt không tiến lên được, chúng phải đóng giữa đồng trống. Lúc này, quân lính nhà Lương đã mỏi mệt, tướng lĩnh chán nản, nhưng Trần Bá Tiên vốn xảo quyệt, nhân một đêm mưa to gió lớn đã thúc quân tràn vào đánh úp quân của Lý Nam Đế. Lý Nam Đế phải lui vào động Khuất Lão (Tam Nông, Vĩnh Phú). Anh vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ) và là tướng của Lý Nam Đế đem một cánh quân lui vào Thanh Hóa. Ở động Khuất Lão, Lý Nam Đế bị đau yếu luôn nên ông trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Lương. Hai năm sau, Lý Nam Đế mất vào ngày 20 tháng 3 năm Mậu Thìn (13-4-548).
Tưởng nhớ Lý Nam Đế, người anh hùng dân tộc mở đầu nền độc lập, tự chủ của đất nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ ông theo nghi lễ thờ vua. Tính riêng ở miền Bắc có hơn 200 đền, miếu thờ vua Lý Bí và các tướng của ông.
Triệu Việt Vương (549 - 571)
Khi được Lý Nam Đế trao cho toàn bộ binh quyền, Triệu Quang Phục người huyện Chu Diên (Hải Hưng) thấy rõ lúc đó giặc còn mạnh, không thể đánh thắng ngay được nên đưa hơn 1 vạn quân từ miền núi về đồng bằng tìm cách đánh giặc. Vốn thông thuộc miền sông nước Chu Diên, ông đưa quân về Dạ Trạch (Bãi Màn Trò, Hải Hưng), một vùng đồng lầy bằng rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa có một bãi đất cao khô ráo có thể ở được. Đường vào bãi rất khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được đại bản doanh của nghĩa quân.
Ngay khi đem quân về Dạ Trạch, Triệu Quang Phục đã nghĩ đến việc tự túc lương thực để kháng chiến lâu dài. Ông chia quân ra làm nhiều toán: toán chặt cây làm trại, toán chuyên đục đẽo thuyền độc mộc, toán chuyên bắt cá, toán đi săn chim, vịt trời để nuôi quân. Lương thực thiếu,Triệu Quang Phục cùng nghĩa quân ăn củ súng, khoai dại, để dành thóc gieo mạ. Khi doanh trại đã căn bản xây dựng xong cũng là lúc tướng giặc Trần Bá Tiên đánh hơi được, đem quân trùng trùng điệp điệp đến bủa vây. Nhìn đầm rộng chỉ có lau s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VN thời Bắc thuộc 179TCN-938.doc