* Tiểu kết 1: Đặc điểm chung:
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Sinh học 7 tiết 30: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:15 Ngày soạn: 18 -12-07
Tiết: 30 Ngày dạy: 21-12-07
Bài: 29 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP
I. Mục Tiêu : Qua bài này HS phải.
1. Kiến thức :
-Trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp.
- Giải thích được sự đa dạng của ngành chân khớp.
- Trình bày được vai trò thực tiễn của chân khớp.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích tranh. Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ : Có ý thức bảo vệ các loài động vật có ích.
II. Chuẩn Bị :
1. Giáo viên :
- Tranh H. 29.1 " 29.6 SGK và một số tranh ảnh về tập tính của ngành chân khớp.
- Bảng phụ nội dung bảng 1, 2, 3 SGK.
2. Học sinh : Kẻ sẵn bảng 1, 2, 3 SGK trang 96, 97 vào vở bài tập.
III. Tiến Trình Bài :
1. Oån định lớp:
2. Bài mới:
* .Mở bài : Các đại diện của ngành chân khớp gặp ở khắp nơi trên hành tinh: Dưới nước , trên cạn, ở ao, hồ, sông hay biển khơi, ở trong lòng đất hay trên không trung, ở sa mạc hay vùng cực. Chúng sống tự do hay kí sinh. Chân khớp tuy rất đa dạng nhưng chúng đều mang những đặc điểm chung nhất của toàn ngành và cò vai trò nhất định đối với đời sống con người. Vậy những đặc điểm chung của ngành chân khớp là gì? ] vào bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành chân khớp.
1. Mục tiêu: Thông qua hình vẽ và đặc điểm các đại diện ngành chân khớp rút ra được đặc điểm chung của ngành .
2. Tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Yêu cầu HS quan sát hình 29 từ 1 đến 6 SGK. Đọc kĩ các đặc điểm dưới hình, thảo luận nhóm lựa chọn 3 đặc điểm chung của ngành chân khớp.
- Cho các nhóm trình bày, bổ sung.
-Nhận xét, chốt lại bằng đáp án đúng.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Làm việc độc lập quan sát hình.Thảo luận nhóm đánh dấu vào ô trống những đặc điểm lựa chọn.
-Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Rút ra kết luận.
* Tiểu kết 1: Đặc điểm chung:
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự đa dạng của chân khớp.
Mục tiêu: Thông qua các đại diện thấy được sự đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của sâu
bọï.
Tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Yêu cầu HS nhớ lại những kiến thức đã học, độc lập hoàn thành bảng 1 trang 96 SGK .
-Treo bảng phụ gọi HS lên thực hiện hoàn thành bảng.
-Nhận xét, chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn.
- Vận dụng kiến thức trong ngành để đánh dấu vào điền bảng 1.
- Một vài HS lên điền bảng, lớp nhận xét bổ sung.
- Theo dõi, tự bổ sung vào bài làm của mình.
* Bảng 1: Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống của chân khớp.
Tên đại diện
Môi trường sống
Các phần cơ thể
Râu
Số đôi chân ngực
Cánh
Nước
Nơi ẩm
Cạn
Số lượng
Không
Không
Có
Giáp xác
(Tôm sông)
x
2
2đôi
5
x
Hình nhện
( Nhện)
x
2
x
4
x
Sâu bọ (Châu chấu)
x
3
1đôi
3
x
- Cho HS quan sát tranh ảnh về tập tính của chân khớp, lưu ý HS 1 đại diện có thể có nhiều tập tính, cho HS thảo luận hoàn thành bảng 2 trang 97.
-Treo bảng phụ gọi đại diện các nhóm lên điền bảng.
- Chốt lại kiến thức đúng.
- Hỏi: Vì sao chân khớp đa dạng về tập tính?
- Nhận xét, cho HS rút ra kết luận.
-Quan sát hình, thảo luận hoàn thành bảng 2.
-Đại diện nhóm hoàn thành bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Theo dõi, sửa chữa.
] Do có hệ thần kinh và giác quan phát triển.
- Rút ra kết luận.
Bảng 2. Đa dạng về tập tính.
Các tập tính chính
Tôm
Tôm ở nhờ
Nhện
Ve sầu
Kiến
Ong mật
Tự vệ, tấn công
P
P
P
P
P
Dự trữ thức ăn
P
P
P
Dệt lưới bẫy mồi
P
Cộng sinh để tồn tại
P
Sống thành xã hội
P
P
Chăn nuôi động vật khác
P
Đực, cái nhận biết nhau bằng tín hiệu
P
P
P
P
Chăm sóc thế hệ sau
P
P
* Tiểu kết 2:
- Chân khớp có cấu tạo rất đa dạng nên thích nghi với điều kiện sống và môi trường sống khác nhau.
- Nhờ hệ thần kinh và giác quan phát triển nên chân khớp rất đa dạng về tập tính.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò thực tiễn.
1. Mục tiêu: Tìm hiểu được những ích lợi và tác hại của ngành chân khớp.
2. Tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, liên hệ thực tế để hoàn thành bảng 3 trang 97 SGK.
- Treo bảng, gọi HS lên hoàn thành bảng.
- Nhận xét, cung cấp thêm một số đại diện.
-Hỏi: Nêu vai trò của chân khớp đối với tự nhiên và đời sống con người?
- Chốt lại kiến thức đúng.
-Dựa vào kiến thức của ngành chân khớp và hiểu biết của bản thân lựa chọn những đại diện có ở địa phương điền vào bảng 3.
- Một vài HS báo cáo kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- Theo dõi, bổ sung.
] có lợi : Làm thức ăn cho người và động vật, thụ phấn, làm thuốc .
-có hại : phá mùa màng , là vật tring gian truyền bệnh
* Bảng 3. vai trò của ngành chân khớp.
Tên đại diện có ở địa phương
Có lợi
Có hại
Lớp giáp xác
Tôm, cua, tép
Làm thực phẩm
Chân kiếm kí sinh
Kí sinh gây hại cá
Rận nước, chân kiếm tự do
Làm thức ăn cho cá
Lớp hình nhện
Nhện nhà, nhện vườn,
Bắt sâu bọ có hại
Nhện đỏ
Hại cây trồng
cái ghẻ, ve bò, bọ mạt
kí sinh gây hại động vật
Lớp sâu bọ
Bướm, ong mật
Thụ phấn cho cây trồng
Kiến, bọ ngựa
Bắt sâu bọ có hại
Châu chấu, ve sầu
Phá hoại cây trồng
* Tiểu kết 3:
1. Ích lợi :
- Cung cấp thực phẩm cho con người: Tôm, cua, tép, ghẹ
- Làm thức ăn của động vật khác: Rận nước, châu chấu, bọ gậy, dế mèn.
- Làm thuốc chữa bệnh: Ong mật, tằm
- Thụ phấn cho cây trồng: Ong mật, bướm.
- Làm sạch môi trường: Bọ hung.
2. Tác hại:
- Làm hại cây trồng, làm hại cho nông nghiệp: ve sầu, châu chấu, bọ rầy
- Hại đồ gỗ, tàu thuyền: Mọt hại gỗ, sun
- Là vật trung gian truyền bệnh: Ruồi, muỗi
IV.Kiểm Tra Đánh Giá:
1. Đặc điểm nào giúp chân khớp phân bố rộng rãi?
2. Đặc điểm đặc trưng để nhận biết chân khớp ?
3. Lớp nào trong ngành chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất ?
V.Dặn Dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Kẻ bảng 1, 2 bài 31 vào vở bài tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 30 DD chung va vai tro cua nganh chan khop.doc