Hoạt động của Học sinh
-Đọc và tự thu nhận thông tin SGK trang 102.
Sống ở ao hồ, sông suối nơi nước lặng. An động vật và thực vật.
Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Có nhiệt độ ổn định, ít bị thay đổi.
Trứng được thụ tinh trong môi trường nước ( môi trường ngoài cơ thể ).
Cá chép thụ tinh ngoài, khả năng trứng gặp tinh trùng ít (nhiều trứng không được thụ tinh ) mặt khác
trứng không được bảo vệ an toàn nên bị làm mồi cho kẻ thù. Môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng ( t0, nồng độ khí oxi ).
Duy trì nòi giống .
-Một số HS phát biểu lớp nhận xét bổ sung.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Sinh học 7 tiết 31: Thực hành quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá chép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16
Tiết : 31
Chương 6 NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
CÁC LỚP CÁ
Bài 31 : THỰC HÀNH QUAN SÁT CẤU TẠO NGỒI VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CÁ CHÉP
NS : 7.12.2012
Ngày dạy : 10.12( 7a1,3,4) – 11.12( 7a2) – 13.12( 7a5)
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- Hiểu được các đặc điểm đời sống cá chép.
- Giải thích và nêu được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống nước .
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật . Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ : Ýù thức học tập yêu thích bộ môn, bảo vệ môi trường sống cho cá.
II. Phương tiện dạy học :
1. Giáo viên :
- Tranh cấu tạo ngoài của cá chép.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và các mảnh giấy ghi nội dung cần lựa chọn.
2. Học sinh :
- Mỗi nhóm chuẩn bị một con cá chép đựng trong bình thuỷ tinh.
- Mỗi HS kẻ bảng 1 vào vở bài tập.
III. Tiến Trình bài giảng :
1. Ổn định lớp, nắm sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày đặc điểm chung của ngành chân khớp và cho biết đặc điểm đặc trưng nhất của ngành chân khớp?
- Trình bày vai trò thực tiễn của ngành chân khớp và cho biết lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất?
3. Phát triển bài :
Mở bài: Ngành ĐVCXS chủ yếu gồm các lớp: Cá, lưỡng cư, bò sát , chim, thú (Lớp có vú ). ĐVCXS có bộ xương trong, trong đó có cột sống chứa tuỷ sống. Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống. Cũng vì lẽ đó mà tên ngành được gọi là động vật có xương sống .Trong lớp cá gồm rất nhiều loài, đại diện đầu tiên chúng ta tìm hiểu là cá chép. Vậy cá chép có cấu tạo ngoài như thế nào? ] vào bài.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu về đời sống cá chép.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
-Gọi HS đọc thông tin SGK.
- Hỏi:
+ Cá chép sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì?
+Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt?
+Động vật biến nhiệt muốn tồn tại được phải lựa chon nơi sống như thế nào?
+Tại sao gọi sự thụ tinh ở cá chép là sự thụ tinh ngoài?
+Vì sao số lượng trứng trong mỡi lứa đẻ của cá chép lên tới hàng vạn trứng ?
+Số lượng trứng nhiều như vậy có ý nghĩa gì ?
-Nhận xét, yêu cầu HS rút ra kết luận về đời sống của cá chép.
-Đọc và tự thu nhận thông tin SGK trang 102.
] Sống ở ao hồ, sông suối nơi nước lặng. Aên động vật và thực vật.
] Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
] Có nhiệt độ ổn định, ít bị thay đổi.
] Trứng được thụ tinh trong môi trường nước ( môi trường ngoài cơ thể ).
] Cá chép thụ tinh ngoài, khả năng trứng gặp tinh trùng ít (nhiều trứng không được thụ tinh ) mặt khác
trứng không được bảo vệ an toàn nên bị làm mồi cho kẻ thù. Môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng ( t0, nồng độ khí oxi).
] Duy trì nòi giống .
-Một số HS phát biểu lớp nhận xét bổ sung.
Tiểu kết 1
- Môi trường sống của cá chép ở nước ngọt.
- Đời sống: ưa vực nước lặng, ăn tạp, làđộng vật biến nhiệt.
- Sinh sản : Thụ tinh ngoài, đẻ nhiều trứng, trứng được thụ tinh phát triển thành phôi.
Hoạt động 2 :
Quan sát cấu tạo ngoài của cá chép.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Yêu cầu HS quan sát mẫu cá chép sống đối chiếu với hình 36.1 trang 301 SGK nhận biết các bộ phận trên cơ thể cá chép.
- Gọi HS lên xác định các bộ phận trên mẫu vật cá chép.
- Hỏi:
?1 Cơ thể cá chép gồm mấy phần? Kể tên?
?2 Mỗi phần được cấu tạo như thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát cá chép đang bơi trong nước đọc kĩ bảng 1 và thông tin đề xuất chọn câu trả lời. Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1.
- Treo bảng phụ gọi HS lên điền trên bảng.
- Thông báo đáp án đúng.
- Bằng cách đối chiếu giữa mẫu vật và hình vẽ ghi nhớ các bộ phận trên cơ thể cá chép.
-Đại diện HS trình bày các bộ phận cấu tạo ngoài trên mẫu vật .
] 3 phần: Đầu, mình, đuôi.
] Đầu: miệng, râu, lỗ mũi, mắt, nắp mang.
+ Mình: vây lưng, vây ngực, vây bụng, lỗ hậu môn, cơ quan đường bên.
+ Đuôi: Vây hậu môn, vây đuôi.
- Quan sát và nghiên cứu thông tin. Thảo luận nhóm thống nhất đáp án.
-Đại diện các nhóm điền bảng phụ, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn.
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi
Thân cá chép hình thoi, đầu thuôn nhọn gắn chặt vời thân
B
Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước
C
Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày
E
Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp
A
Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân
G
Tiểu kết 2:
Cơ thể cá chép được chia làm 3 phần :
* Đầu : miệng, râu, lỗ mũi, mắt, nắp mang.
* Mình: vây lưng, vây ngực, vây bụng, lỗ hậu môn, cơ quan đường bên.
* Đuôi: Vây hậu môn, vây đuôi.
IV. Củng cố - Dặn dị :
1. Củng cố :
- Đọc ghi nhớ SGK/104
- Đọc mục “ Em cĩ biết ”
2. Dặn dị :
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Các nhĩm hồn thành bài báo cáo thực hành
- Chuẩn bị bài mới : “Cấu tạo trong của Cá chép”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 31 Cac lop ca - Ca chep.doc