Bài 2.
Cho động cơ DC kích từ song song và có các thông số định mức: công suất Pđm = 27
kW, điện áp Uđm = 220V, hiệu suất đm = 90%, điện trở dây quấn kíc h từ Rkt = 100,
Điện trở dây quấn phần ứng Rư = 0,06, tốc độ nđm = 900 v/p, số đôi mạc h nhánh song
song a = 2.
Ở chế độ định mức hãy xác định:
a. Dòng điện tiêu th ụ Iđm, dòng điện phần ứng Iưđ m.
b. Sức điện động phần ứng Eưđm, mome nt điện từ Mđt
c. Tiết diện của dây qu ấn phần ứng khi biết m ật đ ộ dò ng trên dây quấn là J = 2,5 A/mm2.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6704 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Động cơ điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ví dụ 1:
Một máy phát điện DC kích từ song song, công suất định mức Pđm = 25kW, điện áp định
mức Uđm = 115V, có các thông số sau: điện trở dây quấn kích từ song song Rkt = 12,5Ω;
điện trở dây quấn phần ứng Rư = 0,0238Ω; số đôi nhánh a = 2; số đôi cực từ p = 2; số
thanh dẫn N = 300; tốc độ quay n = 1300v/p.
a) Xác định sức điện động Eư, từ thông Φ.
b) Giả sử dòng điện kích từ không đổi, bỏ qua phản ứng phần ứng. Hãy xác định điện áp
đầu cực máy khi dòng điện giảm xuống I = 80,8A.
Ví dụ 2:
Một máy phát điện một chiều kích từ song song, điện áp định mức Uđm = 115V; cung cấp
dòng điện It = 98,3A cho tải. Điện trở phần ứng Rư = 0,0735Ω, điện trở dây quấn kích từ
song song Rkt = 19Ω. Tổn hao cơ, sắt từ và phụ bằng 4% công suất điện.
a) Xác định sức điện động Eư và hiệu suất η của máy ở chế độ tải trên.
b) Tính dòng điện ngắn mạch khi ngắn mạch hai đầu cực máy phát. Cho biết từ thông dư
bằng 3% từ thông của máy ở chế độ tải trên và tốc độ máy không đổi.
Ví dụ 3:
Một máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp, công suất định mức Pđm = 20 kW, điện áp
định mức 230 V. Điện trở mạch kích từ song song Rktss = 71,87 Ω, điện trở dây quấn
phần ứng Rư = 0,098 Ω, điện trở dây quấn kích từ nối tiếp Rktnt = 0,04 Ω, tổn hao cơ, sắt,
từ, phụ bằng 4% công suất định mức. Xác định sức điện động Eư.
Ví dụ 4:
Một động cơ điện một chiều công suất định mức Pđm = 1,5 kW, điện áp định mức Uđm =
220 V; hiệu suất η = 0,82; tốc độ n = 1500v/p. Tính momen định mức, tổng tổn hao trong
máy, dòng điện định mức.
Ví dụ 5:
Một động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp, điện áp định mức Uđm = 220 V; dòng điện
định mức Iđm = 502 A, hiệu suất định mức η = 0,905; điện trở dây quấn kích từ song song
Rktss = 50 Ω; tổn hao cơ, sắt từ và phụ là 4136 W. Tính công suất điện động cơ tiêu thụ,
công suất định mức động cơ, tổng tổn hao trên các điện trở phần ứng, điện trở kích từ nối
tiếp và dây quấn cực từ phụ.
Ví dụ 6:
Một động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp, điện áp định mức Uđm = 220 V; dòng điện
định mức Iđm = 94 A, điện trở dây quấn kích từ song song Rktss = 338 Ω; điện trở dây
quấn phần ứng và kích từ nối tiếp Rư + Rnt = 0,17 Ω, số đôi nhánh a = 1, số đôi cực từ p =
2, số thanh dẫn N = 372, tốc độ n = 1100 v/p. Tính sức điện động Eư, từ thông Φ, công
suất điện từ, momen điện từ.
Ví dụ 7:
Một động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp, điện áp định mức Uđm = 110 V; dòng điện
định mức Iđm = 26,6 A, điện trở phần ứng và dây quấn kích từ nối tiếp Rư + Rnt = 0,282
Ω. Tính dòng điện mở máy trực tiếp. Tính điện trở mở máy để dòng điện mở máy bằng 2
lần dòng điện định mức.
Ví dụ 8:
Một động cơ điện một chiều kích từ song song, công suất định mức Pđm = 10 kW, điện áp
định mức Uđm = 220 V; hiệu suất η = 0,86, tốc độ định mức n = 2250 v/p, dòng điện kích
từ định mức Ikt = 2,26A, điện trở phần ứng Rư = 0,178 Ω. Tính dòng điện mở máy trực
tiếp. Để giảm dòng điện mở máy xuống bằng 2 lần dòng điện định mức, tính điện trở mở
máy Rmm.
Ví dụ 9:
Một động cơ điện một chiều kích từ song song, công suất định mức Pđm = 12 kW, điện áp
định mức Uđm = 220 V; tốc độ định mức nđm = 685 v/p, dòng điện định mức Iđm = 64 A,
dòng điện kích từ định mức Iktđm = 2A, điện trở phần ứng Rư = 0,281 Ω. Động cơ kéo tải
có momen cản không đổi. Để giảm tốc độ động cơ người ta dùng hai phương pháp sau:
a) Thêm điện trở phụ Rp = 0,7 Ω vào mạch phần ứng. Tính tốc độ và hiệu suất của động
cơ ở tình trạng này.
b) Giảm điện áp đặt vào động cơ. Tính tốc độ và hiệu suất lúc U = 176,6 V. Có nhận xét
gì về hiệu suất trong 2 phương pháp đã sử dụng.
Giả thiết bỏ qua tổn hao cơ, phụ và trong hai trường hợp trên giữ từ thông không thay
đổi.
Ví dụ 10:
Một máy phát điện một chiều kích từ song song, công suất định mức Pđm = 7,5 kW, điện
áp định mức Uđm = 230 V; tốc độ quay định mức nđm = 1450 v/p, điện trở mạch phần ứng
Rư = 0,54 Ω, điện trở mạch kích từ song song Rktss = 191,7 Ω, điện áp rơi trên chổi than 2
V.
Máy phát sử dụng ở chế độ động cơ U = 220 V, quay với tốc độ n = 1162 v/p và hiệu suất
η = 0,825. Xác định công suất điện động cơ tiêu thụ, công suất cơ hữu ích trên trục.
Bài 1.
Một động cơ một chiều kích từ song song có điện trở mạch ứng Rư = 0,5, điện trở mạch
kích từ Rkt = 125, tiêu thụ dòng tổng I = 21A từ nguồn 125V. Tổn hao không tải là P0 =
200W. Động cơ quay 1800v/p. Tính:
a. Công suất điện từ.
b. Công suất ra.
c. Moment ra.
d. Do tải tăng lên tốc độ n = 1650 v/p. Tính công suất điện từ và moment điện từ (dòng
kích từ không đổi).
Bài 2.
Cho động cơ DC kích từ song song và có các thông số định mức: công suất Pđm = 27
kW, điện áp Uđm = 220V, hiệu suất đm = 90%, điện trở dây quấn kích từ Rkt = 100,
Điện trở dây quấn phần ứng Rư = 0,06, tốc độ nđm = 900v/p, số đôi mạch nhánh song
song a = 2.
Ở chế độ định mức hãy xác định:
a. Dòng điện tiêu thụ Iđm, dòng điện phần ứng Iưđm.
b. Sức điện động phần ứng Eưđm, moment điện từ Mđt
c. Tiết diện của dây quấn phần ứng khi biết mật độ dòng trên dây quấn là J = 2,5A/mm2.
Bài 3.
Một động cơ DC kích từ song song đang làm việc ở chế độ định mức: 14,5 kW, 220V,
500 v/p, hiệu suất 85%, có điện trở mạch phần ứng Rư = 0,3 và của mạch kích từ (Rkt
+ Rđc) = 96. Hãy xác định các thông số:
Dòng điện động cơ tiêu thụ và sức điện động phần ứng?
Moment điện từ?
Nếu tăng điện trở Rđc để từ thông mỗi cực từ giảm bớt 10% thì động cơ sẽ quay tải với
tốc độ n là bao nhiêu?
Bài 4.
Động cơ điện DC kích từ song song khi làm việc định mức có: Pđm = 35kW, Uđm =
240V, n đm = 3000v/p, dây quấn phần ứng có Rư = 0,057, dây quấn kích từ có Rkt =
104. Bỏ qua tổn hao không tải và ảnh hưởng của phản ứng phần ứng, hãy xác định:
Moment cơ M cơ đưa ra đầu trục.
Sức điện động cảm ứng Eưđm và dòng phần ứng Iưđm.
Dòng điện tiêu thụ I đm.
Hiệu suất đm%.
Nếu thay tải bằng cánh quạt gió có đặc tính cơ M = 10-3.n2 (n tính bằng v/p) thì tốc độ
quay n của động cơ là bao nhiêu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập máy điện DC.pdf