Bài tập lớn Biện pháp tạm giữ

MỤC LỤC

 

Trang.

A. LỜI NÓI ĐẦU 1

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

I. Những quy định về biện pháp tạm giữ của BLTTHS

năm 2003

1. Khái niệm tạm giữ 2 2. Lịch sử hình thành và phát triển những quy định của pháp luật

về biện pháp tạm giữ. 2-4

3. Nội dung của biện pháp tạm giữ. 4-11

4. Thực tiện áp dụng biện pháp tạm giữ trong tố tụng

hình sự Việt Nam. 11

II. Những bất cập còn tồn tại và các biện pháp hoàn thiện

nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của biện pháp tạm giữ. 12 -15

C. KẾT BÀI 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn Biện pháp tạm giữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằm nâng cao hiệu quả áp dụng của biện pháp tạm giữ. 12 -15 C. KẾT BÀI 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 LỜI NÓI ĐẦU Xuất phát từ đặc trưng của quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự. Đó là những quan hệ luôn có một bên là quyền lực cơ quan nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn giải quyết các vụ án hình sự, mặt khác tội phạm là hành vi nguy hiểm không chỉ riêng một cá nhân nào mà hành vi nguy hiểm cho xã hội, nguy hiểm cho lợi tích chung của cộng đồng, do vậy trong tố tụng hình sự, các cơ quan có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để tác động đến các đối tượng. Tùy thuộc vào mục đích áp dụng, đối tượng áp dụng mà nhà làm luật phân chia các biện pháp cưỡng chế thành 2 nhóm chính: nhóm biện pháp ngăn chặn và nhóm các biện pháp điều tra. Những biện pháp cưỡng chế điều tra có mục đích nhằm thu thập chứng cứ của vụ án làm căn cứ xem xét việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Theo điều 79 BLTTHS năm 2003 bao gồm các biện pháp: bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp quả tang, bắt người trong trường hợp truy nã và bắt để tạm giữ, tạm giam cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh đạt tiền hoặc tài sản để đảm bảo. Như vậy, tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS hiện hành. Vấn đề đặt ra là: biện pháp tạm giữ ra đời từ khi nào? Ai có quyền ra lệnh tạm giữ? Ai có thể bị tạm giữ? Nội dung của biện pháp tạm giữ quy định những vấn đề gì? Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về biện pháp tạm giữ trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật về biện pháp cưỡng chế này. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những quy định về biện pháp tạm giữ của BLTTHS năm 2003 Biện pháp tạm giữ được BLTTHS năm2003 quy định là cơ sở pháp lý cho việc ra quyết định tạm giữ người của cơ quan điều tra, được quy định sau khi cơ quan điều tra bắt người hoặc tiếp nhận người bị bắt. Nhưng không phải trong mọi trường hợp bắt người cơ quan điều tra đều có quyền tạm giữ, không phải mọi chủ thể bắt người đều có quyền ra quyết định tạm giữ. Trường hợp tạm giữ, chủ thể có quyền ra quyết định tạm giữ và thời hạn tạm giữ được quy định cụ thể. 1. Khái niệm tạm giữ: Theo Điều 86 BLTTHS quy định: “ Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan và những người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với những người bị bắt theo lênh truy nã” 2. Lịch sử hình thành và phát triển những quy định của pháp luật về biện pháp tạm giữ. Tạm giữ với tính chất là biện pháp ngăn chặn, lần đầu tiện được quy định tại Điều 5 luật số 1003 – SL/L. 005 ngày 20/5/ 1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân: “ Người bị bắt phải được giải lên cơ quan tư pháp hoặc cơ quan công an cấp huyện trở lên trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ lúc bắt người. Cơ quan tư pháp hoặc công an huyện được tạm giữ can phạm trong thời hạn 3 ngày kể từ lúc nhận can phạm để xét và hỏi cung rồi phải quyết định: tha hẳn, tạm tha hoặc giải lên Tòa án nhấn dân hoặc công an cấp trên ” (1). Nghị định số 301 TTg ngày 10/07/1957 của thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết luật số 103 SL/L. 005 ngày 20/05/1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân tại Điều 4 đã được quy định cụ thể hơn về tạm giữ: “ Lệnh tạm giữ người phạm pháp phải ghi rõ lý do, ngày hết hạn tạm giữ và phải đọc cho can phạm nghe. Trong hạn hai mươi bốn giờ kể từ lúc tạm giữ can phạm, thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, chân; công an huyện chân hoặc đồn công an trở lên, cán bộ quân đội có trách nhiệm điều tra vụ phạm pháp, phải hỏi cung can phạm ”.(2) Theo quy định trên, đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ là người phạm pháp bị bắt nhưng họ bị bắt trong trường hợp nào lại không được quy định rõ. Khắc phục những hạn chế đó, BLTTHS năm 1988 đã quy định cụ thể về đối tượng bị áp dụng, chủ thể áp dụng, thời hạn tạm giữ tại Điều 68, Điều69. Theo Điều 68 BLTTHS 1988 quy định: Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang quy định tại Đ63 và Đ64 bộ luật này. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại K2Đ63 Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giữ. Trong thời hạn 24 giờ, lệnh tạm giữ phải được gửi cho VKS cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Lệnh tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản. Về thời hạn tạm giữ, Điều 69 BLTTHS1988 quy định: Thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày đêm kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, những không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai và cũng không được quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS cùng cấp phê chuẩn. Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không dủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người đã bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ được tính vào thời hạn tạm giam.” Tuy nhiên, BL TTHS năm1988 chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tạm giữ. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, BL TTHS năm2003 đã mở rộng đôí tượng bị áp dụng tạm giữ tại khoản 1Đ86. “ Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã”. BLTTHS năm 2003 cũng chưa có các định nghĩa pháp lý của khái niệm tạm giữ, nhưng K1Đ48 BLTTHS năm2003 đã chính thức ghi nhận về mặt pháp lý khái niệm người bị tạm giữ: người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. 3. Nội dung của biện pháp tạm giữ. 3.1. Mục đích áp dụng của biện pháp tạm giữ. Mục đích của việc tạm giữ đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú là để ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra của người phạm tội, tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ tài liệu, bước đầu xác định tính chất hành vi của người bị tạm giữ. Tạm giữ với người bị bắt theo lênh truy nã để có thời gian cho cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. 3.2. Đối tượng và trường hợp áp dụng của biện pháp tạm giữ. a. Đối tượng áp dụng của biện pháp tạm giữ. Theo Đ86 BLTTHS năm 2003 thì đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp: khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. b. Trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ. Không phải là đối với mọi người bị bắt trong các trường hợp quy định tại Đ86 BLTTHS năm 2003 đều phải áp dụng biện pháp tạm giữ, mà chỉ cần áp dụng trong những trường hợp cần thiết như: cần có thời gian để lấy lời khai và xác minh những tình tiết cần làm rõ hành vi phạm tội, lý lịch, nhân thân của người bị bắt, người bị bắt có khả năng bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc tiêu hủy chứng cứ. Trường hợp người bị bắt phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trong, người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có hành động, biểu hiện sẽ cản trở công việc điều tra thì sẽ không cần tạm giữ. BLTTHS không quy định căn cứ để áp dụng biện phap tạm giữ, tuy nhiên theo quy định tại K1 Đ86 BLTTHSnăm 2003 có thể hiểu những căn cứ được áp dụng để bắt người trường hợp khẩn cấp (Đ81 BLTTHS năm2003), phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Đ82), cũng chính là căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giữ. Đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang mà không có căn cứ thì không được áp dụng biện pháp tạm giữ; đối với những trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú mà tội phạm do hoc thực hiện rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tính chất phức tạm, liên quan đến nhiều người, nhiều địa phương thì phải áp dụng biện pháp tạm giữ; trong trường hợp tội phạm do họ thực hiện ít nghiêm trọng, hoặc nghiêm trọng nhưng sự việc phạm tội dơn giản, chứng cứ rõ ràng, người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng thì không nhất thiết phải áp dụng biên pháp tạm giữ. BLTTHS hiện không quy định cụ thể việc áp dụng biện pháp tạm giữ người bị bắt theo lệnh truy nã, nhưng do tính chất là biện pháp ngăn chặn gắn liền với việc bắt người trong các trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang nên đối với trường hợp này người bị bắt theo lệnh truy nã chỉ bị tạm giữ khi cơ quan đã ra lệnh truy nã không đến ngay để nhận người bị bắt. Trong trường hợp người phạm tội là đại biểu Quốc hội thì không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không hợp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội. Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét và quyết định (Đ55 luật tổ chức Quốc hội). Việc tạm giữ đối với người chưa thành niên phạm tội phải tuân theo quy định tại Đ303 BLTTHS năm 2003: 1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. 3. Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, người chưa thành niên phạm tội bị bắt theo quyết định truy nã có thể là người trước đây đã có lênh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, thậm chí đang thi hành án phạt tù thì bỏ trốn. Họ có thể là bị can, bị cáo tại ngoại nhưng trốn tránh hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan điều tra, VKS, Tòa án. Do vậy, việc tạm giữ họ không nên hoàn toàn phụ thuộc vào loại tội mà họ thực hiện, nếu họ phạm tội ít nghiêm trọng nhưng bị bắt theo quyết định truy nã thì vẫn có thể bị tam giữ. 3.3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ. Theo khoản 2 Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định những người có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của BLTTHS năm 2003 (gồm: Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay bến cảng), Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra lệnh tạm giữ. Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì cơ quan điểu tra từ cấp huyện trở lên mới có quyền ra lệnh tạm giữ. Chính quyền và công an xã, phường, thị trấn, không có quyền tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự. Thực hiện quy định này, khi nhận người bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, hoặt đang bị truy nã, UBND xã, phường, thị trấn phải tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang biên bản bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan có thẩm quyền. 3.4. Thủ tục tạm giữ. Để bảo đảm công tác kiểm sát giam giữ, tránh vi phạm quyền tự do, bất khả xâm phạm về thân thể của công dân K3 Đ86 BLTTHS năm 2003. “trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tam giữ và người ra quyết định tạm giữ phải được gửi cho VKS nhân dân cùng cẩp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Quyết định tạm giữ phải được ghi nhận rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.” Khi nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, cơ quan tiếp nhận người bị bắt (cơ quan công an, VKS hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất) phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền mà không được tùy tiện tạm giữ. Cơ quan điều tra nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp phạm tội quả tang phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Việc tạm giữ người phải có lệnh viết tay của có thẩm quyền được quy định tại K2 Đ86 BLTTHS năm 2003, lênh tạm giữ phải được ghi rõ họ và tên, địa chỉ của người bị tạm giữ và giao cho người bị tạm giữ một bản. Cũng trong thời hạn 24 giờ, lênh tạm giữ không cần thiết, VKS có quyền quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị bắt. Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ trong những trường hợp như: Người bị tạm giữ không phải là người bị bắt trong các trường hợp khẩn cấp, trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và không phải là người phạm tội tự thú, đầu thú. Hành vi của người bị tạm giữ không phải là hành vi phạm tội mà chỉ là hành vi vi phạm pháp luật về mặt hành chính hoặc dân sư. Người bị bắt trong các trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang nhưng đã có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh họ không phạm tội (như hành vi của họ là phòng vệ chính đáng hoặc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết ). Người bị bắt phạm tội quả tang, tính chất ít nghiêm trọng, sự việc phạm tội đơn giản, có nhân thân và địa chỉ rõ ràng, không có hành động cản trở việc điều tra, xử lý vụ án. Người bị tạm giữ là người chưa thành niên, tội phạm do họ thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. * Khi ra quyết định tạm giữ nếu: Người bị tạm giữ có con chưa thành niên dưới 14 tuổi và thân nhân là người tàn tật, già yếu không có người chăm sóc, thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải giao những người đó cho người than thích hoặc cơ quan địa phương chăm sóc. Trường hợp người bị tạm giữ có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải áp dụng những biện pháp bảo quản thích đáng. Cơ quan tạm giữ phải thông báo cho người bị tạm giữ những biện pháp đã được áp dụng để chăm sóc con nhỏ, người thân già yếu, tàn tật và bảo quản nhà cửa, tài sản của người bị tạm giữ. 3.5. Thời hạn tạm giữ. Thời hạn tạm giữ được quy định tại K1 Điều87 BLTTHS năm 2003như sau: Thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Thời điểm tính hạn tạm giữ được tính như khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Thời điểm cơ quan điều tra nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp tính từ khi người bị bắt được giải đến trụ sở cơ quan điều tra. Trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã, thời hạn tạm giữ được tính từ khi người bị bắt được cơ quan công an, VKS hoặc ủy ban nhân dân giải đến cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại Đ82 BLTTHS. Pháp luật quy định phải tính thời hạn ra quyết định tạm giữ, thời hạn tạm giữ chặt chẽ như vậy vì biện pháp bắt người kết thúc từ thời điểm cơ quan điều tra nhận người bị bắt, từ thời điểm này trở đi, người bị bắt vẫn tiếp tục bị hạn chế quyền tự do thân thể nên việc quy định cụ thể thời hạn để tránh việc kéo dài vì sự chậm trễ trong việc ra lệnh tạm giữ, giữ tùy tiện gây thiệt hại đến quyền tự do thân thể của họ. Tuy nhiên, không phải trường hợp tạm giữ nào cơ quan điều tra cũng có thể trong thời hạn ba ngày đêm làm rõ được nhân than và bước đầu xác định tính chất hành vi của người bị tạm giữ để nhanh chóng ra các quyết định tố tụng cần thiết. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, sự việc xảy ra có nhiều tình tiết phức tạp, việc xác minh phải thực hiện ở nhiều địa phương khác nhau hoặc cần thời gian để làm rõ hành vi, làm rõ lí lịch của người bị tạm giữ thì người đã ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày. Trường hợp đặc biệt như đối với vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và một số vụ án hình sự khác có nhiều người tham gia, sự việc cần xác minh rất phức tạp mặc dù đã gia hạn lần thứ nhất những vẫn chưa làm rõ đượ vụ việc thì người ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn lần thư hai và cũng không được qua 3ngày. K3Đ87 BLTTHS năm2003. Mọi trường hợp gia hạn phải được VKS nhân dân cùng cấp phê chuẩn. Nếu VKS không phê chuẩn thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ sau khi hết hạn tạm giữ trước đó. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu lien quan đến việc gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Khi hết thời hạn tạm giữ mà không có đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người đã bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ được tính vào thời hạn tạm giam nếu người đó bị khởi tố. Thế nhưng, do mục đích của việc tạm giữ là để có thời gian xác minh những tình tiết, những sự việc liên quan đến người bị tạm giữ cho nên khi đã đạt được mục đích này thì dù chưa hết thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ để khởi tố bị can thì phải trả tự do cho người bị tạm giữ mà không cần phải chờ cho đến hết hạn. 4. Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam. Thực tiễn công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của VKSND TC cho thấy việc áp dụng biện pháp tạm giữ trong tố tụng hình sự từ năm trước đến nay, mỗi năm cơ quan chức năng đã ngăn chặn kịp thời từ 45 đến 48 nghìn người có hành vi nguy hiểm cho xã hội bằng biện pháp tạm giữ. Lưu lượng người bị bắt đưa vào tạm giữ đang có có chiều hướng giảm mạnh, trước những năm 2000, trung bình lưu lượng tạm giữ mỗi năm trong phạm vi toàn quốc là 79 nghìn người. Tiến độ giải quyết trong tạm giữ cũng rất khẩn trương nên đã góp phần khắc phục tình trạng quá hạn tạm giữ; việc tạm giữ quá hạn đã giảm từ 3,8% xuống còn 0.21%. Tuy nhiên, theo thống kê trong những năm gần đây của VKSND TC (V4) đã trực tiếp kiểm tra 20 lần tại 4 nhà tạm giữ do Bộ công an quản ly và đã có kết luận bằng trong tạm giữ cũng còn có cá vi phạm pháp luật chủ yếu như: Thủ tục, hồ sơ đưa người bị tạm giữ vào nhà tạm giữ nhiều trường hợp còn thiếu biên bản giao nhận người bị bắt; nhiều trường hợp người đầu thú, tự thú có nơi cư chú rõ rang, có công việc ổn định cũng bị tạm giữ; quá trình tạm giữ điều tra còn để quá thời hạn tạm giữ 373 lượt người. Việc phân loại quản lý và áp dụng tạm giữ chưa đúng quy định của pháp luật. Người bị tạm giữ, tạm giam, người thành niên và người chưa thành niên còn bị nhốt chung một buồng. II. Những bất cập còn tồn tại và các biện pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của biện pháp tạm giữ. Tuy BLTTHS năm 2003 đã có những sửa đổi bổ sung nhiều so với BLTTHS năm 1998, và đã có sự chặt chẽ hơn. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp tạm giữ còn khá nhiều bất cập, đã gâp không ít khó khăn cho những hoạt động áp dụng các quy đinh trên. a. Về đối tượng áp dụng đối với biện pháp tạm giữ: Theo khoản 1, Điều 86 BLTTHS năm 2003 thì tạm giữ có thể áp dụng đối với người phạm tội tự thú, đầu thú. Mà như chúng ta đã biết, người phạm tội đầu thú, tự thú không phải là người phạm tội vì bị bắt mà họ tự nguyện trình diện khai báo hành vi phạm tội. Họ không phải là người bị bắt. Chinh vì vậy, khoản 1 Điều 86 quy định “ tạm giữ có thể áp dụng đối với người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã”. Vô hình chung đã coi người phạm tội đầu thú, tự thú là người bị bắt, điều này là không hợp lý. Do vậy, nhà làm luật cần thay đổi ý này. b. Về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ: Theo khoản 2, Điều 86 BLTTHS quy định: “những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 điều 81 của bộ luật này. Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra lệnh tạm giữ”. Việc điều luật quy định bổ sung thêm thẩm quyền ra lệnh tạm giữ cho chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Xuất phát từ đặc thù công việc và địa bàn hoạt động vì thế lực lượng cảnh sát biển trong một số trường hợp được giao thẩm quyền điều tra thì Thủ trưởng vùng cảnh sát biển có quyền ra lệnh tạm giữ. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc Chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển có thẩm quyền quyết định tạm giữ trong những trường hợp nào? Với những đối tượng nào? Chính vì vậy, về lí luận cũng như trong thực tế áp dụng vẫn còn vưỡng mắc mà chúng ta cần có quy định rõ ràng hơn. c. Về thời hạn tạm giữ: Theo khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2003 quy định: “thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt”. Để đạt được mục tiêu của tạm giữ, thời điểm tính thời hạn tạm giữ không phải là thời điểm bắt người. Mặt khác, để hạn chế việc giữ người trái pháp luật thì thời điểm tính thời hạn tạm giữ cũng không được tính từ khi ra lệnh tạm giữ mà được tính từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng thì việc quy định như trên vẫn còn nhiều vướng mắc. Thứ nhấ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS thì thời hạn tính tạm giữ được tính từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 86 BLTTHS thì tạm giữ có thể áp dụng đối với người phạm tội tự thú, đầu thú. Và như chúng ta đã biết, người phạm tội đầu thú, tự thú không phải là người bị bắt mà họ tự nguyện diện khai báo hành vi phạm tội. Họ không phải là người bị bắt. Vậy câu hỏi đặt ra là thời hạn tạm giữ của họ được tính thì thời điểm nào. Điều này, pháp luật cần có quy định thêm. Thứ 2: Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày. Vậy câu hỏi đặt ra là từ “ngày” trong cụm từ “ba ngày” được hiểu như thế nào. Có bao gồm cả ngày và đêm là 24 giờ hay chỉ 12 giờ? Điều luật này pháp luật chưa có quy định rõ, do vậy cần phải quy định rõ ràng hơn. Thứ 3: Theo khoản 2 Điều 87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày kể từ ngày cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Điều này có nghĩa là thời điểm được tính từ ngày cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Mà theo quy định tại điểm C Điều 81 BLTTHS thì: người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay tàu biển rời sân bay, bến cảng mới có quyền ra lệnh bắt trong trường hợp khẩn cấp và có quyền ra quyết định tạm giữ theo khoản 2 Điều 86 BLTTHS. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: trong trường hợp tàu bay thì có thể kịp thời hạn để giao hạn để giao người bị tạm giữ cho cơ quan điều tra, nhưng trong một số trường hợp tàu biển thì khó có thể về kịp thời hạn để giao người bị tạm giữ cho cơ quan điều tra. Vậy trong trường hợp này, thời hạn tạm giữ sẽ được tính như thế nào. Do đó, điều này pháp luật cần quy định. d. Về gia hạn tạm giữ: Theo khoản 2 Điều 87 BLTTHS quy định: “trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không được quá ba ngày; trong trường hợp đặt biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ hai lần nhưng không được quá 3 ngày…” Quy đinh này sẽ giúp cho người hoạt động điều tra có hiệu quả hơn. Tuy nhiên luật cần nêu rõ: Trường hợp cần thiết đề ra quyết định tạm giữ là những trường hợp nào? Mức độ cụ thể ra sao? Do luật chưa có quy định rõ về điều này nên trong thực tiễn có thể dẫn tới sự áp dụng không thống nhất quy định này trong việc gia hạn tạm giữ. Mặt khác, cần quy đinh rõ hơn “ trong trường hợp đặt biệt, người ra quyết đinh tạm giữ có thể gian hạn tạm giữ hai lần nhưng không được quá ba ngày? Trong thực tế, có nhiều người hiểu sai lênh quy định của luật. Do vây, chúng ta cần quy định rõ hơn e. Việc trả tự do cho người bị tạm giữ: Theo khoản 3 Điều 87 BLTTHS quy định: “trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do cho người bị tạm giữ”. Việc luật quy đinh trả tự do ngay cho người bị tạm giữ nếu không có đủ căn cứ khởi tố bị can là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, luật lại không quy định về thẩm quyền trả tự do và thủ tục trả tự do cho người bị tạm giữ. Do đó, câu hỏi đặt ra là: trong trường hợp người phải trả tự do cho người bị tạm giam thì ai có thẩm quyền trả tự do cho họ? Phải chăng là những người có thẩm quyền ra lệnh bắt tạm giữ theo khoản 2 Điều 86 thì cũng là người có thẩm quyền ra lệnh trả tự do cho người tạm giữ hay là một chủ thể khác. Và thủ tục trả tự do luật cũng cần có quy định rõ. C. KẾT LUẬN Vậy quy định biện pháp tạm giữ trong TTHS có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, bảo đảm cho cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi. Việc quy định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế tạm giữ nhằm ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả ngay từ đầu các hành vi thực hiện tội phạm hoặc hành vi trốn tránh, gây khó khăn cho việc xử lý người phạm tội và góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn mà người phạm tội có thể gây ra cho quá trình giải quyết vụ án. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo Trình LTTHS Việt Nam. Trường Đại học Luật Hà Nội. 2. Thực Trạng và những giải quyết nâng cao chất lượng công kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam. ( Nguyễn Hải Phùng. Phó Vụ Trưởng Vụ 4 VKSNDTC). 3. Thực tiễn công tác Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù. ( Tô Thị Tâm. Kiểm Sát Viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập lớn học kỳ môn tths - biện pháp tạm giữ.doc
Tài liệu liên quan