Bài tập Nhóm oxi

Nung 42,4g hỗn hợp bột Fe và bột S trong 1 bình chân không, sau 1 thời gian người ta thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (đkc) và 4,8g 1 chất rắn màu vàng không tan.

a. Chất rắn X gồm những chất gì?

b. Tính lượng Fe đã tham gia phản ứng

3. Cho dung dịch chứa 3,82g hỗn hợp 2 muối sunfat của kim loại kiềm và kim loại hoá trị II. Thêm vào dung dịch trên một lượng vừa đủ BaCl2 thì thu được 6,99g kết tủa.

a. Nếu lọc bỏ kết tủa rồi cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan.

b. Biết khối lượng nguyên tử của kim loại hoá trị II hơn kim loại kiềm là 1đvc. Xác định 2 kim loại.

 

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6404 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Nhóm oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 chất trong dãy nào sau đây: a. Đồng và đồng (II) hydroxit b. Sắt và sắt (III) hydroxit c. Cacbon và cacbondioxit d. Lưu huỳnh và hydrosunfua 7. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nhau vì: a. Chúng được tạo ra từ cùng 1 nguyên tố hoá học oxi b. Đều là đơn chất nhưng số lượng nguyên tử trong phân tử khác nhau c. Đều có tính oxi hoá d. Có cùng số proton và nơtron 8. Trong những câu sau, câu nào sai khi nói về tính chất hoá học của ozon? a. Ozon kém bền hơn oxi b. Ozon oxi hoá tất cả các kim loại kể cả Au và Pt c. Ozon oxi hoá được Ag thành Ag2O d. Ozon oxi hoá ion I- thành I2 9. Trong PTN, người ta điều chế H2S bằng phản ứng hoá học: a. H2 + S à H2S b. ZnS + H2SO4 à H2S + ZnSO4 c. 4ZnS + 5H2SO4 đđ nóng à 4 ZnSO4 + H2S + 4H2O d. FeS + 2HCl à FeCl2 + H2S 10. Khí sunfurơ là chất có: a. Tính khử mạnh b. Tính oxi hoá mạnh c. Vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử d. Tính oxi hoá yếu 11. Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng: a. H2SO4 đặc b. KOH đặc c. CuO d. CaO 12. Cho các chất sau đây: H2S, SO2, CO2, SO3. Chất làm mất màu dung dịch brôm là: a. H2S b. SO2 c. CO2 d. SO3 13. Muốn pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc, cần làm như sau: a. Rót từ từ nước vào dung dịch axit đặc b. Rót nước thật nhanh vào dung dịch axit đặc c. Rót từ từ axit đặc vào nước d. Rót nhanh dung dịch axit vào nước 14. Câu nào sai trong các câu nhận xét sau đây: a. H2SO4 loãng có tính axit mạnh b. H2SO4 đặc rất háo nước. c. H2SO4 đặc chỉ có tính oxi hoá mạnh d. H2SO4 đặc có cả tính axit mạnh và oxi hoá mạnh 15. Có thể loại bỏ H2S ra khỏi hỗn hợp khí với H2 bằng cách cho hỗn hợp khí lội qua dung dịch: a. Na2S b. KOH c. Pb(NO3)2 d. Cả b và c 16. Có 2 bình đựng riêng biệt khí H2S và khí O2. Để phân biệt 2 bình đó người ta dùng thuốc thử là: a. Dung dịch Pb(NO3)2 b. Dung dịch NaCl c. Dung dịch KOH d. Dung dịch HCl 17. Hydro peoxit là hợp chất: a. Chỉ thể hiện tính oxi hoá b. Chỉ thể hiện tính khử c. Vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử d. Rất bền 18. Trong số những chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit sunfuric đặc, nguội: a. Háo nước b. Hoà tan được kim loại nhôm vào sắt c. Tan trong nước toả nhiệt d. Làm hoá than vải, giấy, đường saccarozơ 19. Câu nào diễn tả không đúng về tính chất hoá học của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh? a. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử b. Hydrosunfua vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử c. Lưu huỳnh đioxit vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử d. Axit sunfuric chỉ có tính oxi hoá 20. Ở một số nhà máy nước, người ta dùng ozon để sát trùng nước máy là dựa vào tính chất nào sau đây của ozon: a. Ozon là 1 khí độc b. Ozon không tác dụng với nước c. Ozon tan nhiều trong nước d. Ozon là chất oxi hoá mạnh II. Định lượng Hỗn hợp khí ozon và oxi có tỉ khối với hydro bằng 8. Thành phần phần trăm theo thể tích của ozon và oxi lần lượt là: a. 25%, 75% b. 75%, 25% c. 50%, 50% d. 43%, 57% Một hỗn hợp gồm 13g kẽm và 5,6g sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hydro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là: a. 4,48 lít b. 2,24 lít c. 6,72 lít d. 67,2 lít Cho biết phản ứng FeS2 cháy trong oxi: 4FeS2 + 11O2 à 2Fe2O3 + 8SO2 Cần đốt cháy bao nhiêu mol FeS2 để thu được 64 gam SO2? a. 0,4 mol b. 0,5 mol c. 0,8 mol d. 1,2 mol Khi nhiệt phân 24,9g KClO3 theo phương trình hoá học: MnO2, t0 2KClO3 à 2KCl + 3O2 Thể tích khí oxi thu được (đktc) là: a. 4,48 lít b. 6,72 lít c. 2,24 lít d. 8,96 lít Cho 10,4g hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng vừa đủ với 9,6g S. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là: a. 52,76% và 47,24% b. 53,85% và 46,15% c. 63,8% và 36,2% d. 72% và 28% Thể tích khí SO2 (đktc) thoát ra khi cho 56g Fe tác dụng với axit H2SO4 đậm đặc nóng là: a. 18,6 lít b. 33,6 lít c. 42,8 lít d. 36,2 lít Trong PTN người ta điều chế oxi bằng cách cho Kalipemanganat tác dụng với hydro peoxit theo sơ đồ phản ứng sau: KMnO4 + H2O2 + H2SO4 à MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O Thể tích O2 (đktc) thu được khi dùng 2 mol H2O2 là: a. 44,8 lít b. 54,6 lít c. 32,4 lít d. 68,7 lít Đem phân huỷ hoàn toàn 273,4g hỗn hợp 2 muối KClO3 và KMnO4 thu được 49,28 lít khí O2 (đktc). Phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: a. 50%; 50% b. 43%; 57% c. 53,77%; 46,23% d. 46,23%; 53,77% Đốt 13g bột 1 kim loại hoá trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2g (giả sử hiệu suất phản ứng 100%). Kim loại đó là: a. Fe b. Cu c. Zn d. Ca Khối lượng riêng của dung dịch H2SO4 60% là 1,503g/ml. Nồng độ mol của axit này là: a.2.9M b. 9,2M c. 7,2M d. 8,2M B. BÀI TẬP TỰ LUẬN I. Định tính Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học để chứng minh rằng lưu huỳnh đioxit vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử? Vì sao trong nhóm oxi, nguyên tố oxi có số oxi hoá -2, còn các nguyên tố lưu huỳnh, selen, telu ngoài số oxi hoá -2 còn có số oxi hoá +2, +4, +6? Hãy cho biết sự hình thành tầng ozon trên tầng cao của khí quyển và sự tạo thành ozon trên mặt đất? Ở đâu ozon có vai trò bảo vệ sự sống? Ở đâu ozon có hại cho sự sống? Thực hiện những biến đổi hoá học sau bằng cách viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện của phản ứng: H2SO4 1 2↑↓3 4 5 H2S à SO2 à SO3 6↑↓7 S Có 4 dung dịch loãng của các muối NaNO3, Pb(NO3)2, FeSO4, CuCl2. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra khi cho: a. Dung dịch Na2S vào mỗi dung dịch muối trên? b. Khí H2S đi vào mỗi dung dịch muối trên? II. Định lượng Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí gồm oxi và ozon đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7g chất rắn màu tím đen.Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp? Cho 7,8g hỗn hợp hai kim loại Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khi phản ứng kết thúc, thu được 8,96 lít khí (đktc). Viết các phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M đã tham gia phản ứng? Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 và 250 ml dung dịch NaOH 1M. Viết phương trình hoá học của các phản ứng có thể xảy ra. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng? Mức độ 2: HIỂU Bài tập trắc nghiệm I. Định tính: Hidro peoxit có thể tham gia những phản ứng hoá học: H2O2 + 2KI à I2 + 2KOH H2O2 + Ag2O à 2Ag + H2O + O2 Tính chất của H2O2 được diễn tả đúng nhất là: Hidro peoxit chỉ có tính oxi hoá. Hidro peoxit chỉ có tính khử Hidro peoxit không có tính oxi hoá, không có tính khử Hidro peoxit vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. Cho phản ứng hoá học: H2S + 4Cl2 + 4H2O à H2SO4 + 8HCl Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng: H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử Cl2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen: 4Ag + 2H2S + O2 à 2Ag2S + 2 H2O. Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng? Ag là chất oxi hoá, H2S là chất khử. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hoá Ag là chất khử, O2 là chất oxi hoá H2S vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử, còn Ag là chất khử Lưư huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau: SO2 + Br2 + 2H2O à 2HBr + H2SO4 (1) SO2 + 2H2S à 3S + 2H2O (2) Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên: Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hoá Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hoá, phản ứng (2): H2S là chất khử Cho biết phản ứng: H2O2 + 2KI à I2 + 2KOH Vai trò của từng chất tham gia phản ứng này là: KI là chất oxi hoá, H2O2 là chất khử KI là chất khử, H2O2 là chất oxi hoá H2O2 là chất bị oxi hoá, KI là chất bị khử. H2O2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử Trong các phản ứng điều chế oxi sau đây, phản ứng nào không dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? xtMnO2 a. 2KClO3 à 2KCl + 3O2 b. 2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2 xtMnO2 c. 2H2O à 2H2 + O2 to d. Cu(NO3)2 à CuO + 2NO2 + ½ O2 7. Để điều chế SO2trong PTN, chúng ta tién hành như sau: Cho lưư huỳnh cháy trong không khí Đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí Cho dung dịch Na2SO3 tác dụng với H2SO4 đậm đặc Cho Na2SO3 ting thể tác dụng với H2SO4 đậm đặc nóng 8. SO2 là một trong những khí gay ô nhiễm môi trường do: SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí SO2 là khí độc và khi tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại và các vật liệu. SO2 vừa có tính chất khử, vừa có tính oxi hoá SO2 là một ôxit axit. 9. Cho các dung dịch bị mất nhãn gồm: Na2S, Na2SO4, Na2SO3, NaCl. để phân biệt các dung dịch trên cần những thuốc thử: a.Dung dịch BaCl2, dung dịch HCl, dung dịch CuCl2. b. Dung dịch AgNO3 c. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3 d. Dung dịch Pb (NO3)2, dung dịch BaCl2 10. Dung dịch H2S để lâu ngày ngoài không khí thường có hiện tượng: a. Chuyển thành màu nâu đỏ b. Bị vẩn đục, màu vàng c. Vẫn trong suốt không màu d. Xuất hiện chất rắn màu đen 11. Từ bột Fe, S, dung dịch HCl có thể có mấy cách để điều chế được H2S? a. 1 b. 2 c. 3 d.4 12.Cho H2O2 vào dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 sản phẩm phản ứng là: a. MnSO4 + K2SO4 + H2O b. MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O c. MnSO + KOH d. K2SO4 + Mn(OH)3 + H2O 13. Sục khí O3 vào dung dịch KI có nhỏ sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được: a. Dung dịch có màu vàng nhạt b. Dung dịch có màu xanh c. Dung dịch trong suốt d. Dung dịch có màu tím 14. Sục khí SO2 vào dung dịch Br2: a. Dung dịch bị vẫn đục b. Dung dịch chuyển màu vàng c.Dụng dịch vẫn có màu nâu d. Dung dịch mất màu 15. Khi cho O3 tác dụng lên giấy tẩm dung dịch hồ tinh bột và KI, thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do: a. Sự oxi hoá Iotua. b. Sự oxi hoá tinh bột c. Sự oxi hoá Kali d. Sự oxi hoá ozon 16. Trong các phản ứng sau đây, ở phản ứng nào axit H2SO4 là axit loãng: a. H2SO4 + C à SO2 + CO2 + H2O b. H2SO4 + Fe(OH)2 à FeSO4 + 2H2O c. H2SO4 + FeO à Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O d. H2SO4 + Fe à Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 17. Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử? a. Cl2, O3, S b. S, Cl2, Br2 c. Na, F2, S d. Na, O2, Ca 18. Cấu hình e nguyen tử nào là của lưu huỳnh ở trạng thái kích thích để nguyên tử lưu huỳnh tạo ra 6 liên kết cộng hoá trị: a. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 b. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1 c. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3 3d2 d. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 19. hệ số của chất oxi hoá và hệ số của chất khử trong phương trình hoá học sau đây là: P + H2SO4 à H3PO4 + SO2 + 5H2O a. 5 và 2 b. 7 và 9 c. 2 và 5 d. 7 và 7 20. Sự suy giảm tầng ozon của khí quyển có nguyên nhân chính là do: a. Nạn cháy rừng trên thế giới b. Chất CFC mà ngày công nghiệp lạnh thải vào khí quyển c. Trái đất nóng lên d. Khí CO2 do các nhà máy thải vào khí quyển II. ĐỊNH LƯỢNG 1. Dẫn 22,4 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm ôxi và ozon đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7g chất rắn màu tím đen. Phần trăm theo thể tích oxi, ozon trong hỗn hợp lần lượt là: a. 25%; 75% b. 75%; 25% c. 50%; 50% d. 18%, 82% 2. 0,5 mol axit sunfuric tác dụng vừa đủ với 0,5 mol natri hidroxit, sản phẩm là: a. 1 mol natri sunfat b. 0,5 mol natri sunfat c. 1 mol natri hidrosunfat d. 0,5 mol natri hidrosunfat 3. Đốt cháy hoàn toàn 2,04g hợp chất A, thu được 1,08g H2O và 1,344 lít SO2 (đktc). CTPT hợp chất A là: a. H2SO3 b. H2SO4 c. H2S d. Hợp chất khác 4. Đốt 13g bột một kim loại hoá trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2g (giả sử hiệu suất phản ứng 100%). Kim loại đó là: a. Fe b. Cu c. Zn d. Ca 5. Hấp thụ hoàn toàn 6,4g SO2 vào dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5g muối. Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là: a. 150ml b. 200ml c. 250ml d. 275ml 6. Hoà tan một oxit kim loại hoá trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thì được dung dịch muối có nồng độ 22,6%. Công thức oxit đó là: a. MgO b. CuO c. CaO d. FeO 7. Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau 1 thời gian, ozon bị phân huỷ hết, ta được 1 chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. phần trăm thể tích oxi và ozon có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: a. 4% và 96% b. 96% và 4% c. 25% và 75% d. 37% và 63% 8. Hoà tan 9,875g một muối hidrocacbonat (muối X) vào nước và cho tác dụng với một lượng H2SO4 vừa đủ rồi đem cô cạn thì thu được 8,25g một muối sunfat trung hoà khan. CTPT muối X là: a. Ba(HCO3)2 b. NaHCO3 c. Mg(HCO3)2 d. NH4HCO3 9. Đốt cháy hoàn toàn 125,6g hỗn hợp FeS2 và ZnS thu được 102,4g SO2. Khối lượng của chất trên lần lượt là: a. 77,6g và 48g b. 76,6g và 49g c. 78,6g và 47g d. Kết quả khác 10. Đốt cháy hoàn toàn 6,8g 1 hợp chất vô cơ X chỉ thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc) và 3,6g nước. Hấp thụ hết 6,8g chất X vào 180ml dung dịch NaOH 2M thì thu được muối gì? Bao nhiêu gam? a. NaHS, 2g b. Na2S, 12g c. NaHS 2,24g và Na2S 12,4g d. Tất cả đều sai B. BÀI TẬP TỰ LUẬN I. Định tính: 1. Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4, nhận thấy dung dịch bị mất màu tím. a. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra. b. Cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong phản ứng trên. 2. Có thể tồn tại đồng thời những chất sau đây trong một bình chứa được không? a. Khí hidrosunfua và khí lưu huỳnh đioxit. b. Khí oxi và khí clo. c. Khí hidro iotua và khí clo. Giải thích bằng phương trình hoá học của các phản ứng trên 3. Có sơ đồ biến đổi hoá học sau: S SO2 1 2 3 5 4 S ZnS H2S H2SO4 6 SO2 a.Viết phương trình hoá học biểu diễn cho mỗi biến đổi. b.Những phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử? Vì sao? c. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng oxi hoá khử? 4. Trong tiết thực hành về tính chất của axit H2SO4 có những hoá chất sau: Cu, MgO, dung dịch NaOH, CuCO3, Fe, CuSO4. 5H2O, dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4. Hãy lập kế hoạch làm thí nghiệm để chứng minh rằng: a. Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hoá học chung của một axit. b. Dung dịch H2SO4 đặc có những tính chất hóa học đặc trưng. Đó là những tính chất nào? 5. Giải thích tại sao: a. Dung dịch H2S trong nước để lâu ngày trở nên vẫn đục? b. Trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí H2S (núi lửa, xác động vật bị phân huỷ) nhưng lại không có sự tích tụ khí đó trong không khí? c. Các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? d. Người ta có thể nhận biết khí H2S bằng mẫu giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2? đ. Khi điều chế H2S từ sunfua kim loại, người ta thường dùng axit HCl mà không dùng axit H2SO4 đặc hoặc HNO3? Viết phương trình minh hoạ. II. Định lượng: 1. Để đốt cháy hoàn toàn 0,672g kim loại R cần dùng 80% lượng Oxi sinh ra khi phân huỷ 5,53g KMnO4. Giả thiết hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Hãy xác định kim loại R? 2. Cho 35,6g hỗn hợp 2 muối Na2SO3 và NaHSO3tác dụng với 1 lượng dư dung dịch H2SO4. Khi phản ứng kết thúc người ta thu được 6,72 lít khí (đktc): a. Viết các phương trình hoá học xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu? 3. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tavs dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư, thu được 23,9g kết tủa màu đen. a. Viết phương trình hoá học các phản ứng xảy ra. b. Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)? c. Tính khối lượng của Fe và FeS trong hỗn hợp đầu? Mức độ 3: Vận dụng A.Bài tập trắc nghiệm I. Định tính: 1. Cấu hình e nguyên tử nào là của lưu huỳnh ở trạng thái kích thích? a. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 b. 1s2 2s2 2p4 c. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1 d. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 2. Câu nào sau đây không diễn tả đúng tính chất của các chất? a. O2 và O3 cùng có tính oxi hoá, nhưng O3 có tính oxi hoá mạnh hơn. b. H2O và H2O2 cùng có tính oxi hoá, nhưng H2O có tính oxi hoá yếu hơn. c. H2SO3 và H2SO4 cùng có tính oxi hoá, nhưng H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn. d. H2S và H2SO4 cùng có tính oxi hoá, nhưng H2S có tính oxi hoá yếu hơn. 3. Trong các câu sau, câu nào sai? a. Khi sục SO2 vào dung dịch NaOH theo tỉ lệ: 2 > > 1 thì thu được hỗn hợp 2 muối Na2SO3, NaHSO3. b. Sục SO2 vào dung dịch K2CO3 tạo khí CO2. c. SO2 có tính khử mạnh. d. SO2 làm mất màu dung dịch Br2 4. Cho các phương trình hoá học sau: A. SO2 + H2O à H2SO3 B. SO2 + 2NaOH à Na2SO3 + H2O C. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O àK2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 to to D. SO2 + 2H2S à 3S + 2H2O V2O5 to E. 2SO2 + O2 → 2SO3 Trong các câu sau hãy chọn câu phát biểu đúng: 1/ SO2 đóng vai trò là chất khử trong các phản ứng: a. A, C, E b. A, B, D, E c. B, D, C, E d. A, C, D 2/ SO2 đóng vai trò là chất oxi hoá trong các phản ứng: a. A, B, C b. B, D c. A, B, D d. D. 5. Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2 có thể dùng cách nào sau đây: a. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong. b. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch Br2 dư c. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch Na2 CO3 dư d. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch NaOH 6. Tính khử của các chất giảm dần theo thứ tự sau a. H2S > SO2 > S b. H2S > S > SO2 c. SO2 > H2S > S d. SO2 > S > H2S 7. Hãy chọn nửa sơ đồ phản ứng ở cột 2 để ghép với nửa còn lại ở cột 1để được 1 sơ đồ phản ứng hoàn chỉnh: Cột 1 Cột 2 a. H2S + FeCl3 à 1. H2SO4 .2SO3 b. SO2 + H2S à 2. H2SO4 c. H2S + Cl2 + H2O à 3. S + H2O d. SO3 + H2O à 4. HCl + H2SO4 e. 2SO3 + H2O à 5. S + FeCl2 + HCl 6. FeS + 2HCl 8. Cho các dung dịch riêng biệt bị mất nhãn gồm: Na2SO4; HCl; Na2CO3; Ba(NO3)2; NaOH; H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dung dịch này là: a. Quỳ tím b. dung dịch HCl c. Bột Fe d. Phenolphtalein 9. Từ FeS2, H2O, không khí (các điều kiện cần thiết có đủ) có thể điều chế được các chất sau đây: a. H2SO4, Fe2(SO4)3, FeSO4, Fe b. H2SO4, Fe(OH)3 c. H2SO4, Fe(OH)2 d. FeSO4, Fe(OH)3 10. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được: a. Dung dịch mất màu vàng, có hiện tượng vẩn đục b. Dung dịch trong suốt c. Kết tủa trắng d. Khí màu vàng thoát ra 11. Sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa Fe3O4 với H2SO4 đặc, nóng là: a. Fe2(SO4)3, SO2, H2O b. FeSO4, Fe2(SO4)3, H2O c. FeSO4 + H2O d. Fe2(SO4)3, H2O 12. Chọn phương án đúng cho các câu sau: 1/ Dung dịch axit sunfuhidric để trong không khí sẽ: a. Không có hiện tượng gì b. Có bọt khí thoát ra c. Có vẫn đục màu vàng d. Chuyển sang màu vàng 2/ Hiện tượng trên xảy ra do: a. Sự nhiễm các bụi bẩn trong không khí b. 1 phần H2S bị oxi hoá thành S c. 1 phần H2S bị oxi hoá thành axit sunfuric d. 1 phần H2S bị oxi hoá giải phóng khí SO2 13. H2SO4 đặc có thể làm khô khí nào sau đây: a. H2S b. SO2 c. CO2 d. CO 14. Hỗn hợp khí gồm O2, Cl2, CO2, SO2, để thu được O2 tinh khiết người ta xử lí bằng cách cho hỗn hợp khí trên tác dụng với 1 hoá chất tổng hợp, hoá chất đó là: a. Nước Br2 b. Dung dịch NaOH c. Dung dịch HCl d. Nước Clo 15. Khác với H2SO4 loãng, axit H2SO4 đặc phản ứng được với: a. BaCl2, Na2CO3, Zn b. Cu(OH)2, MgO, CH3COOK c. Fe, Al, NH3, NiS d. Cu, C12H22O11, H2S 16. Nguyên tử S liên kết với 2 nguyên tử O tạo ra hợp chất SO2 là do: a. Cấu hình e của S ở trạng thái cơ bản liên kết với 2 nguyên tử O ở trạng thái kích thích b. Cấu hình e của S ở trạng thái cơ bản liên kết với 2 nguyên tử O ở trạng thái cơ bản c. Cấu hình e của S ở trạng thái kích thích liên kết với 2 nguyên tử O ở trạng thái kích thích d. . Cấu hình e của S ở trạng thái kích thích liên kết với 2 nguyên tử O ở trạng thái cơ bản. 17. Lưu huỳnh kết hợp với dung dịch kiềm nóng: 3S + 6KOH à 2K2S + K2SO3 + 3H2O Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa; số nguyên tử lưu huỳnh bị khử là: a. 2 : 1 b. 1 : 2 c. 1 : 3 d. 2 : 3 18. Quá trình sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp gồm 1 số công đoạn sau: 1/ Hấp thụ anhidrit sunfuric bằng dung dịch axit sunfuric 2/ sự tạo thành oleum 3/ Thay đổi nhiệt độ 4/ Làm sạch khí lò 5/ Đốt quặng 6/ Oxi hoá SO2 Thứ tự từ trước đến sau các công đoạn là: a. 1, 2, 4, 5, 3, 6 b. 5, 2, 4, 3, 6, 1 c. 5, 4, 3, 6, 1, 2 d. 5, 3, 1, 4, 6, 2 19. Cho các phương trình hoá học: A. SO2 + 2H2O + Br2 à 2HBr + H2SO4 B. SO2 + H2O ↔ H2SO3 C. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O à K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 D. SO2 + 2H2S à 3S + 2H2O E. 2SO2 + O2 ↔ 2SO3 1/ SO2 là chất oxi hoá trong các phản ứng sau: a. A, D, E b. B, C c. D 2/ SO2 là chất khử tro ng các phản ứng hoá học sau: a. B, D, C, E b. A, C, E c. A, D, E 20. II. Định lượng: 1. Xác định khối lượng axit sunfuric có thể thu được từ 1,6 tấn quặng có chứa 60% FeS2. Biết hiệu suất các phản ứng là 100%. a. 1568kg b. 1,725 tấn c. 1200kg d. 6320kg 2. Đốt nóng một hỗn hợp gồm 2,8g bột Fe và 0,8g bột S. Lấy sản phẩm thu được cho vào 20ml dung dịch HCl (vừa đủ) thu được 1 hỗn hợp khí bay ra (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Khối lượng của hỗn hợp khí và nồng độ mol của dung dịch HCl cần dùng lần lượt là: a. 1,2g; 0,5M b. 1,8g; 0,25M c. 0,9g; 0,5M d. 0,9g; 0,25M 3. Đốt 8,96 lít khí H2S (đkc) rồi hoà tan sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch NaOH 25% (d= 1,28) thu được 46,88g muối. Thể tích dung dịch axit đủ làm mất màu hoàn toàn 50g dung dịch Br2 8% là: a. 100ml b. 120ml c. 80ml d. 90ml 4. Hoà tan hoàn toàn 4,8g kim loại R trong H2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít SO2 (đkc). Lượng SO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư thu được muối A. Kim loại R và khối lượng muối A thu được là: a. Zn và 13g b. Fe và 11,2g c. Cu và 9,45g d. Ag và 10,8g 5. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS hoà tan vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí (đkc). Dẫn hỗn hợp này qua dung dịch Pb (NO3)2 dư thu được 47,8g kết tủa đen.Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe và FeS trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: a. 25,2% và 74,8% b. 32% và 68% c. 24,14% và 75,86% d. 60% và 40% 6. Lấy 5,3g hỗn hợp gồm Na và 1 kim loại kiềm cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 3,36 lít khí (đkc). Kim loại kiềm và thành phần phần trăm theo khối lượng của nó trong hỗn hợp là: a. K và 21,05% b. Li và 13,2% c. Rb và 1,78% d. Cs và 61,2% 7. Hoà tan hoàn toàn 1 oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng vừa đủ thu được 2,24 lít khí SO2 (đkc) và 120g muối. Công thức của oxit kim loại là công thức nào sau đây: a. Al2O3 b. Fe2O3 c. Fe3O4 d. CuO 8. Cho H2SO4 loãng dư tác dụng với 6,659g hỗn hợp 2 kim loại X và Y đều hoá trị II, người ta thu được 0,1mol khí, đồng thời khối lượng hỗn hợp giảm 6,5g. Hoà tan phần còn lại bằng H2SO4 đặc, nóng người ta thấy thoát ra 0,16g khí SO2. X và Y là những kim loại nào sau đây: a. Hg và Zn b. Cu và Zn c. Cu và Ca d. Kết quả khác 9. Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế qui định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6mol/m3 (không khí) thì coi không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở 1 thành phố và phân tích thấy có 0,012mg SO2 thì không khí ở đó có bị ô nhiễm không? a. Có bị ô nhiễm b. Không bị ô nhiễm c. Lượng SO2 vừa đúng qui định d. Không xác định được 10. Hoà tan 3,38g oleum X vào nước, người ta phải dùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hoà dung dịch X. CTPT oleum X là công thức nào sau đây: a. H2SO4. 3SO3 b. H2SO4. 2SO3 c. H2SO4. 4SO3 d. H2SO4. nSO3 . B. Bài tập tự luận: I. Định tính 1. Dẫn khí H2S vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4, nhận thấy màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng. Hãy: a. Giải thích hiện tượng quan sát được. b. Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng c. Cho biết vai trò của các chất phản ứng H2S và KMnO4 2. Có 4 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra và giải thích khi cho: a. Dung dịch Na2S vào mỗi dung dịch các muối trên b. Khí H2S đi vào mỗi dung dịch các muối trên 3. Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có 2 chất bột được sinh ra: Bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí C làm mất màu dung dịch Kalipemanganat. a. Hãy cho biết tên các chất A, B, C và giải thích. b. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra. 4. Có những chất sau: Cu, CuO, Mg, CuCO3, Al2O3, Fe2O3 và Fe(OH)3. 1/ Hãy cho biết những chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4 thì sinh ra: a. Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí b. Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy c. Dung dịch màu xanh d. Dung dịch màu nâu nhạt e. Dung dịch không màu Viết tất cả các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. 2/ Chất nào nói trên không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng tác dụng với H2SO4 đặc? Viết phương trình hoá học của phản ứng và xác định vai trò các chất tham gia. 5. Người ta điều chế 1 số chất khí bằng những thí nghiệm sau: 1/ Nung nóng canxicacbonat. 2/ Dung dịch HCl đặc tác dụng với mangan đioxit 3/ Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với kẽm 4/ Lưu huỳnh tác dụng với H2SO4 đặc 5/ Natri sunfit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng 6/ Đốt nóng Kalipemanganat. a.Hãy cho biết tên những chất khí được sinh ra trong các thí nghiệm trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDayhoahoc.com_Chuong O-S.doc
Tài liệu liên quan