Bài thu hoạch điền dã: Chùa Đậu

Ở gian thờ Mẫu( hay còn gọi là Ban Sơn Trang) Thượng Ngàn, hai bên có hai Kim Đồng- Ngọc Nữ hoặc thị giả. Nó khác với ban thờ Phật ở chỗ người ta thờ ở trên chứ không thờ ở dưới gầm. Trên bàn thờ, ba pho tượng ở trong đều giống nhau nhưng khác ở các yếm ở bên trong có màu sắc khác nhau( trắng, xanh , đỏ.) . Ban thờ Tam Phủ, ở giữa là Mẫu Thiên , hai bên là Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu thoải. Các hang chầu là đàn ông, có năm vị hang nữ, có bốn vị xếp từ trên xuống dưới. Ở giữa có một vị mẫu nhưng xếp thấp hơn một bậc là Bà Mẫu Liễu Hạnh. Bên trên treo rất nhiều nón, thuyền , mũi có nơi treo cả mũ cối của bộ đội. Điều đó cho thấy những người đi theo Mẫu rất nhiều người, nhiều thành phần, nhiều địa phương, nhiều dân tộc, ở chỗ mũ không giống nhau. Nhưng ở đây thiếu mất đôi rắn thần là Thanh Xà và Bạch Xà. Ở dưới gầm là Ngũ Hổ và có thể chỉ có một con. Một bức tranh hay một bức tượng ở đây thường có ông lốt (con rắn) vì con rắn ở dưới nước phù hợp với tính âm của Mẫu và cứ đến mùa xuân nó lại lột xác và lớn lên. Qua mỗi mùa đông sang xuân luôn mới. Con hổ là loài mãnh thú, là chúa Sơn Lâm nhưng vẫn được thuần phục thể hiện cho sức mạnh của Mẫu. Bởi vậy, luôn luôn có hình tượng con hổ đi theo Mẫu. Nơi nào đẹp nhất thì nơi đó trở nên linh thiêng.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3048 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch điền dã: Chùa Đậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ba ngày hội nên còn có tên gọi là Chùa Vua.Bồ Tát hiện thân nữ nên gọi là Chùa Bà. Bậc chí sĩ cần nghiệp lớn được đậu, người dân trồng cây được đơm hoa kết trái, từ đó trong dân gian gọi là Chùa Đậu. 2.Quá trình xây dựng và các đợt trùng tu di tích Ngày từ xa xưa , mảnh đất này đã từng có các triều đại Vua, Chúa lui tới để lễ bái cầu đảo, cầu cho quốc thái dân an đều rất linh ứng, nên gọi là '' Quốc Đảo' các hàng chiến sĩ đến đây đều cầu nguyện cho Đăng Khoa, công danh rạng rỡ, sự nghiệp viên thành, người nông dân thì cầu nghiệp cho sức khỏe, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu nên các Vua Chúa cho xây dựng, sửa sang và phong tặng '' Đệ nhất đại danh lam''. Theo văn bia tu tạo dựng 3 năm Dương Hòa đời thứ 5 thì ngôi chùa này được tôn tạo vào thời Lý( thế kỷ XII). Năm 1635, đời vua Lê Trần Tông, cung tần Ngô thị Ngọc Duyên đã làm hội chủ hưng công trình kiến trúc quy mô ngôi chùa, Chùa Đậu nổi tiếng từ bấy giờ, mọi người cho rằng về tới nơi đây là đến nơi đất Phật. Đây là đợt trùng tu lớn nhất của chùa. Chùa Đậu được xây cất lớn vào thời Lý. Tới đời Lê có văn bia, sổ sách ghi truyền về việc tu sửa chùa. Chùa kiến trúc theo thức "chữ khẩu và chữ quốc " theo hệ thống cấu pháp thời nhà Phật. Năm 1947, những công trình quý báu này bị thực dân Pháp phá hoại, dốt cháy. Tuy nhiên vẫn còn một số điêu khắc giá trị ở gác chuông Tam quan và Hộ tiền đường chạm trổ tiên nữ cưỡi rồng, chàng trai cưỡi hổ đánh rồng..rất sống động. Hai cái am thờ hai di hài nhà sư ở bên cạnh chùa được xây dựng bằng gạch cổ thời Mạc, có hình các con thú, lá cây, hoa cúc rất độc đáo. Khi chưa bị cháy, tại chùa còn nhiều vật quý hiếm như quạt ngà, quạt tê giác của vua Lê và chúa Trịnh ban.. Hiện nay , chùa vẫn còn giữ cuốn sách đồng khắc chữ hán nói về lịch sử chùa cùng một khánh đồng to đời thiết sơn son thếp vàng có chạm hai bài thơ của vua Lê Hy Thông( 1680 -1705) và vua Lê Dụ Tông(1705 - 1719)khi về thăm chùa và một số bia đá cổ thời Mạc Sùng Khang ( 1566- 1577), Thịnh Đức( 1653- 1657), Cảnh Hưng.(1740-1786)... Năm 1964, chùa được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật lọai A, được tu sửa vào năm 1967. II.Quy họach và kiến trúc 1. Thế đất và cảnh quan môi trường: Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ thứ nhất sau công nguyên, chủ yếu các nhà sư người Việt đi các nơi truyền giáo thì họ phải lập chùa Phật dưới các mái đá để thờ Phật , khi Phật giáo phát triển thì mới có điều kiện xây chùa. Chùa Đậu nằm ở rìa làng do những người theo Phật đóng góp xây dựng, là nơi những cụ bà cao tuổi hay lui tới chùa. Chùa nhìn ra cánh đồng . Có thể thấy, vào thời Lý do đất nước được thống nhất và kinh tế phát triển nên chùa tháp thờ Phật là những công trình kiến trúc nghệ thuật hoành tráng. Do Phật giáo nhập nhập thế nên đất nước phục hưng, xuất hiện nhiều làng nghề: gốm, đục đá, gạch ngói, trạm khắc...có khả năng chi viện cho nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình kiến trúc nghệ thuật như chùa Đậu và một sô chùa khác. Hầu hết, các khu đất được chọn xây dựng chùa đều rất rộng rãi, thoáng đãng, không xa khu dân cư, gần nguồn nước, gần đường giao thông thuận tiện thời đó. Chùa Đậu là một trong những chùa có khuôn viên như thế. Nơi đây thường rất tĩnh lặng, không khí trong lành, cây cối quanh năm xanh tốt, mang đầy vẻ huyền bí, thiêng liêng. Sân vườn thường rất rộng. 2. Trang trí kiến trúc nội ngọai thất: Chùa Đậu được xây dựng theo thức '' chữ khẩu và chữ quốc". Kiểu kiến trúc sử dụng không gian nửa kín nửa hở để tách biệt với thế giới bên ngoài nhưng vẫn gần gũi với nhân dân. Kiểu mặt bằng này tạo cho ngôi chùa một sự bề thế, khang trang làm thay đổi diện mạo kiến trúc Phật giáo cách mạnh mẽ mà vẫn giữ được khuôn viên vuông vắn, tạo không gian cân đối, có chiều sâu, phù hợp với chức năng thờ cúng . Đủ để thỏa mãn yêu cầu tu hành được Thiền sư Pháp loa đã viết trong sách Tam Tổ Thực lực " cảnh không gần nhân gian mà cũng không xa nhân gian, vì gần thì ồn ào mà xa thì không ai giúp đỡ cho. Cảnh có thể là chỗ yên nghiệp để dưỡng thân, tâm linh sáng suốt...." Chùa Đậu có mặt bằng kiến trúc là hình chữ công, có bố cục đăng đối theo một đường trục tưởng tượng từ ngòai vào trong. Kiến trúc xây dựng phong cảnh kết hợp hài hòa giữa những thứ con người tạo ra với thiên nhiên. Các nghệ nhân thời bấy giờ chủ động, tiếp thu và biến đổi tinh hoa văn hóa thế giới cho phù hợp với văn hóa người Việt mà còn kế thừa văn hóa truyền thống làm cho nền văn hóa nghệ thuật thời Lý càng có sự phát triển cao hơn. Nghệ thuật dân gian , kiến trúc dân gian đều rất biến hóa. Ngôi chính điện từ thời Lê, mái lợp ngói mũi hài, các cột , xà đều chạm rồng; những bệ đá chân cột chạm hoa sen, bộ cửa tám cánh đều trạm tứ linh, tứ quý, sơn son, thếp vàng.... Trước cổng chùa là cổng Tam quan đồng thời là gác chuông hai tầng, tám mái với đầu đao cong vút, kiến trúc tách rời độc lập với khối nhà chính. Nhiều bộ phận gỗ được chạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá, tầng trên treo một quả chuông đúc năm 1801 thời Tây Sơn. Hình tượng con rồng có ý nghiã rất đặc trưng và thay đổi theo từng thời kỳ. Trên thế giới , trong cộng đồng dân tộc đã có hình tượng con rồng nhưng không đâu giống nhau thể hiện sự sáng tạo giữa các vùng. Con người từ xưa chưa có ý thức về nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh thường sợ hãi trước các hình tượng đó nên đã thờ Phật tổ để cầu mong phù hộ cho mình nhưng không mấy tác dụng bèn thờ một con vật cao hơn là con rồng, mỗi cư dân tưởng tượng một cách. Hình tượng con rồng thời Lý ở Việt Nam xuất phát từ điều kiện địa lý kinh tế, người Việt Nam sớm định cư vì làm ruộng nên gắn với loài rắn, hình tượng con rồng thời Lý là rồng rắn. Con rồng được chuẩn hóa, nhất quán chứng tỏ tư tưởng và nghệ thuật đều thống nhất. Khuôn viên chính là 1 hình chữ nhật 43m x 32m gồm phía trước là một tòa tiền đường 7 gian 2 chái. Hai đầu phía sau nối vào 2 dẫy hành lang 11 gian thì gian đầu một bên thờ Ðức Ông, một bên thờ Ông Giám Trai, 6 gian sau đắp tượng La Hán và Kim Cương, 2 gian cuối dùng làm phòng ngủ chư tăng. Lưng khuôn viên là hậu đường cũng 7 gian 2 chái như tiền đường. - đây có bàn thờ các vị sư tổ, tượng và bàn thờ hậu và chính phi ,có cả tượng và bàn thờ ông đốc công điều khiển việc trùng tu chùa . Hai đầu hậu đường là 2 phòng của hành lang 2 bên kéo dài. Trong lòng khuôn viên là 2 tòa trung điện và thượng điện dựng trên nền cao, có nhà thiên tượng hay ống muống rộng nối vào nhau từ tiền đường, qua trung điện đến thượng điện thành thế chữ vương là kiểu đặc biệt của chùa này mà không nơi nào có.  Trước mặt tiền đường là 1 sân gạch rộng, hai bên có xây nhà giải vũ 5 gian làm nơi sửa soạn nghi lễ rước sách, hội hè và là nơi nghỉ ngơi cho khách hành hương. Trước sân dựng 1 gác chuông và 2 cửa phụ ra vào. Gác chuông kiểu đẹp, dưới xây tường, trên lầu gỗ với 8 mái đao góc uốn cong. Hình như tòa gác chuông này đã được tôn nền cao lên để khoảng giữa đủ chiều cao cho kiệu rước đi lọt qua.  tòa thượng điện và trung điện là phần xưa nhất của chùa. Hai tòa này và cả ống muống, vách bọc chung quanh được làm hoàn toàn bằng gỗ theo kỹ thuật ván đổ nong như ở các kiến trúc xưa, nhưng ở đây trên mỗi thanh đổ đầy đặn đều được trang trí bằng những hình chạm nổi hạt ngọc bốc lửa (hỏa châu). Còn trong mỗi ô cửa sổ thông gió trổ ở 2 bên hông sườn kiến trúc thì chạm thủng tứ linh: long, ly, quy, phượng vùng vẫy, múa chầu giữa những cụm mây lửa hoặc chạm từng chữ thánh thọ vô cương nổi giữa những rồng, phượng, rùa, lân và mây lửa, bố cục sôi nổi. Trên mỗi cây cột lim, chạm 1 ổ rồng hình bầu dục nhọn đầu trong chiều dài của cột. Trong những tai trượng nghiêng, ôm bọc đầu những khuôn cửa, thì chạm tiên nữ đội mũ cánh sen, xòe đôi cánh, dang cánh tay trần, cầm quạt và uốn ngón múa may. Những cánh cửa cũng chạm rồng uốn khúc giữa những cụm mây hoặc trên nền triện gấm, qui tiền 1 trổ thủng. Chùa đậu vì vậy nổi tiếng là được trạm trổ công phu và rực rỡ trong Kiến trúc Việt Nam.  Mái hai tòa thượng điện, trung điện này cùng ống muống được lợp bằng loại ngói mũi hài cổ đặc biệt là to dầy khoảng cỡ 20 cm x 30 cm x 3 cm.  Nếp tiền đường bên ngoài cũng được đục chạm, trang trí rực rỡ, sống động với những rồng mây, nhưng chỉ ở bộ phận rường kèo bên trên và được tô mầu thuốc phần nhiều là xanh lam và trắng, mang phong dạng của nghệ thuật thế kỷ 17 không mạnh và độc đáo bằng hai tòa điện bên trong. Cột kèo của tòa nhà này cũng không to mập, vững vàng như hai tòa kia. Ðáng tiếc là hai tòa điện cổ kính và nổi tiếng về phong cách chạm trổ công phu rực rỡ này đã bị quân đội viễn chinh Pháp đốt cháy năm 19472. Khoảng năm 1952 nhà sư trụ trì chỉ xây cất lại một am gạch kiểu long đình trên nền điện cũ để thờ bà ậu; mà không hiểu do may mắn nào mà tượng còn tồn tại được vì thượng điện hay cung cấm chính là nơi thờ Bà. Pho tượng bà đậu ở đây có mặt trái soan, tay phải giơ lên đưa hai ngón tay giữa hướng lên trời, là kiểu khác với các tượng Tứ Pháp thờ tại nhiều nơi trong vùng đồng bằng Bắc bộ và có thể coi là đẹp hơn cả . Ở gian giữa , trên giá chiêng có ván bịt, gọi là bụng lợn ( hay còn gọi là rốn lợn) nhằm đỡ xà dọc tức là thượng lương hình khối chữ nhật có ý nghĩa giá trị nhất. Sau đây là một số chi tiết trang trí đặc sắc của Chùa Đậu. Ở Trung Quốc thường hay lợp ngói ống từ trên thẳng xuống nhưng ở chùa này ngói trọ thành một đường thẳng, hai đầu mái khớp với nhau, có tính chất đan vào nhau về mặt cấu trúc gỗ. Đây là một kiểu kiến trúc tương đối phức tạp vì phải tính toán cho hai đường chạy của mặt trước và mặt cạnh phải thật khớp với nhau. Và nếu quan sát kĩ chúng ta sẽ thấy rõ những hình rồng ở trên nóc mũi theo kiểu rồng thời Lý ở chùa Đậu. Trên mái chùa, trên cùng là bờ nóc được tạo bởi những gạch hộp hoa chanh, bên trong rỗng làm cho trọng lượng nhẹ bớt đi, mặt nguyệt ở hai bên là đầu rồng . Hai đầu đao của bờ nóc đăng đối nhau gọi là con chông. Hai con vật ở giữa gọi là hai con xô. Thường thì trên mái bờ nóc bao gồm : con xô, con chông, đầu đao tạo nên bố cục đăng đối nhau. Mồm rồng há ra có hòn ngọc ở bên trong, có bốn chân, có tai, râu và sừng. Như vậy , ta có thể thấy rồng được trạm khắc vào khoảng thế kỉ 13, 14 sau kháng chiến chống Nguyên- Mông.Kiến trúc vốn không mềm mại như rồng thời Lý nhưng có tính chất con vật hơn không mang tính chất trang trí như thời Lý. Các hình ảnh trang trí mang đậm tính dân gian thể hiện ở hình một người nắm đuôi con lân. Kiến trúc là bốn hàng chân, có xà nách, có nghe bảy ngoài cùng để đỡ mái hiên. ngòai ra phía trên còn có á rường, mỗi con rường đỡ một hoành, trồng rường thường là rường cụt ở cạnh vì kèo. Các hoa văn trang trí có mây lửa khá cứng cỏi, đầu lân có chân ở dưới đuôi chống lên trên, tay bên dưới cầm râu rồng. Đây là hình thức trạm nổi. Tuy nhiên vào đầu thế kỉ 17 ở đây có một nửa trạm nổi, nửa trạm lông nhưng trạm lông không rõ. Những đường nét của hình rồng có hình ảnh con cò trên cưỡi rồng, hai tay hai bên đầu rồng, trên là cột trốn, chân rồng có 3 móng. Như vậy , lối mô típ này chỉ có ở thế kỉ 17 trở đi. Các vết trạm trổ khá nông nhưng thân rồng thì trạm sâu hơn. Cầu mái có một thanh giằng được tạc vào một cái xà dọc, cũng có khi có cả xà thượng xà hạ dùng cho gian trong) góp phần làm mái vững trãi hơn,kiên cố hơn, tàu mái khỏi trôi.Những mảnh gỗ dài ra để đỡ hòanh được gọi là ghép hòanh, đỡ cột rốn có đấu cửa: cửa bức bàn để mở từ bên trong vì thế bậu cửa bên ngòai cao hơn phía trong. Phía dưới có bậu cửa, phía trên có xà hạ, dưới xà hạ có khung cửa khá cao. Ngoài có tú hàng chân về nguyên tắc trên xà nách bao giờ cũng có gian chính. Ngôi nhà này có năm gian cân đối nhưng chỉ có gian giữa mới có rường cột ở trên. Ở giữa có một lối kiến trúc có đáu mà không phải cột trốn là một hình thức giá chiêng, thay cột trốn kia là bằng trục, xà nối hai đầu cột với nhau gọi là câu đầu. Những đầu rồng ở gian chính gọi là đầu kìm, nhưng không phải đầu kìm nào cũng giống nhau và có cả thảy mười hai đầu kìm do nhiều người thợ khác nhau tạo nên. Ở gian giữa, trên giá chiêng ta thấy có ván bịt giữa hai trụ và xà thượng, đó chính là bụng lợn. Nó dùng để đỡ thượng lươn, ở chính giữa giống xà dọc xó hình khối chữ nhật được xem ngày xem giờ để đặt xuống. Nếu mỗi bên có tám cái gọi là bát bửu hay bộ nghi trượng( vật tượng trưng cho các nghi thức rước của chùa) làm cho việc thờ cúng thêm oai phong lẫm liệt. Ở gian bái đường có ông Thiện (bên phải) và ông Ác ( bên trái) và không phải ở chùa nào cũng giống nhau. Sự thể hiện nét mặt, cử chỉ , dáng điệu đều đặc trưng cho tính cách của hai pho tượng. Có thể thấy các nghệ nhân xưa đã làm rất tỉ mỉ và công phu. Ở gian thờ Mẫu( hay còn gọi là Ban Sơn Trang) Thượng Ngàn, hai bên có hai Kim Đồng- Ngọc Nữ hoặc thị giả. Nó khác với ban thờ Phật ở chỗ người ta thờ ở trên chứ không thờ ở dưới gầm. Trên bàn thờ, ba pho tượng ở trong đều giống nhau nhưng khác ở các yếm ở bên trong có màu sắc khác nhau( trắng, xanh , đỏ..) . Ban thờ Tam Phủ, ở giữa là Mẫu Thiên , hai bên là Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu thoải. Các hang chầu là đàn ông, có năm vị hang nữ, có bốn vị xếp từ trên xuống dưới. Ở giữa có một vị mẫu nhưng xếp thấp hơn một bậc là Bà Mẫu Liễu Hạnh. Bên trên treo rất nhiều nón, thuyền , mũi có nơi treo cả mũ cối của bộ đội. Điều đó cho thấy những người đi theo Mẫu rất nhiều người, nhiều thành phần, nhiều địa phương, nhiều dân tộc, ở chỗ mũ không giống nhau. Nhưng ở đây thiếu mất đôi rắn thần là Thanh Xà và Bạch Xà. Ở dưới gầm là Ngũ Hổ và có thể chỉ có một con. Một bức tranh hay một bức tượng ở đây thường có ông lốt (con rắn) vì con rắn ở dưới nước phù hợp với tính âm của Mẫu và cứ đến mùa xuân nó lại lột xác và lớn lên. Qua mỗi mùa đông sang xuân luôn mới. Con hổ là loài mãnh thú, là chúa Sơn Lâm nhưng vẫn được thuần phục thể hiện cho sức mạnh của Mẫu. Bởi vậy, luôn luôn có hình tượng con hổ đi theo Mẫu. Nơi nào đẹp nhất thì nơi đó trở nên linh thiêng. Điện thờ là nơi mai táng ông Vũ Khắc Minh có một bộ xương nguyên dáng ngồi thiền , bàn chân ngửa lên trời tập trung suy nghĩ và được bó xương từ thế kỉ 17. Hai bên là hoa quả, bên dưới có hình tượng con rùa đứng lên trên lưng thể hiện sự long trọng , đề cao người được thờ. Vì con rùa là con vật sống lâu có thật , biểu hiện cho sự trường tồn còn hạc biểu hiện cho sự cao quý. Hai hình tượng này biểu hiện cho sự trường tồn của Mẫu. Vì thế vào đầu năm những người buôn bán thường hay đến đền thờ Mẫu để cầu mong cho việc buôn bán của mình. III. Giá trị nghệ thuật: 1. Nội dung lí lịch các pho tượng thờ chủ yếu: Đặc biệt nhất của chùa đậu là hai pho tượng hay chính xác hơn là hai nhục thân của hai nhà sư đã tu ở chùa này vào thế kỷ XVII, là thiền sư Ðạo Châu Vũ Khắc Minh và thiền sư Ðạo Tâm Vũ Khắc Trường.  Tương truyền hai vị là người thôn Gia Phúc sống vào đầu và giữa thế kỷ XVII, đã kế tiếp nhau tu tại chùa đậu. . Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường là hai nhà sư từng trụ trì chùa Đậu vào thế kỷ 17. Thiền sư Vũ Khắc Minh tự là Đạo Chân, người xã Gia Phúc, huyện Phúc Khê. Thiền sư Vũ Khắc Trường tự là Đạo Tâm, là học trò, đồng thời ở ngoài đời là cháu gọi thiền sư Đạo Chân bằng chú. Thiền sư Đạo Tâm có vị trí cao trong giới Phật giáo lúc bấy giờ. Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh: Nhân dân quanh vùng gọi thiền sư Vũ Khắc Minh là nhà sư rau, bởi quanh năm thức ăn của ông chỉ duy nhất là rau. Trước khi mất ông ngồi vào trong am để tụng kinh, mang theo một chum nước và một chum dầu để thắp. Ông dặn các đệ tử '' Sau ba tháng mười ngày nếu không thấy tiếng gõ mõ tụng kinh nữa mới được mở cửa am ra. Nếu thi thể của ta còn nguyên vẹn thì lấy sơn ta bả lên người, con nếu đã bị ôi thối thì dùng đất lấp am''. Vị thiền sư đã chuẩn bị cho sự ra đi của mình. Cho đến nay , khỏang thời gian ba tháng mười ngày đó vẫn mãi là bí ẩn không lời giải đáp. Sau năm 1931 ở đầu tượng có một vết nứt độ 2mm lộ ra ở bên trong cùng là xương sọ, tiếp đến một lớp bồi dầy từ 2 đến 4 mm, chất bồi là đất gò mối mịn trộn sơn sống và mạt cưa giã nhỏ, đoạn phủ một lớp sơn ta mầu cánh gián, và ngoài cùng thì phủ quang dầu. Gần đây các nhà nghiên cứu chiếu quang tuyến X, thấy rõ xương cốt còn nguyên vẹn bên trong tượng xác. Pho tượng hiện nay cao 57 cm và nặng 7 kg.  Tượng thiền sư Vũ Khắc Tường : ông là người thừa kế thiền sư Vũ Khắc Minh, theo tương truyền là người đã cho khắc tấm bia năm Dương Hòa thứ 5 và như vậy là nhà sư đã tham gia trực tiếp vào cuộc đại trùng tu Pháp Vũ Tự vào những năm trước đó. Tượng thiền sư đã bị nước lụt tràn đến ,làm trôi gẫy làm hai đoạn nên người ta đã gắn lại và tô bọc bằng cát vôi mật, vì thế pho tượng xác này nặng hơn pho kia. Tượng được sơn trắng, tô môi vẽ mắt, ngồi ngay hơn nên vì thế mà kém nét tự nhiên hơn. Hai pho tượng trước kia được thờ trong hai ngôi miếu nhỏ, xây bằng gạch, ở bên ngoài khuôn viên chính, nay được di chuyển vào thờ trong hai khám gỗ tại hậu đường.  Giáo Phật tử cho rằng , hai vị thiền sư đã tu luyện được " lửa tam muội" một lọai lửa có thể chiến thắng mọi tác động bên ngoài và trường tồn với thời gian mà vẫn được lưu truyền trong Phật giáo. Cách giải thích này cũng không phải không có lý, bởi hiện hai vị sư này vẫn trong tư thế ngồi thiền như trước khi viên tịch. Còn theo như lời vị sư trù trị chùa Đậu, Đại Đức Thích Thanh Nhung thì hai vị thiền sư sau khi đắc đạo tại chùa đã để lại Toàn Thân Xá Lợi. Xá Lợi đốt không cháy, ngâm trong nước không tan, không bị không khí thời gian bào mòn. Quy luật của vũ trụ là: Vật chất chỉ có thể biết đổi từ dạng này sang dạng khác mà Phật Giáo còn gọi là: Thành, Trụ, Hoại, Không. Xá Lợi không bị chi phối bởi không gian, thời gian và quy luật của vũ trụ. Chính vì vậy là một vật báu, là một quốc bảo được cung kính thiên liêng như một đức Phật sống. Theo quy luật của đạo Phật, Xá Lợi chỉ để lại trên trái đất 5 - 10% của toàn thân xá loại nên gọi là toái thân Xá Lợi. Nhưng hai vị Thiền sư đã để lại toàn thân Xá Lợi song tồn tại với thời gian nào đó 10 năm, 200 năm hay 2000 năm…. là do Thiền Sư ấy quyết định, toàn thân Xá Lợi sẽ chuyển về toái thân Xá Lợi. Phật Giáo ở các nước trên thế giới như Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Tích Lan (srilanka), Nhật Bản…. cũng đã có những pho tượng để lại toàn thân Xá Lợi. Như ở Ấn Độ còn pho Sư Tổ Ma Ha Ca Diếp Tôn giả, ở Tây Tạng có Tháp thờ Xá Lợi của Tổ Sư Liên Hoa Sinh Thượng Nhân Tố Đạt Lai Đạt Ma. Ở Trung Hoa có Xá Lợi của Đức Lục Tổ Huệ Năng hiện thờ tại Chùa Nam Hoa huyện Khúc Giang tỉnh Quảng Đông. Tại Chùa Vân Môn tỉnh Thiếu Châu thờ Xá Lợi của Tổ Vân Môn Yến Thiền Sư và Xá Lợi của Ngài Từ Hàng Pháp sư. Ở Nhật bản có Xá Lợi của Tô Nhật Liên Bồ Tát (nichiren) và Xá Lợi của Tổ Truyền Giáo Đại Sư (dengdainhi). Ở Việt Nam có Xá Lợi của Tổ Sư Từ Đạo Hạnh, Tổ Không Lộ Thiền Sư (Nguyễn Minh Không), Tổ Giác Hải Thiền Sư, Tổ Đơn Điền Thiền Sư và hiện hai pho tượng toàn thân Xá Lợi đặc biệt giá trị hy hữu nhất của nước Việt Nam còn tồn tại, thờ tại Chùa Đậu. Đó là một biểu tượng cho hàng Thánh Tăng Việt Nam có những bậc vĩ nhân siêu thoát đã chứng đạt một cách thấu triệt viên mãn giáo lý Phật Đà. Một dân tộc tự hào có nền văn minh sớm và cao cả vì dân tộc ấy còn tồn tại những chứng tích, báu vật, tư liệu văn hóa cổ, hiện được bảo tồn. Tuy nhiên sự khẳng định về giá trị, chứng tích, tư liệu cổ đại tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia, của mỗi thời đại. Nhưng những chứng tích ấy thể hiện bằng trí tuệ siêu Việt, vượt không gian, thời gian lên lên tột đỉnh thượng tầng triết học của loài người, thì dù Đông hay Tây học vẫn được tôn thờ và đỉnh cao của sự thành tựu ngự tại nhân sinh. Toái thân Xá Lợi trên thế giới có rất nhiều, ở Việt Nam có Vua Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng xuất gia ở núi Yên Tử, sau Ngài để lại toái thân là những viên ngọc, bồ tát Thích Quảng Đức thiêu thân phát nguyện trái tim bất diệt, hiện nay vẫn còn lưu giữ…. Giáo lý Phật Đà bao gồm 10 pháp môn chính, trong đó 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu hành, ai ngộ được 1 trong 8 vạn 4 ngàn pháp môn đó đều được đắc đạo giải thoát. Theo lời di chúc của Thiền Sư: “Ta vào nhập thất 100 ngày tụng kinh niệm Phật, sau đó xác thân sẽ được giữ nguyên.” Hết 100 ngày các thiện tín Phật tử mở cửa Am (Tịnh thất), thấy Thiền Sư vẫn ngồi theo thế nhập Thiền và có mùi thơm. Qua mấy chục năm áo vải bị ẩm, rơi rụng khi đó Thiền sự chỉ còn da bọc xương. Các thiện tín đã mặt cho Thiền sư một lớp áo bằng sơn ta, cho đến nay áo đó vẫn còn nguyên nên Thiền sư cũng khen là bền và đẹp. Ta có thể nói rằng: Thiền sư nhập thất tu tập Thiền định, kết hợp với pháp môn tu Tịnh độ, như vậy các Ngài đã Thiền, Tịnh song tu, pháp môn tịch chiếu “Tịch mà thường chiếu, chiếu mà thường tịch.” Bởi thế toàn thân Xá Lợi của hai Thiền sư đã kết thành giới thân bất hoại trường tồn. Vậy nên đệ tử Phật phải hiểu điều căn bản muốn tu tập đạt kết quả là phải có tự lực, song điều thiêng liêng là phải được thừa hưởng tha lực của chư Phật, chư Bồ Tát. Danh hiệu của hai vị Thiền Sư là Tự Đạo Chân và Tự Đạo Tâm. Nếu ghép hai chữ vào ta hiểu là Chân Tâm. Tâm trí của các vị Thiền Sư như muốn nói với chúng ta những điều khẩn khiết. Đức hạnh của các Ngài như mặt trăng soi chung, nước ở đâu là ánh trăng in hình ở đó. “Ngàn sông có nước ngàn trăng hiện, Muôn dặm không mây muôn dặm trời.” Những ai phát tâm tự thấu hiểu điều này. Khoa học thế giới ngày nay đã tự khẳng định: Muốn ướp xác đồng thời phải thoả mãn 3 điều kiện: Phải có thuốc Phải hút ruột, hút óc Phải để thể xác trong hòm kín, không có không khí Năm 1983, khoa học đã chứng minh rằng xquang (Thiền sư Tự Đạo Chân pháp danh Vũ Khắc Minh) kết luận rằng: Không có vết đục đẽo Không có hiện tượng rút ruột, rút óc và các khớp xương dính chặt với nhau như thể tự nhiên. Cân nặng 7kg. Như vậy, hai Thiền-Sư đã không cần 3 điều kiện nói trên mà vẫn để lại toàn thân xá lợi. Đây quả là một phương pháp ướp xác tinh xảo của các Thiền-Sư. * Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay: Quan Thế Âm là vị bồ tát có nhiều phép thuật, hay cứu chúng sinh nên ngài có nghìn mắt, nghìn tay và được gọi là Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (Quan Âm nghìn mắt nghìn tay). Hình tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đã có mặt tương đối sớm. Quan Thế Âm là một vị Phật đã nghe thấy tiếng kêu lên, những nỗi thống khổ của con người nhưng không biết làm thế nào đẻ có thể cứu vớt chúng sinh nên bà đã đập đầu mình ra để có thể chia được tới các vùng khác nhau. Cảm kích trước tấm lòng của người, Đức A Di Đà đã cố gắng nhặt những mảnh vỡ đó thì được mười một mảnh và tạp ra mười một cái đó thì được mười một mảnh và tạp ra mười một cái đầu. Điều đó lý giải tại sao Quan Âm có mười một đầu, ngồi bên cạnh Đức A Di Đà, bên cạnh là Đại Thế Chí Bồ Tát, người giúp việc cho A Di Đà ở khái cạnh những quan niệm lớn , giúp cho A Di Đà thực hiện những quan niệm của mình, thực hiện chủ trương, hành động, cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Chính vì người có lòng thương ngừơi vô biên nên người ta hay kể riêng vị này, và kể nhiều hơn các vị khác. Đặc trưng riêng của người Phương Đông là đặt Quan Thế Âm Bồ Tát vào một bàn thờ riêng biệt. Và để tất cả những nỗi thống khổ kia của chúng sinh đều tới được vị này người ta đã định vị 42 cánh tay lớn cho người. Những cánh tay này thể hiện đăng đối từng đôi một và không có bàn tay nào giống bàn tay nào. Điều đó cho thấy sự đa diện , đa tài của Quan Thế Âm. Và phía sau tượng cũng có rất nhiều tay, mỗi cánh tay là một ánh hào quang độ lượng của Phật toả sáng khắp nơi nơi. Một điểm đáng lưu ý nữa là, trong mỗi một lòng bàn tay đều có một con mắt. Người ta gọi Phật bà nghìn mắt là ở chỗ ấy. * Tượng Trừng Ác và Khuyến Thiện: (hay còn gọi là Ông Thiện và Ông Ác) Nguyên hai tượng Ông Thiện và Ông Ác này là do sự tích con vua Tỳ-Kheo. Nhà vua này, lịch sử Đạo gọi là ông Vua thứ mười hai thời kỳ Thượng Cổ, sinh được hai người con trai, đặt tên là Tỳ Văn (ông Thiện) và Tỳ vũ( ông Ác). Vua Tỳ Kheo rất mộ đạo đức. Thời kì này có Đức Nhiên Đăng khai Phật giáo, vua Tỳ Kheo có lập một ngôi chùa đẻ lo tu niệm. Khi nhà vua già, muốn truyền ngôi cho con, nhưng thấy tánh Tỳ Vũ (ông Ác) rất hung tợn nen vua Tỳ Kheo sợ Tỳ Vũ sẽ gây nhiều tai ác trong xã hội. Vì vậy, nhà vua ban chiếu gạt Tỳ Vũ đi chiêu mộ anh tài,ở nhà , vua Tỳ Kheo mới truyền ngôi cho ông Tỳ Văn (ông Thiện) bởi ông này bản chất lương thiện. Sau khi Tỳ Vũ trở về , vào triều bái tung hô khi dòm lên thì thấy anh mình ngồi trên ngai vàng . Tỳ Vũ bèn nói: “ anh hiền làm vua, dân không sợ đâu, hãy để ngôi lại cho tôi, tôi dữ là dữ với kẻ hung ác, bạo tàn vô nhân đạo kia; chứ tôi không dữ với người đạo đức hiền lương đâu.” Tỳ Văn bèn nhường ngôi cho Tỳ Vũ, đã thất ngôn với vua cha nên mới cầm Ngọc Ấn tỷ phù chạy lên chùa của vua Tỳ Kheo tu thưở trước.Nhưng vừa chạy đến cửa thì bỏ Ngọc Ấn Tỷ phù mà thoát xác đăng tiên. Tỳ Vũ chạy đuổi bắt anh nhưng đến nơi thấy thế hết sức hối hận, phủ hết sự đời rồi cũng được thoát xác đăng tiên. Hai pho tượng này tiêu biểu cho sự thiện ác, phan chiếu nhau cho nhân thế soi trung đồng thời ngụ ý rằng: “ con người ác mà biết ăn năn hối lỗi một cách chân thật , diệt hết lòng ham muốn sự đời thì cũng được Thiêng Liêng cứu rỗi linh hồn” quyết phủ hết sự đời rồi cũng được thoát xác đăng tiên. Hai pho tượng này tiêu biểu cho sự thiện ác, phan chiếu nhau cho nhân thế soi trung đồng thời ngụ ý rằng: “ con người ác mà biết ăn nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22536.doc
Tài liệu liên quan