Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
Chuyên đề 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Chuyên đề 2: LUẬT TRẺ EM VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Chuyên đề 3: KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Chuyên đề 4: KỸ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIAN
Chuyên đề 5: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CỦA KHỐI LỚP
Chuyên đề 6: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TÂM LÝ- XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
Chuyên đề 7: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẦM NON
Chuyên đề 8: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG GIÁO DỤC MẦM NON
Chuyên đề 9:KĨ NĂNG HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN
Chuyên đề 10: TỔ CHỨC, HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
Chuyên đề 11: ĐẠO ĐỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG XỬ LÍ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG MẦM NON
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
D. Tài liệu tham khảo
30 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non hạng III, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện.Quá trình làm việc nhóm cùng cần có sự giám sát, đành giá định kỳ, đột xuất để đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ, đúng mục tiêu. Nhóm cần động viên, khích lệ các cá nhân làm việc tích cực, tổ chức đối thoại về những vướng mắc một cách thẳng thắn, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều thấu hiểu và phối hợp hiệu quả trong quá trình làm việc. Trưởng nhóm có trách nhiệm kết nối, tổng hợp lại toàn bộ các phần việc của các thành viên để công việc chung được thực hiện đúng lịch trình và có hiệu quả. Sau khi kết thúc nhiệm vụ, nhóm cần trao đổi, rút kinh nghiệm, có thể khan thưởng hoặc quy trách nhiệm với các thành viên.
b. Trong dạy học, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, tôi đã áp dụng tổ chức cho trẻ sinh hoạt theo nhóm cá nhân và tổ chức nhóm:
VD: Trẻ được hoạt động, vui chơi dưới hình thức trẻ làm trung tâm đã tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động, mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin và hứng thú, dám thể hiện cái tôi của mình, bước đầu đặt nên tàng cho việc đào tạo nên những con người dám nghĩ dám làm trong tương lai.
=> KQ:
- Trẻ khởi xướng
- Trẻ thiết kế: chọn trò chơi – đồ chơi
- trer tham gia theo sở thích
- Trẻ chơi tự nhiên không gượng ép, gò bó, giả tạo
- Trẻ tự động chơi
- Trẻ tự nguyện chơi, hứng thú tham gia chơi, giáo viên không gò bó hay áp dặt trẻ chơi.
c. Bản thân tôi tự rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và tổ chức nhóm.
Để thực hiện các hoạt động thì một các nhân dù xuất sắc đến đâu cũng không thể làm được nếu không có sự trợ giúp của những người cùng làm việc với mình. Vì vậy, điều cơ bản nhất là phải tạo được sự đồng thuận hay tiếng nói chung về quan điểm và mục đích chung của nhóm giữa những người trong nhóm. Để thực hiện được các hoạt động chung tôi cần rèn luyện một số kỹ năng sau:
- Biết lắng nghe
- Tổ chức công việc
- Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau
- Có trách nhiệm với công việc được giao
- Khuyến khích và phát triển cá nhân
- gắn kết
- Tạo sự đồng thuận
- Vô tư ngay thẳng.
CHUYÊN ĐỀ 4: KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
I. Những kiến thức cơ bản của chuyên đề:
1. Những vấn đề chung về quản lý thời gian của GVMN
- Khái niệm quản lý thời gian: là quá trình lập danh sách những điều cần làm, nguyên tắc thực hiện thời gian biểu, đảm bảo rằng mọi việc được thực hiện theo đúng kế hoạch, không bị lãng phí.
+ Quản lý thời gian của GVMN: là quá trình GVMN lập danh sách những điều cần phải làm trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN theo nguyên tắc mọi việc được thực hiện đúng kế hoạch và đạt hiệu quả.
- Phân chia thời gian hợp lý: nếu thời gian được phân chia một cách hợp lý nghĩa là chúng ta đã có chiến lược sử dụng thời gian một cách thông minh cho việc theo đuổi những mục tiêu quan trọng nhất.
- Quản lý thời gian hiệu quả nhất: Là quá trình thường xuyên thực hiện việc phân chia thời gian hợp lý bao gồm việc lập kế hoạch làm việc, danh mục nhhuwngx việc cần làm, ủy quyền công việc và những hệ thống khác.
2. Các bước quản lý thời gian:
- Lập thời gian biểu
- Thực hiện thời gian biểu
- Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện thời gian biểu
3. Rèn luyện các kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả:
- Rèn luyện nhóm kỹ năng liên quan đến nhận thức về bản thân.
- Rèn luyện nhóm kỹ năng liên quan đến nhận thức về công việc.
- Rèn luyện nhóm kỹ năng liên quan đến sắp xếp công việc ngăn nắp.
II. Giải pháp thực tế:
Quản lý thời gian quyết định hiệu quả công việc, kỷ cương nền nếp của nhà trường. Là một Phó Hiệu trưởng và là chủ tịch công đoàn nhà trường, tôi tự xác định phải quản lý tốt thời gian của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng như của bản thân.
1. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tôi làm như sau:
Xây dựng nội quy quy chế nhà trường ngay từ đầu năm học. Trong quy chế xây dựng rõ thời gian làm việc của cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường trong năm là bao nhiêu, giáo viên được nghỉ thế nào? Nhân viên được nghỉ thế nào? Thời gian cô đón sớm trả muộn cụ thể, đảm bảo 8 tiếng/ngày, thời gian trực trưa cụ thể từng người.
- Thông báo chế độ thai sản, cho con bú của giáo viên, nhân viên được hưởng cụ thể theo luật để 100% giáo viên, nhân viên nắm được...
- Công đoàn lập danh sách giáo viên nhân viên được hưởng chế độ thai sản, cho con bú.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi lịch thực hiện lịch sinh hoạt một ngày cho trẻ ở các nhóm lớp.
- Phân công nhiệm vụ giáo viên, nhân viên đảm bảo đúng người, đúng việc, không lãng phí thời gian.
* Từ những nội quy quy chế của nhà trường, tôi đã có kế hoạch quản lý thời gian của bản thân:
- Lựa chọn thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày, lựa chọn thời điểm tỉnh táo nhất để làm những công việc quan trọng.
- Kiểm tra cách sử dụng thời gian trong ngày bằng cách: Ghi chép lại những công việc đã làm được trong ngày và so sánh những công việc đã đề ra xem mức độ hoàn thành công việc để có chế độ điều chỉnh hợp lý
- Trong quá trình làm việc nếu thấy bản thân căng thẳng, không tập trung, hiệu quả công việc thấp... tôi nghỉ ngơi thư giãn nghe nhạc xem phim...Mỗi tuần nên dành thời gian thư giãn bên gia đình.
- Bản thân cần chấp nhận sự thay đổi đột ngột trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Luôn nghiêm túc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Cần tập trung trí tuệ trong khi làm việc để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Cố gắng hoàn tành tốt các công việc được phân công.
- Linh hoạt thời gian làm việc có thể làm việc tại trường, tại nhà hoặc đến một khu vực tên tĩnh có nhiều cây xanh bóng mát, tạo không khí làm việc thoải mái.
- Luôn sắp xếp bàn làm việc gọn gàng sạch sẽ
- Trong quá trình làm việc tôi thường xuyên ghi chép lại công việc vào sổ nhật ký để tiện theo dõi. Những công việc quan trọng tôi đánh dấu vào quyển lịch theo từng ngày để thực hiện đúng thời gian
Từ những việc làm trên và cách phân bổ thời gian hợp lý cho từng công việc của mình nên trong năm học đó tôi đã hoàn thành tốt công việc của mình.
CHUYÊN ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG RÌNH GDMN CỦA KHỐI LỚP
I. Những kiến thức cơ bản của chuyên đề:
1. Yêu cầu đối với phát triển
chương trình GDMN của khối lớp:
- Khái niệm chương trình GDMN Là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi được tổ chức tại cơ sở giáo dục mầm non trong một thời gian xác địn, trong đó thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi, mức độ.
- Khái niệm phát triển chương trình GDMN Là một quá trình liên tục điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, làm mới toàn bộ hoặc một số thành tố của chương trình giáo dục mầm non đảm bảo khả năng phát triển và ổn định tương đối của chương trình đã có.
- Các yêu cầu cụ thể đối với giáo viê mầm non trong việc phát triển chương trình giáo dục của khối/lớp: Đảm bảo tính mục tiêu của chương trình giáo dục và tính đa dạng trong chuẩn chất lượng chung; đảm bảo tính mở rộng về nội dung, đa dạng về phương pháp; đảm bảo tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tính thực tiễn, tính khả thi; đảm bảo lấy trẻ làm trung tâm, tính tích hợp, tính phát triển, đảm bảo huy động sự tham gia của cha mẹ, đảm bảo theo tiếp cận năng lực.
2. Nội dung và các hoạt động phát triển chương trình GDMN của khối lớp.
- Các hoạt động nhằm phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp gồm: Phân tích tình hình thực tiễn, xác định cách tiếp cận và hình thức thiết kế, xác định mục tiêu của chương trình của khối, lớp, lựa chọn và phát triển nội dung của khối, lớp, lựa chọn và xây dựng hoạt động, chuẩn bị điều kiện thực hiện chương trình, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình.
II. Giải pháp thực tế:
Chương trình giáo dục mầm no do Bộ giáo dục ban hành là chương trình khung mang tính định hướng cho tât cả các đơn vị mầm non trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên việc áp dụng chương trình giáo dục mầm non đến đâu, áp dụng như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và tùy từng đơn vị trường. Trường mầm non tôi đang công tác đã áp dụng và phát triển chương trình GDMN như sau:
+ Căn cứ kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
+ Căn cứ vào bộ chuẩn phát triển trẻ em.
Căn cứ vào khả năng phát triển của trẻ, năng lực, trình độ của giáo viên
+ Căn cứ vào điều kện thực tế của nhà trường.
+ Căn cứ vào điều kện thực tế của địa phương.
Để xây dựng mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Từ mục tiêu giáo dục chung, các khối lớp tiếp tục căn cứ theo đặc điểm phát triển lứa tuổi, khả năng nhận thức của trẻ lớp mình để xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục phù hợp theo từng độ tuổi. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng rất linh hoạt trong việc điều chỉnh, thay thế cũng như đánh giá kết quả đạt được đối với các mục tiêu cụ thể.
Việc phát triển chương trình giáo dục mầm non theo nguyên tắc đồng tâm của trường tôi đã mang lại kết quả cao trong công tác chăm sóc cũng như giáo dục trẻ, và phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
CHUYÊN ĐỀ 6: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TÂM LÝ – XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1. Những kiến thức cơ bản của chuyên đề:
Môi trường tâm lý xã hội bao gồm hệ thống các mối quan hệ có liên quan và hỗ trợ cho nhau, tạo bầu không khí ấm cúng thoải mái cho các thành viên, đặc biệt của trẻ. Môi trường tâm lý – xã hội lành mạnh là động lực thúc đảy mọi hoạt động tích cực của trẻ. Các mối quan hệ đó là: GV- Trẻ, Trẻ - Trẻ, GV – GV, Cha mẹ - GV, CBQL – GV – CNV.
a, Xây dựng mối quan hệ tình cảm, thân thiện giữa GV – Trẻ từ đó tạo ra mối quan hệ lành mạnh giữa trẻ với nhau:
*Vai trò quyết định về GV.
- Mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng. Công bằng là nền tảng cho việc tạo ra mối quan hệ tốt, tránh sự thiên vị.
- Tạo tim cậy, mong muốn chia sẻ, gần gũi giữa Gv- Trẻ: Cô là người mẹ thứ 2. Luôn cư xử với thái độ ân cần niềm nở, biết cách lắng nghe trẻ, luôn gọi tên trẻ khi giao tiếp.
- Tạo mơi quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các hoạt động tập thể: trò chuyện, thảo luận, vui chơi theo đội, chia sẻ cảm xúc kinh nghiệm, trưng bày sản phẩm- chia sẻ ý tưởng, sinh nhật bạn....
* Tạo mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện giữa các GV trong lớp:
- Tạo bầu không khí tâm lý thân ái giữa các giáo viên trong lớp.
- Tôn trong nhau
- Công bằng với mọi thành viên
- Hỗ trợ, hợp tác, phân công trách nhiệm hợp lý rõ ràng.
- Quan tâm đến nhau.
- Là bạn tốt nếu có thể.
- Cư xử lịch sự trước mặt trẻ( nói chuyện, xưng hô...)
- Giải quyết mâu thuẫn ngay khi mới xuất hiện.
- Nên thẳng thắn 1 cách lịch sự, tránh nói xấu nhau.
- Thường xuyên trao đổi ý kiến khi có thể.
* Tạo dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ:
- Thông tin thường xuyên, kịp thời cho cha mẹ. Phối hợp hệ thống nhất trong cuôc sống và trong giáo dục.
- Kỹ thuật thông tin 2 chiều ( Họp phụ huynh, thông báo, .....) giải thích, thuyết phục cha mẹ thay cho ra lệnh.
- Tìm hiểu thông tin về trẻ. Tạo mối quan hệ thân tình giữa giáo viên và cha mẹ. Tạo sự an tâm cho cha mẹ trẻ.
- Tổ chức các hoạt động chung với phụ huynh trong lớp để tăng thêm hiểu biết.
- Thu hút, mở rộng sự tham dự của PH vào quá trình giáo dục, khai thác tiềm năng đóng góp của họ.
- Thường xuyên tổ chức cho cha mẹ thăm quan các hoạt động giáo dục ở tường.
- Không nhận xét tiêu cực về trẻ với cha mẹ. Thông báo tình hình nên có giải pháp, lời khuyên tích cực.
* Tạo mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới.
- Thực hiện bình đẳng trong thu nhập, cơ hội thăng tiến, khen thưởng, kỷ luật.
- Thực hiện dân chủ trường học.
- Ảnh hưởng dán tiếp đén việc giáo dục trẻ qua việc tạo điều kiện thuận lợi về chế độ chính sách cho GV, cơ sở vật chất cho việc thực hiện chương trình.....
2. Giải pháp thực tế:
- Giáo viên cần trau dồi kiến thức, nắm bắt tâm sinh lý của từng độ tuổi trẻ và cũng căn cứ sự trải nghiệm mà trẻ đang sinh sống ( tình hình địa phương) để có biện pháp hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ, làm tốt công tác xã hội hóa. Mỗi giáo viên cần không ngừng học hỏi trao đổi với bạn , đồng nghiệp những khó khăn trong khi tạo môi trường lớp học sao cho phù hợp với từng lớp học nhằm thu hút, lôi cuốn trẻ vào từng hoạt động.
- Giáo viên luôn luôn đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Giáo viên luôn coi trẻ như con của mình.
- Giáo viên lấy phương châm giáo dục trẻ bằng tình yêu thương.
- Giáo viên chú ý giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
- Trong nhà trường, cấp trên cần tạo ra uy tín thực, tránh việc dùng uy quyền để tạo ra sự sợ hãi, ấp lực cho cấp dưới, đồng thời phải gường mẫu, biết nhận trách nhiệm và luôn cầu tiến. Công bằng, không thiên vị, định kiến sẽ góp phần tạo nên bầu không khí yên tâm, tin tưởng nhau.
CHUYÊN ĐỂ 7: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẦM NON
Những kiến thức, kỹ năng thu nhận được về chuyên đề
- Kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét công việc thực tế để đánh giá và nhận xét. Trong giáo dục, kiểm tra có các hình thức: Kiểm tra thường xuyên( hàng ngày) kiểm tra định kỳ hàng tháng, kiểm tra tổng kết cuối kỳ, cuối năm.
- Đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định trình độ, khả năng của trẻ.
=> Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là 2 khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá. Đánh giá thông tin kết quả của kiểm tra.2 khâu đó hợp thành quá trình thống nhất kiểm tra- đánh giá.
- Xem xét tình hình thực tế để đánh gí nhận xét. Như vậy việc kiểm tra sẽ nhứng dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá trẻ.
Đánh giá trẻ mầm non: Đánh giá sự hát triển của trẻ là quá trình thu thậ thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ.
Đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua các hoạt động, qua các giai đoạn cho ta biết những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triển toàn diện của trẻ qua từng giai đoạn, khả năng sẵn sàng, chiều hướng phát triển của trẻ những giai đoạn tiếp theo đó coa thể hục vụ cho những mục đích khác nhau.
Nội dung đánh giá
+ Tình trạng sức khỏe trẻ
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
+ Kiến thức và kỹ năng của trẻ
Phương pháp đánh giá
Sử dụng hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
+ Quan sát
+ Trò chuyện với trẻ
+ Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ
+ Trao đổi với phụ huynh
+ Sử dụng tình huống
+ Đánh giá qua bài tập
Phương pháp sử dụng có hiệu quả, dễ thực hiện là PP quan sát, trao đổi với phụ huynh.
* Đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
- Không đòi hỏi ở trẻ những điều trẻ hông thể làm được hoặc đánh giá thấp khả năng của trẻ.
Hỗ trợ trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình
- Theo dõi sự hát triển của trẻ để điều chỉnh các tác động ích thích sự phát triển của trẻ
- Bộ chuẩn hát triển trẻ em 5 tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc giáo dục cho phù hợp với trể mẫu giáo 5 tuổi
- Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là cơ sở để xây dựng bộ cung cụ theo đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thu_hoach_lop_boi_duong_theo_chuan_chuc_danh_nghe_nghiep.doc