Bàn về sử dụng thuật ngữ pháp lý trong một số bộ luật hiện hành

Hiệu lực pháp luật là giá trị bắt buộc và thời điểm bắt buộc thi hành các quy định của một văn bản quy phạm pháp luật. Thời điểm thi hành và thời điểm chấm dứt thi hành văn bản quy phạm pháp luật có thể được quy định trong chính văn bản quy phạm pháp luật đó. Theo nguyên tắc chung thì văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực về sau (hiệu lực về thời gian), tuy nhiên cũng có những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định hiệu lực trở về trước nếu văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.

 

Ví dụ: Điều 7 Bộ luật hình sự Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian.

 

" 3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm nhẹ hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành".

 

Như vậy, thuật ngữ "hậu quả" và "hiệu lực" không đồng nghĩa với nhau hay đó là hai khái niệm khác nhau. Do đó việc sử dụng thuật ngữ nào trong quy định về kháng cáo, kháng nghị là đúng và chính xác, cần được làm rõ.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về sử dụng thuật ngữ pháp lý trong một số bộ luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bàn về sử dụng thuật ngữ pháp lý trong một số bộ luật hiện hành BÀN VỀ SỬ DỤNG THUẬT NGỮ PHÁP LÝ TRONG MỘT SỐ BỘ LUẬT HIỆN HÀNH THS. NGUYỄN QUANG LỘC – Thẩm phánToà án nhân dân tối cao Một trong những vấn đề rất quan trọng đặt ra trong công tác lập pháp là độ chính xác, tính thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý. Độ chính xác, tính thống nhất trong sử dụng thuật ngữ pháp lý không chỉ ở một văn bản pháp quy mà cao hơn là trong các Bộ luật. Việc sử dụng thuật ngữ pháp lý không chính xác, không thống nhất đối với những vấn đề pháp lý giống nhau hoặc tương tự như nhau, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhận thức về quy phạm pháp luật khác nhau và việc áp dụng pháp luật cũng không thống nhất. Chúng tôi xin nêu một số ví dụ như sau: 1- Về việc sử dụng thuật ngữ "hậu quả" và "hiệu lực": Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị: 1) Những phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay. 2) Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Điều 237 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị: 1) Những phần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành. Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị: Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính không có quy định về vấn đề này. Như vậy cùng là quy định về vấn đề kháng cáo, kháng nghị nhưng ở các điều luật, trong hai Bộ luật nêu trên lại dùng thuật ngữ khác nhau. Trong Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật tố tụng hình sự sử dụng thuật ngữ "hậu quả" và Bộ luật tố tụng hình sự còn dùng thêm thuật ngữ "hiệu lực". Vấn đề đặt ra là hai thuật ngữ này có đồng nghĩa với nhau không? Theo từ điển luật học (Nhà xuất bản từ điển bách khoa 1999) thì hậu quả pháp luật là "sự áp dụng các dạng chế tài pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp luật. Ví dụ: phạm tội hình sự sẽ bị các hình phạt về hình sự, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ dẫn đến bị phạt bồi thường thiệt hại; mua bán trái pháp luật sẽ dẫn đến hợp đồng mua bán bị tuyên bố vô hiệu; kết hôn trái pháp luật dẫn đến hôn nhân không được pháp luật công nhận v.v…". Như vậy hậu quả có nguồn gốc từ nguyên nhân, là cái tất yếu xảy ra hay nói cách khác đó là mối quan hệ nhân quả. Khi thực hiện một hành vi nào đó, người ta có thể thấy trước, lường trước được hậu quả xảy ra nên để hạn chế hậu quả thì phải chủ động đề phòng, hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh những nguyên nhân gây ra những hậu quả bất lợi. Hiệu lực pháp luật là giá trị bắt buộc và thời điểm bắt buộc thi hành các quy định của một văn bản quy phạm pháp luật. Thời điểm thi hành và thời điểm chấm dứt thi hành văn bản quy phạm pháp luật có thể được quy định trong chính văn bản quy phạm pháp luật đó. Theo nguyên tắc chung thì văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực về sau (hiệu lực về thời gian), tuy nhiên cũng có những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định hiệu lực trở về trước nếu văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn. Ví dụ: Điều 7 Bộ luật hình sự Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian. "… 3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm nhẹ hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành". Như vậy, thuật ngữ "hậu quả" và "hiệu lực" không đồng nghĩa với nhau hay đó là hai khái niệm khác nhau. Do đó việc sử dụng thuật ngữ nào trong quy định về kháng cáo, kháng nghị là đúng và chính xác, cần được làm rõ. Theo chúng tôi, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là một văn bản pháp lý có giá trị bắt buộc thi hành. Thời điểm được thi hành chính là nội dung được quy định trong các Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự. Đó là: Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc những phần của bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngoài ra còn có một số trường hợp bản án, quyết định được thi hành ngay mặc dù bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật (Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác khi: bị cáo không có tội; bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt; bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù; bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo; thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam. Vì vậy, việc sử dụng thuật ngữ "hiệu lực của bản án, quyết định" là chính xác hơn thuật ngữ "hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị". Vì hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị có nguyên nhân từ bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án và việc có kháng cáo, kháng nghị có thể dẫn tới việc mở phiên tòa xét xử theo thủ tục phúc thẩm, nhưng cũng có thể không có phiên tòa này vì rút kháng cáo, kháng nghị, hoặc kháng cáo, kháng nghị quá thời hạn quy định của pháp luật, bị cáo, đương sự chết v.v… Nhân đây, chúng tôi cũng nhận thấy rằng Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là một điều luật mới được bổ sung nhằm khắc phục thiếu sót của Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và thực chất là bổ sung làm rõ hơn Điều 211. Về mặt kỹ thuật lập pháp theo chúng tôi không cần thiết phải bổ sung thành một điều luật riêng mà chỉ cần bổ sung vào Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (kết cấu như Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự) là phù hợp. Điều luật mới này khẳng định hiệu lực pháp luật của bản án quyết định sơ thẩm của Tòa án, có nghĩa là khi bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Thế nhưng, các quy định tại Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự "những bản án và quyết định được thi hành" lại giữ nguyên nội dung của Điều 226 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 tức là không có quy định những phần của bản án, quyết định sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật là đối tượng được thi hành án. Do đó, nếu chỉ căn cứ vào Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì "những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị" nhưng không được đưa ra thi hành vì điều luật này không quy định. Trong thực tiễn thi hành án hình sự, nhiều Tòa án chưa đưa ra thi hành những phần bản án, quyết định không có kháng cáo, kháng nghị (mặc dù theo Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự thì đã có hiệu lực pháp luật). Điều này có nguyên nhân từ việc quy định tại Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự chưa đầy đủ như đã nêu ở trên, nhưng cũng còn do tâm lý chờ kết quả xét xử, giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm vì theo quy định tại khoản 2 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự thì "Nếu có căn cứ, Toà án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng nghị". Để khắc phục thiếu sót này, chúng tôi đề nghị bổ sung thêm vào Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự "Những bản án và quyết định của Tòa án được thi hành". 1) Những bản án và quyết định của Tòa án được thi hành là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: a- Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 2- Về sử dụng thuật ngữ "thay đổi" và "thay thế" người tiến hành tố tụng: Hai thuật ngữ này được sử dụng tại các Điều 47, 48, 49, 50, 51, 214 và 198 Bộ luật tố tụng dân sự; các Điều 42, 43, 44, 45, 46, 47, 186 Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 16, 17, 23, 44, 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và được sử dụng trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo cách hiểu thông thường thì thay đổi và thay thế cũng gần như đồng nghĩa với nhau nhưng dưới góc độ pháp lý thì suy cho cùng hai thuật ngữ này có những điểm không đồng nghĩa với nhau. Theo từ điển Tiếng Việt năm 2006 của Viện ngôn ngữ học Việt Nam thì: Thay đổi là thay cái này bằng cái khác, đổi khác đi so với trước; thay thế là thay vào chỗ, vị trí của người nào đó không có hoặc không còn thích hợp nữa. Trong các Điều từ 42 đến 47 Bộ luật tố tụng hình sự; từ Điều 47 đến 50 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 23 và 44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đều sử dụng thuật ngữ "thay đổi". Trong các Điều 198 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 186 Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đều sử dụng thuật ngữ "thay thế". Ngoài ra trong các chương về người tham gia tố tụng của Bộ luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng sử dụng thuật ngữ "thay đổi" người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng (người giám định, người phiên dịch), nhưng trong những trường hợp nào thì những người tham gia tố tụng này phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, thay thế thì chưa được Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn. Như vậy, hậu quả pháp lý của việc người tiến hành tố tụng bị thay đổi, phải thay đổi, thay thế không hoàn toàn giống nhau. Đối với trường hợp thay thế thì người tiến hành tố tụng được phân công thay vào chỗ, vị trí của người tiến hành tố tụng đã bị thay đổi hoặc phải từ chối tham gia xét xử; thay thế khi họ là người tiến hành tố tụng dự khuyết… Những trường hợp này người tiến hành tố tụng đó không có lỗi, không làm phát sinh nguyên nhân nên họ không phải chịu hậu quả pháp lý nào. Đối với trường hợp người tiến hành tố tụng bị thay đổi, phải thay đổi nếu có căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng thì nhìn chung họ đều có lỗi và tùy theo lỗi đó như thế nào, họ phải bị xử lý. Theo hướng dẫn tại điểm 4 mục I Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02-10-2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về quy định tại Điều 42 của Bộ luật tố tụng hình sự thì: "a- Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật tố tụng hình sự thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của một trong những người sau đây trong vụ án hình sự mà họ được phân công xét xử: - Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; - Bị can, bị cáo. b- Người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo là người có quan hệ sau đây với một trong những người này: - Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; - Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; - Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ bà bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột. c- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế …) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm, Thư ký Tòa án là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc… mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế… Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án, là người thân thích với nhau". Như vậy, nếu người tiến hành tố tụng biết rõ mình là người thân thích của những người nêu trên hoặc biết rõ là mình có những mối quan hệ nêu tại tiểu mục c điểm 4 Mục I Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP nêu trên mà không từ chối tiến hành tố tụng hoặc khi ra phiên tòa họ bị thay đổi tức là họ đã vi phạm quy định của pháp luật tố tụng và họ phải chịu một hình thức xử lý nào đó chứ không thể chỉ bị thay đổi mà thôi. Trong một số trường hợp, người tiến hành tố tụng bị thay đổi, phải thay đổi vì có căn cứ rõ ràng để khẳng định là họ đã thực hiện hành vi nhận hối lộ, làm sai lệch hồ sơ vụ án, bị mua chuộc bởi một lợi ích nào đó (vụ lợi)… thì chắc chắn họ phải chịu hình thức xử lý bằng hành chính hoặc cao hơn là xử lý về hình sự. Những vấn đề về hậu quả pháp lý đối với người tiến hành tố tụng bị thay đổi, phải thay đổi; người tham gia tố tụng (giám định viên, người phiên dịch) bị thay đổi, hoặc thay thế trong những trường hợp nào, đề nghị Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất trong công tác xét xử các loại vụ án cũng như thống nhất trong việc xử lý hoặc không xử lý đối với Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án khi bị thay đổi trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBàn về sử dụng thuật ngữ pháp lý trong một số bộ luật hiện hành.doc
Tài liệu liên quan