- Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã tập trung đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Nhiều tuyến đường đã được xây dựng mới hoặc nâng cấp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá với tiêu chuẩn kỹ thuật cao, với công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được coi là trọng tâm. nên phải đi trước một bước, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế.
Mặt khác đặc thù của ngành giao thông là sản phẩm đơn chiếc, làm theo đơn đặt hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện phát triển của nền kinh tế quốc gia, phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết, vật liệu địa phương. Vì là sản phẩm đơn chiếc nên nó không thể bày bán trên thị trường, đây là một điểm khác biệt đối với các mặt hàng khác.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị nhân sự của tổng công ty xây dựng công trình giao thông I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
I - Tình hình chung
Tiền thân của "Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông I" là: "Ban Xây dựng công trình giao thông miền Tây" được thành lập vào ngày 03 tháng 8 năm 1964, và trở thành "Liên hiệp các xí nghiệp giao thông khu vực I" vào năm 1972.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn mạnh của ngành giao thông nói riêng và toàn quốc nói chung. Căn cứ theo quyết định số 4895 QĐ/TCCB - LĐ cho phép thành lập Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông I. Trải qua các thời kỳ xây dựng, bảo vệ, tái thiết đất nước. Nhiệm vụ của tổng Công ty chủ yếu là xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông như: cầu, đường, bến cảng... phục vụ nhu cầu kinh tế dân sinh và quốc phòng.
Thực tế theo Điều 2 của quyết định, Tổng Công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng các công trình giao thông trong nước và ngoài nước (mã số 02 - 01 - 03), xây dựng các công trình công nghiệp , dân dụng (mã số 02 - 01 - 01; 02 - 01 - 06), sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép; sản phẩm cơ khí khác (mã số 01 - 05).
Cung ứng, xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị giao thông vận tải (mã số 07 - 03; 07 - 04), tư vấn đầu tư xây dựng giao thông, vận chuyển vật tư, thiết bị, cấu kiện phục vụ thi công của Tổng Công ty, đào tạo công nhân kỹ thuật nghiệp vụ và xây dựng các công trình khác như: Thuỷ lợi - quốc phòng - điện...
Khác với các mặt hàng khác được bày bán trên thị trường, sản phẩm giao thông là sản phẩm đơn chiếc, được làm theo đơn đặt hàng. Vì vậy thị trường của nó là các Sở giao thông, và tất cả các đơn vị, tổ chức, cơ quan, cá nhân có nhu cầu.
Trong suốt gần 40 năm hình thành và phát triển, đến nay Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông I đã trở thành một đơn vị kinh tế vững mạnh cùng với các đơn vị thành viên khác trong Bộ giao thông vận tải. Trong từng giai đoạn lịch sử, Tổng Công ty được giao những nhiệm vụ nhất định, Tổng Công ty luôn hoàn thành kế hoạch và các chỉ tiêu của Nhà nước trong thời kỳ bao cấp và thực sự là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ chốt, có lãi từ khi xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Quy mô sản xuất kinh doanh của tổng Công ty ngày càng được mở rộng. Với giai đoạn hiện nay và trong tương lai Tổng Công ty đã và đang vươn tới xu hướng hoàn thiện và hội nhập đủ sức cạnh tranh gay gắt với thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài.
Với lực lượng khá hùng hậu và toàn diện trong lĩnh vực xây dựng giao thông, chủ yếu ba khối chính: xây dựng cầu cảng, đường giao thông và sân bay, dịch vụ tư vấn thiết kế và đào tạo.
Các Công ty chủ yếu tập trung tại thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn, được trang bị đồng bộ và công nghệ theo chức năng hành nghề chất lượng cao. Bên cạnh thiết bị là đội ngũ công nhân lành nghề, bậc cao, sức khoẻ tốt, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư được trang bị kiến thức và thiết bị quản lý văn phòng tiên tiến nhất. Vì vậy Tổng Công ty đã được mở rộng nay lại càng phát triển to lớn hơn, có đại diện và chi nhánh ở hầu hết các tính thành trong cả nước và hai nước bạn Lào và Campuchia.
Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt. Tổng Công ty ngày càng khẳng định được vị trí, thế mạnh của mình trong nền kinh tế thị trường.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong những năm gần đây có thể được khái quát qua số liệu sau:
Biểu 1 -1
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính (Tỷ đồng)
1999
2000
2001
Giá trị
Giá trị
Tỷ lệ % so với năm trước 2000/1999
Giá trị
Tỷ lệ % so với năm trước 2000/2001
1
Giá trị ồ sản lượng
Tỷ đồng
706,0
850,0
120
1008,0
118
2
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
8,7
11,828
135
14,0
118
3
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
30,2
34,78
115
43,2
124
4
Lao động bình quân
Tỷ đồng
7,386
7,532
101
7,832
103
5
Lợi tức gộp
Tỷ đồng
127,12
139,0
109
53,0
110
6
Vốn kinh doanh
Tỷ đồng
138,2
150,5
108
165,0
109
7
TSCĐ và đầu tư dài hạn
Tỷ đồng
271,5
308,70
113
358,5
116
8
Quỹ lương
Tỷ đồng
70,1
86,3
123
95,5
110
Căn cứ vào báo cáo kết quả ba năm gần đây (số liệu từ năm 1992 - 2001). Ta có:
- Giá trị tổng sản lượng:
Biểu 1 - 2
STT
Năm
Đơn vị tính
Giá trị
Tỷ lệ % so với năm trước
1
1999
Triệu đồng
706.000
2
2000
Triệu đồng
870.000
123
3
2001
Triệu đồng
1.008.000
115
Từ biểu (1 - 2) ta có:
Biểu đồ tổng sản lượng từ 1999 - 2001
Biều 1 - 3
Năm
Tỷ đồng
Từ bảng 1- 1, 1 - 2 cho ta thấy cả và về hai chỉ tiêu: giá trị tổng sản lượng và lợi nhuận ngày càng tăng. Quy mô sản xuất của Tổng Công ty ngày càng được mở rộng giá trị tổng sản lượng tăng 123% (năm 2000 so với năm 1999) và 115% (năm 2001 so với năm 2000). Bên cạnh đó chỉ tiêu tổng lợi nhuận cũng tăng lên 135% (năm 2000 so với năm 1999) và 118% (năm 2001 so với năm 2000). Từ hai chỉ tiêu phân tích ở trên ta có thể khẳng định rằng quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng và không ngừng tăng lên. Tổng Công ty ngày càng phát huy, khẳng định được thế mạnh của mình trong nền kinh tế thị trường.
II - Đặc điểm của bộ máy quản lý sản xuất
Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá ngày càng cao. Thuận lợi cho việc hạch toán kinh tế, toàn bộ cơ cấu quản lý và sản xuất của Tổng Công ty được sắp xếp thành những phòng ban, hoạt động giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cán bộ quản lý cũng như công nhân sản xuất của tổng Công ty đều đã được đào tạo, rèn luyện qua các lớp chuyên môn. Vì vậy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của lực lượng lao động rất cao có thể đảm bảo được yêu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi đối với doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy việc quản lý và sử dụng tốt nguồn nhân lực cũng sẽ góp phần làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của tổng Công ty xây dựng công trình giao thông I
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phòng tiếp thị thị trường
Phòng tổ chức cán bộ và lao động
Phòng quản lý vật tư thiết bị
Phòng tài chính kế toán
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng kế hoạch thống kê
Văn phòng hành chính tổng hợp
Trường kỹ thuật nghiệp vụ giao thông 1
Công ty Đường 122
Công ty công trình giao thông 116
Công ty xây dựng công trình thuỷ lợi
Công ty Cầu 12
Trung tâm đào tạo và cung ứng lao động quốc tế
Tổng Công ty được áp dụng điều lệ mấy về tổ chức hoạt động của Tổng Công ty Nhà nước ban hành theo nghị định số 39/CP ngày 27 tháng 6 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ theo điều lệ mẫu, luật doanh thu Nhà nước. Tổng Công ty xây dựng thành điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông I có 7.832 người. Cơ quan Tổng Công ty gồm 308 cán bộ công nhân viên được bố trí tại 7 phòng ban nghiệp vụ và 15 ban điều hành dự án thuộc tổng Công ty quản lý với tư cách là nhà hầu chính, và 21 Công ty, xí nghiệp, trung tâm đào tạo công nhân phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài tổng Công ty.
* Các đơn vị thành viên được chia thành 4 khối chính đó là:
+ Khối xây dựng cầu cảng
+ Khối xây dựng đường và sân bay
+ Khối xây dựng và hỗn hợp
+ Khối phục vụ dịch vụ đào tạo
* Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị phòng ban
1. Hội đồng quản trị
- Là hội đồng đại diện pháp nhân của Công ty, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị, là người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn bộ về quá trình hoạt động của Tổng Công ty.
1. Tổng giám đốc.
- Là người được hội đồng quản trị bổ nhiệm, tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động của tổng Công ty mình. Đồng thời có quyền quyết định cao nhất trong tổng Công ty và có thể chi phối mọi hoạt động của tổng Công ty
3. Phó tổng giám đốc
- Vừa có nhiệm vụ là người đứng sau và thừa lệnh giám đốc đồng thời mỗi phó tổng giám đốc đều chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các nhiệm vụ được giao.
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban nghiệp vụ:
1. Phòng kế hoạch thồng kê
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho toàn Tổng Công ty. Theo dõi điều độ kế hoạch sản xuất đề xuất các phương án phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thành viên.
- Có trách nhiệm tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu trong công tác sản xuất kinh doanh, phục vụ cho các quyết định của các nhà lãnh đạo và đáp ứng nhu cầu của bộ, ngành, Chính phủ.
- Xây dựng giá nội bộ đảm bảo mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh được với cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích luỹ cho tổng Công ty.
2. Phòng kỹ thuật công nghệ
Là phòng có trách nhiệm xem xét toàn bộ hồ sơ thiết kế của các dự án, bóc tích, phân tích tổng hợp số liệu, đưa ra các giải pháp thi công những giải pháp lớn, thẩm định thiết kế những dự án nhỏ do các đơn vị thành viên thông qua. Số liệu bao gồm: khối lượng, chủng loại, yêu cầu chất lượng, tốc độ thực hiện...
Phối hợp với các ban điều hành nghiệm thu giai đoạn, giám sát tiến độ, chất lượng công trình lên bảng biểu khối lượng, với chủ đầu tư làm cơ sở thanh toán.
3. Phòng tài chính - kế toán
- Quản lý hệ thống tài chính kế toán đối với mọi hoạt động của tổng Công ty đảm bảo cân đối chung trong công tác kinh doanh sao cho hiệu quả, đúng pháp luật.
- Hướng dẫn phân cấp quản lý các chứng từ hạch toán kinh doanh theo luật định với các Công ty thành viên các nhà thầu phụ, các ban điều hành dự án và các phòng nghiệp vụ Tổng Công ty đáp ứng công tác thanh tra, kiểm toán và quyết toán công trình khi hoàn thành.
Thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo hoạch định.
4. Phòng quản lý vật tư thiết bị
- Phòng chức năng lập kế hoạch mua sắm thiết bị máy móc theo luận chứng được phê duyệt.
Phối hợp với trung tâm vật tư thiết bị, nhập xuất quản lý vật tư đặc chủng, vật tư nhập ngoài cung cấp cho các dự án.
- kiểm tra và phát hiện các thiếu sót về số lượng, chất lượng, giá cả các loại vật tư thông dụng nhằm hướng dẫn giá thị trường cạnh tranh, tăng khả năng giảm giá thành nâng cao lợi nhuận cho các dự án trong Tổng Công ty.
Thực hiện định kỳ công tác kiểm tra, máy móc thiết bị. Hướng dẫn các đơn vị thành viên trong công tác trùng tu, bảo dưỡng, vận hành theo quy định.
5. Phòng tổ chức cán bộ và lao động
- Là phòng có trách nhiệm tuyển dụng quản lý và kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ, công nhân trong phạm vi Tổng Công ty, hướng dẫn phân cấp quản lý cán bộ từ Tổng Công ty đến các Công ty.
- Theo dõi công tác chế độ trả lương - bảo hiểm - chế độ hưu trí và các công tác nhân sự khác.
- Thực hiện công tác thổng kê, báo cáo diễn biến nhân sự theo ngành dọc và các cơ quan quản lý cấp trên.
6. Phòng tiếp thị thị trường
- Là phòng có trách nhiệm thu thập và phân tích, xử lý các thông tin kinh tế - mục đích khai thác thị trường xây dựng giao thông trong nước cũng như ngoài nước.
- Trực tiếp tổ chức làm thủ tục dự thầu, tính toàn xây dựng các phương án đấu thầu các dự án, tham mưu chính cho Tổng giám đốc và hội đồng quản trị, giá bỏ thầu của từng dự án. Phối hợp với phòng thống kê trong quá trình xây dựng giá nội bộ cho phù hợp với đặc điểm thực tế của từng dự án.
- Lập các phương án, tìm kiếm các đối tác liên doanh, liên kết để đủ mạnh thực hiện theo yêu cầu riêng của từng dự án.
7. Văn phòng hành chính tổng hợp
- Là phòng giải quyết công tác hậu cần của Tổng Công ty
- Lập sổ sách theo dõi sự luân chuyển của thiết bị văn phòng, thiết bị sinh hoạt văn phòng.
- Phụ trách nhân sự và xe cộ, điều động giải quyết phương tiện đi lại cho cán bộ Tổng Công ty, các phòng ban tại tổng Công ty theo nhu cầu công việc.
- Trực tiếp quản lý văn phòng làm việc, kể cả việc trùng tu, sửa chữa hàng năm theo chế độ nhằm làm mọi hoạt động được ổn định.
- Phụ trách công tác giao dịch, tiếp đón khách ra vào, tổ chức các hội nghị, hội thảo, họp hành theo kế hoạch chung của Tổng Công ty.
* Các Công ty thành viên
- 21 Công ty thành viên của Tổng Công ty là các Công ty loại 1 và loại 2 được thành lập và hoạt động theo nghị định 388/NĐ - CP được chia thành 4 khối.
1 - Khối xây dựng cầu cảng.
Công ty cầu 12, Công ty cầu 14, Công ty xây dựng công trình thuỷ lợi. Đây là các Công ty lớn mạnh hàng đầu trong Công ty về sản lượng xây lắp thực hiện hàng năm. Với lực lượng công nhân lành nghề và máy móc thiết bị hùng hậu, khối này có chức năng chủ yếu là: xây dựng những cây cầu lớn, kết cấu và công nghệ phức tạp, xây dựng các hải cảng như cảng sông, cảng biển.
2 - Khối xây dựng đường và sân bay + Khối xây dựng hỗn hợp:
* Bao gồm các Công ty sau:
- Công ty công trình giao thông
116
- Công ty công trình giao thông
118
-công ty xây dựng công trình
120
-công ty đường
122
-Công ty công trình giao thông
124
-Công ty đưòng
126
-Công ty công trình giao thông
128
- Công ty xây dựng công trình
136
- Công ty cơ khí xây dựng công trình giao thông
121
- Công ty cầu đường
10
- Công ty vật tư thiết bị giao thông
I
- Công ty công trình giao thông
134
* 12 Công ty trên có chức năng chính là xây dựng đường giao thông lớn như các dự án đấu thầu quốc tế, hoặc các dự án giao thầu...
- Xây dựng bến bãi, thi công sân bay như đường băng, sân đỗ
- Xây dựng các công trình dân dụng trong ngành và ngoài ngành.
3. Khối dịch vụ, phục vụ.
+ Bao gồm các Công ty:
- Công ty tư vẫn xây dựng công trình giao thông 1
- Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Yên Cự
- Công ty thí nghiệm vật liệu giao thông 1
- Trường kỹ thuật, nghiệp vụ giao thông 1
- Công ty tài chính
Trung tâm đào tạo và cung ứng lao động quốc tế.
* Các Công ty trên đều có những chức năng riêng nhưng điểm chung là đóng vai trò phục vụ, dịch vụ là chính như: công tá khảo sát địa chất, công tác thiết kễ kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, công tác thí nghiệm vật liệu, công tác đào tạo cán bộ công nhân phục vụ cho các đơn vị theo nhu cầu sản xuất thị trường đòi hỏi. Ngoài ra còn làm công tác hỗ trợ thông tin dịch vụ tài chính và một số dịch vụ khác.
Chương II
Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị nhân sự của tổng Công ty xây dựng công trình giao thông I
I. Công tác kinh doanh
- Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã tập trung đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Nhiều tuyến đường đã được xây dựng mới hoặc nâng cấp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá với tiêu chuẩn kỹ thuật cao, với công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được coi là trọng tâm... nên phải đi trước một bước, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế.
Mặt khác đặc thù của ngành giao thông là sản phẩm đơn chiếc, làm theo đơn đặt hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện phát triển của nền kinh tế quốc gia, phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết, vật liệu địa phương... Vì là sản phẩm đơn chiếc nên nó không thể bày bán trên thị trường, đây là một điểm khác biệt đối với các mặt hàng khác.
1 - Thị trường và các khả năng tìm kiếm khách hàng:
- Với chính sách đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Chính phủ thì hệ thống giao thông trong toàn quốc là khâu quan trọng và được chú ý hàng đầu. Với mạng lưới giao thông phân bổ không đồng đều, phần lớn đều được xây dựng từ thời kháng chiến chống Pháp và mỹ nên việc thay thể, trùng tu là một vấn đề cốt yếu. Cho nên đây là thị trường chính của các Công ty xây dựng công trình giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ.
Mạng lưới đường bộ nước ta từ đường đất đến đường nhựa phân bố không đều giữa các tỉnh trong nước. Vùng châu thổ sông Hồng và vùng châu thổ sông Cửu Long có mật độ cao hơn cả, đây là những vùng có hệ thống kênh rạch dày đặc, đi đối với nó một hệ thống cầu, cống phải được xây dựng. Khu vực phía Bắc mạng lưới giao thông đường bộ theo dạng hình rẽ quạt được xuất phát từ thủ đô Hà Nội tải đi các vùng phụ cận, tạo nên mạng lưới liên hoàn với nhau.
- Miền Trung và miền núi, theo địa hình nước ta là những eo nhỏ và địa hình hiểm trở nên mật độ đường bộ thấp hơn.
- Miền Nam mạng lưới giao thông đường bộ phát triển xung quanh thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận ngoại thành, và cũng từ đó toả đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Các tuyến đường này theo tuyến độc lập, các tuyến xuyên ngang theo hình vẽ quạt chưa được phát triển so với mạng lưới giao thông đường bộ ở miền Bắc Việt Nam.
- Những con đường này chủ yếu được xây dựng trong hai cuộc kháng chiến giữ nước nên mục tiêu chủ yếu là phục vụ nhu cầu dân sinh và quốc phòng, đã quá lâu nên sự thay đổi là hết sức cần thiết. Đây là thị trường cốt yếu để các Công ty xây dựng công trình giao thông có thể tham gia.
Đối với Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông I, để tìm kiếm được khách hàng của mình, mục tiêu hàng đầu của Tổng Công ty là khả năng cạnh tranh. Để tăng khả năng cạnh tranh. Công ty đã chú ý đến những khâu cơ bản như:
- Hoàn thiện đỗi ngũ quản lý, công nhân lao động qua tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại theo quy định, kế hoạch trung hạn và dài hạn.
- Từng bước đổi mới trang thiết bị công nghệ tiên tiến thi công cầu, đường hiện đại nhằm đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu về trình độ, chất lượng, giá thành sản phẩm...
- Tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng giữa các Công ty thành viên, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp hiện hành.
- Giải quyết tốt vấn đề lao động, tiến hành kiểm tra, điều chỉnh định mức, định biên lao động hợp lý "có người, có việc", đảm bảo giờ công, ngày công lao động, thu nhập theo luật định, tăng cường giám sát việc sử dụng quỹ lương...
* Việc áp dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, các tiêu chuẩn mới và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đã đem lại nhiều hiệu quả, đảm bảo chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề có thể tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới đã giúp cho Tổng Công ty thắng thầu trong một số dự án lớn như:
- Dự án ADB 4 có giá trị 31.000.000 USD tại cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (cải tạo nâng cấp tuyến đường Vang Vieng Luang Pharabang)
- Dự án hàng nghìn tỷ đồng xây dựng đường Hồ Chí Minh. Trong đó Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông I được giao 58 KM với trị giá gần 300 tỷ đồng.
- Và 24 dự án quốc tế, mỗi dự án có giá trị trên 10 triệu USD.
* Các dự án đang chuẩn bị đấu thầu như:
- Đường đến các cửa khẩu biên giới Trung Quốc, Lào, Campuchia...
- Quy hoạch mạng lưới cao tốc - bước đầu sẽ xây dựng một số tuyến: Nội Bài - Hạ Long, Đà Nẵng - QuảngNgãi,...
2 - Đối thủ cạnh tranh.
* Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác, Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông I cũng có những đối thủ cạnh tranh của mình. Tại thủ đô Hà Nội có những Tổng Công ty mạnh như:
- Tổng Công ty xây dựng cầu Thăng Long
- Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 8 (cienco 8).
+ ở miền Trung có:
- Tổng Công ty xây dựng CTGT 5 (Vinh)
- Tổng Công ty xây dựng CTGT 5 (Đà Nẵng)
+ ở miền Nam:
- Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 7
Ngoài ra còn có rất nhiều Công ty Xây dựng công trình giao thông khác.
Nhưng đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Tổng Công ty là:
- Tổng Công ty Xây dựng cầu Thăng Long
- Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8
=> Đây là hai đơn vị có trụ sở chính tại Hà Nội, có đội ngũ cán bộ và máy móc thiết bị, trình độ cao.
* Tổng Công ty xây dựng cầu Thăng Long đặc biệt mạnh về thi công cầu, cống, đường hầm. Đây là một trong những đơn vị thi công cầu, đường hầm tốt nhất ở nước ta hiện nay. Nhưng họ không mạnh về đường bộ, đường cao tốc.
* Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 8 là đơn vị mạnh về thi công đường, hải cảng và đào tạo đội ngũ nhân lực. Nhưng không mạnh về thi công cầu, sân bay và xây dựng dân dụng.
3 - Thị phần:
Với đà phát triển và những gì Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông I đã thực hiện, với sản lượng trong 10 năm từ 1990 -> 2000 đều tăng từ 10% đến 20%/năm. Điều đó chứng tỏ Tổng Công ty ngày càng ổn định và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xây dựng giao thông và xây dựng dân dụng. Đến nay tính trên toàn quốc Tổng Công ty đã có được thị phần khá ổn định là 12,5%.
II. Tình hình tổ chức và quản lý nhân lực.
1 - Đặc điểm đội ngũ lao động của Công ty.
- Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quy mô sản xuất và sự đổi mới thiết bị công nghệ, người lao động làm việc ở Công ty đòi hỏi phải có tay nghề, có trình độ văn hoá ngày càng cao. Đứng trước nhu cầu này trong những năm gần đây ngoài việc đổi mới thiết bị công nghệ Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4 còn tiến hành chắt lọc và đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động của mình, ngoài ra Tổng Công ty còn tuyển chọn một số lao động có trình độ, tay nghề cao và làm việc tại các phòng ban và ngoài công trường. Vì vậy số lượng lao động của Tổng Công ty có phầm giảm đi từ 7750 lao động năm 1999 xuống còn 7680 năm 2000. Đây là thời kỳ mà Tổng Công ty tiến hành mua sắm, thay thế những thiết bị cũ, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng công trình, giảm giá thành sản phẩm nên số lượng lao động trong tổng Công ty có phần giảm xuống.
Năm 2001, do tập trung phát triển theo chiều sâu, đổi mới công nghệ lực lượng lao động của Công ty tăng lên 152 người so với năm 2000.
Tình hình sử dụng lao động của Tổng Công ty trong 3 năm.
(1999, 2001, 2000 )
Số lao động
8000
7750
7680
7832
4000
6000
2000
1999 2000 2001 năm
Năm
1999
2000
2001
Số lượng lao động
7750
7680
7832
Chất lượng lao động
ĐH
Tài chính
CN
ĐH
TC
CN
ĐH
Tài chính
CN
1105
506
6139
1176
512
5992
1239
526
6593
14,26%
6,53%
79,1%
15,31%
6,66%
78,03%
15,82%
6,72%
77,46%
Lương bình quân
870.000
Lương bình quân
Tỷ lệ % so với năm trước
Lương
bình quân
Tỷ lệ % so với năm trước
1.270.000
0,69
1.500.000
0,85
* Năm 1999, tổng lao động trong Công ty là 7750 người, trong đó:
Số lao động có trình độ: Đại học và trên đại học chiếm: 14,26%
Trung cấp và cao đẳng chiếm : 6,53%
Công nhân chiếm : 79,1%
* Năm 2000 tổng số lao động trong Công ty là 7680 người, trong đó:
Số lao động có trình độ: Đại học và trên đại học chiếm: 15,31%
Trung cấp và cao đẳng chiếm : 6,66%
Công nhân chiếm : 78,03%
* Năm 2001 tổng số lao động trong Công ty là 7832 người, trong đó:
Số lao động có trình độ: Đại học và trên đại học chiếm: 15,82%
Trung cấp và cao đẳng chiếm : 6,72%
Công nhân chiếm : 77,46%
* Trả lương và các biện pháp kích thích sản xuất
- Vấn đề trả lương, thưởng cho người lao động trong doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn và quyết định trong cả quá trình sản xuất kinh doanh.
Trả lương đúng, thưởng hợp lý có tính chất khoa học là đòn bẩy kích thích người lao động phát huy hết khả năng của mình, làm ra nhiều sản phẩm mang lại hiệu quả to lớn cho việc sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp và ngược lại nếu trả lương, thưởng không đúng thì không những không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn dẫn đến thiệt hại kinh tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 660.DOC