Thị trấn Củ Chi là đô thị giữ vai trò trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện Củ Chi, có xuất phát điểm kinh tế thấp hơn so với các quận, huyện trong thành phố, vừa qua mặc dù đã phát triển khá song còn hạn chế nhiều so với tiềm năng, nguồn lực và vị trí của huyện.
Những phân tích trên về phát triển kinh tế - xã hội của Thị Trấn trong những năm qua đã phản ánh những áp lực đối với qui mô đất đai của Thị Trấn Củ Chi nói riêng và huyện Củ Chi nói chung. Đó là tác động của các yếu tố sau:
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nước ngầm ở Củ Chi nói chung là tốt cho việc phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất của người dân.Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thuỷ triều.
* Thực trạng môi trường
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội. Với vị trí nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế. Trong những năm tới khu Đô thị Tây Bắc hình thành, các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch phát triển; do đó, mật độ dân số trên địa bàn rất cao cùng với sự tăng nhanh về số lượng của các phương tiện giao thông, chịu ảnh hưởng của nước thải các khu, cụm công nghiệp đã có sự tác động không nhỏ đến môi trường cũng như đời sống của nhân dân.
Ô nhiễm không khí
- Khói bụi từ hoạt động của các phương tiện giao thông quá cũ.
- Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động cơ khí, sửa chữa… làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Ô nhiễm môi trường nước
Hiện nay, nguồn nước mặt có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu từ hệ thông kênh Đông Củ Chi với khả năng khai thác khoảng 250.000m3/ngày. Tuy nhiên lưu lượng khai thác nguồn này phụ thuộc vào việc tích - xả của hồ Dầu Tiếng và xâm nhập mặn, hiện nay đang có dự án mở rộng việc khai thác nước kênh Ðông để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho thành phố.
Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã làm tăng ô nhiễm môi trường nước mặt và đã phần nào làm tăng mức độ ô nhiễm tại các tuyến kênh Thầy Cai-An Hạ, N31A, kênh Xáng... Việc sinh hoạt thiếu ý thức của người dân đã làm nghẽn một số giao thông thủy, tạo nước tù, làm ô nhiễm môi trường.
Môi trường đất: Ô nhiễm đất do chất thải
Song song với quá trình đô thị hoá, lượng rác thải hữu cơ đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Nếu có quy trình công nghệ chọn lọc và xử lý tốt thì lượng phế thải này có thể trở thành một nguồn phân hữu cơ quý góp phần cải tạo đất. Tuy nhiên, dưới góc độ môi trường, bên cạnh những ưu điểm, việc dùng phế thải đô thị thay thế phân hữu cơ không qua xử lý chọn lọc có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đất.
Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường đất. Môi trường đất tại một số khu vực sản xuất nông nghiệp bị ô nhiễm bởi nước thải sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và bùn thải của các cống rãnh.
I.8.2 Điều kiện kinh tế
Trong năm 2007, nền kinh tế Huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng vẫn tiếp tục phát triển ổn định.
a) Sản xuất Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp tuy phải đối phó với nhiều đợt dịch bệnh, sâu rầy nhưng qua việc tăng cường chính sách hổ trợ cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các biện pháp phòng chống dịch bệnh cấp bách đối với các chủ trang trại, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nên nền nông nghiệp của Thị Trấn vẫn phát triển, giá trị sản xuất tăng 2,31% so với năm 2006 nhưng có giảm hơn các năm trước.
Với đặc điểm là khu đô thị, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Vì vậy để nâng cao sản lượng nông nghiệp, Đảng bộ và chính quyền Thị Trấn Củ Chi chỉ đạo đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như rau sạch, hoa lan, cây kiểng, nhím… vừa có giá trị kinh tế cao vừa phù hợp với môi trường đô thị. Hiện có 7000 m2 rau sạch; 9.500 m2 hoa lan cây kiểng, khoảng 4000 gốc mai ghép.
Đối với chăn nuôi: do ảnh hưởng của đợt dịch bệnh năm 2006, đầu năm 2007 chưa được khắc phục, kết hợp với cơ cấu kinh tế hội nhập, giá thuốc thú y và thức ăn gia súc tăng cao nên sản lượng chăn nuôi giảm mạnh, đàn bò sữa của Thị Trấn 428 con, bò sind 197con, tổng đàn heo 2.958 con, nhím sinh sản 26 cặp. Ngoài ra cá sấu, cá kiểng bước đầu được chú trọng, đến nay cá sấu nuôi trong hộ gia đình đạt 2.645 con.
b) Sản xuất Công nghiệp-Tiểu thủ Công nghiệp
Các chỉ tiêu chính để xác định mức độ thuận lợi đối với việc xây dựng và phát triển công nghiệp gồm: Vị trí địa lý, địa hình, địa chất, nguồn nguyên liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn lao động và chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Như đã nói ở phần đầu huyện Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh và được xác định là đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh.Với địa thế có Quốc lộ 22 chạy qua, đồng thời là vùng trung chuyển giữa 2 khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, có khối lượng lớn và phong phú về nông sản và một số loại khoáng sản, đây là một tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc đang được đầu tư nâng cấp đã tạo cho Huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng những điều kiện thuận lợi để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Hiện tại khu công nghiệp Tây Bắc của Thành phố có một phần diện tích nằm trong địa giới của Thị Trấn với diện tích là 1,81 ha. Hằng năm thu hút hơn 5.000 lao động tại chỗ và nơi khác đến làm đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 164,38 tỷ đồng tăng 0,35% so với cùng kỳ .
c) Thương mại-Dịch vụ
Thương mại-dịch vụ là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng. Ngay từ đầu Thị Trấn Củ Chi xác định cơ cấu kinh tế chủ đạo là TM-DV, phát triển ngành TM-DV trên cơ sở kết hợp mô hình kinh doanh truyền thống với mô hình kinh doanh hiện đại, nhằm khai thác một cách có hiệu quả lực lượng lao động trên địa bàn, góp phần thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện.
Với tốc độ Đô thị hóa-Công nghiệp hóa nhanh như hiện nay nên ngành TM-DV tại Thị Trấn Củ Chi cũng phát triển khá nhanh. Trong năm 2007, TM-DV có mức phát triển khá doanh thu ước đạt 42.465.840.000 đồng tăng 7,3% so với năm 2006. Đã giải quyết việc làm cho trên 700 lao động, có thu nhập ổn định hàng tháng từ 800.000-1.000.000 đồng, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Hoạt động thương nghiệp chủ yếu là buôn bán lẻ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
Về lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện có 2.980 hộ năm 2007, phân bố chủ yếu tập trung ở Thị Trấn Củ Chi và 1 số xã dọc Quốc lộ 22. Doanh thu lĩnh vực này đạt 419,353 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 32,90%/năm. Trong năm 2007 Thị Trấn kiểm tra trên địa bàn có 174 cơ sở có phòng trọ với 1.670 phòng 3.647 nhân khẩu tạm trú, 5 khách sạn, 3 nhà nghỉ, 62 nhà cho thuê.
Các hoạt động tín dụng, ngân hàng đã thực hiện nhiều hình thức thu hút tiền nhàn rỗi trong dân tăng cường cho vay, góp phần giải quyết nhu cầu vốn sản xuất cho dân. Trong đó, Qũy tín dụng nhân dân Thị Trấn Củ Chi là đơn vị kinh doanh tài chính, có nhiệm vụ giải quyết một phần vốn cho nhân dân phát triển kinh tế. Nguồn vốn hiện có: 16.173.283.568 đồng, tăng 195,9% so với cùng kỳ năm 2006. Đã giải quyết 1.285 lượt người vay số tiền 14.500.000.000 đồng có 1.422 thành viên. Kết quả hoạt động tài chính: tổng thu 2.500.000.000 đồng góp phần giải quyết một phần vốn, thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế vật nuôi, cây trồng, hạn chế hiện tượng vay nóng nặng lãi trong nhân dân. Ngoài ra, còn phát triển các ngành dịch vụ như: thông tin liên lạc, du lịch, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng và các dịch vụ nông nghiệp...
I.8.3 Điều kiện xã hội
a) Dân số
Theo báo cáo của phòng Thống kê huyện Củ Chi đến ngày 31/12/2007 thì Thị Trấn Củ Chi có tổng số dân là khoảng 15.912 người (dân số nữ chiếm 8.901 người), chủ yếu là dân tộc Kinh. Thị trấn được chia thành 8 khu phố và 58 tổ dân với khoảng 2.945 hộ (tỉ lệ nam chiếm 44,06%, nữ chiếm 55,94%).
b) Lao động
Số dân trong độ tuổi lao động năm 2007 của Thị Trấn là 8.906 người chiếm 55,97% tổng số nhân khẩu trong Thị Trấn. Điều này cho thấy lao động trong Thị Trấn khá dồi dào. Tuy nhiên, Thị Trấn Củ Chi là đơn dân cư sinh sống thuần nông, trình độ văn hóa thấp, khó tiếp cận khoa học - kỹ thuật. Số lao động trẻ làm việc trong các công ty xí nghiệp chưa mạnh dạng ký kết hợp đồng lao động lâu dài, chủ yếu là ngắn hạn và thời vụ.
c) Các lĩnh vực Văn hóa, Xã hội, Y tế, Giáo dục, An ninh-Quốc phòng
Các lĩnh vực trên đều có những tiến bộ đáng kể, trong đó an ninh quốc phòng luôn được giữ vững. Toàn Thị Trấn có 8 khu phố đa số đều được công nhận là khu phố văn hóa (có 2.778/ 2.945 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, đạt 94,33%) .
Tỉ lệ hộ nghèo không đáng kể (Tổng số hộ nghèo điều tra năm 2007 là 70 hộ, chỉ tiêu phải giảm là 35 hộ, đạt 140%. Đã giảm 49). Có được số hộ giảm trên là do UBND đã phối hợp với các đoàn thể, chủ động tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận vốn và giải quyết việc làm. Số hộ nợ quá hạn hiện còn 3 hộ với số vốn 7.900.000 đồng. Thu nhập bình quân trên đầu của Thị Trấn Củ Chi là 885.000 đồng.
Về giáo dục: Hiện nay Thị Trấn đang nâng cấp, sửa chữa các trường trọng điểm của huyện, hoàn thiện các trường mẫu giáo đến cấp 1, 2, 3. Công tác huy động trẻ em ra học các lớp mẫu giáo và cấp 1 đạt kế hoạch đề ra. Công tác xóa mù chữ phổ cập Tiểu học, Trung học phổ thông đã hoàn thành đạt gần 100%, đồng thời hiệu suất đào tạo bậc Tiểu học, Trung học cơ sở, và tỉ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông đều tăng qua các năm. Hiện nay, Thị Trấn Củ Chi có 1 trường cấp 3, 2 trường Trung học cơ sở (1 trường điểm), 2 trường Tiểu học, 3 trường mẫu giáo (1 trường đạt chuẩn Quốc gia).
Về y tế: Chăm sóc sức khỏe luôn duy trì, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, công tác khám chữa bệnh luôn được Thị Trấn quan tâm. Đến năm 2010 trạm y tế của Thị Trấn được cải tạo, nâng cấp mở rộng với quy mô 0,20 ha.
d) Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng đã và đang từng bước được nâng cấp gắn liền với phát triển kinh tế của Thị Trấn Củ Chi.
Giao thông: điều kiện giao thông rất thuận lợi do nằm trên tuyến giao thông quốc tế nối Phnômphênh với Thành phố Hồ Chí Minh (quốc lộ 22) và có tỉnh lộ 8 đi qua, hầu hết các tuyến đường đều được tráng nhựa. Nhìn chung, giao thông ở Thị Trấn rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, đồng thời thuận lợi trong việc trao đổi thương mại với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Điện nước: Hiện nay trên toàn Thị Trấn đã có điện khắp sáng 100%. Huyện Củ Chi hiện có 1 nhà máy nước, đảm bảo cung cấp đủ nước cho các công sở và dân số Thị Trấn, còn lại chủ yếu vẫn đang sử dụng nước giếng đào hoặc nước giếng khoan, nhìn chung nước ở đây chưa bị ô nhiễm. Ngoài ra, hệ thống kênh Đông thực hiện tốt việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất trong thị trấn .
Thoát nước thải: Hiện nay huyện đang sử dụng hệ thống thoát nước chung cho cả nước thải sinh hoạt và nước mưa qua hệ thống đường ống và các kênh mương sau đó thải ra sông, kênh rạch, không qua xử lý làm sạch. Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ khi mưa lớn tập trung, một số khu vực còn bị ngập úng.
Thông tin liên lạc: ngày càng phát triển, tiếp tục được đầu tư xây dựng và hoàn thiện, mở rộng đến từng khu phố. Số máy điện thoại tăng nhanh do giá máy điện thoại phù hợp với khả năng của người dân, tivi, radio, hầu hết ai cũng có thể mua được, hệ thống phát thanh đã được trãi khắp Thị Trấn giúp bà con tiếp cận thông tin nhanh chóng và dễ dàng.
Riêng trong năm 2007, bằng nguồn vốn của ngân sách huyện năm 2006, Huyện đã đầu tư xây dựng cho Thị Trấn trụ sở UBND thị trấn với quy mô một trệt, một lầu có diện tích 650 m2 và bê tông mương thoát nước khu phố 2: dài 523 m, kinh phí 597.399.000 đồng. Còn Thị Trấn Củ Chi đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm sau đây:
- Bê tông 03 hẻm tại khu phố 1, khu phố 5, khu phố 6: dài 516 m, tổng kinh phí 305.000.000 đồng, trong đó dân góp 20%, còn lại là ngân sách Thị Trấn đầu tư.
- Vận động nhân dân hiến đất khai mương thoát nước đường Liêu Bình Hương khu phố 4, trị giá 230.000.000 đồng.
- Chống úng ngập các khu phố 3, 4.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất đai.
- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai.
- Thống kê toàn bộ diện tích các loại đất trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi.
- Chỉnh lý biến động đất đai, cập nhật thông tin mới nhất về tình hình sử dụng đất trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi gồm:
+ Chỉnh lý bản đồ địa chính.
+ Chỉnh lý GCNQSDĐ.
+ Chỉnh lý sổ cấp giấy.
+ Chỉnh lý sổ mục kê.
+ Chỉnh lý sổ địa chính.
- Đánh giá kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
II.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu cập nhật chỉnh lý biến động chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: Điều tra thu thập các số liệu và thống kê số liệu.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp, chọn lọc số liệu để xây dựng hệ thống đất đai hoàn chỉnh hơn.
- Phương pháp phân tích: Phân tích các mối quan hệ, các nguyên nhân, kết quả tình hình và kết quả chỉnh lý.
- Phương pháp so sánh: So sánh quy trình hướng dẫn đã ban hành trước đây và so sánh diện tích trước và sau khi cập nhật biến động.
- Phương pháp bản đồ: Là qui về cùng tỷ lệ của bản trích đo biến động được pháp lý hóa để chỉnh lý trên bản đồ địa chính đúng với hiện trạng sử dụng đất.
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III.1 Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đất đai
Những thuận lợi, lợi thế
Là huyện ngoại thành, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thành phố; Củ Chi là huyện nối giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ với trung tâm là Thị Trấn Củ Chi, vì thế Thị Trấn có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá với bên ngoài.
- Địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất công trình khá tốt là điều kiện cơ bản để tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đồng thời thuận lợi trong việc xây dựng các khu-cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí... sẽ làm thay đổi đáng kể bộ mặt của huyện trong những năm tới.
- Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ đều thuận tiện cho việc mở cửa, giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với các khu vực lân cận.
- Đặc điểm khí hậu ôn hòa, ít chịu của thiên tai bão lụt của Tp Hồ Chí Minh thuận lợi cho môi trường sống dân cư.
Những khó khăn, hạn chế
- Lượng mưa phân bố không đều trong các mùa đã ảnh hưởng lớn đến lưu lượng dòng chảy, xâm mặn... gây khó khăn trong công tác cấp thoát nước và ảnh hưởng tới nông nghiệp.
- Phần diện tích thấp, trũng có độ cao dưới 2 m và diện tích mặt nước chiếm đến 61% diện tích tự nhiên Thành phố lại nằm trong vùng có nền địa chất yếu đòi hỏi chi phí cao trong việc đầu tư xây dựng công trình.
- Nhìn chung, đất cho sản xuất nông nghiệp không được tốt. Để tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp lớn, cần phải có sự đầu tư, cải tạo đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với quá trình đô thị hóa.
- Tuy huyện đã phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường Thành phố quan tâm đến việc bảo vệ môi trường với nhiều chương trình, dự án nghiên cứu, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng nhìn chung mức độ ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức cao.
III.2 Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai
Thị trấn Củ Chi là đô thị giữ vai trò trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện Củ Chi, có xuất phát điểm kinh tế thấp hơn so với các quận, huyện trong thành phố, vừa qua mặc dù đã phát triển khá song còn hạn chế nhiều so với tiềm năng, nguồn lực và vị trí của huyện.
Những phân tích trên về phát triển kinh tế - xã hội của Thị Trấn trong những năm qua đã phản ánh những áp lực đối với qui mô đất đai của Thị Trấn Củ Chi nói riêng và huyện Củ Chi nói chung. Đó là tác động của các yếu tố sau:
Thuận lợi
- Trước hết là đường lối của Đảng được tiếp tục khẳng định trong thực tiễn Cách mạng Việt Nam. Những thành tựu xây dựng và phát triển trong hơn 30 năm qua tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ mới.
- Đảng bộ và nhân dân huyện Củ Chi vốn có truyền thống Cách mạng yêu nước, đoàn kết, cần cù sáng tạo được tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ mới và trở thành những nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội của Huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng.
- An ninh, quốc phòng luôn được giữ vững giúp người dân yên tâm sản xuất.
- Huyện Củ Chi là địa bàn cửa ngỏ phía Tây Bắc của Tp Hồ Chí Minh có vị trí hết sức thuận lợi, trong đó Thị Trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế- văn hóa- xã hội và là trung tâm thương mại lớn của cả huyện với tiềm năng đất đai cũng như sự phát triển các loại hình dịch vụ được khơi dậy và phát huy giúp nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm khoa học - kỹ thuật mới.
- Củ Chi là vùng đất có truyền thống văn hoá và tinh thần yêu nước quật cường. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ mảnh đất Củ Chi nổi tiếng là căn cứ Cách mạng kiên cường được mang tên “Đất thép Thành đồng”. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào có khả năng đáp ứng được nhu cầu trong thời kỳ mới.
Khó khăn
- Thực trạng hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của Thị Trấn Củ Chi chưa ổn định và vững chắc, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nhưng còn nhỏ lẻ rời rạc, không đồng bộ, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của Thị Trấn trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
- Thu nhập và mức sống của một bộ phận nhân dân không đồng đều.
- Sự gia tăng dân số nhanh, chủ yếu là tăng cơ học đang gây áp lực rất lớn về nhu cầu sử dụng đất. Trong đó đáng kể là nhu cầu đất cho các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tăng cao.
- Tốc độ đô thị hóa càng diễn ra nhanh chóng đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp nhất là đất đai, môi trường, số lượng dân nhập cư cao tác động không ít đến tình hình an ninh - trật tự - xã hội của địa phương.
- Vật giá leo thang hàng ngày đã tác động không tốt tới đời sống những người hưởng hưu như: cán bộ, công nhân viên chức, đối tượng chính sách và dân nghèo.
- Lượng công nhân khu công nghiệp đông phát sinh nhiều nhiều dịch vụ đi cùng như: nhà trọ, hàng quán gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự - xã hội.
- Một số các công trình, chương trình trọng điểm về phát triển cơ sở hạ tầng triển khai chậm, làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của Huyện lẫn Thị Trấn và cải thiện chất lượng đời sống dân cư. Tính đồng bộ các công trình chưa được đề cao. Chất lượng một số công trình đầu tư chưa đạt yêu cầu. Hệ thống giao thông với hệ thống thoát nước, hệ thống biển báo không đồng bộ nên mưa ngập úng, đường nội thị xe trọng tải lớn chạy không kiểm soát được.
- Công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch của bộ máy chính quyền các cấp còn yếu kém làm phát sinh tình trạng xây dựng tự phát trong dân cư, thiếu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội chung của huyện, làm phát sinh những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường, giao thông, tiện ích công cộng và các vấn đề xã hội khác. Các quy hoạch dài hạn liên quan đến phát triển đô thị bền vững còn thiếu.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu sử dụng đối với đất đai. Các khu-cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ đang và sẽ được xây dựng là tiền đề cho việc chuyển một khối lượng đất đai tương đối từ mục đích sử dụng vào nông nghiệp sang đất đô thị, có đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Từ sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất hiện có dẫn đến đòi hỏi phải có giải pháp chiến lược cho vấn đề này. Nhìn chung sức ép đối với đất đai của Thị Trấn Củ Chi nói riêng và Huyện Củ Chi trong giai đoạn tới rất lớn và phần nhiều sẽ lấy vào đất nông nghiệp, cần phải sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững.
III.3 Thống kê các loại đất trên địa Thị Trấn Củ Chi
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2007 của UBND Thị Trấn, tổng diện tích đất tự nhiên của Thị Trấn là 381,69 ha được phân thành 3 nhóm chính, bao gồm:
Bảng 4: Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi năm 2007
Loại đất
Diện tích ( ha )
Tỷ lệ (%)
Đất nông nghiệp
175,74
46,04
Đất phi nông nghiệp
205,70
53,89
Đất chưa sử dụng
0,25
0,07
Tổng diện tích đất tự nhiên
381,69
100
(Nguồn: UBND Thị Trấn Củ Chi)
- Đất nông nghiệp là 175,74 ha chiếm 46,04 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp là 96,74 ha.
+ Đất lâm nghiệp là 5,22 ha, chủ yếu là rừng trồng.
+ Đất nuôi trồng thủy sản là 38,67 ha.
+ Đất nông nghiệp khác là 35,11 ha.
- Đất phi nông nghiệp là 205,70 ha chiếm 53,89% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
+ Đất chuyên dùng là 101,15 ha, trong đó đất xây dựng là 15,31%; đất giao thông chiếm 13,15%; còn lại là đất thủy lợi, đất di tích văn hóa, đất nghĩa địa,…
+ Đất ở: chỉ có đất ở tại đô thị với diện tích là 104,55 ha.
- Đất chưa sử dụng là 0,25 ha chiếm 0,07% tổng diện tích đất tự nhiên.
.
III.4 Định hướng phát triển Thị Trấn Củ Chi đến năm 2020
- Thị Trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của huyện Củ Chi có quy mô diện tích 381,69 ha với dân số 15.912 người và 2.945 hộ. Và theo quy hoạch tổng thể xây dựng chung của toàn khu, thì đến năm 2020 Thị Trấn Củ Chi sẽ không mở rộng về không gian đô thị chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế. Sau khi khu đô thị mới Tây Bắc hình thành, Thị Trấn sẽ là đô thị liền kề với 180 ha nằm trong khu đô thị mới có hạ tầng cơ sở hiện đại, trong đó khu trung tâm Thị Trấn được quy hoạch với quy mô 120 ha, định hướng phát triển không gian Thị Trấn sẽ được phát triển mở rộng về phía Đông Nam địa hình khu vực này bằng phẳng, giao thông thuận lợi với các khu vực lân cận.
- Tiếp tục sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tận dụng mọi lợi thế phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy sự tăng tăng trưởng của khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực công nghiệp - xây dựng; Ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất nông, lâm, thủy sản để ổn định tốc độ tăng trưởng của khu vực này. Tăng bình quân thu nhập của hộ nghèo lên 6 triệu /người/năm.
- Định hướng đến năm 2020 hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững với các loại nông sản có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, thị trường tiêu thụ ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sử dụng đất đai. Hạn chế việc lấy quá nhiều diện tích đất nông nghiệp cho các mục đích khác.
III.5 Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi
Theo thống kê của phòng TNMT huyện Củ Chi thì toàn Thị Trấn có khoảng 381,69 ha diện tích đất tự nhiên . Nhìn chung từ đầu năm 2007 đến nay công tác Quản lý đất đai trên địa bàn Thị Trấn đạt được những kết quả như sau:
III.5.1 Công tác đăng ký đất đai ban đầu
Thực hiện chương trình đăng ký đất đai của TCĐC (nay là Bộ TNMT) hiện nay Thị Trấn Củ Chi đã tổ chức cho nhân dân đăng ký theo đại trà và đăng ký bổ sung (dạng độc lập) cho đến nay.
Tổng số hộ dân kê khai đăng ký đất đai ban đầu trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi tính đến tháng 6 năm 2008 (theo thống kê của phòng TNMT huyện Củ Chi) như sau:
- Theo đại trà: xem kết quả ở bảng sau.
Bảng 5: Danh sách cấp GCNQSDĐ đại trà trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi tính đến tháng 6 năm 2008
Đơn vị tính: m2
Kế hoạch đăng ký đủ điều kiện
Diện tích
Đủ điều kiện chưa cấp giấy
Diện tích
Đã cấp
Kế hoạch
Diện tích
GCNQSDĐ
Diện tích
đăng ký chưa đủ ĐK
317
58.505,2
0
0
317
58.505,2
427
207.961,1
(Nguồn: Phòng TN-MT huyện Củ Chi)
- Theo dạng độc lập: 643 hồ sơ
Hồ sơ đủ điều kiện và đã được cấp GCNQSDĐ là 352 hồ sơ với tổng diện tích là 131.463,8 m2.
Hồ sơ chưa đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ là 291 trường hợp (theo thống kê của phòng TNMT huyện Củ Chi) được liệt kê như sau:
- Tranhchấp: 10 trường hợp .
- Vướng mắc pháp lý (do chưa đo đạc và chưa xác định được cấp GCNQSDĐ hay giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở): 261 trường hợp.
- Hộ khẩu KT3: 17 trường hợp.
- Chuyển nhượng trái phép: 1 trường hợp.
- Chưa xác định được nguồn gốc: 2 trường hợp.
III.5.2 Đánh giá tình hình lập hồ sơ địa chính ban đầu
a) Tình hình lập bản đồ địa chính
Các mảnh bản đồ được thành lập khi ghép biên được trùng khớp. Thông tin trên bản đồ được phản ánh đầy đủ số hiệu thửa đất được đánh theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới nên việc tra cứu tìm kiếm một thửa cụ thể được dễ dàng. Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn như: Chưa nắm bắt kịp thời và chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ công tác Quản lý đất đai về việc sử dụng BĐĐC mới (bản đồ số) có độ chính xác cao đang dần thay đổi những bản đồ trước đây sử dụng bằng không ảnh (theo tư liệu 02/UB-CT hoặc bản đồ 299 /TTg). Các trường hợp sai sót trên BĐĐC từ năm 2006 đến nay: 11 trường hợp sai diện tích, 1 trường hợp trùng thửa, 2 trường hợp sai loại đất, 5 trường hợp sai hình thể.
Chẳng hạn ở tờ 09, thửa 21 của bà Hoàng Thị Liên ký hiệu đất màu, xuống kiểm tra thực tế bà Liên có nhà ở từ trước năm 1975.
Tại tờ 63, thửa 211 của ông Nguyễn Trung Dũng đo luôn cả phần bờ rào của ông nguyễn Văn huy vào và đã được cấp giấy hiện tại địa phương khó khăn trong giải quyết tranh chấp….
b)Tình hình lập sổ bộ địa chính
Sổ bộ địa chính hiện nay của Thị Trấn Củ Chi được thành lập theo Quyết định số 499/QĐ-TCĐC ngày 27/07/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh.doc