Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 4

1.1 ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 4

1.1.1 Đô thị 4

1.1.1.1 Khái niệm 4

1.1.1.2 Các đặc trưng của đô thị 5

1.1.1.3 Phân loại đô thị 6

1.1.2 Quản lý đô thị 7

1.1.2.1 Khái niệm quản lý đô thị 7

1.1.2.2 Các phương pháp và công cụ quản lý đô thị 7

1.1.2.3 Nội dung quản lý đô thị 8

1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 9

1.2.1 Tổng quan chung về kết cấu hạ tầng đô thị 9

1.2.1.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng đô thị 9

1.2.1.2 Phân loại kết cấu hạ tầng đô thị 10

1.2.2 Hệ thống giao thông đô thị 10

1.2.2.1 Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông đô thị 10

1.2.2.2 Vai trò của hệ thống giao thông đô thị 12

1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống giao thông đô thị 14

1.3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 16

1.3.1 Khái niệm quản lý HTGT đô thị 16

1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý đối với HTGT đô thị 17

1.3.3 Nguyên tắc quản lý hệ thống giao thông đô thị 17

1.3.3.1 Tập trung dân chủ và phân cấp quản lý 17

1.3.3.2 Tiết kiệm và hiệu quả 18

1.3.4 Nội dung quản lý hệ thống giao thông đô thị 18

1.3.4.1 Nội dung quản lý hạ tầng đô thị nói chung 18

1.3.4.2 Nội dung quản lý cụ thể trên lĩnh vực HTGTĐT 20

1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý 21

1.3.5.1 Xu thế đô thị hóa 21

1.3.5.2 Xu hướng phát triển, những tác động và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ mới đối với công tác quản lý HTGTĐT 21

1.3.5.3 Nhân tố pháp lý 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 23

2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẬN CẦU GIẤY 23

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số, lao động 23

2.1.2 Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội Quận giai đoạn 2005 – 2010 25

2.1.2.1 Về lĩnh vực kinh tế 25

2.1.2.2 Lĩnh vực xây dựng, phát triển và quản lý đô thị 27

2.1.2.3 Lĩnh vực văn hóa – xã hội 29

2.1.3 Tổng quan bộ máy hành chính Quận 30

2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 33

2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 33

2.2.2 Tình hình đi lại 34

2.2.3 Hiện trạng hệ thống giao thông đô thị 35

2.2.3.1 Hệ thống giao thông động 35

2.2.3.2 Hệ thống giao thông tĩnh 37

2.2.3.3 Giao thông công cộng 39

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 39

2.3.1 Bộ máy hành chính thực hiện chức năng quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận 39

2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận 40

2.3.2.1 Công tác quản lý quy hoạch 40

2.3.2.2 Công tác quản lý đầu tư phát triển 41

2.3.2.3 Công tác quản lý duy tu, cải tạo 42

2.3.2.4 Công tác quản lý sử dụng 43

2.3.2.5 Công tác quản lý việc xâm hại hạ tầng giao thông 45

2.3.3 Đánh giá chung 46

2.3.3.1 Thành tích đạt được 46

2.3.3.2 Khó khăn, tồn tại 47

2.3.3.3 Nguyên nhân 48

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 50

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUẬN ĐẾN NĂM 2015 50

3.1.1 Dự báo khái quát tình hình 5 năm tới 50

3.1.2 Quy hoạch tổng thể, phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 50

3.1.2.1 Phát triển kinh tế 50

3.1.2.2 Xây dựng, phát triển và quản lý đô thị 51

3.1.2.3 Phát triển văn hóa – xã hội 51

3.1.3 Định hướng phát triển hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận đến năm 2015 . 52

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 55

3.2.1 Giải pháp về quy hoạch 55

3.2.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách 57

3.2.3 Giải pháp về tổ chức quản lý 58

3.2.4 Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức của người dân. 59

3.2.5 Giải pháp về kĩ thuật, công nghệ trong quản lý HTGTĐT 59

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 61

3.3.1 Đối với nhà nước Trung ương và Thành phố 61

3.3.2 Kiến nghị với chính quyền Quận Cầu Giấy 63

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị gia tăng lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của kinh tế Quận. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm là 43,77%, gấp 3 lần chỉ tiêu đề ra. Sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản tốc độ tăng giá trị tăng thêm là 36,75% hàng năm, vượt gần 5 lần chỉ tiêu đề ra. Chú trọng phát triển các ngành có giá trị gia tăng lớn và trình độ công nghệ cao. Lĩnh vực nông nghiệp: giá trị và tỷ trọng giảm xuống 0,04% (theo lãnh thổ) và 0,09% (theo Quận quản lý). Quận tập trung chỉ đạo chuyển đổi mô hình hợp tác xã nông nghiệp sang hợp tác xã dịch vụ tổng hợp. Hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển nghề truyền thống. Thu chi ngân sách trên địa bàn đạt kết quả tốt. Thu ngân sách trên địa bàn liên tục vượt dự toán được giao hàng năm, vượt chỉ tiêu thành phố giao từ 5 – 10%, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 36,63%. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2010, thu ngân sách quận ước đạt 1.870 tỷ đồng đạt 87,29% kế hoạch năm; Chi ngân sách ước thực hiện 369,6 tỷ đồng đạt 70,8% kế hoạch, đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của quận. Tổng chi ngân sách trên địa bàn đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển, cơ chế quản lý đã dần phù hợp với quản lý kinh tế. Bảng 2.2 Tỷ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn Quận giai đoạn 2005 – 2010 Đơn vị: tr.đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 CN+XDCB 52.391 103.534 169.232 295.968 373.158 434.132 TM – DV 21.949 33.186 45.394 590.833 618.676 622.808 NN 1.958 0 0 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo phòng kinh tế Quận Cầu Giấy) 2.1.2.2 Lĩnh vực xây dựng, phát triển và quản lý đô thị - Công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch: Quận đã tập trung xây dựng và quản lý quy hoạch theo hướng nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu lực và hiệu quả, đảm bảo thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Nhiều dự án hạ tầng xã hội, dự án nhà ở, công trình công cộng đã và đang được hình thành làm thay đổi cơ bản diện mạo không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị. Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và quản lý xây dựng theo quy hoạch có chuyển biến tích cực. Quận đã cải cách công tác cấp phép xây dựng, giáo dục và tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân xin cấp giấy phép xây dựng. Năm 2006 – 2009, trên địa bàn Quận cấp được 4.301 giấy phép bằng 771.914 m2 sàn xây dựng, đạt tỷ kệ kiểm soát công trình xây dựng 94,6%, vượt chỉ tiêu từ 10 – 15%. Quận đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tốt trật tự xây dựng trên địa bàn, không để tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công. Hầu hết các công trình xây dựng trái phép đều được xử lý kịp thời, dứt điểm. Năm 2006 – 2009 đã lập hồ sơ xử lý đối với 950 trường hợp vi phạm, phạt tiền 240 trường hợp, ngừng thi công 671 trường hợp, xử lý tự khắc phục 194 trường hợp, cưỡng chế 238 trường hợp. Công tác quản lý đầu tư xây dựng: Công tác đầu tư xây dựng cơ bản có bước phát triển rõ rệt, môi trường đầu tư được cải thiện, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Năm 2006 – 2009, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung thực hiện 34 dự án, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 20 dự án, chuyển tiếp 14 dự án với tổng số vốn được thực hiện 500,8 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn của Quận đã thực hiện 209 dự án, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 209 dự án, chuyển tiếp 20 dự án với tổng số vốn đã thực hiện 651 tỷ đồng. Các phường đã đầu tư xây dựng 283 dự án với tổng số vốn 125,13 tỷ đồng, đầu tư cho các lĩnh vực: Giao thông, cấp thoát nước, giáo dục và y tế… Công tác quản lý và phát triển nhà: Để đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2010 bình quân diện tích nhà ở cho mỗi người dân đạt từ 9 – 10 m2/người, những năm qua, Quận tiếp tục đầu tư cho chương trình nhà ở chung cư phục vụ tái định cư: Triển khai khu nhà ở chung cư Tây Nam đại học Thương Mại tại phường Mai Dịch gồm 3 nhà chung cư cao 6 -17 tầng với 523 căn hộ, diện tích sàn 49.201 m2. Khu đô thị mới Cầu Giấy 50,7 ha, đã thực hiện hoàn thành cơ bản phần hạ tầng kĩ thuật phục vụ công tác đấu giá quyền sử dụng đất, xây dựng nhà ở, nhà tái định cư và các nhu cầu khác của Thành phố, trong đó có 5 nhà ở chung cư cao 15 – 21 tầng với 817 căn hộ, tổng diện tích sàn 140.029 m2. Dự án nhà ở cao tầng phục vụ tái định cư tại khu 5,3 ha phường Dịch Vọng với 1.381 căn hộ, đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 12 tòa nhà chung cư cao 14 – 17 tầng. Ngoài ra còn các dự án xây dựng nhà ở để bán của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Quận như: Khu nhà chung cư 11 tầng và nhà liền kề với tổng diện tích sàn 10.489 m2 tại phường Trung Hòa. Khu nhà X1, X2 tại phường Yên Hòa, tổng diện tích sàn 5.682 m2. Khu nhà cán bộ công nhân viên Tổng công ty vật tư nông nghiệp, tổng diện tích sàn 4.992 m2. Khu đất dãn dân phường Yên Hòa, tổng diện tích sàn 2.177 m2. - Công tác xây dựng và quản lý đô thị: Về cấp nước: Năm 2006 – 2009 Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy đã đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn Quận với tổng kinh phí 78,7 tỷ đồng. Hiện công ty đang cấp nước sạch cho 100% hộ dân, lượng tiêu thụ 1.136.256m3/tháng, đạt 185 lít/người/ngày. Về cấp điện: Năm 2006 – 2009, Điện lực Cầu Giấy đã xây dựng thêm 46 trạm biến áp với dung lượng 50.700KVA, hạ ngầm được 10,725km cáp điện, kinh phí đầu tư phục vụ điện sinh hoạt và sản xuất 14,45 tỷ đồng, đã tiếp nhận quản lý, bán điện trực tiếp cho 57.069 hộ dân, công suất tiêu thụ 335.587000 KW/h, cung cấp điện ổn định, không xảy ra sự cố. Về thoát nước: Năm 2006 – 2009, Quận đầu tư xây dựng 22 dự án thoát nước với tổng kinh phí 8,68 tỷ đồng. Các phường bằng nguồn vốn tự có đã đầu tư xây dựng 40 công trình đường và thoát nước với tổng kinh phí 15,2 tỷ đồng. Thực hiện duy trì thoát nước theo phân cấp, trong năm 2007, kinh phí để duy trì là 1,1 tỷ đồng, năm 2008 là 1 tỷ đồng. Về chiếu sáng đô thị: Hàng năm, Quận kết hợp với Sở giao thông công chính tiến hành khảo sát, thống kê nhu cầu lắp đặt hệ thống chiếu sáng cá tuyến đường, ngõ tại các phường. Hầu hết các tuyến đường chính và các ngõ xóm đã có hệ thống chiếu sáng đô thị đáp ứng đời sống nhân dân. Năm 2007 – 2008, bằng nguồn vốn của Quận đã đầu tư xây dựng lắp đặt mới hệ thống chiếu sáng với chiều dài 17,67km, kinh phí 4,67 tỷ đồng. Thực hiện duy tu hệ thống chiếu sáng theo phân cấp, kinh phí thực hiện hàng năm 1,3 tỷ đồng. Quyết định từ ngày 12/3/2011, Quận tiếp nhận quản lý hệ thống chiếu sáng trên địa bàn Quận Về vệ sinh môi trường: Tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh trên địa bàn Quận, nên vấn đề bảo vệ môi trường được Quận quan tâm, chỉ đạo, trước hết là giải quyết, xử lý rác, phế thải xây dựng, vệ sinh môi trường các sông, hồ trên địa bàn. Công tác xã hội hóa vệ sinh môi trường đã được triển khai sâu rộng. Hàng năm, Quận được giao duy trì thường xuyên 43 tuyến đường. Khối lượng thu gom rác thải sinh hoạt năm 2007 – 2008 là 68.703 tấn. Kinh phí thực hiện vệ sinh môi trường năm 2007 – 2008 là 94, 24 tỷ đông. 2.1.2.3 Lĩnh vực văn hóa – xã hội - Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có bước phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu học tập của nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được nâng cao. Quận đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học. Nhiều giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong các kì thi cấp thành phố, quận. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư đáp ứng nhu cầu dạy và học. Tập trung chỉ đạo xây dựng 10 trường đại học đạt chuẩn quốc gia. Đã xây mới 13 trường học và nâng cấp, sửa chữa tất cả các trường học trong Quận với tổng số tiền gần 400 tỷ đồng. Đến nay, 100% số trường học trong Quận đã được xây dựng kiên cố, ngành giáo dục – đào tạo Quận giữ vững 5 năm liên tục đạt đơn vị xuất sắc lá cờ đầu thành phố. - Các lĩnh vực an sinh xã hội được tập trung giải quyết có hiệu quả: Công tác tạo việc làm được chú trọng, hàng năm đã tạo việc làm 4.700 lao động (chỉ tiêu đề ra là 3.500 lao động). Công tác đào tạo nghề có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề và hình thức đào tạo, góp phần quan trọng tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung. Quan tâm hỗ trợ các đối tượng chính sách và người nghèo được thực hiện có hiệu quả. Đã giảm hết số nghèo theo chuẩn thu nhập bình quân từ 350.000đ/tháng trở xuống. Riêng năm 2009, Quận đã giải quyết việc làm cho 4.574 lao động đạt 91% kế hoạch, giảm 53 hộ nghèo đạt 133% kế hoạch thành phố giao, đưa 104 đối tượng đi cai nghiện bắt buộc đạt 110% kế hoạch. Quận, các phường và các đơn vị tổ chức gặp mặt, động viên, thăm hỏi, tặng quà các đồng chí lão thành cách mạng, người có công, các đối tượng chính sách, tổ chức đón Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn quận được đầm ấm vui tươi. Đảm bảo 100% trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tàn tật được quan tâm hỗ trợ dưới mọi hình thức. Làm tốt công tác chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội. - Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm và có nhiều thành tích. Chất lượng khám, chữa bệnh được chú trọng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư từng bước hiện đại, công tác xã hội hóa lĩnh vực y tế được đẩy mạnh, mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của người dân từng bước được cải thiện. Mạng lưới y tế dự phòng hoạt động có hiệu quả, đã chủ động phòng ngừa, không để phát sinh các dịch bệnh trên địa bàn. 100% các phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. - Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai sâu rộng, có hiệu quả từ Quận tới cơ sở. Tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn thực hiện mục tiêu kế hoạch hóa gia đình, ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Năm 2010, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 8%, vượt chỉ tiêu đề ra 0,7%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 tính đến năm 2010 là 1,94%, vượt chỉ tiêu đề ra. 2.1.3 Tổng quan bộ máy hành chính Quận Căn cứ vào nghị định 74-CP ngày 22/11/1996, Ban thường vụ thành ủy Hà Nội quyết định thành lập Đảng bộ quận Cầu Giấy gồm 33 cơ sở đảng với trên 4000 đảng viên tách từ Đảng bộ huyện Từ Liêm. Ngày 1/9/1997, quận Cầu Giấy chính thức hoạt động. Từ đó đến nay, bộ máy hành chính được kiện toàn, đổi mới phù hợp với sự thay đổi và phát triển của đô thị Quận. Bộ máy hành chính Quận được tổ chức theo chế độ 01 chủ tịch và 03 phó chủ tịch gồm phó chủ tịch phụ trách văn xã, phó chủ tịch phụ trách mảng đô thị và phó chủ tịch phụ trách mảng kinh tế. Hệ thống các phòng ban của Quận gồm 12 phòng và 3 ban: Văn phòng HĐND – UBND Quận, phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và đào tạo, phòng Văn hóa và thông tin, phòng lao động, thương binh và xã hội, phòng tư pháp, phòng y tế, phòng Kinh tế, phòng Tài chính, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng Thanh tra Quận, phòng Thanh tra xây dựng, phòng Quản lý đô thị, Trung tâm phát triển quỹ đất và quản lý duy tu hạ tầng đô thị, ban giải phóng mặt bằng . Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy hành chính Quận Cầu Giấy CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH VĂN XÃ PHÓ CHỦ TỊCH ĐÔ THỊ PHÓ CHỦ TỊCH KINH TẾ Văn Phòng HĐND UBND Phòng Nội vụ Phòng Giáo dục và đào tạo Phòng Văn hóa và thông tin Phòng Lao động TB và XH Phòng Tư pháp Phòng Quản lý đô thị Phòng Kinh tế Phòng Y tế Phòng Tài chính Phòng Tài nguyên môi trường Phòng Thanh tra Nhà nước quận Phòng Thanh tra xây dựng TT PT quỹ đất và QLDTHTĐT Ban giải phóng mặt bằng 2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất Tổng quỹ đất của Quận là 1202,96 ha. Khi mới thành lập, trong cơ cấu sử dụng, đất ở chiếm 28,2% tổng diện tích đất tự nhiên của Quận bằng 339,5 ha, trong đó đất làng xóm có diện tích 249,9 ha và đất ở đô thị có diện tích 95,6 ha, còn lại phần lớn đất đai là ruộng canh tác. Khu vực này tuy đang có những thay đổi theo hướng đô thị hóa, đặc biệt dọc theo các trục giao thông chính, song nhìn chung vào sâu trong làng xóm vẫn giữ được những nét cổ truyền như nhà ở thấp tầng, có sân vườn, mật độ xây dựng thấp. Đan xen với nhà ở là nhiều công trình di tích, Đình, Chùa làm nên cảnh quan chung của khu vực. Do quá trình đô thị hóa của Quận diễn ra nhanh, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn quận đã thay đổi, diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 5,6% trong tổng diện tích đất tự nhiên của Quận, đất ở đô thị là 651,64ha, chiếm tỉ lệ 54,18%, đất dành cho phát triển hạ tầng là 396,52 ha, chiếm 32,94%, trong đó đất dành cho giao thông chiếm 17,51%. Trong khi đó, những năm trước, đất dành cho giao thông trên địa bàn Quận chỉ chiếm 7 – 8%. Hiện tại, quỹ đất chưa sử dụng của Quận còn 8,64 ha. Trong tương lai, quỹ đất này dành cho đầu tư phát triển các khu đô thị và dành cho phát triển hệ thống giao thông theo quy hoạch Quận đến năm 2020, diện tích đất dành cho giao thông tăng lên 19,35%. Bảng 2.3 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất quận Cầu Giấy năm 2010 TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ chiếm đất (%) Ghi chú Tổng diện tích đất tự nhiên 1202,96 100 1 Đất nông nghiệp 67,54 5,6 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 21,52 1,78 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản - 1.3 Đất nông,lâm nghiệp khác 46,02 3,8 2 Đất phi nông nghiệp 1126,78 93,68 2.1 Đất ở 651,64 54,18 Thuần đất ở 2.2 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 70,92 5,89 2.3 Đất quốc phòng, an ninh 49,02 4,07 2.4 Đất khu công nghiệp 7,70 0,64 2.5 Đất hoạt động khoáng sản - - - 2.6 Đất phát triển hạ tầng 396,52 32,94  2.6.1 Đất giao thông 210,77 17,51  2.6.2 Đất thủy lợi 10,44 0,87  2.6.3 Đất cơ sở văn hoá 57,42 4,77  2.6.4 Đất cơ sở y tế 17,97 1,49  2.6.5 Đất cơ sở giáo dục đào tạo 90,14 7,49  2.6.6 Đất cơ sở thể dục- thể thao 4,61 0,38  2.6.7 Đất chợ 4,19 0,35  2.6.8 Đất công cộng khác 0,98 0,08 2.7 Đất tôn giáo tín ngưỡng 5,57 0,46 2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 12,37 1,03 2.9 Đất du lịch, danh lam thắng cảnh 2,34 0,19 3 Đất chưa sử dụng 8,64 0,72 (Nguồn: Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hà Nội 2010) 2.2.2 Tình hình đi lại - Hướng di chuyển chủ yếu: Hướng di chuyển chủ yếu trên địa bàn quận gồm 2 hướng chính. Từ khu vực ngoài đi vào trong Quận và từ Quận ra các vùng xung quanh + Hướng từ ngoại thành vào Quận theo các tuyến vành đai như: đường 32 – đường Hồ Tùng Mậu, cầu Thăng Long – Phạm Văn Đồng, đường vành đai 3 – Trần Duy Hưng, đường Láng, Hòa Lạc – Trần Duy Hưng, đường Láng, Hòa Lạc – Phạm Hùng… + Trong nội thành, hướng từ các Quận khác vào Cầu Giấy và từ quận Cầu Giấy tỏa đi các quận khác theo các trục đường xuyên tâm như đường Láng, đường Bưởi, đường Hoàng Quốc Việt, đường Xuân Thủy – Cầu Giấy, đường Hoàng Đạo Thúy, đường Nguyễn Văn Huyên, đường Nguyễn Khánh Toàn… Ùn tắc: Do trên địa bàn Quận tập trung nhiều tuyến đường chính, mật độ tham gia giao thông lại đông nên thường xuyên xảy ra ùn tắc trên nhiều tuyến đường vào giờ cao điểm, buổi sáng từ 7h – 8h, buổi trưa từ 11h – 12h, buổi chiều từ 4h30 – 6h. Các điểm thường xảy ra ùn tắc như là đường Phạm Văn Đồng, đường Láng, đường Xuân Thủy – Cầu Giấy, đường Hồ Tùng Mậu, đường Lê Văn Lương; các điểm nút giao thông như đảo giao thông Cầu Giấy, ngã tư Phạm Hùng – Trần Duy Hưng – Láng, Hòa Lạc – Khuất Duy Tiến, ngã ba Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt, nút giao thông Voi Phục – Cầu Giấy… 2.2.3 Hiện trạng hệ thống giao thông đô thị 2.2.3.1 Hệ thống giao thông động Hệ thống giao thông thông trên địa bàn Quận Cầu Giấy được hình thành và phát triển mạnh từ năm 1997 (khi thành lập Quận). Hệ thống các tuyến đường được đầu tư phát triển thành một mạng lưới khá dầy với những tuyến đường khung hiện đại, to và đẹp. Nhìn vào bản đồ quận, có thể thấy, tuyến đường Quận được quy hoạch theo ô bàn cờ. Mạng lưới giao thông chính của các đô thị Cầu Giấy là các đường vành đai và các trục xuyên tâm. Mạng lưới này không chỉ có ý nghĩa về giao thông đơn thuần mà còn là đường ranh giới khống chế sự phát triển đô thị theo quy hoạch như đường Láng, đường Bưởi, đường Hoàng Quốc Việt, đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Lê Văn Lương. Ngoài ra còn có các đường xuyên tâm để nối kết các khu vực đô thị với khu trung tâm và cũng để nối kết các đường vành đai lại với nhau như đường Trần Duy Hưng, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, đường Hồ Tùng Mậu, đường Nguyễn Văn Huyên, đường Nguyễn Phong Sắc. Bảng 2.4 Hiện trạng một số tuyến đường chính trên địa bàn Quận Tuyến đường Bề rộng (m) (B=Bh +Bmđ + Bpc +Bmđ + Bh) Vị trí Hiện trạng đường Đ.Hoàng Quốc Việt 8+15,5+3+15,5+8 = 50 Điểm đầu là dốc bưởi, điểm cuối giao cắt với đường Phạm Văn Đồng. Được xây dựng từ những năm 1995, dài hơn 1,3km, hiện trạng mặt đường còn tốt, lưu thông ít bị ùn tắc. Điểm hay ùn tắc là nút giao giữa đường 69, đường Nguyễn Phong Sắc, đường Phạm Văn Đồng. Đ.Nguyễn Phong Sắc kéo dài 8+15,5+3+15,5+8 = 50 Chạy giữa trung tâm Quận (Từ phía Bắc đến phía Nam), nối từ đường Hoàng Quốc Việt đến các tuyến đường thuộc khu ĐTM Cầu Giấy Được xây dựng từ năm 2002 nhưng đến nay chưa hoàn thành do vướng mắc trong công tác đến bù, GPMB (đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến đường Tô Hiệu). Điểm hay bị ùn tắc là nút giao với đường Cầu Giấy và đường Tô Hiệu. Đ.Cầu Giấy 5+11+3+11+5 = 35 Chạy giữa trung tâm Quận (Từ phía Đông sang phía Tây), nối từ ngã tư Cầu Giấy đến ngã tư Mai Dịch Được xây dựng từ những năm 1990, có chiều dài hơn 1 cây số. Mật độ tham gia giao thông rất đông, nhiều điểm giao cắt với các tuyến đường nhỏ, điểm hay bị ùn tắc là ngã tư Cầu giấy, ngã tư Mai Dịch, nút giao giữa đường Cầu Giấy với đường Nguyễn Phong Sắc, nút giao với Nguyễn Đăng Ninh…Một số đoạn vỉa hè chưa GPMB xong, nhiều đoạn còn buôn bán, gây ảnh hưởng đến giao thông. Đ.Xuân Thủy Đ. Trần Duy Hưng 8+15,5+13+15,5+8 = 60 Điểm đầu nối với đường Nguyễn Chí Thanh, tại cầu Trung Hòa, điểm cuối giao cắt với đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến. Được xây dựng từ những năm 1998, dài hơn 1,6km. hiện trạng đường còn tốt, lưu thông ít bị ùn tắc. Điểm hay bị ùn tắc là nút giao giữa đường Láng với cầu Trung Hòa, nút giao với các đường nhánh. (Nguồn: Tổng hợp Phòng Quản lý đô thị) Bên cạnh hệ thống tuyến đường bộ khá đồng bộ, hệ thống cầu vượt được tổ chức nhằm giảm thiểu mật đô giao thông giao nhau tại các ngã tư lớn như cầu vượt Mai Dịch. Hệ thống cầu và hầm dành cho người đi bộ cũng được Thành phố và Quận tập trung đầu tư để giải quyết những điểm ùn tắc, hay xảy ra tai nạn như cầu vượt tại bến trung chuyển Cầu Giấy, đại học Giao thông vận tải…Chỉ tính riêng trên đường Phạm Hùng đã có 4 hầm đường bộ, và trên đường Trần Duy Hưng có 3 cầu đi bộ. 2.2.3.2 Hệ thống giao thông tĩnh Trên địa bàn quận có 2 bến đỗ xe lớn là trạm chung chuyển chung của cả thành phố và cả nước, đáp ứng nhu cầu đi lại rất lớn của người dân trong nội thành cũng như thành phố với các tỉnh. - Bến xe khách Mỹ Đình là một bến xe mới được đầu tư xây dựng hiện đại nhất Hà Nội, cơ sở vật chất khá khang trang, bến bãi rộng rãi, giao thông thuận lợi, mỗi ngày có thể đón 500 đến 600 lượt xe, với khoảng 10.000 lượt khách. Hơn nữa, lại nằm bên đường vành đai 3 nên bến xe có một vị trí thích hợp để thu hút khách. Hiện, bến xe Mỹ Đình có 48 tuyến xe tỏa đi các khắp các tỉnh phía Bắc Bảng 2.5 Các tuyến xe khách tại bến xe Mỹ Đình - Hà Nội TT Tuyến đường Số chuyến TT Tuyến đường Số chuyến TT Tuyến đường Số chuyến 1 Yên Bái 25 17 Vĩnh Tường 10 33 Thanh Thuỷ 10 2 Tuyên Quang 50 18 Thái Thuỵ 3 34 Cái Rồng 5 3 Phú Thọ 45 19 Lạng Sơn 25 35 Lạc Sơn 2 4 Yên Lập 20 20 Đại Từ 2 36 Bình Lục 3 5 Thanh Sơn 25 21 Hưng Yên 2 37 Nghĩa Hưng 3 6 Ấm Thượng 20 22 La Tiến 2 38 Nho Quan 5 7 Cổ Tiết 2 23 Hưng Hà 3 39 Ninh Bình 1 8 Trung Hà 5 24 Quỳnh Côi 8 40 Tân Lạc 2 9 Đá Chông 7 25 Kiến Xương 2 41 Cao Phong 2 10 Tản Hồng 4 26 Kim Sơn 3 42 Chiêm Hoá 5 11 Vĩnh Yên 3 27 Chăm Mát 28 43 Đông Hưng 8 12 Lập Thạch 15 28 Điện Biên 2 44 Bắc Kạn 4 13 Cao Bằng 20 29 Chi Nê 2 45 Giao Thuỷ 3 14 Cẩm Phả 30 30 Cẩm Khê 27 46 Đò Quan 60 15 Lào Cai 2 31 Bãi Cháy 29 47 Thái Nguyên 25 16 Hà Giang 5 32 Hoà Bình 28 48 Việt Trì 30 - Bến trung chuyển xe buýt. Trước đây tại Hà Nội chưa có các điểm trung chuyển cho xe buýt trong khi một số điểm dừng nằm tại các ngã tư là nơi giao nhau của các trục đường lớn có thể có tới hơn 10 tuyến xe chạy qua. Tháng 6/2005, điểm trung chuyển Cầu Giấy đã được thiết kế như một dự án thí điểm tại một vị trí là cửa ngõ vào thành phố và có 15 tuyến buýt qua lại với lưu lượng hành khách mỗi ngày đạt khoảng 15.000 lượt (cả khách lên và xuống). Trước khi được quy hoạch lại, tình trạng hành khách lên xuống xe rất lộn xộn, thường gây cản trở giao thông và số lượng nhà chờ xe buýt lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả số khách cần chuyển tuyến Bên cạnh hạng mục xây dựng một bờ ke trung tâm dài 100 mét quy tụ tất cả các điểm dừng vào cùng một chỗ với hai dãy nhà chờ quay ra hai bên, các quầy vé, bãi để xe đạp, xe máy và nhà vệ sinh công cộng cũng đã được bố trí tại đây. Trước khi tiến hành quy hoạch điểm trung chuyển này, các chuyên gia Pháp cũng đã thực hiện một mô hình mô phỏng động trên máy tính để nghiên cứu các luồng di chuyển của hành khách cũng như hoạt động của các xe buýt tại điểm trung chuyển. Mô hình bến trung chuyển xe buýt ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) được các chuyên gia chương trình châu Á mở rộng PRO ECO của Liên minh châu Âu đánh giá là rất thành công - Bên cạnh 2 bến xe lớn, hệ thống bến bãi đỗ xe khu vực được quy hoạch theo quy hoạch từng phường với tổng số khoảng 600 xe. 2.2.3.3 Giao thông công cộng Giao thông công cộng trên địa bàn Quận cũng như thành phố chủ yếu là hệ thống xe buýt. Mạng lưới các tuyến hoạt động khá dầy. Hiện tại, có 39/60 tuyến xe buýt của thành phố hoạt động trên địa bàn Quận. Là nơi tập trung rất nhiều tuyến xe buýt chạy qua, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu đi lại ở đây đặc biệt là vào giờ tan tầm do ở đây tập trung rất nhiều các trường Đại học lớn như trường ĐH Giao thông vận tải, ĐH Luật, ĐH Quốc Gia, ĐH Thương Mại…Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, hầu hết các tuyến xe buýt đều được tăng cường và chạy khuya như 26, 32. Tuy nhiên, giao thông trên địa bàn Quận vẫn chưa có tuyến đường dành riêng cho xe buýt nên ảnh hưởng nhiều đến giao thông nói chung do xe to, chiếm hầu hết phần đường cho các xe khác, và tình trạng tạt đầu xe khác để vào bến đón khách rất nguy hiểm. Các tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn Quận: 07, 09, 13, 14, 16, 20, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 33, 34, 35, 38, 39. 2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2.3.1 Bộ máy hành chính thực hiện chức năng quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Thực hiện công tác quản lý hệ thống giao thông trên địa bàn Quận có sự phối hợp của nhiều phòng ban như: - Ban quản lý dự án Quận: Thay mặt UBND Quận tổ chức thực hiện quản lý các dự án giao thông lớn (thẩm định, quản lý thi công xây dựng…) - Trung tâm phát triển quỹ đất và quản lý duy tu hạ tầng đô thị: Thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường liên Phường. - Phòng Quản lý đô thị: Thực hiện công tác quản lý việc khai thác sử dụng các tuyến đường vào mục đích kinh doanh như thuê vỉa hè đỗ xe, vận chuyển vật liệu, thuê lắp đặt các trạm BTS…và quản lý việc xâm hại hạ tầng giao thông như đào đường. - Thanh tra nhà nước Quận và thanh tra xây dựng: Phối hợp để thực hiện công tác quản lý hệ thống giao thông, thực hiện thanh tra, tuần tra và xử lý các vi phạm về xây dựng, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường… 2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận 2.3.2.1 Công tác quản lý quy hoạch Quận Cầu Giấy đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 43/1999/QĐ - UB ngày 29/5/1999 quy hoạch tỉ lệ 1/2000. Trong những năm qua, UBND Quận tiếp tục được thành phố phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng 13 dự án và một số dự án quy hoạch các khu đô thị bản đồ tỉ lệ 1/500. Thực hiện quyết định số 48/2006/QĐ - UB ngày 11/4/2006 của thành phố Hà Nội và quyết định số 3237/QĐ - UBND ngày 20/9/2007 về việc phân cấp thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và xây dựng điểm dân cư nông thôn, UBND Quận Cầu Giấy đã lập được 3 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích khoảng 110ha. Các tuyến đường dân sinh, trục đường lớn và các bến bãi đỗ xe được thể hiện trong từng bản quy hoạch. - Năm 2007: Cắm mốc các tuyến đường quy hoạch trong dự án “Quy hoạch chi tiết phường Yên Hòa tỷ lệ 1/500 điểm dân cư đô thị hóa khu vực làng Cót” - Năm 2008: Cắm mốc các tuyến đường quy hoạch trong dự án “Quy hoạch chi tiết phường Quan Hoa tỷ lệ 1/500 điểm dân cư đô thị hóa”. - Năm 2009: Quy hoạch trong dự án “Quy hoạch chi tiết phường Dịch Vọng Hậu tỷ lệ 1/500 điểm dân cư đô thị hóa”. - Hiện nay đang tiến hành lập dự án quy hoạch 2 khu chức năng đô thị phường Mai Dịch và phường Dịch Vọng. Các công trình xây dựng do Phường và Quận làm chủ đầu tư đều được thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt. Các quy hoạch được lập theo tỷ lệ 1/500 đều được cắm mốc và bàn gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan