MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3
2. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay 4
3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ kế hoạch và Đầu tư 6
4. Độ ngũ cán bộ của Bộ Kế hoạch và đầu tư: 9
CHƯƠNG II: CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 12
1. Lịch sử hình thành Cục Đầu tư nước ngoài: 12
2. Quá trình phát triển của Cục Đầu tư nước ngoài: 13
3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Đầu tư nước ngoài: 15
3.1. Cơ cấu tổ chức: 15
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Đầu tư nước ngoài: 16
3.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 19
4. Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài 23
4.1 Các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài: 23
4.2 Đánh giá chung 42
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI: 47
1. Định hướng phát triển của Cục đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010-2015: 47
1.1 Tiếp tục tập trung cho việc giải ngân vốn ĐTNN. 47
1.2 Về luật pháp và chính sách 47
1.3 Về quản lý nhà nước 48
1.4 Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế: 48
2. Giải pháp: 49
2.1 Tổng hợp thông tin: 49
2.2 Công tác xây dựng pháp luật chính sách: 50
2.3 Công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế: 51
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN: 53
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cục Đầu tư nước ngoài, công tác quản lý và các hoạt động liên quan của Cục Đầu tư nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm việc của đại diện ngoại giao, nguyên thủ các nước tại Việt Nam.
Vận hành trang Web về đầu tư nước ngoài, tổng hợp câp nhật, thu thập các số liệu đầu tư nước ngoài. Trang Web của cục đầu tư nước ngoài được hình thành nhằm cung cấp các thông tin tổng quan về môi trường đầu tư của Việt Nam tới các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nước và nước ngoài muốn tìm hiểu hệ thống quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như mô hình các cơ quan xúc tiến đầu tư của Việt Nam. Thông qua đó giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước nắm bắt được các thủ tục hành chính và chính sách đầu tư của Việt Nam để việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư và hình thành dự án đầu tư tại Việt Nam có hiệu quả cao nhất. Số liệu đầu tư nước ngoài hiện nay phân theo các tiêu chí như sau:
Theo lĩnh vực đầu tư: Với 1 dự án kinh doanh bất động sản có quy mô vốn 4 tỷ USD được cấp vào tháng 12, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vươn lên đứng thứ nhất. Trong đó có 27 lượt dự án cấp mới và 6 dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 6,84 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam. Dự án có quy mô lớn được cấp phép trong tháng 12 là Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An) vốn đầu tư 4 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Quảng Nam. Trong năm 2010, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, lĩnh vực thế mạnh và là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài luôn duy trì ở vị trí cao. Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trong năm 2010. Có 385 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ USD và 199 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 1 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 5,1 tỷ, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, khí nước, điều hòa với 6 dự án đầu tư có tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 2,95 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm 2010.
Theo đối tác đầu tư: Trong năm 2010, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore vươn lên dẫu đầu các nhà đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,43 tỷ USD chiếm 23,8 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hà Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trên 2,37 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,36 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo địa bàn đầu tư: Thêm 1 dự án được cấp phép trong tháng 12, Quảng Nam là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2010 với 4,2 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,56 tỷ USD, 2,2 tỷ USD USD, 2 tỷ USD và 1,3 tỷ USD. Trong số các dự án cấp mới trong 12 tháng năm 2010, đáng chú ý có các dự án lớn được cấp phép là: dự án dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An) do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Quảng Nam với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD. Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu xây dựng, kinh doanh Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kinh doanh bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD.
Lũy kế đến 21/12/2010: Tính đến 21/12/2010, cả nước có 12.213 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 192,9 tỷ USD.
Thường xuyên theo dõi đánh giá việc thực hiện phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài của các địa phương , chủ trì tổ chức rà soát, quản lý thông tin về đầu tư ra nước ngoài.
Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch đầu tư nước ngoài
Theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, cục đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, quy hoạch cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Tình hình thực hiện của hoạt động này như sau:
Năm 2006, cục đầu tư nước ngoài đã xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài năm 2006 và 5 năm 2006-2010. Đề án này được lãnh đạo Bộ chủ trì thảo luận, các đơn vị khác trong Bộ góp ý để hoàn chỉnh và được sử dụng làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước năm 2006 và 5 năm 2006-2010. Cục đồng thời cũng tham gia góp ý hoàn chỉnh các đề án điều chỉnh quy hoạch, định hướng kế hoạch 5 năm 2006-2010 đến 2020 và giải pháp phát triển kinh tế xã hội các vùng trong cả nước. ngoài ra cục cũng tham gia góp ý cho 27 đề án xây dựng kế hoạch, quy hoạch của các ngành địa phương đối với phần liên quan đến đầu tư nước ngoài; kiến nghị sửa đổi một số quy hoạch phát triển ngành còn bất hợp lý nhằm tháo rào cản tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, tiêu biểu là các quy hoạch các ngành: đất đai và quyền sử dụng đất, thép và xi-măng, khu công nghiệp, quy hoạch hệ thống chợ và siêu thị...
Công tác xây dựng luật pháp chính sách
Tham mưu giúp lãnh đạo Bộ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tạo chuyển biến cơ bản trong công tác đầu tư nước ngoài, trong đó tập trung vào việc: đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch, đẩy mạnh công tác xây dựng chính sách hướng vào mục tiêu tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các dự án đang hoạt động, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, cụ thể là:
Năm 2006 là năm đầu tiên pháp luật đầu tư đã thống nhất cho mọi thành phần kinh tế cả trong nước và nước ngoài thông qua việc triển khai Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp cùng các văn bản hướng dẫn khác. Cục đầu tư nước ngoài đã chủ trì và phối hợp soạn thảo trình lãnh đạo những văn bản liên quan đến đầu tư nước ngoài như: chỉ thị của thủ tướng chính phủ tranh thủ cơ hội thu hút làn sóng mới về đầu tư; Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của luật doanh nghiệp và luật đầu tư; nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư; tham gia xây dựng nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trình thủ tướng chính phủ về đề án điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp; soạn thảo một số văn bản trình Bộ trưởng bàn hành hướng dẫn tạm thời về đầu mối xử lý, trình tự, thủ tục đầu tư nước ngoài: số 5495/BKH-ĐTNN ngày 26/7/2006 xử lý kịp thời một số trở ngại trong việc tiếp nhận hồ sơ dự án và cấp phép do chưa có các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, đảm bảo hoạt động đầu tư diễn ra bình thường, không bị gián đoạn, quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam, quy trình thẩm định điều chỉnh Giấy phép đầu tư.
Năm 2007, cục đầu tư nước ngoài đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 15/2007/CT-TTg ngày 22/6/2007 về một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà thực chất là nhằm quy định hệ thống các giải pháp cụ thể nhằm đón nhận và phát huy các hiệu quả làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam. Chỉ thị đã quy định các giải pháp đồng bộ trên nhiều lĩnh vực nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và phân công tổ chức thực hiện cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Nhằm đơn giản hóa thủ tục đầu tư ra nước ngoài phù hợp với những quy định mới của nghị định 78/2006/NĐ-CP và yêu cầu thí điểm thực hiện cơ chế “ một cửa” đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cục đầu tư nước ngoài đã chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Việc ban hành quyết định nói trên đã góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình xây dựng hồ sơ dự án và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa trung ương và địa phương trong điều kiện phân cấp theo quy định mới của luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư, cục đầu tư nước ngoài đã chủ trì xây dựng và trình thủ tướng Chính phủ dự thảo quy chế phối hợp trong quản lý Nhà nước hoạt động đầu tư nước ngoài. Cục tiếp tục triển khai giai đoạn II Dự án đánh giá tác động của Hiệp định thương mại Việt nam – Hoa Kỳ BTA đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo sự phân công của lãnh đạo Bộ, năm 2007, cục đầu tư nước ngoài tiếp tục là đầu mối trong việc triển khai thực hiện thành công Giai đoan II sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản. Trong số 80 hạng mục cam kết đã thực hiện được 75 hạng mục, chiếm 93%, vượt số với giai đoạn I ( là 85%). Đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng, sáng kiến chung là sự khẳng định đường lối và chính sách nhất quán của Việt Nam đối với việc khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài đồng thời khẳng định những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Đối với chính phủ Nhật Bản, kết quả thực hiện sáng kiến chung được xem như một trong những cơ sở để quyết định quy mô ODA cho Việt Nam. Chính vì vậy việc thực hiện sáng kiến chung đã có tác động to lớn và nhiều mặt được cộng đồng các nhà đầu tư đánh giá cao, góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, thông qua đó thúc đẩy tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản. Trong năm 2007, Cục đầu tư nước ngoài đã chủ trì phối hợp với vụ Pháp chế và Bộ Thương mại triển khai thực hiện thành công chương trình tập huấn về WTO và các cam kết về đầu tư của Việt Nam trong WTO cho 700 cán bộ từ các tỉnh thành trong cả nước.
Năm 2008, cục đầu tư nước ngoài đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chỉ thị số 15/2007/CT-TTg ngày 22/6/2007 về một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Cục cùng xây dựng và trình Bộ trường ban hành quy chế về công tác kiểm tra hoạt động đầu tư nước ngoài do Bộ kế hoạch – đầu tư thực hiện. Cục cùng tham gia xây dựng các văn bản liên quan đến đầu tư nước ngoài như: thông tư hướng dẫn Nghị định 108, Thông tư hướng dẫn Nghị định 78 về BOT, Nghị định 121 về đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, nghị định 06/2000/NĐ-CP về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Năm 2009 Cục đã chủ trì xây dựng trình chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/2009/NQ-CP về giải pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Hiện nay Cục đầu tư nước ngoài đang tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết số 13/2009/NQ-CP của các Bộ, Ngành, địa phương trên cả nước. Cục đầu tư nước ngoài đã chủ trì dự thảo đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, ngày 20/2/2009 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 236/QĐ-TTg phê duyệt đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Ngoài ra Cục tiếp tục triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn III, dự kiến giữa tháng 1/2010 sẽ tổ chức họp đánh giá giữa kỳ và tiếp tục chủ trì tổ chuyên gia liên Bộ làm việc với nhóm sản xuất và phân phối ( M&D) thực hiện rà soát và kiến nghị xử lý các vấn đề vướng mắc trong hoạt động đầu tư nước ngoài; báo cáo Bộ Chính trị về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số giải pháp cho những năm tiếp theo; chủ trì xây dựng báo cáo thủ tướng về tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài và 2 năm gia nhập WTO; chủ trì xây dựng đề án về quyền sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đai tại Việt Nam trình Bộ chính trị và Thủ tướng Chính Phủ, đề xuất các cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài và chủ trì phối hợp với các đơn vị khác trong việc xây dựng cơ chế chính sách và văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài , làm đầu mối tham gia góp ý các văn bản pháp luật của các đơn vị khác khi có yêu cầu.
Năm 2010, Cục đã tham mưu giúp lãnh đạo Bộ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, trong đó tập trung vào việc đẩy mạnh công tác xây dựng chính sách hướng vào mục tiêu tháo gỡ khó khăn, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, các dự án đang hoạt động, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước qua các hoạt động như: Chủ trì tổ chức lấy ý kiến các đơn vị trong Cục góp ý dự thảo Nghị định thay thế nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tiếp tục phối hợp với vụ pháp chế hoàn thiện dự thảo; chủ trì góp ý xây dựng thông tư hướng dẫn Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT; tham gia xây dựng Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư; chủ trì, tổng hợp báo cáo thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện nghị quyết 12/NQ-CP của Chính phủ về định hướng và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài của các Bộ, ngành, địa phương; chủ trì xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung 78/2006/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định chế độ báo cáo đầu tư định kì về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư (thông tư và nghị định đã xong dự thảo lần 3, nhưng do nghị định thay thế Nghị định 108/2006/NĐ-CP bị chậm nên cũng bị lùi lại theo, dự kiến quý II/2011 sẽ ban hành); làm đầu mối góp ý các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trong bộ...
Công tác quản lý nhà nước đối với ĐTNN
Công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài trong các năm gần đây đã được cục đầu tư nước ngoài thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả và quy củ, cụ thể như sau:
Trước ngày 25/10/2006, trước khi phân cấp triển để về các địa phương, cục đầu tư nước ngoài đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ cấp phép cho 85 dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 3568,4 triệu USD và cấp phép cho 33 dự án và điều chỉnh 4 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 347,3 triệu USD, 151 giấy phép điều chỉnh và giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh trong đó có 12 giấy phép điều chỉnh cổ phần hóa. Cục đã tiếp nhận 1357 văn bản kiến nghị của các địa phương và doanh nghiệp, đã ban hành 1690 công văn. Ngoài ra cục đã phối hợp cùng địa phương trong xử lý các dự án vướng mắc cụ thể, làm việc với thành phố Hà Nội để xử lý 20 dự án vướng mắc tập trung trong lĩnh vực dịch vụ.
Sau ngày 25/10/2006 công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư nước ngoài có những chuyển biến quan trọng. Từ sau Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 có hiệu lực, cục đầu tư nước ngoài đã nghiêm túc chấp hành chủ trương phân cấp và nhanh chóng bàn giao các dự án đầu tư nước ngoài thuộc Bộ quản lý về các Sở Kế hoạch đầu tư và Ban quản lý các KCN-KCX địa phương. Ngoài ra, cục đã không tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài, Bộ chỉ còn cấp phép cho các dự án BOT và các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí. Cục đầu tư nước ngoài cũng đã hỗ trợ địa phương thực hiện rà soát các dự án sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư để có biện pháp xử lý thích hợp, trao đổi trực tiếp hoặc văn bản hướng dẫn để thống nhất biện pháp xử lý thích hợp. Trong năm 2006, Cục đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong khối bất động sản, trong chuyên ngành giáo dục…. Cục đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xử lý, giải quyết một số dự án khó khăn, vướng mắc, hoặc vi phạm pháp luật như Rusalka, SITC, liên doanh phát triển thương mại va du lịch Lạng Sơn, công ty quốc tế D&S, liên doanh Núi Pháo…
Năm 2007, đối với các văn bản do cục xử lý, cục đầu tư nước ngoài đã phát hành trên 600 công văn liên quan đến hướng thực hiện các thủ tục liên quan đến đầu tư, hỗ trợ các bộ, ngành địa phương và doanh nghiệp trong việc áp dụng thống nhất các quy định mới của Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cục cũng trình lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện tiểu đề án 3 thuộc Đề án 30 kèm theo công văn số 545/BKH-ĐTNN ngày 28/6/2007 với các mục tiêu: đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong việc ban hành, quản lý và sử dụng mẫu đơn, mẫu hồ sơ trong thủ tục liên quan đến các lĩnh vực đầu tư do Bộ kế hoạch đầu tư quản lý, chống việc lạm dụng, phục vụ lợi ích cục bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư. Trong năm 2007, Cục đã tiếp nhận và làm thủ tục cấp phép cho 91 dự án do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 391,2 triệu USD. Quy mô vốn đầu tư đăng ký trung bình cho mỗi dự án trên 6 triệu USD, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp ( 17 dự án, vốn đầu tư 156,8 triệu USD, chiếm 35,9% về số dự án và 40% về tổng vốn đầu tư đăng ký), tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp ( 23 dự án, vốn đầu tư 147,1 triệu USD, chiếm 26% về số dự án và 37,6% về số vốn đăng ký), số vốn còn lại đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại 18 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng vốn đầu tư chủ yếu tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 23 dự án với tổng số vốn đăng ký là 162,1 triệu USD và một dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagasca với tổng vốn đầu tư là 117,36 triệu USD. Riêng 2 nước trên đã chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký, còn lại là thuộc các nước khác. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong năm 2007, cục đầu tư nước ngoài đã trực tiếp tham gia thẩm tra và cấp phép cho 9 dự án với số vốn đăng ký là 553 triệu USD, trong đó có 8 dự án thuộc lĩnh vực dầu khí và 1 dự án đường BT; thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án.
Năm 2008, để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vể đầu tư nước ngoài, cục đã chủ trì tôt chức và tham gia các đoàn kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, kinh doanh bất động sản, quy hoạch sân golf, cảng biển; tham gia đoàn công tác về quy hoạch ngành sữa, đoàn công tác về tình hình đầu tư nước ngoài ASEAN + 3 tại các tỉnh miền Trung. Bên cạnh đó, Cục cùng chủ trì, kiểm tra, giải quyết vướng mắc ở một số doanh nghiệp như Công ty liên daonh Nam Liên, sân golf Hồ Đồng Tâm, Cảng Baria Serece, công ty liên doanh Hồng Thái SIT…. Trong năm 2008, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, cục đã tiếp nhận hơn 600 hồ sơ dự án và khoảng gần 1200 công văn của các địa phương xin ý kiến về dự án đầu tư nước ngoài. Cục đã phát hành khoảng 1000 văn bản góp ý dự án và hướng dẫn thủ tục đầu tư, trong đó riêng với các văn bản đóng dấu cục là 400 công văn. Trong năm này, cục cũng đã làm thủ tục cấp phép cho 368 dự án do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 502,7 triệu USD, quy mô vốn trung bình đạt 9,66 triệu USD mỗi dự án. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cục đã thẩm tra và làm thủ tục cấp phép đầu tư cho 4 dự án trong lĩnh vực dầu khí với số vốn đăng ký là 47 triệu USD đồng thời làm thủ tục thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án.
Trong năm 2009 cục đầu tư nước ngoài đã chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng trong Bộ kế hoạch đầu tư tổ chức hai đoàn kiểm tra về thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại hai địa phương lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Qua kiểm tra đoàn đã phát hiện ra nhiều bất cập về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đã có văn bản chấn chỉnh đến các địa phương. Cục chủ trì phối hợp các bộ ngành liên quan tổ chức nhiều đoàn công tác thúc đẩy giải ngân nguồn vốn FDI tới các địa phương nhằm kịp thời nắm bắt tình hình đầu tư, tình hình thực hiện phân cấp, mục tiêu thu hút, thực hiện đầu tư nước ngoài hàng năm và tổng hợp các giải pháp thực hiện mục tiêu. Kết quả của các đoàn công tác nói trên đã góp phần quan trọng trong việc kịp thời nắm bắt tình hình cấp phép và triển khai thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài của các địa phương để kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành. Cục đã chủ trì tổ chức và tham gia các đoàn kiểm tra chuyên ngành trong các lĩnh vực quản lý đầu tư nước ngoài, kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật, cấp và thực hiện giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản , kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trồng rừng … Cục chủ trì giải quyết vướng mắc ở một số địa bàn, dự án trọng điểm; tham gia đóng góp ý kiến về hồ sơ dự án và xử lý các vướng mắc kiến nghị của các địa phương và doanh nghiệp. Năm 2009, cục đầu tư nước ngoài đã tiếp nhận trên 1200 công văn của các địa phương xin ý kiến về dự án đầu tư nước ngoài. Cục đã phát hành 950 văn bản góp ý dự án và hướng dẫn thủ tục đầu tư, riêng đối với văn bản đóng dấu của cục đầu tư nước ngoài là trên 300 công văn, quá trình xử lý vướng mắc kiến nghị được thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ được phân công, đáp ứng yêu cầu về thời gian xử lý văn bản theo quy định. Cục tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm cơ chế “ một cửa” đối với đầu tư ra nước ngoài trong các khâu từ tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, trả kết quả cho nhà đầu tư. Trong năm 2009, trung bình mỗi tháng Bộ phận “ một cửa” tiếp nhận khoảng 5-7 trường hợp nhà đầu tư đến liên hệ để nhờ hướng dẫn, giải đáp về thủ tục đầu tư và xây dựng hồ sơ dự án. Cục đầu tư nước ngoài trực tiếp hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho nhà đầu tư. Nhìn chung mọi nhà đầu tư đến liên hệ công tác tại Bộ phận “một cửa” đều được hướng dẫn tận tình về mọi vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tư và chuẩn bị hồ sơ dự án. Trong năm 2009, cục đầu tư nước ngoài đã làm thủ tục cấp phép cho 81 dự án do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký ( kể cả cấp mới và tăng vốn) trên 1,79 tỷ USD. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong năm 2009, cục đầu tư nước ngoài đã trực tiếp tham gia thẩm tra và làm thủ tục cấp phép cho 4 dự án trong lĩnh vực dầu khí với số vốn đăng lý là 395,5 triệu USD. Cục đầu tư nước ngoài tiếp nhận hồ sơ do các địa phương gửi đến xin ý kiến ( chủ yếu là các dự án đầu tư có điều kiện, các dự án có quy mô lớn …) của Bộ kế hoạch và đầu tư. Cục đầu tư nước ngoài đã chuyển Vụ thẩm định giám sát đầu tư làm đầu mối xử lý và tham gia vào quá trình góp ý đối với các dự án nêu trên.
Trong năm 2010, mặc dù chức năng, nhiệm vụ của Cục có những biến động nhất định nhưng tập thể Đảng ủy, lãnh đạo và cán bộ công chức của Cục ĐTNN đã nỗ lực cố gắng, khắc phục mọi khó khắn hoàn thành tốt chương trình công tác năm 2010 liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với ĐTNN: Cục đã chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, các đơn vị trong Bộ tổ chức, tham gia đoàn kiểm tra làm việc với các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài của địa phương tại Vĩnh Phúc, kiểm tra nhà máy lọc dầu Cần Thơ, các dự án FDI trong trồng rừng và nuôi trồng thủy sản tại 8 địa phương... qua kiểm tra đã phát hiện nhiều bất cập về công tác quản lý nhà nước với hoạt đồng đầu tư nước ngoài. Cục cũng tích cực tham gia góp ý kiến về hồ sợ dự án và xử các vướng mắc, kiến nghị của các địa phương và doanh nghiệp. Năm 2010, Cục đã tiếp nhận trên 5146 công văn của các địa phương xin ý kiến về dự án đầu tư nước ngoài. Cục đã phát hành khoảng 1160 văn bản góp ý dự án và hướng dẫn thủ tục đầu tư, trong đó riêng với văn bản đóng dấu Cục là trên 491 công văn. Đối với các dự án ĐTNN vào Việt Nam, trong năm này Cục ĐTNN đã trực tiếp tham gia thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2, chuẩn bị giấy phép cho nhà máy Nhiệt điện Hải Dương. Cục cũng đã tiếp nhận hồ sơ do các địa phương gửi đến xin ý kiến của BKHĐT, và chuyển vụ TĐGSĐT làm đầu mối xử lý và tham gia vào quá trình góp ý đối với các dự án nêu trên.
Công tác xúc tiến đầu tư
Trong những năm gần đây, xúc tiến đầu tư đã trở thành một trong những hoạt động quan trọng của Cục đầu tư nước ngoài, chiếm một khối lượng công việc lớn của cục. Đến nay cục đầu tư nước ngoài là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư trong phạm vi cả nước. Các kết quả đạt được như sau:
Chủ trì xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia và chương trình XTĐT của Bộ hàng năm.
Năm 2006, cục đã trình thủ tướng chính phủ các đề án liên quan đến xúc tiến đầu tư như: tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước EU, Châu Á Thái Bình Dương, danh mục dự án kêu gọi đầu tư quốc gia giai đoan 2006-2010, xây dựng và sử dụng quỹ xúc tiến đầu tư cho hoạt động thu hút vốn FDI và ODA.
Trong năm 2007, cục đầu tư nước ngoài đã chủ trì xây dựng và trình thủ tướng chính phù ban hành quyết định số 109/2007/QĐ-TTg ngày 17/7/2007 về việc ban hành quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xú
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112043.doc