Dựán đầu tưxây dựng ”Nhà máy sản xuất dây hàn 6.000 tấn/năm” của Công ty Cổ
phần Que hàn điện Việt Đức có diện tích 24.218,3m2được thực hiện tại thôn Tràng Kỹ,
xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng. Vịtrí dựán thuộc đất thuê lại của Công ty Cổphần
thương mại tưvấn xây dựng Hoàng Hải nằm cạnh đường Quốc lộ5, khu đất đã hoàn tất
công tác đền bù, giải phóng và san lấp mặt bằng. Nhưvậy việc dựbáo các tác động tới
môi trường và đềxuất các biện pháp giảm thiểu thực hiện theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn xây dựng
- Giai đoạn hoạt động của nhà máy
Các tác động tới môi trường của dựán dựa trên các xem xét, phân tích, đánh giá về
đặc điểm công nghệ, vịtrí của dựán và các điều kiện vềmôi trường, tựnhiên, kinh tế- xã
hội của khu vực thực hiện dựán.
80 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3900 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất dây hàn 6000 tấn/năm của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng
Trong quá trình thi công xây dựng nước được sử dụng trong khâu làm vữa, đúc bê
tông, ngoài ra còn có nước phun ẩm đường chống bụi. Lượng nước thải phát sinh ít.
Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công xây dựng chủ yếu là đất, cát… thuộc
loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời.
Nhìn chung mức độ ảnh hưởng của nước thải thi công ở mức thấp.
Đánh giá nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
+ Tác động của nước thải sinh hoạt
Nước thải trong giai đoạn này chủ yếu phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công
nhân làm việc trên công trường. Theo tính toán tại bảng 18 (trang 33) cho thấy nồng độ
các chất ô nhiễm trong nước thải khá cao, nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu
đến mương thoát nước khu vực nhà máy (nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải). Các hợp chất
hữu cơ dễ bị ôxy hoá sinh học làm cho lượng ôxy trong nguồn nước bị cạn kiệt, ảnh
hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh. Chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo
điều kiện cho rong tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh
thái của lưu vực tiếp nhận. Việc gây ô nhiễm mương tiếp nhận có thể ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nước tưới tiêu cho cánh đồng khu vực này.
+ Tác động của nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua khu vực hoạt động của dự án trong thời gian thi công xây
dựng hạ tầng cuốn theo đất, cát, ximăng và các loại rác sinh hoạt theo dòng chảy gây sụt
lở bờ tạo lên hiện tượng bồi lắng lòng sông, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng
đến các loài thủy sinh trong lưu vực.
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng bao gồm đất, cát, sỏi rơi vãi, xi
măng, vôi vữa, cốp pha, thép xây dựng và các loại vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra còn
một lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường tạo ra.
Chất thải rắn xây dựng
Như đã dự tính ở trên, tổng khối lượng vật liệu như đất, cát, sắt thép, ximăng, sỏi đá,
copha... là 13.460 tấn và chỉ khoảng 0,05% khối lượng này bị rơi vãi trên công trường, như
vậy khối lượng chất thải rắn phát sinh trong suốt quá trình xây dựng vào khoảng 6,73 tấn.
Loại chất thải này không chứa các thành phần nguy hại, không bị thối rữa, không tạo
mùi gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa chúng lại có giá trị sử dụng vào các mục đích sau:
cốp pha gỗ dùng làm chất đốt; gạch vỡ, vật liệu xây dựng rơi vãi dùng để san lấp mặt
bằng; vỏ bao xi măng thu hồi bán cho các cơ sở tái chế bao bì, giấy. Điều này sẽ hạn chế
tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chất thải tới môi trường khu vực.
Chất thải rắn sinh hoạt
Ước tính trung bình mỗi ngày một người thải ra một lượng chất thải rắn sinh hoạt là
0,3 ÷ 0,5 kg/ngày, như vậy với lượng công nhân tham gia hoạt động trên công trường là 50
người thì khối lượng rác thải phát sinh từ các công đoạn này trong một ngày sẽ là 15 ÷ 25
kg/ngày.
Lượng chất thải này tuy không nhiều xong nếu không thu gom hàng ngày sẽ gây ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí và cảnh quan trong công trường và khu vực xung
quanh. Khi rác thải vất bừa bãi trên mặt đất, dưới tác dụng của thời tiết và vi khuẩn, các
hợp chất hữu cơ bị phân hủy tạo thành các mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không
khí. Trong những ngày có mưa, nước mưa sẽ kéo theo các chất hữu cơ xuống mương,
sông trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
b. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Tiếng ồn
Do dự án thuê lại đất của Công ty Cổ phần thương mại tư vấn xây dựng Hoảng Hải đã
được san lấp mặt bằng và xây hàng rào bao quanh, nên những tác động như làm thay đổi hệ
sinh thái hay thay đổi cơ cấu sử dụng đất đã xảy ra trong quá trình san lấp mặt bằng mà Công
ty Hoàng Hải tiến hành. Còn khi dự án này triển khai sẽ có những tác động sau không liên
quan đến chất thải:
Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn
Trong quá trình thi công xây dựng của dự án, mức ồn phát sinh chủ yếu do hoạt
động của các thiết bị thi công xây dựng như máy đóng cọc, máy trộn bê tông, các phương
tiện vận chuyển… Mức độ gây ồn của các thiết bị được xác định trong bảng dưới đây.
Bảng 27. Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển
và thiết bị thi công cơ giới
TT
Phương tiện vận
chuyển và thiết bị thi
công cơ giới
Mức ồn cách nguồn
1m (dBA)
Trung bình
Mức ồn cách
nguồn 50m
(dBA)
Mức ồn cách
nguồn 100m
(dBA)
1 Xe tải 88 54 48
2 Máy khoan 87 53 47
3 Máy nén diezen 80 46 40
4 Máy đóng cọc bê tông 75 41 35
5 Trạm trộn bê tông 75 41 35
Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế 85 dBA
-
- TCVN 5949 - 1998 - 75 dBA
Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội – 1997.
Ghi chú:
+ Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT, tiêu
chuẩn này quy định tiếng ồn cho phép tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động.
+ TCVN 5949-1998: Tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép ở khu vực công cộng và
khu dân cư.
* Tác động của tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ các xe vận chuyển đất cát,
nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường và từ các loại máy hoạt động trong công
trường ... Theo bảng 27…… cho thấy: mức ồn ngay tại hầu hết các nguồn phát sinh đều
nằm dưới mức tiêu chuẩn cho phép (Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế) quy định về tiếng ồn tại
các vị trí làm việc trong môi trường lao động; khả năng lan truyền tiếng ồn của mỗi nguồn
ồn là không xa và từ khoảng cách 50m, mức ồn đã đạt tiêu chuẩn quy định (TCVN 5949 -
1998). Như vậy với từng nguồn ồn riêng lẻ thì không gây ra ô nhiễm môi trường làm việc
và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, mức ồn tại mỗi điểm là
cộng hợp của nhiều nguồn ồn khác nhau, vì vậy khả năng gây ô nhiễm tiếng ồn là khá
cao. Tiếng ồn cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người như: làm giảm
khả năng nghe, gây các bệnh về thần kinh.
Rung động:
Độ rung phát sinh do quá trình đào, xúc đất đá và hoạt động của các thiết bị thi
công xây dựng. Các hoạt động tạo nên độ rung lớn trên công trường gồm có:
+ Búa máy 8 tấn với năng lượng đóng khoảng 48 KJ có thể tạo ra độ rung 12,9
mm/s ở khoảng cách 10 m.
+ Thiết bị nện nền đất có năng lượng 30 KJ có thể tạo ra độ rung 4,3 mm/s ở
khoảng cách 10 m.
+ Búa máy diezel đóng có thể tạo ra độ rung 7 mm/s ở khoảng cách 10m.
* Đánh giá tác động
Độ rung thường xuyên sẽ gây mệt mỏi đối với thần kinh của người lao động; độ
rung từ 5,0 mm/s trở lên có thể tác động xấu tới sự ổn định của các công trình xây dựng.
Tuy nhiên, trong khu vực dự án không có các công trình xây dựng kiên cố nên tác động
của độ rung đến các công trình xây dựng là không đáng kể.
Các rung động phát sinh do hoạt động của hệ thống thiết bị thi công trên công
trường chỉ tác động trong khu vực thi công, ảnh hưởng tới công nhân trên công trường ở
các khoảng cách 15 m từ nguồn phát sinh. Khu dân cư ngoài hàng rào khu vực dự án đều
ở khoảng cách trên 500 m nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi độ rung phát sinh từ các thiết bị
thi công xây dựng dự án..
Các tác động khác
- Khi dự án được triển khai, cơ cấu sử dụng đất của vùng và khu vực lân cận sẽ
thay đổi: quỹ đất dùng cho sản xuất nông nghiệp sẽ được chuyển vào sử dụng cho mục
đích công nghiệp, giao thông.
- Cơ cấu kinh tế của khu vực thay đổi do ngành nghề sản xuất của 1 bộ phận
người dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang làm việc sản xuất của các ngành
kinh tế khác.
- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sẽ góp phần làm tăng mật độ hoạt động
giao thông làm ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của người dân khu vực, ảnh
hưởng đến chất lượng các tuyến đường mà các xe vận chuyển vật liệu xây dựng chạy qua.
- Tập quán sinh sống của người dân khu vực bị thay đổi.
- Hệ sinh thái khu vực và điều kiện vi khí hậu của khu vực bị ảnh hưởng do địa hình
của khu vực thay đổi.
c. Đối tượng bị tác động
Bảng 31. Đối tượng bị tác động
Nguồn gây
tác động
Chất thải phát sinh Đối tượng bị tác động
Xây dựng
các công
trình
Nước thải xây dựng, nước
thải sinh hoạt, nước mưa
chảy tràn, CTR xây dựng,
CTR sinh hoạt, rẻ lau dầu
mỡ, khí thải, bụi từ máy
móc thi công và ô tô vận
chuyển, bụi đất cát
- Mương trong khu vực dự án
- Người dân xung quanh khu vực dự án
- Hoạt động và an toàn giao thông trong
khu vực dự án
- Môi trường đất và nước ngầm trong
khu vực dự án
- Các công trình xung quanh Dự án
2. Đánh giá các nguồn tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất
a. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Để xác định các nguồn phát sinh và thành phần của chất thải do quá trình hoạt
động của nhà máy, dựa trên cơ sở phân tích đặc trưng công nghệ sản xuất, các nguyên
nhiên liệu đầu vào, trên cơ sở đó các nguồn phát sinh và thành phần chất thải được nhận
dạng như sau:
Bảng 32. Nguồn phát sinh chất thải và các yếu tố bị tác động
TT Các công đoạn Chất ô nhiễm Các yếu tố bị tác động
1
Phương tiện
vận chuyển
Bụi, khí CO, CO2, SO2,
tiếng ồn
Môi trường không khí
2
Công đoạn làm
sạch
Tiếng ồn, bụi kim loại Môi trường không khí
3
Công đoạn kéo khô
và kéo ướt
Nhiệt, Tiếng ồn, Bụi, dầu
kéo, chất thải rắn
Môi trường không khí
4
Công đoạn tẩy rửa
và mạ
Hơi axit, nước thải
Môi trường không khí
Môi trường nước
5 Chuốt bóng Tiếng ồn, Bụi kim loại Môi trường không khí
6 Xếp lớp chính xác Tiếng ồn Môi trường không khí
8
Quá trình đóng gói,
xuất xưởng
Chất thải rắn, bụi, tiếng
ồn
Ô nhiễm môi trường không khí,
tiếng ồn, chất thải rắn
9
Hoạt động các
động cơ
Tiếng ồn Ô nhiễm môi trường không khí
10 Hoạt động sinh Nước thải, chất thải rắn Ô nhiễm môi trường nước
hoạt của công nhân Môi trường đất
Nguồn gây ô nhiễm đến môi trường không khí:
Nguồn phát sinh các chất ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:
Nguồn gây ô nhiễm từ các phương tiện giao thông vận tải
Khi Nhà máy đi vào hoạt động, ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện
vận chuyển các nguyên phụ liệu và sản phẩm là 15.000 tấn, trong đó 9.000 tấn là nguyên
phụ liệu và 6.000 tấn là sản phẩm dây hàn. Toàn bộ khối lượng trên được vận chuyển
bằng ô tô có tải trọng 10 tấn với số xe vận chuyển là 5 xe/ngày. Trong quá trình vận
chuyển ra vào nhà máy sẽ gây nên ô nhiễm bụi và khí thải cho khu vực, tác động này chủ
yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu là dầu diezel gây nên. Thành phần chính của các
loại khí thải này bao gồm CO2, CO, NOx, hydrocacbon, hơi xăng dầu. Mức độ ô nhiễm phụ
thuộc vào chất lượng đường, mật độ xe, lưu lượng dòng xe, chất lượng phương tiện và lượng
nhiên liệu tiêu thụ.
Để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm (bụi và khí thải) dựa vào hệ số ô nhiễm do
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra như sau:
Bảng 33. Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên các loại đường
Chất ô
nhiễm
Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)
Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 - 16 tấn
Trong
TP
Ngoài
TP
Đường
Cao tốc
Trong
TP
Ngoài
TP
Đường Cao
tốc
Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9
SO2 1,16*S 0,84*S 1,3*S 4,29*S 4,15*S 4,15*S
NO2 0,7 0,55 1,0 11,8 14,4 14,4
CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9
VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8
Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập 1 - Generva
1993.
Ghi chú: S là % hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (0,4%)
VOC: Chất hữu cơ dễ bay hơi
Các điều kiện tính toán:
+ Tải trọng trung bình của xe: 10 tấn/xe
+ Số lượt xe ra Nhà máy trong một ngày: 5 lượt xe/ngày
+ Phạm vi ảnh hưởng của các xe vận chuyển trong khoảng bán kính 0,5 km
Như vậy với các điều kiện tính toán như trên thì tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO,
SO2, NOx, VOC do các phương tiện vận chuyển được xác định trong bảng sau:
Bảng 34. Tải lượng các chất khí ô nhiễm do ô tô vận chuyển
TT Chỉ tiêu
Hệ số
(kg/1000km)
Quãng đường
(km)
Thời gian
(phút)
Số xe
(vào/ra)
Lượng
phát thải
(g/phút)
1 Bụi 0,9 0,5 6 5 0,375
2 SO2 4,15*S 0,5 6 5 0,007
3 NOx 14,4 0,5 6 5 6,000
4 CO 2,9 0,5 6 5 1,208
5 HC 0,8 0,5 6 5 0,333
Đây là nguồn gây tác động tới môi trường không khí xung quanh do hoạt động của
các động cơ ô tô. Các nguồn thải này không liên tục và sẽ được kiểm soát khi đi nhà máy
đi vào hoạt động
Bụi phát sinh từ quá trình làm sạch và vuốt dây
Bụi phát sinh do quá trình làm sạch dây thép bằng các puly cạo rỉ và súng phun hơi
áp lực, quá trình vuốt dây từ các kích cỡ lớn Φ5÷6,5 xuống các kích cỡ nhỏ hơn. Các quá
trình này đều phát sinh bụi kim loại, với bụi có kích thước lớn đều rơi ngay trên bề mặt,
còn bụi có kích thước nhỏ phát tán vào môi trường. Theo kết quả đo kiểm chất lượng môi
trường năm 2007 và năm 2008 của Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức tại phân
xưởng vuốt dây như sau:
TT Vị trí quan trắc Bụi toàn phần (mg/m3) Bụi hô hấp (mg/m3)
Năm 2007
1 KV máy vuốt dây 4 cục 1,58 0,82
2 KV máy vuốt dây 5 cục 1,74 0,85
3 KV máy vuốt dây 8 cục 1,18 0,65
Năm 2008
1 KV máy vuốt dây 4 cục 2,18 1,25
2 KV máy vuốt dây 5 cục 2,25 1,28
3 KV máy vuốt dây 6 cục 2,28 1,32
TC 3733/2002/QĐ-BYT 4,00 2,00
Như vậy tại thời điểm lấy mẫu, nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp tại các khu
vực máy vuốt dây đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT.
Hơi axit phát sinh từ quá trình tẩy rửa và mạ
Nhà máy sử dụng dung dịch H2SO4 cho công đoạn tẩy rửa dầu cho quá trình kéo
ướt và quá trình mạ. Trong quá trình mạ, dung dịch axit được dùng làm môi trường cho
quá trình điện phân, đây là một axít tương đối mạnh, bản thân nó không bị điện phân,
không bị bay hơi, mà trong bể mạ chỉ xảy ra quá trình điện phân ion kim loại (Cu2+) thành
kim loại Cu bám vào bề mặt dây, còn nước bị điện phân thành oxi bay lên, trong quá trình
các bọt khí của oxi bay lên đã cuốn theo các phân tử axit, làm phát tán hơi axit trong môi
trường không khí. Dưới đây là phản ứng hóa học:
2CuSO4 + 2H2O = 2Cu↓ + 2H2SO4 + O2↑ (1)
Với lượng tiêu hao hóa chất hàng ngày như sau:
TT Loại hóa chất
Lượng hóa chất
tiêu hao (kg/ngày)
Số mol O2 theo phương
trình phản ứng (mol)
1 CuSO4 122 0,38
Lượng khí Oxi sinh ra được tính toán theo các phương trình phản ứng (1) và dựa vào
khối lượng hóa chất tiêu hao, ta tính được lượng Oxi bay lên là: 0,38(mol). Giả sử lượng ôxi
bay lên sẽ cuốn theo lượng axit tương ứng bay lên và lượng axit cuốn theo là:
nH2SO4 = nO2 = 0,38 (mol)
→ mH2SO4 = 1,145 (kg/ngày)
Như vậy tại công đoạn mạ sản phẩm, ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là hơi
axit phát sinh do quá trình mạ, tuy nhiên tại mỗi bể mạ đều lắp đặt hệ thống chụp hút hơi axit,
nên mức độ ảnh hưởng là không đáng kể.
Theo kết quả đo kiểm tra môi trường định kỳ năm 2007 và 2008 của Công ty Cổ phần
Que hàn điện Việt Đức tại phân xưởng sản xuất dây hàn như sau:
TT Điểm lấy mẫu
Hơi khí độc H2SO4 (mg/m3 KK)
Năm 2007 Năm 2008
1 Khu vực máy mạ dây 1 0,88 -
2 Khu vực máy mạ dây 2 1,75 -
3 Khu vực máy mạ dây 3 - 0,88
4 Khu vực máy mạ dây 4 - -
TC 3733/2002/QĐ-BYT 2 2
Ghi chú: TC 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn hơi khí độc trong không khí vùng làm việc, áp
dụng một lần tối đa.
Như vậy tại thời điểm đo nồng độ hơi axit ở các vị trí đo đều nằm trong tiêu chuẩn
cho phép theo TC 3733/2002/QĐ-BYT.
Đánh giá tác động
- Bụi:
Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất của Nhà máy bao gồm bụi vô cơ do phương
tiện giao thông và quá trình làm sạch, chuốt bóng dây kim loại. Thường bụi có kích thước
rất nhỏ, nhờ sự chuyển động của không khí trong khí quyển mà có thể phân tán trong một
diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hoá học, thành phần khoáng, cũng như
phân bố kích thước hạt. Bụi gây ra nhiều tác hại cho con người, động vật và thực vật qua
đường hô hấp, gây ra bệnh bụi phổi, bệnh viêm phế quản và gây suy hô hấp. Ngoài ra
chúng còn gây phù niêm mạc mắt. Với thực vật, bụi bám lên lá cây làm giảm khả năng
quang hợp của cây.
Giới hạn cho phép nồng độ bụi lơ lửng trong khu vực sản xuất theo TC 3733-
2002/QĐ-BYT là 6mg/m3, trong không khí xung quanh và khu vực dân cư theo TCVN
5937-2005 là 300 µm/m3.
- Khí thải
+ Tác nhân SO2
SO2 là khí không màu, có vị cay, mùi khó chịu. Phát sinh nhiều ở các khu vực sử
dụng nhiên liệu có thành phần của lưu huỳnh và các ngành công nghiệp hóa chất liên
quan đến H2SO4. Các triệu chứng xuất hiện khi bị ngộ độc: tức ngực, đau đầu, nôn mửa
và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra SO2 còn tác dụng với hơi nước trong môi trường
không khí ẩm tạo thành axit H2SO4, khi mưa xuống có thể phá hủy các công trình cũng
như các vật dụng bằng kim loại và các vật liệu bằng đá vôi, đá hoa, đá phiến
Bảng 35. Tác động của SO2 đối với người và động vật
Giới hạn của độc tính 30 - 20 mg SO2/m3
Kích thích đường hô hấp, ho 50 mg SO2/m3
Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 - 60 phút) 260 - 130 mg SO2/m3
Liều gây chết nhanh (30 - 60 phút) 1300 - 1000 mg SO2/m3
- Tác nhân NOx
Trong các loại oxit của nitơ thì chỉ có ba loại N2O, NO, NO2 là được tạo thành với
số lượng không dự đoán được trong khí quyển. Thông thường, NO và NO2 được kiểm tra
và được gọi chung là NOx:
+ NO là một chất khí không màu, không mùi, được tạo thành do sự đốt cháy nhiên
liệu. Nó được oxi hóa thành NO2 bằng phản ứng quang hóa thứ cấp trong môi trường
không khí ô nhiễm.
+ NO2 là một chất khí có mùi hăng gây kích thích và có thể phát hiện được ở nồng
độ 0,12ppm. Nó hấp thụ ánh sáng mặt trời và tạo thành hàng loạt các phản ứng quang hóa
học. Một lượng nhỏ NO2 có thể được phát hiện ở tầng xáo trộn (dưới tầng bình lưu). NO2
được tạo ra từ sự oxi hóa NO của ozone, được thải ra từ sự đốt nhiên liệu và các nhà máy
sản xuất axit nitric
- Tác nhân CO
Là chất khí không màu, không mùi, không vị và có ái lực mạnh với hemoglobin
trong máu. Hỗn hợp hemoglobin với CO làm giảm hàm lượng ôxi lưu chuyển trong máu
và như vậy tế bào con người sẽ thiếu ôxi. Các triệu chứng xuất hiện khi con người bị ngộ
độc CO như: hô hấp khó khăn, đau đầu, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong khi nồng độ
CO trong không khí vào khoảng 250 ppm. Giới hạn tối đa cho phép của nồng độ CO
trong không khí tại nơi làm việc (tiếp xúc trực tiếp) là 40 mg/m3. Khí CO còn có tác dụng
kiềm chế sự hô hấp của tế bào thực vật nên khi tập chung ở nồng độ cao nó sẽ gây tác hại
cho cây cối.
- Tác nhân CO2
CO2 là một chất khí không màu, không mùi, không cháy, vị chát, dễ hoá lỏng do
nén, tỷ trọng d = 1,53, nhiệt độ sôi TS = -780C. Bình thường CO2 trong không khí chiếm
tỷ lệ thích hợp có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp làm thúc đẩy quá trình hô hấp của
sinh vật, tuy nhiên nếu nồng độ CO2 trong không khí lên tới 50 - 60 mg/m3 thì sẽ làm
ngưng hố hấp sau 30 - 60 phút.
Bảng 36. Tác động của CO2 đối với con người
TT Nồng độ % Tác hại
1 0,5 Khó chịu về hô hấp
2 1,5 Không thể làm việc được
3 3 - 6 Có thể nguy hiểm đến tính mạng
4 8 - 10 Nhức đầu, rối loại thi rác, mất tri giác, ngạt thở
5 10 - 30 Ngạt thở ngay, thở chậm, tim đập yếu
6 35 Chết người
- Các hợp chất hữu cơ bay hơi
Các hợp chất hữu cơ bay hơi đều tồn tại ở dạng các hydrocacbon và các dẫn suất
gồm 3 loại (no, không no, mạch vòng). Các hợp chất hữu cơ này bay hơi theo pha khí có
thể kể ra ở đây là xylen, toluen, benzen. Tùy thuộc vào khối lượng phân tử mà các chất này
có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hay khí ở điều kiện nhiệt độ thường. Hỗn hợp các khí này với
không khí hoặc oxy theo tỷ lệ nhất định có thể tạo thành hợp chất nổ. Nói chung hơi của
các hợp chất này đều độc với cơ thể đặc biệt là các hydrocacbon thơm có thể gây dị ứng
da, suy hô hấp và có thể gây ung thư.
- Tác nhân hơi axit:
Thực tế axit H2SO4 không bay hơi, nhưng trong quá trình điện hóa ở các bể mạ
diễn ra quá trình điện phân muối sunfat và nước sẽ tạo ra khí oxi bay lên, các bọt khí này
sẽ cuốn theo một số phần tử axit, đây là nguyên nhân làm hơi axit phát sinh trong quá
trình sản xuất. Tác động của axit đến sức khỏe của con người là rất nguy hiểm, nếu con
người hít phải hơi axit sẽ gây tổn thương phổi, khí quản, họng, mũi; có thể gây phù nề
phổi. Nếu nuốt phải có thể gây phỏng nặng cho miệng, họng, thực quản, dạ dày và dẫn tới
tử vong, gây đau họng, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn tuần hoàn, da lạnh, mạch yếu và nhanh,
thở nông và bí tiểu. Khi đụng phải axit sẽ gây phỏng da, rối loạn tuần hoàn.... Khi tiếp xúc
với mắt: nó sẽ gây đỏ mắt, xốt, phỏng các mô mắt; có thể gây mù lòa.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Nước thải sản xuất
Quá trình sản xuất dây hàn có sử dụng đến nước ở các công đoạn sau:
- Nước làm mát khuôn ở công đoạn kéo khô với khối lượng 2 m2, lượng nước này
được tuần hoàn liên tục, nên không thải ra ngoài.
- Nước dùng để pha với dầu kéo trong công đoạn kéo ướt là 250 lít/1 bể, sau 5
ngày sẽ thải bỏ 1/3 lượng nước và cặn trong bể vào khu vực tập trung để thuê xử lý.
- Nước dùng để rửa thành phẩm sau quá trình làm sạch và mạ với khối lượng
4m3/2 bể, sau 5 ngày sẽ thay nước.
- Nước dùng trong bể mạ là 250 lít/bể, sau 10 ngày sẽ thay thế một phần nước và
cặn trong bể mạ
- Nước dùng cho bể trung hòa sau quá trình mạ: 2 m2/bể
Toàn bộ nước dùng cho quá trình sản xuất trên đều được sử dụng từ 5 đến 10 ngày
mới thay thế. Tổng lượng nước phát sinh trong một ngày khoảng 2 m3/ngày.
Thành phần nước thải loại này có pH nhỏ do sử dụng nhiều axit H2SO4, gốc SO42,
Cu2+… Toàn bộ lượng nước này được thu gom vào bể chứa và xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường TCVN 5945-2005 loại B trước khi thải ra thủy vực tiếp nhận.
Nước thải sinh hoạt
Tiêu chuẩn dùng nước cho ăn uống sinh hoạt của 148 người trong nhà máy được
tính theo TCXDVN 33:2006 (bảng 3.1) là 80 lít/người.ngày. Lượng nước thải phát sinh
tính bằng 80% lượng nước cấp:
Qnt = 80% * 60 người * 80 lít/người.ngày = 3840 lít/ngày
Như vậy lượng nước thải phát sinh trong ngày lấy dư là 4 m3
Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO tại bảng 23 trang 35 ta tính được tải
lượng và nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt như sau:
Bảng 32. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Thông số Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
BOD5 2,7 ÷3,24
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 10,2 ÷
13,2
Nitrat (NO3-) 0,36 ÷
0,72
Phosphat (PO43-) 0,036 ÷
0,27
Dầu, mỡ 0 ÷1,8
Bảng 33. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Thông số
Nồng độ các
chất ô nhiễm
(mg/l)
QCVN
14:2008/BTNMT
Cột B
Số lần vượt
tiêu chuẩn
(lần)
BOD5 643 ÷771 60 10,7 ÷ 12,8
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 2429 ÷3143 1200 2,02 ÷ 2,62
Nitrat (NO3-) 85,7 ÷ 171 60 1,42 ÷ 2,85
Phosphat (PO43-) 8,57 ÷64 12 5,3
Dầu, mỡ động thực vật 0 ÷ 429 24 0 ÷ 17
Ghi chú:
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào các nguồn nước không dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt.
Nhận xét:
Loại nước thải này có hàm lượng các chất ô nhiễm cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Nếu
đổ thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các loài
động thực vật sống dưới nước (tôm, cua, cá, sinh vật phù du,…), gây hiện tượng phú
dưỡng và làm mất cân bằng sinh thái thủy vực tiếp nhận.
Mặt khác tại lưu vực tiếp nhận còn là nơi sinh sống của nhiều loài vi khuẩn gây
bệnh và các côn trùng như ruồi, muỗi, chúng là những sinh vật trung gian trong việc
truyền nhiễm và gây bùng phát dịch bệnh. Ngoài ra, mùi hôi thối bốc lên từ lưu vực sẽ
làm ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực.
Nước mưa chảy tràn
Vào những khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực của Nhà máy sẽ cuốn
theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ xuống kênh mương của khu vực, làm tăng độ đục của
nước mương xung quanh. Nếu lượng nước này không được quản lý tốt sẽ gây tác động
xấu đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thuỷ sinh trong khu vực.
Để tính lưu lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực của dự án, chúng tôi sử dụng
phương pháp tính toán thuỷ lực hệ thống thoát nước mưa theo cách tính cường độ giới
hạn của tác giả Trần Việt Liễn
Q = q.F.ϕ (l/s)
Trong đó:
Q - Lưu lượng tính toán (l/s)
q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
F - Diện tích lưu vực thoát nước mưa (F = 2,42183 ha)
ϕ - Hệ số dòng chảy, lấy trung bình bằng 0,6
Cường độ mưa tính toán, tính theo công thức:
(20+b)n x q20(1+c.lgP)
q = ------------------------------
(t+b)n
Với :
q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha).
P: Chu kỳ ngập lụt (năm), lấy P = 5
q20, b, c, n: Đại lượng phụ thuộc đặc điểm khí hậu tại địa phương thuộc tỉnh
Hải Dương có các hệ số sau:
+ q20: Là cường độ mưa trong thời gian 20 phút, q20 = 275,1.
+ Và các hệ số: b = 15,52; c = 0,2587; n = 0,7794
t = t1 + t2 phút (thời gian tính toán)
+ t1 = 5 phút (thời gian tập trung nước mưa từ điểm xa nhất đến rãnh)
+ t2 = m, ∑l/60, v phút (thời gian trong ống đến tiết diện tính toán)
m = 2 khi địa hình của lưu vực thoát nước mưa dốc i < 0,01 và m = 1,2 đối với
địa hình có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất dây hàn 6000tấn-năm của Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt - Đức.pdf