Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nông dược thuộc khu công nghiệp Đức Hòa 1, tỉnh Long An

 

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 6

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ 20

KINH TẾ - XÃ HỘI 20

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 20

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 33

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 36

3.1 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN 36

3.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 36

3.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 48

3.1.3 ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 51

3.1.4 Những rủi ro về sự cố môi trường do Dự án gây ra 59

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 60

3.2.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 60

3.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 76

3.2.3 Đối tượng bị tác động 77

3.2.4. Những rủi ro sự cố môi trường 84

CHƯƠNG 4 87

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 87

4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 87

4.1.1 Trong giai đoạn xây dựng Dự án 87

4.1.2 Trong giai đoạn hoạt động 90

4.2. Đối với các sự cố môi trường 108

4.2.1.Sự cố cháy nổ 108

4.2.2. Hệ thống chống sét 109

4.2.3 Vệ sinh và an toàn lao động 109

4.2.4. Sự cố hệ thống xử lý 110

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ 112

GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 112

5.1. Chương trình quản lý môi trường 112

5.2. Chương trình giám sát môi trường 117

5.2.1 Trong giai đoạn thi công 117

5.2.2 Trong giai đoạn hoạt động 118

Chương 6. 122

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 122

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 123

 

 

doc129 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nông dược thuộc khu công nghiệp Đức Hòa 1, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước mặt và tăng khả năng bồi lắng trong khu vực thi công. Theo như kết quả nghiên cứu các Dự án tương tự cho thấy, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nguồn nước mặt có thể lên đến gần 200 mg/l trong giai đoạn thi công. Ngoài ra, những lúc thi công gặp mưa to, nước mưa sẽ rửa trôi và kéo theo các chất bẩn đến các dòng nước mặt phụ cận. c.Tác động bởi máy móc thi công Trong quá trình thi công, việc rơi vãi và rò rỉ các loại dầu nhớt từ các máy móc thiết bị là điều có thể xảy ra. Lượng dầu nhớt này có thể ngấm xuống đất hoặc theo nước mưa, nước thải chảy vào các dòng nước mặt. Màng dầu và các sản phẩm phân huỷ từ dầu có thể gây ảnh hưởng tới môi trường: - Các sản phẩm dầu lắng và phân hủy ở đáy nguồn nước làm ô nhiễm, một phần nổi trên mặt nước. Khi trời mưa cặn chứa dầu tích lũy ở những chỗ nước ngập là nguồn ô nhiễm cố định gây độc cho hệ sinh thái xung quanh khu vực - Màng dầu trên bề mặt dòng chảy làm cản trở quá trình khuếch tán oxy vào trong nước. - Dầu trong nước sẽ bị chuyển hoá thành các hợp chất độc hại khác đối với con người và thuỷ sinh như phenol, các dẫn xuất Clo của phenol. Tiêu chuẩn phenol đối với ngưỡng chịu đựng của cá là 10 ¸ 15 mg/l. Tuy nhiên, những tác động này là không đáng kể vì việc rơi vãi dầu nhớt trong quá trình thi công là rất ít. Nhận xét Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực Dự án như vừa trình bày ở trên, song chúng không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động mà sẽ tự biến mất sau khi công trình được thi công. 3. Đối với môi trường đất Hoạt động của máy móc thi công xây dựng, sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như: nước thải, chất thải rắn, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ gây ô nhiễm đất. Trong trường hợp xảy ra cháy nổ, tràn đổ nhiên liệu, ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đất có thể lan truyền đến các khu vực lân cận. Tuy nhiên, do đất được sử dụng cho mục đích xây dựng công nghiệp, cho nên Dự án không làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Việc thi công Dự án sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường và gây ô nhiễm chéo với các nhà máy lân cận. Ô nhiễm bụi sẽ phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường không khí và tác động lên người lao động. Tiếng ồn, chấn động làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình, nhà xưởng đã hoàn chỉnh của các nhà máy xung quanh nếu không có biện pháp khống chế hợp lý. 3.1.3.2 Tác động đến công trình kiến trúc trong khu vực Các nhà dân trong khu vực lân cận sẽ bị ảnh hưởng bởi bụi (làm ố vàng tường nhà), chấn động (có thể làm nứt lún các công trình kiến trúc gần nơi đóng cọc). Quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công cũng gây ra ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh. Việc di chuyển máy móc có thể làm ảnh hưởng tới một số tuyến đường trong khu vực. 3.1.3.3 Tác động đến tài nguyên sinh vật Do khu vực triển khai dự án của nằm trong vùng hạn hữu về tài nguyên sinh vật, chủ yếu là khu rừng tràm ở phía tây dự án. Do đó các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án cũng không đáng kể. Ở giai đoạn xây dựng cơ bản, do vận chuyển đất đá nguyên vật liệu sẽ xuất hiện nhiều bụi chủ yếu là bụi vô cơ, che phủ thân lá cây cối làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây xanh. 3.1.3.4 Kinh tế – xã hội Giai đoạn thi công xây dựng Dự án có tác động tích cực đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thể hiện qua việc huy động được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi ở địa phương tham gia vào quá trình sản xuất của công ty. Đồng thời, Dự án cũng góp phần phát triển một số loại hình dịch vụ ăn uống và sinh hoạt khác nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt và hoạt động của công nhân tại khu vực. Quá trình thi công xây dựng dự án chủ yếu có ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội của địa phương như sau: Sự hình thành và phát triển Dự án sẽ phần nào làm xáo trộn cơ cấu ngành nghề và đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong khu vực. Việc tập trung lực lượng công nhân có thể gây ra những bất ổn về an ninh trật tự xã hội tại khu vực. Trong quá trình xây dựng có nhiều phương tiện tham gia vận chuyển nguyên vật liệ, mật độ xe trên địa bàn sẽ tăng đáng kể. Do đó, chắc chắn sẽ thải ra một lượng lớn khói thải giao thông trong những lúc cao điểm. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công nhân cũng như chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương. Bảng 3.14 Ma trận tác động giai đoạn thi công xây dựng Nguồn gây tác động Đất Nước Không khí Đa dạng sinh học KT-XH Bụi, khí thải do máy móc thiết bị phát sinh - - + + + Bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển + - + + + Nước thải sinh hoạt ++ ++ + + + Nước mưa chảy tràn + + - - + Rác xây dựng + - + + + Rác sinh hoạt ++ + + + + Ô nhiễm ồn - - ++ - ++ Ô nhiễm rung + - - - + Ô nhiễm nhiệt - - + + + Vấn đề an ninh trật tự xã hội - - - - ++ Vấn đề sức khỏe cộng đồng + + + + + Tai nạn lao động + + + + +++ Cháy nổ, hỏa hoạn ++ ++ ++ +++ +++ Sạt lở, sụt lún nền móng +++ + + + ++ Chú thích: +++: Tác động mạnh ++: Tác động mức độ trung bình +: Tác động không đáng kể -: Không tác động Bảng 3.15: Tổng hợp nguồn gây tác động giai đoạn thi công (thi công nền móng, xây dựng và lắp đặt hệ thống thiết bị) STT Nguồn gây tác động Tiêu chuẩn so sánh Đánh giá mức độ tác động 1 Bụi do vận chuyển nguyên vật liệu QCVN 05:2009 Không đáng kể 2 Khí thải từ máy móc, thiết bị thi công QCVN 06:2009 Không đáng kể 3 Nước mưa chảy tràn - Không đáng kể 4 Nước thải sinh hoạt của công nhân QCVN24:2009 Không đáng kể 5 Rác thải sinh hoạt của công nhân - Không đáng kể 6 Rác thải xây dựng - Không đáng kể 7 Rác thải nguy hại - Không đáng kể 8 Ô nhiễm ồn TCVN 5949-1998 Đáng kể 9 Ô nhiễm rung - Không đáng kể 10 Ô nhiễm nhiệt - Không đáng kể 11 Trật tự an ninh trong khu vực - Không đáng kể 12 Trật tự, an toàn giao thông - Không đáng kể 13 Tai nạn lao động - Đáng kể 14 Cháy nổ, hỏa hoạn - Không đáng kể 15 Sạt lở, sụt lún nền móng - Không đáng kể 3.1.4 Những rủi ro về sự cố môi trường do Dự án gây ra 3.1.4.1 Sự cố cháy nổ Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong các trường hợp sau đây: Các kho chứa nguyên nhiên liệu phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật (xăng, dầu DO…) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường. Hệ thống điện tạm thời cung cấp điện cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây sự cố giật, chập, cháy nổ… gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động; Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công (đun, rải nhựa đường...) có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu không có các biện pháp phòng ngừa. 3.1.4.2 Tai nạn lao động Tai nạn lao động có thể xảy ra trong bất kỳ một công đoạn nào của quá trình thi công, trong đó các trường hợp dưới đây là thường gặp nhất: Ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công có khả năng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của công nhân. Một vài loại ô nhiễm tùy thuộc theo thời gian và mức độ tác dụng có khả năng gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất cho công nhân Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe, tiếng ồn, rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ… Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng cao khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các dàn giáo, trên các nhà đang xây, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt thép…) lên cao và nhiều nguyên nhân khác nữa. Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão, gió gây đứt dây điện… Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn hoặc các đống vật liệu xây dựng dẫn đến sự trượt, vấp té cho người lao động, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công … 3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 3.2.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 3.2.1.1Tác động liên quan tới khí thải Căn cứ vào quy trình nhập liệu, sản xuất và hoạt động của nhà máy nông dược TSC thì có thể thấy rằng ô nhiễm không khí là vấn đề rất quan trọng khi đánh giá dự án này. Thống kê các nguồn phát sinh ô nhiễm không khí bao gồm: Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất Bụi phát sinh do quá trình khuấy trộn. Khí thải từ các quá trình hoạt động của các máy khuấy trộn, máy sang chai, máy hàn miệng bao, từ quá trình đóng gói. Khí thải từ các phương tiện vận chuyển đi vào khuôn viên nhà máy. Bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng. 1. Từ phương tiện giao thông Với đặc trưng của ngành sản xuất, Công ty có nhu cầu sử dụng các phương tiện vận tải (xe tải, xe chuyên chở các nguyên vật liệu để sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…), xe du lịch 7 chỗ làm phương tiện di chuyển của các cán bộ cũng như nhân viên trong nhà máy. Trong quá trình vận hành, các phương tiện này sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng, dầu nên khi đốt sẽ sinh ra các chất ô nhiễm không khí. Nguồn ô nhiễm sinh ra từ các phương tiện giao thông vận tải là nguồn phân tán, không chỉ tập trung trong khuôn viên của Công ty do các loại xe luôn lưu thông trên đường. Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải mang đặc trưng của khí thải do đốt nhiên liệu, thành phần chứa chủ yếu là bụi, SO2, NOX, CO, CO2, THC. Bảng 3.16 Hệ số phát thải khí thải của các phương tiện giao thông Các loại xe Đơn vị ( U) Bụi lơ lửng (TSP),Kg/U SO2 NOX CO VOC 1.Xe ca (ô tô con và xe khách): Động cơ <1400cc Động cơ 1400 – 2000cc Động cơ > 2000cc 1000km tn xăng 1000km tn xăng 1000km tn xăng 0,07 0,08 0,07 0,68 0,07 0,06 1,74S 20S 2,05S 20S 2,35S 20S 1,31 15,13 1,13 10,97 1,13 9,56 10,24 118,0 6,46 62,9 6,46 54,9 1,29 14,83 0,06 5,85 0,06 5,1 Trung bình 1000km 0,07 2,05S 1,19 7,72 0,83 2. Xe tải: Xe tải chạy xăng > 3,5tn Xe tải nhỏ động cơ diezen < 3,5tn Xe tải lớn, động cơ 3,5 – 16tn Xe tải rất lớn động cơ diezen >16tn Xe buýt lớn động cơ diezen >16tn 1000km tn xăng 1000km tn dầu 1000km tn dầu 1000km tn dầu 1000km tn dầu 0,4 3,5 0,2 3,5 0,9 4,3 1,6 4,3 1,4 4,3 4,5S 20S 1,16S 20S 4,29S 20S 7,26S 20S 6,6S 20S 4,5 20 0,7 12 11,8 55 18,2 50 16,5 50 70 300 1 18 6 28 7,3 20 6,6 20 7 30 0,15 2,6 2,6 2,6 5,8 16 5,3 16 Trung bình 1000km 0,9 4,76S 10,3 18,2 4,2 Xe máy Động cơ <500cc 2 kỳ Động cơ >50cc 2 kỳ Động cơ >50cc kỳ 1000km tn xăng 1000km tn xăng 1000km tn xăng 0,12 6,7 0,12 4 0,36S 20S 0,6S 20S 6S 20S 0,05 2,8 0,08 2,7 8 10 550 22 730 525 6 330 15 500 80 Trung bình 1000 km 0,08 0,57S 0,14 16,7 8 (Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Ô nhiễm không khí, NXB khoa học và kỹ thuật, 1997) Trung bình khoảng 90% lao động sử dụng xe gắn máy. Như vậy, dự án sẽ có 163 xe gắn máy. Theo dự án đầu tư ban đầu của công ty thì có 21 xe tải và 4 xe du lịch 7 chỗ. Số lược xe lưu thông ra vào công ty TSC trung bình một ngày như sau: + Xe máy: 326 lượt/ ngày + Xe tải: 42 lượt/ ngày + Xe ô tô con: 28 lượt/ ngày Giả sử phạm vi ảnh hưởng khí thải (tính từ bãi gửi xe) trong bán kính (r) là 225 m. Như vậy thể tích không khí chịu ảnh hưởng V = pr2*h = p2252*10 = 1.589.625 m3 ( chiều cao bị ảnh hưởng là 10m). Tính toán ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông ra vào nhà máy như sau: - Tải lượng ô nhiễm ký hiệu là E - Đối với lượng bụi: Ebụi= (28 lượt xe ô tô con x 0,07kg/1000km + 42lượt xe tải x 0,9kg/1000km]+326lượt xe máy x 0,08kg/1000km) x 1/h=65,84x103 µg/m/h - Tính toán tương tự cho các chất khí còn lại. Kết quả tính toán như sau: Đối vối SO2: E SO2 = 110,78 x 103 µg/m/h Đối với NOx: E NOx = 511,56 x 103 µg/m/h Đối với CO: E CO = 6.424,76 x 103 µg/m/h Đối với VOC: E VOC =.2.807,64 x 103 µg/m/h Bảng 3.17 Nồng độ phát thải khí thải do phương tiện giao thông ra vào khu vực nhà máy TSC STT Chất ô nhiễm Tải lượng phát thải (µg/m/h ) Nồng độ phát thải (µg/m3) QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình giờ), (µg/m3) 1 Bụi 65,84x103 4,14 x10-5 300 2 SO2 110,78 x 103 0,0697 350 3 NO2 511,56 x 103 0,32 200 4 CO 6.424,76 x 103 4,04 30.000 5 VOC 2.807,64 x 103 1,766.10-3 - Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong xăng dầu (S = 0,25%) Nhận xét: Khí thải do các phương tiện giao thông lưu thông trong khu vực nhà máy không gây ô nhiễm môi trường không khí. 2. Máy phát điện dự phòng Máy phát điện dự phòng được trang bị để sử dụng trong trường hợp cúp điện.Hoạt động của máy phát điện sẽ gây bụi , khí thải và tiếng ồn . Bảng 3.18 Các đặc tính kỹ thuật của máy phát điện dự phòng : STT Đặc điểm Đơn vị Giá trị 1 Số lượng Cái 01 2 Công suất KVA 560 3 Nhiên liệu - DO 4 Tốc độ tiêu thụ nhiên liệu l/giờ 100 Các thông số để tính toán: S: tỷ lệ lưu huỳnh có trong dầu DO, S = 0,5%(Nguồn: WHO) m= V.d (m:khối lượng kg, V: thể tích l, d tỷ trọng kg/l). với loại dầu có hàm lượng 0,5%S có d=0,8465 nên 100l dầu tương ứng với 84,65 kg Quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 2000C thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg DO là 38,6 m3. Như vậy, tổng thể tích khí sinh ra trong một giờ của máy phát điện dự phòng là 3267,49 m3/giờ. Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm của máy phát điện Bảng 3.19 Nồng độ khí thải sinh ra từ máy phát điện sử dụng nhiên liệu dầu DO STT Chất ô nhiễm Hệ số (kg/tấn) Tải lượng khí thải (kg/h) Nồng độ ô nhiễm (mg/m3) TCVN 5939-2005 (mức A) (mg/m3) 1 Bụi 0,71 0,06 18,36 400 2 SO2 20S 0,85 260,13 1.500 3 NO2 9,62 0,814 249,12 1.000 4 CO 2,19 0,185 56,62 1.000 5 THC 0,791 0,0669 20,47 - Nhận xét: Như vậy tác động của nguồn thải này là không đáng kể. Mặt khác, hoạt động của máy phát điện chỉ có tính tạm thời, gián đoạn (chỉ sử dụng trong thời gian mất điện), lượng khí thải sẽ được pha loãng trong môi trường thông thoáng nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí của nguồn thải này là rất thấp, chủ dự án chỉ cần có một số biện pháp bố trí phòng đặt máy phát và cho khí thải thoát ra bằng ống khói tận dụng sự pha loãng của môi trường không khí là có thể kiểm soát tốt nguồn tác động này. Ngoài ra, máy phát điện dự phòng chỉ sử dụng khi cần thiết, khoảng 15 - 30 giờ/tháng (trong trường hợp cúp điện) nên tác động do khí thải từ máy phát điện là không đáng kể. 3. Khí thải từ hoạt động sản xuất a. Bụi từ quá trình khuấy trộn Theo điều tra, thống kê từ các nhà máy sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khác lượng bụi phát sinh từ quá trình trộn là 0.3 kg/h. Lượng bụi này nếu không được xử lý trước khi thải vào môi trường thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân trong xí nghiệp, khu vực dân cư xung quanh và môi trường vùng dự án. b. Khí thải từ các quá trình hoạt động của các máy khuấy trộn, máy sang chai, máy hàn miệng bao, từ quá trình đóng gói Khí thải ở đây chủ yếu là các hoá chất bay hơi như: photpho hữu cơ, carbamate, xylen, alcohol, …. Xylene - Là dung môi rất quan trọng cho thuốc trừ sâu và trong sản xuất mực in. -Xylene là chất lỏng không màu, trong suốt, dễ bay hơi. - Xylene ở dạng lỏng dễ cháy và có thể trở thành một hỗn hợp khí nổ đặc biệt khi chứa trong các thùng rỗng và không sạch. Hơi Xylene thì không thể nhìn thấy được nhưng nặng hơn không khí, có thể tràn và lan dài trên mặt đất. Tác hại của Xylene Xylene gây dị ứng mạnh với da và mắt. Hơi Xylene kích thích với điểm gây hại cao. Vào lúc cao điểm, hơi có thể được hấp thụ và gây ra các tác động dây chuyền như làm hại đến gan, thận và hệ thần kinh trung tâm. Methyl Alcohol - Methyl alcohol là một chất lỏng dễ bay hơi, không màu, có mùi nhẹ. - Methy alcohol được sử dụng như là nguyên liệu cơ bản đầu tiên trong tổng hợp hữu cơ: thuốc trừ sâu, dung môi công nghiệp dùng trong mực in, nhựa, keo dán và thuốc nhuộm. Tác hại của Methyl Alcohol - Trường hợp nhẹ: hít khí độc vào, trường hợp dưới 500 ppm thì hiếm khi xảy ra; gây ra đau đầu, nôn ói, làm viêm mũi và cổ họng, làm cho con ngươi bị giãn nở, gây ra cảm giác sây sầm, cơ bắp bị yếu, đổ mồ hôi nhiều, bị viêm cuống phổi, bị co giật. Trường hợp nặng có thể gây ra bệnh đần, bị chuột rút và bị những vấn đề về thị giác như: nhìn thấy nhiều hình ảnh cùng một lúc, nhạy cảm với ánh sáng, mắt mờ, bị mù. Những chứng bệnh này không chữa khỏi hoàn toàn và triệu chứng này xảy ra không kèm theo biểu hiện gì khác. - Đối với da: có thể gây thô ráp da, dị ứng và bị nổi đỏ. Khi da hấp thụ chúng thì có thể gây ra các triệu chứng như sẽ được miêu tả ở phần dưới. - Đối với mắt: có thể gây dị ứng mắt. - Qua đường tiêu hóa: chúng cũng gây ra các triệu chứng giống như những trường hợp hít phải khí độc nhưng nguy hiểm hơn cho gan, thận và tim. - Nếu ở nồng độ thấp, bị nhiễm Methyl Alcohol ở dạng nhẹ có thể dần dần được loại ra khỏi cơ thể. Nhưng những trường hợp bị nhiễm nhẹ được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những trường hợp nặng hơn và có thể gây ra các triệu chứng còn gay go hơn và không thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Phospho hữu cơ: như Wofatox Bi-58, DDVP, Malathion. Đặc điểm - DDVP Tên hoá học: Dimetyl Diclovinyl Phosphat. Là chất lỏng không màu, mùi không khó chịu, hòa tan tốt trong dung môi và ít tan trong nước, có tính bay hơi cao, gây tác dụng nhanh. Độ bay hơi của DDVP phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao, độ bay hơi càng tăng. Nồng độ của DDVP cho phép là 1mg/m3 không gian làm việc. - Malathion Malathion tinh khiết là chất dầu màu vàng sáng, ít tan trong nước, hòa tan tốt trong các dung môi hữu cơ. Độ bay hơi của Malathion ở nhiệt độ phòng tương đối cao. Khi ở dạng khí nó có mùi khó chịu. Tác hại Phospho hữu cơ (lân hữu cơ) tác dụng chủ yếu ở dạng khí chúng phong tỏa men cholinesteraza trong máu (quá trình Phosphorin hoá) làm tê liệt quá trình dẫn truyền kích thích thần kinh, gây nhiễm độc cấp tính và mãn tính, làm người tiếp xúc có những biểu hiện sau: Nhiễm độc cấp tính: Cảm giác khó chịu, buồn nôn, ứa nước bọt, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, thị lực giảm, chảy nước mắt. Chóng mặt, vật vã, sợ hãi xuất hiện rất sớm. Nhức đầu, thay đổi cảm giác, có cảm giác run, nói năng khó khăn, chuột rút, tình trạng hôn mê, đôi khi rối loạn hô hấp. Nhiễm độc mãn tính: Triệu chứng: nhức đầu, choáng váng, cảm giác nặng đầu, nhức đầu, giảm trí nhớ, dễ mệt mỏi, ngủ không ngon giấc ăn kém ngon, chóng mặt. Ở một số trường hợp, có rối loạn tinh thần và trí tuệ, giật nhãn cầu, run tay và một số triệu chứng rối loạn thần kinh khác. Đôi khi thần kinh bị tổn thương viêm thần kinh, liệt nhẹ và liệt hẳn. Malathion ít độc hơn DDVP, hàm lượng độc chất chuyển hóa nhanh trong cơ thể con người và ít có khả năng tích lũy. Carbamate Tác hại Nhiễm độc cacbamat về cơ bản giống nhiễm độc lân hữu cơ vì cơ chế nhiễm độc của nó cũng là ức chế men AcetylCholinesteraza (quá trình cabamil hoá). So với lân hữu cơ, nhiễm độc cacbamat diễn biến trong thời gian ngắn, các triệu chứng nhiễm độc nhẹ hơn và men Acetylcholinesteraza có thể phục hồi trong thời gian ngắn. 3.2.1.2 Tác động liên quan đến nước thải 1. Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại Nhà máy như nước thải vệ sinh chân tay sau quá trình làm việc, nước thải của nhà ăn tập thể, nước thải nhà vệ sinh,... Tổng số công nhân viên của công ty khi hoạt động ổn định là 181 người. Lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt trong công ty được tính như sau: Lượng nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt: ăn uống, vệ sinh, tắm rửa….(Bộ Xây dựng TCXDVN 33:2006 – Quyết định 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế: qtc = 45 - 60 lít/người.ca) 181 người x 50 l/người = 9,05 m3/ngày Lượng nước thải sinh hoạt là 7,24 m3/ngày (lấy bằng 80% lượng ước cấp). Theo thống kê của nhiều quốc gia đang phát triển, tải lượng các chất ô nhiễm do mỗi người hằng ngày đưa vào môi trường (chưa xử lý) cho trong bảng 3.20. Tuy nhiên, do công nhân làm việc trong công ty không ở lại nên lượng chất ô nhiễm mỗi người thải ra trong một ngày có thể tính tương đương ½ tải lượng trung bình quy định. Từ đó, ta ước tính được tổng khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của toàn công ty (181 người) trong một ngày. Với lượng nước thải sinh hoạt 7,24 m3/ng.đêm, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải như trong bảng 3.20 Bảng 3.20 Tải lượng chất ô nhiễm mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường Chất ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày) Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của KCN Đức Hòa I (TCVN 5945-2005;Loại B) BOD5 45 – 54 4,072-4,887 281 - 338 50 COD 85 – 102 7,693-9,231 531 - 638 80 Chất rắn lơ lửng(SS) 70 – 145 6,335-13,123 438 - 906 100 Amoni(N-NH4) 3,6 – 7,2 0,326 – 0,652 22,5 - 45 10 Tổng Nitơ (N) 6 – 12 0,543 – 1,086 37,5 – 75 30 Tổng Phospho (P) 0,6 – 4,5 0,054 – 0,408 3,72 – 28 6 Dầu mỡ ĐTV 10 – 30 0,905 – 2,715 62,5 - 186 20 Tổng Coliform (MPN/100ml) - - 108 – 109 5.000 Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993 Nhận xét: Kết quả cho thấy hầu hết các chất ô nhiễm đều có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn thải nhiều lần. Nếu không được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường sẽ là một nguồn gây ô nhiễm đáng kể. 2. Nước mưa chảy tràn, nước tưới cây a. Nước mưa chảy tràn Dự án nằm trong vùng có lượng mưa trung bình năm tương đối cao nên tác động của nước mưa nếu không được quy hoạch tuyến thoát hợp lý là không nhỏ. Hiện Công ty đã có hệ thống thoát nước mưa và nối vào cống thoát nước mưa của KCN Đức Hòa I. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau: Bảng 3.21 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn Stt Thành phần Nồng độ (mg/l) 1 Tổng Nitơ 0,5 -1,5 2 Tổng phospho 0,004 – 0,03 3 COD 10 – 20 4 TSS 10 -20 b. Nước tưới cây, rửa đường Lượng nước dùng để tưới cây, rửa đường khoảng 1,7 m3/ng.đ ® tạo ra khoảng 0,8 m3 nước thải vì phần nước tưới cây, rửa đường sẽ thấm xuống đất. Nước thải này về cơ bản là không ô nhiễm nhiều, hầu như chỉ chứa chất rắn lơ lửng cao. Nước thải sẽ được dẫn vào hố gas thu gom có song chắn rác. Hệ thống này được dẫn vào hệ thống thoát nước mưa của KCN. 3.2.1.3 Nước thải từ quá trình sản xuất Quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, phân hỗn hợp NPK và chế phẩm sinh học là quá trình gia công cơ học nên lượng nước thải sinh ra chủ yếu từ quá trình rửa nhà xưởng, máy móc sảnh xuất: máy nghiền, máy trộn…. và rơi vãi trong quá trình đóng gói. Thành phần chính trong nước thải là các nguyên liệu sản xuất, dung môi, chất phụ gia hay các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ. Ước tính lưu lượng nước thải khoảng 40m3 ngày/đêm. 1. Nước thải từ quá trình sản xuất phân bón và chế phẩm sinh học Bao bì hư, sản phẩm hư, nước thải Bụi, ồn, mùi hôi, nước thải Bụi, ồn, mùi hôi, nước thải Trộn, khuấy đảo Bao bì, đóng gói Kiểm tra Dung môi Không đạt Phụ gia A Phụ gia B Nguyên liệu chính Đạt Trộn, khuấy đảo Kiểm tra Quy trình sản xuất phân bón và chế phẩm sinh học Bảng 3.22 Các thành phần chính trong nước thải sản xuất phân bón và chế phẩm sinh học: STT Thành Phần Nguồn Gốc 1 Nitơ hữu cơ, NO-3 Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân bón lá và phân khoáng hữu cơ. 2 Photpho hữu cơ Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân bón lá và phân khoáng hữu cơ. 3 K2O Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân bón lá và phân khoáng hữu cơ. 4 Các yếu tố vi lượng: Mn, Cu, Zn,Mo,… Tham gia vào quá trình sản xuất phân bón lá. 5 Dầu nhớt Từ quá trình rửa trang thiết bị, bảo dưỡng máy móc. Nước chứa nhiều N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa. Đây là môi trường thuận lợi cho tảo và vi sinh vật phát triển mạnhàDO giảm, BOD và COD tăng làm ảnh hưởng đến cá và các động thực vật thủy sinh khác. Các yếu tố vi lượng như Mn, Mg, Cu, Zn,…: động thực vật cần các nguyên tố này nhưng chỉ một lượng rất thấp, nồng độ các nguyên tố này tăng gây độc cho các sinh vật trong nước. Chất rắn lơ lửng: Làm hạn chế độ sâu của tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng quá trình quang hợp của tảo, rong … và các loài động vật khác. Ngoài ra nó còn gây ra các tác động về mặt cảm quan như độ đục, độ màu. Dầu mỡ: Ở trạng thái tự do nổi lên trên mặt nước, tăng ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận nước thải. Người ta nhận thấy mặt nước có ánh dầu với lớp dầu loang 0.3. Dầu mỡ còn là môi trường chuyển hoá các hợp chất độc hại khác như Phenol, các dẫn xuất clo của Phenol. 2. Nước thải từ quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Nước thải sinh ra chủ yếu từ quá trình trộn, nghiền, vô chai hoặc bao bì. Bảng 3.23 Các thành phần chính trong nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật STT Thành Phần 1 Hóa chất BVTV: lân hữu cơ, nhóm cacbamate…l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất Nông Dược.doc
Tài liệu liên quan