Báo cáo Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á (Hội Sở)

MỤC LỤC

 

 

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục sơ đồ và biểu đồ

PHẦN MỞ ĐẦU .Trang 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tổng quan các vấn đề liên quan của đề tài 2

3. Phương pháp nghiên cứu 4

4. Mục tiêu nghiên cứu 4

5. Phạm vi nghiên cứu 4

6. Những đóng góp mới của đề tài 4

7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng 6

1.1.1. Hoạt động cấp tín dụng ngân hàng thương mại 6

1.1.2. Những vấn đề căn bản về tín dụng ngân hàng 6

1.1.2.1. Các loại tín dụng ngân hàng 6

1.1.2.2. Các phương pháp xác định lãi suất cho vay 7

1.1.3. Quy trình tín dụng 9

1.1.3.1. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng 9

1.1.3.2. Quy trình tín dụng căn bản 9

1.1.4. Bảo đảm tín dụng 13

1.1.4.1. Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng 13

1.1.4.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng 14

1.2. Khái quát về thẩm định tín dụng 15

1.2.1. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng 15

1.2.2. Những nội dung chính yếu của thẩm định 16

1.2.2.1. Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn 16

1.2.2.2. Thẩm định khả năng tài chính 16

1.2.2.3. Thẩm định khả năng trả nợ 20

1.2.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay 20

1.2.2.5. Ước lượng và kiểm soát rủi ro 20

1.2.3. Quy trình thẩm định tín dụng 21

1.2.4. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay 22

1.3. Một số chỉ tiêu dùng đề đánh giá hiệu quả tín dụng. 22

1.3.1. Doanh số cho vay 22

1.3.2. Doanh số thu nợ 22

1.3.3. Dư nợ cho vay 22

1.3.4. Nợ quá hạn 22

1.3.5. Tỷ lệ nợ trên vốn huy động 23

1.3.6. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn 23

1.3.7. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 23

Tóm tắt chương 1 24

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á (HỘI SỞ)

2.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội Tỉnh Đồng Nai năm 2008 25

2.1.1. Khái quát chung 25

2.1.2. Tình hình kinh tế 25

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á 27

2.3. Đánh giá về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á giai đoạn 2007 – 2008 28

2.3.1. Tình hình huy động vốn 28

2.3.2. Tình hình dư nợ 29

2.3.2.1. Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế 29

2.3.2.2. Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế 31

2.3.2.3. Tình hình dư nợ theo thời hạn vay 32

2.3.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 33

2.3.4. Tình hình nợ xấu 36

2.4. Thực tế quy trình cấp tín dụng tại NHTM Cổ phần Đại Á 37

2.4.1. Tóm tắt hướng dẫn thẩm định tín dụng tại ngân hàng 37

2.4.1.1. Tiếp xúc khách hàng 38

2.4.1.2. Thẩm định thực tế 39

2.4.1.3. Lập tờ trình thẩm định trình duyệt 42

2.4.1.4. Lập hồ sơ vay cho khách hàng, đăng kí giao dịch đảm bảo đối với tài sản thế chấp, kí kết hợp đồng 44

2.4.1.5. Thực hiện hợp đồng (giải ngân) 45

2.4.1.6. Lưu trữ hồ sơ, giám sát vốn vay 46

2.4.1.7. Tất toán hợp đồng, lưu trữ hồ sơ 46

2.4.2. Ví dụ phương án tài trợ đã thẩm định và được xét duyệt cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á 47

2.4.2.1. Giới thiệu khách hàng 47

2.4.2.2. Tình hình hoạt động 49

2.4.2.3. Nhu cầu vay vốn 52

2.4.2.4. Kế hoạch trả nợ 53

2.4.2.5. Kết luận và đề xuất 53

2.5. Nhận xét về chất lượng thẩm định tại Đại Á ngân hàng 54

Tóm tắt chương 2 55

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á (HỘI SỞ)

3.1. Định hướng phát triển, mục tiêu hoạt động của ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á năm 2009 56

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 57

3.2.1. Đối với giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 57

3.2.2. Đối với giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh chất lượng tín dụng 61

3.2.3. Đối với giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động tốt nhằm đảm bảo hiệu quả tín dụng và khẳng định đúng chất lượng thẩm định tín dụng 65

3.3. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng thẩm định tín dụng 66

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ 66

3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan chủ quản 67

3.3.4. Kiến nghị với UBND Tỉnh Đồng Nai 67

3.3.5. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68

Tóm tắt chương 3 70

KẾT LUẬN 71

Danh mục tài liệu tham khảo.

Phụ lục.

 

 

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Á (Hội Sở), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng, các khoản phải thu của khách hàng. Tìm hiểu tổng chi phí cho phương án, dự án, trừ đi phần vốn tự có thì khách hàng muốn vay thêm bao nhiêu, vay trong bao lâu. Với thu nhập thực tế hàng tháng, trừ đi tổng chi phí, thì khách hàng có mong muốn trả nợ như thế nào, trả trong bao nhiêu kỳ, mỗi kỳ trả bao nhiêu, kỳ trả nợ theo tháng hay theo quý hay theo mỗi 06 tháng. Thẩm định về tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp phải đủ các điều kiện sau: - Thuộc sở hữu hợp pháp của bên thế chấp. Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp - Tài sản phải dễ chuyển nhượng trên thị trường. Mua bảo hiểm đối với những tài sản Nhà nước bắt buộc phải mua bảo hiểm CBTD còn phải xem là tài sản dùng thế chấp có thuộc khu quy hoạch không, vị trí của tài sản thế chấp… Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, CBTD phải hết sức khéo léo, tế nhị trong việc dò hỏi thông tin, trong cách đặt câu hỏi, trong hành động cử chỉ, tạo không khí thoải mái trong buổi tiếp xúc, tránh để khách hàng cảm thấy đang bị “hành”, đang bị “hỏi cung”. Sau khi thẩm định thực tế, xét thấy những thông tin thẩm định không phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng thì CBTD từ chối cho vay và nêu rõ lý do từ chối. CBTD xét thấy những thông tin đã nêu ở trên phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng, thái độ của khách hàng trung thực thì CBTD tiến hành phân tích các thông tin. Các thông tin phải phân tích. Phân tích tình khả thi của phương án, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án. - Nhu cầu vốn của phương án: xác định tổng nhu cầu vốn, vốn tự có, vốn vay. - Các điều kiện thực hiện: cơ sở vật chất đảm bảo, nguồn tiêu thụ ổn định, nguyên liệu đầu vào ổn định, nhân công đầy đủ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh - Môi trường kinh doanh hiện tại có thuận lợi không, có nhiều đối thủ cạnh tranh không, chính sách của nhà nước có thuận lợi cho việc thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hay không. - Ảnh hưởng của phương án, dự án đến môi trường kinh doanh, nếu thực hiện phương án, dự án có làm ô nhiễm môi trường xung quanh hay không. Phân tích năng lực tài chính Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, chỉ số tài chính (chỉ số vòng quay vốn, chỉ số lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu…) CBTD tính toán và xem xét: - Lợi nhuận mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và các nguồn khác cỏ đủ để ổn định và phát triển tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, trang trãi các chi phí cuộc sống và đảm bảo trả nợ vay. - Khả năng huy động, sử dụng, quản lý vốn có hiệu quả Các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác. Từ thông tin được cung cấp bởi khách hàng, các thông tin từ các nguồn khác, Cán bộ thẩm định sẽ biết được lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, từ đó phân tích được uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ tín dụng ở hiện tại và tương lai. Định giá tài sản bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký hợp đồng đảm bảo do Đại Á ngân hàng và khách hàng thoả thuận. Việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn số tiền vay, lãi suất và các chi phí phát sinh cho khoản vay. Giá trị quyền sử dụng đất được quy định theo khung gia đất do UBND tỉnh/thành phố quy định hàng năm. Trường hợp phần đất dùng làm tài sản bảo đảm bị quy hoạch, giải toả thì định giá theo quy định, vì nếu trong thời gian vay mà Nhà nước thực hiện việc giải toả thì Nhà nước sẽ đền bù theo giá quy định. Giá trị quyền sử dụng đất cũng có thể được định theo giá thoả thuận. Khi CBTD xét thấy: - Phương án/dự án kinh doanh của khách hàng khả thi - Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng rất tốt - Khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng với Đại Á ngân hàng cũng như với các tổ chức tín dụng khác - Tài sản thế chấp của khách hàng có tính chuyển nhượng cao, không thuộc khu vực bị quy hoạch giải toả Nhưng giá trị tài sản thế chấp của khách hàng khi định giá theo giá quy định không đủ để thế chấp cho khoản vay thì CBTD xác định giá trị tài sản thế chấp theo giá thoả thuận trên cơ sở tối đa 70% giá trị chuyển nhượng thực tế trên thị trường. CBTD phải tìm hiểu rõ giá trị thị trường của tài sản. Các loại đất được Nhà nước quy hoạch sẽ là đất thổ cư thì định giá từ 50% - 60% giá đất thổ cư. Đối với các phương tiện vận tải: dựa trên giá mua ghi trên hoá đơn, có đối chiếu giá cả thị trường, trừ khấu hao hàng năm và dự kiến về việc giảm giá theo thị hiếu, có thể đánh giá theo giá thoả thuận nhưng phải chính xác. Đối với phương tiện vận tải còn mới thì định giá từ 70%-80% giá mua, nếu đã cũ thì định giá tối đa 50% giá mua. CBTD sau khi phân tích đầy đủ các thông tin, sẽ đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Nếu khách hàng không hội đủ các điều kiện vay vốn, phương án vay vốn không có hiệu quả, kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính của khách hàng chưa đủ để thực hiện tốt phương án. Nếu không cho vay được thì CBTD phải thông báo cho khách hàng biết, nêu rõ lý do từ chối. Nếu khách hàng hội đủ các điều kiện cần thiết phù hợp với điều kiện cho vay của Đại Á ngân hàng, Cán bộ thẩm định tiến hành lập tờ trình thẩm định đề xuất cho vay và bản định giá tài sản đảm bảo. 2.4.1.3. Lập tờ trình thẩm định trình duyệt. Sau khi phân tích hồ sơ vay, CBTD đồng ý cho vay thì tiến hành lập biên bản kiểm định tài sản đảm bảo. Nội dung bản kiểm định nêu lên loại tài sản, vị trí, hiện trạng, giá trị tài sản bảo đảm (giá trị tài sản đảm bảo trong bản kiểm định là cơ sở để xác định mức cho vay). Đồng thời, Cán bộ thẩm định cũng sẽ lập tờ trình thẩm định và đề xuất cho vay trình cho Cấp Lãnh Đạo. Căn cứ vào nội dung tờ trình và các giấy tờ liên quan mà Cấp Lãnh Đạo xem xét việc chấp thuận hay không chấp thuận hồ sơ vay của khách hàng. Vì vậy, tờ trình phải đầy đủ, rõ ràng và nêu lên được các nội dung sau: Giới thiệu khách hàng. Tình hình quan hệ tín dụng với Đại Á ngân hàng và với các tổ chức tín dụng khác, uy tín của khách hàng trong việc quan hệ tín dụng với Đại Á ngân hàng và với các tổ chức tín dụng khác. Giới thiệu về nhân thân, địa chỉ, tính pháp lý của khách hàng. Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng hiện tại: ngành nghề kinh doanh, nơi sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm của khách hàng, nhân công, nguồn cung cấp, nguồn tiêu thụ. Uy tín của khách hàng trong kinh doanh Hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tính đến thời điểm hiện tại. Giải trình từng khoản mục. Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế Các chỉ số tài chính: tỉ số thanh toán hiện hành, vòng quay vốn lưu động, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu… nhận xét các chỉ số Lợi nhuận dự kiến khi thực hiện dự án: khi thực hiện phương án thì lợi nhuận mang lại cho khách hàng là bao nhiêu Nhu cầu vốn, kế hoạch trả nợ vay của khách hàng. Nhu cầu vốn của khách hàng: tổng nhu cầu vốn, vốn tự có, vốn vay, tỉ lệ vốn vay/tổng nhu cầu vốn Kế hoạch trả nợ vay của khách hàng Tài sản đảm bảo nợ vay. Tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của ai, loại tài sản, địa chỉ Loại giấy tờ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô…) nơi cấp, ngày cấp, giá trị của từng loại tài sản theo bản định giá. Tổng giá trị tài sản đảm bảo Kết luân. Điều kiện pháp lý của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàn, tình hình tài chính của khách hàng, mục đích vay, tài sản thế chấp Đề xuất cho vay, các kiến nghị khác nếu có. Cán bộ thẩm định trình cấp lãnh đạo duyệt tờ trình thẩm định, bao gồm: tờ trình thẩm định, biên bản kiểm định giá trị tài sản đảm bảo, các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của khách hàng, các giấy tờ về tài sản đảm bảo, giấy đề nghị vay vốn, giải trình mục đích vay vốn. Tuỳ từng trường hợp mà có thêm các giấy tờ khác như: “Cam kết gia tộc về việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng” của những người thừa kế tài sản đó đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có 01 người đứng tên trên tài sản đã mất. Trường hợp tài sản thế chấp của khách hàng nằm trong khu quy hoạch, giải toả thì khách hàng sẽ lập “Giấy cam kết thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng trong việc ưu tiên trả nợ trước cho ngân hàng khi Nhà nước thực hiện đền bù”. Trong trường hợp khách hàng có thế chấp nhà nhưng nhà chưa được chủ quyền chấp nhận thì khách hàng lập “Tờ cam kết thế chấp nhà, đất bằng tờ cam đoan chủ quyền nhà, tờ trình nguồn gốc đất đai hoặc thay đổi kết cấu nhà, diện tích nhà, đất”. Nếu hồ sơ không được Cấp Lãnh Đạo duyệt thì CBTD phải thông báo cho khách hàng và giải thích lý do từ chối. Nếu hồ sơ được Cấp Lãnh Đạo duyệt, CBTD tiến hành lập hợp đồng đảm bảo tiền vay và hợp đồng tín dụng. 2.4.1.4. Lập hồ sơ vay cho khách hàng, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản thế chấp, kí kết hợp đồng. CBTD sau khi nhận tờ trình thẩm định đã được Cấp Lãnh Đạo duyệt thì tiến hành lập hợp đồng thế chấp và đơn yêu cầu đăng kí thế chấp, CBTD cùng với khách hàng đi đăng kí giao dịch đảm bảo tại cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời CBTD tiến hành lập hợp đồng tín dụng (03 bản) Quy trình đăng kí giao địch đảm bảo: - Đối với các loại giấy chứng nhận mà trên đó tài sản gắn liền với đất được công nhận: CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công chứng đến công chứng ở phòng công chứng tỉnh/thành phố, sau đó đăng kí thế chấp ở phòng tài nguyên môi trường - Đối vơi giấy chứng nhận trên đó tài sản gắn liền với đất không được công nhận: CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công chứng ở phòng công chứng phường/xã, sau đó đăng kí thế chấp ở phòng tài nguyên môi trường - Đối với phương tiện vận tải: CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công chứng ở phòng công chứng tỉnh/thành phố, sau đó thông báo cho phòng cảnh sát giao thông tỉnh/thành phố về việc cầm cố, thế chấp tài sản và đăng ký giao dịch đảm bảo ở TP.HCM Hồ sơ đi công chứng bao gồm: tất cả đều là bản chính - Hợp đồng tín dụng (03 bản), hợp đồng thế chấp (04 bản, nếu có bên thứ 03 thì 05 bản), bản định giá tài sản - Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng tài sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô (+sổ đăng kiểm + bảo hiểm…) - Trường hợp người vay là cá nhân: chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người vay, giấy đăng kí kết hôn, cam kết độc thân khi hiện tại khách hàng không kết hôn. - Nếu người vay là pháp nhân: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, điều lệ công ty, biên bản họp hội đồng thành viên, giấy đăng kí mã số thuế, giấy đăng kí mẫu dấu, con dấu, chứng minh nhân dân người đại diện. - Trong trường hợp có bên thứ ba phải có thêm: chứng minh nhân dân, hộ khẩu của những người liên quan. - Mẫu chữ kí của ngân hàng, giấy yêu cầu công chứng Hợp đồng tín dụng có thể được kí trước hoặc kí tại phòng công chứng. Hợp đồng thế chấp tại phòng công chứng Sau khi thực hiện việc công chứng, CBTD và khách hàng sẽ đến phòng tài nguyên môi trường tiến hành đăng kí giao dịch đảm bảo. Hồ sơ bao gồm: - Đơn yêu cầu đăng kí thế chấp, bảo lãnh (03 bản), hợp đồng thế chấp, bảo lãnh được công chứng - Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất,…CBTD nhận bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản sẽ lập biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo (03 bản), cho bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản vào phong bì niêm phong lại. 2.4.1.5. Thực hiện hợp đồng (giải ngân) Sau khi đăng kí giao dịch đảm bảo và hợp đồng tín dụng đã được kí kết, CBTD tiến hành giải ngân theo như trong hợp đồng. Trách nhiệm của CBTD: - Nhập thông tin khách hàng, thông tin tài sản đảm bảo vào hệ thống mạng nội bộ của ngân hàng (Smartbank) CBTD sau khi nhập thông tin khách hàng, thông tin tài sản đảm bảo vào hệ thống thì lập bản thông tin hợp đồng thế chấp. Sau khi Cán bộ quản lý cấp hạn mức cho hợp đồng, CBTD tiến hành lập HĐHM. - Chuyển qua kế toán 01 bản chính hợp đồng tín dụng, 01 bản chính hợp đồng thế chấp, bản chính các giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo, thông tin về tài sản thế chấp-cầm cố-bảo lãnh. Kế toán viên sau khi nhập thông tin tài sản đảm bảo vào máy sẽ lập phiếu nhập ngoại bảng. - Chuyển cho khách hàng 01 bản chính hợp đồng tín dụng, 01 bản chính hợp đồng thế chấp/bảo lãnh, đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo. - Phòng quan hệ khách hàng lưu: hợp đồng tín dụng (+các phụ kiện kèm theo), bộ hợp đồng thế chấp tào sản, các giấy tờ liên quan tính pháp lý của khách hàng (CMND, hộ khẩu…), các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng (giấy xác nhận nghề nghiệp, bảng lương…), các giấy tờ liên quan khác Tuỳ theo phương thức giải ngân theo như trong hợp đồng mà sẽ giải ngân một hay nhiều lần, mỗi lần giải ngân khách hàng sẽ phải ký vào giấy nhận nợ, tổng số tiền giải ngân trong tất cả các lần giải ngân không được vượt quá hạn mức đã ký kết. 2.4.1.6. Lưu trữ hồ sơ, giám sát vốn vay Sau khi giải ngân cho khách hàng, CBTD lưu trữ hồ sơ theo quy định. Hàng tháng, CBTD theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, khéo léo nhắc nhở khách hàng đến trả nợ. Định kì mỗi 03 tháng, CBTD tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, lập bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay đối với những hồ sơ vay dư nợ từ 50 triệu đồng trở lên và lập bảng phân loại khách hàng. CBTD theo dõi tình hình thực hiện các cam kết của khách hàng, nếu phát hiện khách hàng không thực hiện đúng các cam kết, và đã nhắc nhở nhiều lần. CBTD đề xuất với ban lãnh đạo thực hiện các biện pháp thu hồi vốn trước hạn. 2.4.1.7. Tất toán hợp đồng, lưu trữ hồ sơ. Khi khách hàng tất toán hợp đồng, CBTD sẽ tiến hành tất toán hợp đồng cho khách hàng. Quy trình tất toán hợp đồng cho khách hàng bao gồm: - Sau khi khách hàng trả hết nợ, phòng quan hệ khách hàng lập bảng thông báo đóng hồ sơ vay, giải chấp từng phần hay toàn bộ tài sản thế chấp, gửi phòng kế toán. - CBTD nhận 03 liên phiếu xuất tài sản đảm bảo từ phòng kế toán, chuyển qua phòng ngân quỹ để xuất tài sản đảm bảo. - CBTD nhận lại hồ sơ tài sản đảm bảo từ phòng ngân quỹ, ký xác nhận vào “phần trả lại hồ sơ tài sản đảm bảo, cầm cố, bảo lãnh”, trả lại hồ sơ tài sản đảm bảo cho khách hàng tại phòng quan hệ khách hàng. - Đồng thời, CBTD sẽ gửi cho khách hàng mẫu đơn xin giải chấp tài sản để khách hàng giải chấp tải sản tại phòng tài nguyên môi trường, tìm hiểu xem khách hàng có nhu cầu vay mới hay không. CBTD thực hiện việc lưu trữ hồ sơ theo quy định. 2.4.2. Ví dụ phương án tài trợ đã được thẩm định và được xét duyệt cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á (Hội Sở). 2.4.2.1. Giới thiệu khách hàng. Khách hàng vay: DNTN NH. Nghành nghề kinh doanh: Mua bán xăng, dầu, nhớt, vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ. Vốn đầu tư: 1,000,000,000đ Hồ sơ pháp lý khách hàng cung cấp đầy đủ, còn hiệu lực và hợp lệ. Hoạt động kinh doanh thực tế phù hợp với từng ngành nghề đăng ký trên giấy phép. Khách hàng hội đủ các điều kiện pháp lý để vay vốn theo quy định của ngân hàng. Bảng 2.10: Quan hệ tín dụng của DNTN NH. Tên tổ chức tín dụng Dư nợ hiện tại Ghi chú BIDV CN Nam Bình Dương 483,100,000đ Thời gian vay: 36 tháng Mục đích vay: mua xe Camry TSTC hình thành từ vốn vay Daiabank-Hội sở 1,100,000,000đ Vay ngắn hạn Mục đích: bổ sung vốn kinh doanh (Nguồn: Báo cáo tài chính của DNTN NH,[1]) Theo trung tâm thông tin tín dụng CIC[13] và khách hàng cung cấp. Trong quá trình quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng, khách hàng luôn thực hiện tốt các thể lệ tín dụng, vay trả uy tín đúng hạn và không phát sinh nợ quá hạn. 2.4.2.2. Tình hình hoạt động. Quy mô hoạt động. DNTN NH chuyên cung cấp cát, đá trên địa bàn Đồng Nai, Bình Dương. Khách hàng chính là Công ty cổ phần HH (Trạm trộn bê tông HH chuyên cung cấp bê tông tươi cho các công trình xây dựng tại khu vực Đông Nam Bộ). Ngoài ra, DNTN NH còn có cây xăng “NH”. Với 03 trụ bơm hiện tại (trữ lượng 12,000 lit xăng và 18,000 lit dầu) doanh nghiệp cung cấp nhiên liệu cho người dân địa phương và các đoàn xe vận tải cát, đá hoạt động tại huyện Tân Uyên, Dĩ An. Bảng 2.11: Quản lý kinh doanh của DNTN NH. Phân loại Số lượng (người) Mức thu nhập bình quân triệu đồng/người/tháng Nhân viên trực tiếp quản lý 17 2 – 3.5 Quản lý 3 5 (Nguồn: Báo cáo tài chính của DNTN NH,[1]) Vợ chồng bà Nga (Chủ doanh nghiệp) là người quản lý trực tiếp, đã có kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng cát, đá các loại, khả năng quản lý và am hiểu thị trường tốt. Nhân viên gồm 12 tài xế + phụ xe, 04 nhân viên cây xăng, 01 kế toán theo dõi, nhập số liệu và báo cáo hằng ngày cho bà Nga, các nhân viên trên đã làm việc lâu năm và có tư tưởng gắn bó với doanh nghiệp. Bảng 2.12: Tài sản cố định, phương tiện vận chuyển của DNTN NH. Khu vực Diện tích ước lượng Tình trạng sở hữu Hiện trạng Văn phòng + bãi xe + cây xăng 1,500m2 Thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Nga Đang sử dụng (Nguồn: Báo cáo tài chính của DNTN NH,[1]) Để phục vụ vận chuyển, giao nhận đá, cát khách hàng có sở hữu 06 xe tải ben (trọng tải từ 5 – 15 tấn), ngoài ra còn có 02 xe du lịch (01 xe 04 chổ ngồi hiệu Toyota Camry, 01 xe 07 chổ ngồi hiệu Huyndai) để phục vụ đi lại và giao dịch. Địa điểm kinh doanh xăng dầu thuận lợi: Nằm trên trục đường liên huyện Thuận An-Tân Uyên. Bãi đậu xe tải thoáng mát, rộng và nằm kế bên trạm xăng, thuận lợi cho việc sửa chữa nhỏ và tiếp nhiên liệu. Với quy mô hiện nay, phương tiện phục vụ kinh doanh như trên là đã đáp ứng được nhu cầu nhiên liệu. Trong thời gian tới khách hàng dự kiến đầu tư thêm xe tải ben nhằm mở rộng thêm địa bàn phân phối cát, đá các khu vực đang phát triển của Bình Dương: huyện Bến Cát, Phú Mỹ Bảng 2.13: Hàng hoá, nhà cung cấp chủ yếu của DNTN NH. Chủng loại Nhà cung cấp Cát DNTN ĐH, các mỏ đá tại Tân Hạnh, Đồng Nai Đá Cty TNHH TH, Cty VLXD BH, Cty VLXD TN Xăng, dầu Cty xăng dầu SB (Nguồn: Báo cáo tài chính của DNTN NH,[1]) Mỗi chủng loại hàng hoá khách hàng đều có một số nhà cung cấp nhất định, đây đều là những đối tác đã hợp tác nhiều năm, khách hàng luôn thanh toán tiền hàng đầy đủ, đúng hạn. + Đối với cát, đá là những công ty đơn vị, trạm trộn bê tông trên địa bàn Đồng Nai, Bình Dương. Khách hàng chính là công ty cổ phần HH (trạm trộn bê tông HH cung cấp bê tông tươi cho các công trình xây dựng tại khu vực Đông Nam Bộ) + Đối với kinh doanh xăng dầu: doanh nghiệp cung cấp nhiên liệu cho người dân địa phương và các đoàn xe vận tải cát, đá hoạt động tại Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An. Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu tài chính của DNTN NH. Chỉ số tài chính 2007 2008 Chênh lệch RQ 1.99 1.40 -0.59 RC 0.67 0.98 0.31 VQVLĐ 23.0 10.0 -13 ROS 0.18% 2.90% 2.72 ROE 3.63% 23.00% 19.37 ROA 2.65% 13.30% 10.65 (Nguồn: Báo cáo tài chính của DNTN NH,[1]) Đơn vị tính: VND Bảng 2.15: Tình hình kinh doanh của DNTN NH. Tài sản Năm 2007 Năm 2008 A. Tài sản lưu động 791,071,838 2,917,000,000 Tiền và các khoản tương đương tiền 95,365,379 100,000,000 Phải thu khách hàng 0 2,100,000,000 Hàng tồn kho 525,358,042 567,000,000 Tài sản ngắn hạn khác 170,348,417 150,000,000 +Chi phí trả trước ngắn hạn 100,789,010 150,000,000 +Thuế GTGT được khấu trừ 69,559,407 B. Tài sản dài hạn 682,851,933 2,460,000,000 Tài sản cố định 682,851,933 2,460,000,000 +Nguyên giá 836,605,372 2,580,000,000 +Giá trị hao mòn 153,753,439 120,000,000 Tổng tài sản 1,473,923,771 5,377,000,000 Nguồn vốn Năm 2007 Năm 2008 A. Nợ phải trả 398,124,367 1,883,000,000 Nợ ngắn hạn 1,400,000,000 Vay ngắn hạn 0 1,100,000,000 Phải trả người bán 391,844,242 300,000,000 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 6,280,126 0 Nợ dài hạn 483,000,000 Vay dài hạn 483,000,000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1,075,799,403 3,494,000,000 Vốn chủ sở hữu 1,039,005,348 3,494,000,000 Vốn đầu tư chủ sở hữu 1,000,000,000 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 39,005,348 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 36,794,055 Tổng cộng nguồn vốn 1,473,923,771 5,377,000,000 (Nguồn: Báo cáo tài chính của DNTN NH,[1]) + Khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản (39%), tuy nhiên đây đều là những khoản nợ lành mạnh của những đối tác uy tín, không có khoản nợ khó đòi (Trạm trộn bê tông HH, DNTN NC). + Chi phí trả trước: là chi phí khách hàng ứng trước cho nhà cung cấp cát, đá. + Tài sản cố định: là giá trị garage đậu xe, trạm bơm xăng dầu, phương tiện vận chuyển các loại. Giá trị tài sản cố định tăng thêm 1,897,000,000 đồng là do khách hàng đầu tư mua xe Toyota và xe Huyndai 7 chỗ. Nguồn hình thành TSCĐ này từ vay ngân hàng BIDV và bổ sung từ nguồn vốn tự có của gia đình. + Đến cuối năm 2007 doanh nghiệp còn nợ thuế thu nhập doanh nghiệp 6,280,126 đồng đến nay khách hàng đã nộp thuế đầy đủ. + Khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn là khoản vay tại Daiabạk và BIDV. Bảng 2.16: Kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN NH. Đơn vị tính: VNĐ STT Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1 Doanh thu 21,522,590,415 19,580,000,000 -1,942,590,410 Doanh thu bán hàng 21,522,590,415 19,580,000,000 -1,942,590,410 2 Chi phí phát sinh tương đương 21,468,416,320 18,771,000,000 -2,697,416,320 Giá vốn hàng bán 18,237,578,741 15,859,800,000 -2,377,778,740 Chi phí bán hàng 783,200,000 783,200,000 Chi phí quản lý 3,230,837,579 1,958,000,000 -1,272,837,579 Chi phí tài chính 170,000,000 170,000,000 3 Lợi nhuận trước thuế 54,174,095 809,000,000 754,825,905 4 Thuế TNDN 28% 15,168,747 226,520,000 211,351,253 5 Lợi nhuận sau thuế 39,005,348 582,480,000 543,474,652 (Nguồn: Báo cáo tài chính của DNTN NH,[1]) Năm 2008 giá vốn hàng bán chiếm 81% thấp hơn so với năm 2007 (84.7%) là do khách hàng biết trước được giá cát đá sẽ tăng, với mối quan hệ rộng rãi và uy tín khách hàng đã ứng trước tiền mua cát, đá nhằm “chốt” giá để hưởng chênh lệch về giá do đó lợi nhuận năm 2008 tăng cao. 2.4.2.3. Nhu cầu vay vốn. Việc kinh doanh của DNTN NH hiện đang tiến triển tốt, ngoài những đơn vị đang cung cấp, khách hàng vừa ký hợp đồng cung cấp đá với Công ty TNHH SG-RDC tại TP.HCM. Công ty SG-RDC là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình công nghiệp, có trạm trộn bê tông tại KCN VSIP I thuộc Tỉnh Bình Dương. Đơn vị tính: VND Bảng 2.17: Kế hoạch kinh doanh của DNTN NH. STT Diễn giải Kế hoạch thực hiện 1 Doanh thu 9.600.000,000 Doanh thu bán hàng 9,600.000,000 2 Chi phí phát sinh tương ứng 8,841.000,000 + Giá vốn hàng bán (81% DT) 7,776,000,000 + Chi phí quản lý 552,000,000 + Chi phí bán hàng 288,000,000 + Chi phí tài chính 105,000,000 + Chi phí khấu hao 120,000,000 3 Lợi nhuận trước thuế 759,000,000 4 Thuế TNDN 28% 212,520,000 5 Lợi nhuận sau thuế 546,480,000 6 Tổng nhu cầu vốn (1) 8,721,000,000 7 Vòng quay vốn lưu động (2) 5.0 8 Nhu cầu vốn lưu động bình quân (3) = (1) / (2) 1,744,200,000 9 Vốn tự huy động (4) 800,000,000 10 Vốn chiếm dụng (5) 444,200,000 11 Vay Đại Á (7) = (3) - (4) - (5) 500,000,000 12 Tỷ lệ vốn vay/ tổng nhu cầu vốn 29% (Nguồn: Báo cáo tài chính của DNTN NH,[1]) Doanh số thực hiện hợp đồng cung cấp đá xây dựng cho Công ty SG-RDC trung bình đạt 800,000,000 đồng/tháng, tương đương khối lượng giao là 2,478 m3 đá/tháng, bình quân mỗi ngày vận chuyển 100 m3, tương đương 7 lượt xe /ngày. Với số lượng như trên, số lượng xe của khách hàng đủ đáp ứng nhu cầu cho SG-RDC, đồng thời vẫn thực hiện tốt việc cung cấp cát, đá cho nhưng đối tác còn lại. Để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện hợp đồng này, khách hàng đã dùng nguồn huy động từ gia đình 800 triệu đồng. Theo hợp đồng ký kết với công ty TNHH SG-RDC, cuối mỗi tháng hai bên cùng đối chiếu số giao nhận, trên cơ sở đó NH sẽ xuất hoá đơn và SG-RDC sẽ thanh toán trong vòng 45 ngày kể từ khi nhận được hoá đơn, do đó thời gian từ cung cấp đá đến thu hồi công nợ là 70 ngày, tương đương vòng quay vốn 5 vòng/năm. Hợp đồng ký kết với Công ty TNHH SG-RDC có giá trị đến ngày 31/12/2008 chậm nhất đến ngày 10/01/2009 sẽ thanh lý (việc ký kết hợp đồng có giá trị đến 31/12/2008 nhằm thuận lợi cho Công ty TNHH SG RDC trong công tác báo cáo, hạch toán cuối năm), tuy nhiên thời gian xây dựng 02 công trình nhà xưởng của Công ty RDC dự kiến là 12 tháng, mặt khác với mối quan hệ của mình và khả năng cung ứng tốt, DNTN NH sẽ tiếp tục gia hạn hợp đồng cung cấp đá thêm 12 tháng nữa. 2.4.2.4. Kế hoạch trả nợ. Ngoài hợp đồng cung cấp đá cho Công ty SG-RDC (lợi nhuận bình quân 45,500,000 đồng/tháng), khách hàng vẫn tiếp tục cung ứng vật liệu xây dựng (đá, cát) cho những đối tác truyền thống khác, đồng thời công việc kinh doanh xăng dầu vẫn ổn định và có hướng phát triển. Lợi nhuận từ kinh doanh xăng dầu và cung ứng đá, cát cho những đơn vị khác bình quân đạt 72,000,000 đồng/tháng. Với thu nhập như trên khách hàng đảm bảo khả năng trả nợ. 2.4.2.5. Kết luận và đề xuất. Qua thẩm định thực tế được biết khách hàng có quan hệ tốt tại địa phương, trong quá trình quan hệ tín dụng luôn thực hiện tốt các thể lệ tín dụng, trả nợ uy tín và đúng hạn. Do đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, nguồn cung cấp đảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHOANG XUAN HUNG-05TC1.doc
Tài liệu liên quan