MỤC LỤC . 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . 2
DANH MỤC CÁC BẢNG . 2
DANH MỤC CÁC HÌNH . 3
A. MỞ ĐẦU . 5
A1. LỜI GIỚI THIỆU . 4
A2. CƠ SỞ PHÁP LÝ . 5
A3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI . 5
A3.1. Điều kiện tự nhiên . 5
A3.2. Phát triển kinh tế . 7
A3.3. Điều kiện xã hội . 8
A4. TÍNH CẤP THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG . 9
B. MỤC TIÊU . 12
B1. MỤC TIÊU CHÍNH . 11
B2. MỤC TIÊU CỤ THỂ . 11
C. NỘI DUNG KẾ HOẠCH . 12
C1. BĐKH, KỊCH BẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH . 12
C1.1. BÐKH và những tác động hiện tại . 12
C1.2. Kịch bản BÐKH và tác ðộng của BÐKH trong tương lai . 18
C2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀ NẴNG . 26
C2.1. Tình hình phát triển KT-XH của Ðà Nẵng từ 1997÷2007 . 26
C2.2. Quy hoạch tổng thể KT-XH Ðà Nẵng đến 2020 . 27
C3. ĐỊNH HƯỚNG CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH . 28
C4. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI . 32
C4.1. Nâng cao nhận thức về BĐKH . 33
C4.2. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH . 33
C4.3. Lồng ghép BĐKH vào quy hoạch và kế hoạch phát triển . 34
C4.4. Thể chế, chính sách . 34
C4.5. Hợp tác quốc tế . 34
C4.6. Giám sát, đánh giá . 35
C5. CƠ CẤU NGUỒN KINH PHÍ VÀ KINH PHÍ DỰ KIẾN . 34
C6. CÁC DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐÀ NẴNG . 34
C6.1. Các dự án Biến đổi khí hậu đang triển khai . 33
C6.2. Các dự án BĐKH đề xuất . 33
C7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG . 39
C7.1. Khung tổ chức thực hiện kế hoạch . 39
C7.2. Phân công nhiệm vụ . 39
51 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tim mạch - hô hấp do nồng độ ozôn cao trên mặt đất ở các vùng đô thị và do thay đổi phân
bố không gian của một số bệnh truyền nhiễm. Thay đổi khí hậu dự kiến sẽ mang lại một số
lợi ích, chủ yếu ở các nước đang phát triển, như giảm các trường hợp tử vong do lạnh, thay
đổi phạm vi và khả năng truyền bệnh sốt rét ở châu Phi.
Tác động đến nguồn nước: Tác động đến nguồn nước được xem là nghiêm trọng nhất trên
quy mô toàn cầu do nó làm tăng mức độ thiếu nước. Một số tác động chính đến nguồn nước
như sau:
Giảm độ che phủ băng tuyết ở vùng núi tuyết, sông băng dẫn đến giảm nguồn nước,
giảm tiềm năng thủy điện và thay đổi dòng chảy sông tại các vùng lấy nước từ băng
tan như Hindu-Kush, Himalaya, Andes (hơn 1/6 dân số thế giới đang sinh sống);
Tăng dòng chảy sông từ 10÷40% vào giữa thế kỷ ở những vùng có vĩ độ cao và ở
một số vùng nhiệt đới ẩm ướt (Đông và Đông Nam Á).
Giảm dòng chảy từ 10÷30% do giảm lượng mưa và tăng tỷ lệ bốc hơi ở một số khu
vực khô ráo ở vĩ độ trung bình và vùng nhiệt đới khô như Địa Trung Hải, phía tây
Hoa Kỳ, Nam Phi và đông bắc Brazil và dẫn đến hạn hán ở các vùng này.
Mưa lớn ở nhiều khu vực trên thế giới sẽ làm tăng nguy cơ lũ lụt, thiệt hại cơ sở hạ
tầng và suy giảm chất lượng nước: có tới 20% dân số thế giới đến năm 2080 sẽ sống
trong các khu vực thường bị lũ lụt.
Tại các khu vực ven biển, mực nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm các hạn chế
tài nguyên nước do xâm nhập mặn vào nước ngầm.
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
21
C1.2.2. Kịch bản BĐKH ở Việt Nam
Kịch bản BĐKH ở Việt Nam
Kịch bản phát thải khí nhà kính dùng cho xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam gồm:
kịch bản phát thải thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2). Bảy vùng khí hậu nước ta được dự
báo kịch bản BĐKH, gồm các vùng Tây−Bắc, Đông−Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Bắc trung bộ,
Nam trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ; so sánh là khí hậu của thời kỳ 1980÷1999.
Nhiệt độ không khí: Kết quả xây dựng kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ không khí ở nước
ta, cho thấy:
Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè ở tất cả vùng khí hậu;
Nhiệt độ ở miền Bắc tăng nhanh hơn nhiệt độ ở miền nam;
Mức tăng nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ 1980÷1999 theo các kịch bản phát
thải B1; B2; A2 lần lượt là 0,3÷1,9°C; 0,3÷2,8°C; 0,3÷3,6°C.
Theo 3 kịch bản phát thải, mức tăng nhiệt độ từ cao xuống thấp ở các vùng khí hậu
như sau: Bắc trung bộ − Bắc bộ − Nam trung bộ và Nam bộ − Tây nguyên.
Lượng mưa: Kết quả xây dựng kịch bản BĐKH đối với lượng mưa ở nước ta, cho thấy:
Giảm lượng mưa mùa khô ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta;
Tăng lượng mưa mùa mưa, tổng lượng mưa năm ở tất cả các vùng khí hậu nước ta.
Mức tăng lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980÷1999 theo các kịch bản phát thải
B1; B2; A2 lần lượt là 0,3÷5,2; 0,3÷7,9; 0,3÷10,1.
Theo 3 kịch bản phát thải, mức gia tăng lượng mưa năm cao nhất ở các vùng khí hậu
phía Bắc nước ta và thấp hơn ở các vùng khí hậu phía Nam nước ta.
Nước biển dâng: Kịch bản phát thải dùng cho xây dựng kịch bản nước biển dâng ở Việt
Nam gồm phát thải thấp (B1), trung bình (B2) và cao nhất (A1FI).
Bảng 7. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam đến năm 2100
Kịch bản phát thải
Mức nước biển dâng (cm) theo các thập kỷ của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65
Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75
Cao nhất (A1FI) 12 17 24 32 44 57 71 86 100
Kết quả tính kịch bản nước biển dâng (bảng 7) cho thấy đến năm 2050 nước biển có thể dâng
lên thêm 28÷32 cm và đến năm 2100 có thể dâng thêm từ 65÷100 cm so với mực nước biển
thời kỳ 1980-1999.
Tác động của BĐKH ở Việt Nam
Kinh tế - xã hội: Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng duyên hải miền Trung sẽ chịu sự tác
động trên các mặt:
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
22
Biến động về mặt tự nhiên tác động lên kết cấu hạ tầng, lên kinh tế biển và du lịch,
dẫn đến giảm sức hút đầu tư cho các tỉnh miền Trung;
Tăng chi phí xây dựng, cải tạo và nâng cấp kết cấu hạ tầng;
Dịch chuyển dân cư, lao động, các đô thị và cơ sở kinh tế trong nội vùng, từ vùng
thấp lên vùng cao, và ra ngoài vùng, dẫn đến tâm lý chưa “an cư” của người dân.
Những biến động sâu sắc về môi trường tự nhiên và về kinh tế-xã hội nêu trên không chỉ có
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của vùng duyên hải miền Trung mà còn gián tiếp ảnh
hưởng tới cả nước do kết cấu hạ tầng nối liền Bắc-Nam hiện nay đều đi qua vùng này.
Ngập lụt: Đến năm 2050, nước biển sẽ dâng lên từ 0,25 đến 1m tùy theo kịch bản phát thải.
Điều này dẫn đến tăng diện tích ngập lụt và số dân bị ảnh hưởng bởi ngập nước (bảng 8)
[13].
Bảng 8. Diện tích ngập lụt và số dân bị ảnh hưởng bởi ngập nước
Kịch bản nước biển dâng (m)
0,25 0,5 1
Diện tích ngập (km2) 6.230,0 14.034,0 29.838,0
Tỷ lệ ngập/diện tích cả nước (%) 1,9 4,2 9,1
Tỷ số dân vùng ngập/tổng dân số (%) 2,4 5,2 16
Theo Dasgupta [15], Việt Nam được xếp nằm trong số năm quốc gia hàng đầu bị ảnh hưởng
nhiều nhất do tăng mực nước biển: nếu mức tăng nước biển lên 1m sẽ tác động đến 10,79%
dân số, thiệt hại 10,21% GDP và 10,74% diện tích đô thị và 28,67% đất nông nghiệp sẽ bị
ngập nước. Vùng bị ngập do nước biển dâng gồm Nam bộ, đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng
ven biển miền Trung.
Tác động thứ cấp của việc ngập nước do nước biển dâng ở đồng bằng sông Cửu Long là tình
trạng khan hiếm nguồn nước ngọt và thay đổi chế độ thủy văn, thủy lực và tình trạng bồi xói
bờ sông, cù lao, cồn bãi, bồi lắng phù sa trên các hệ thống sông.
Ở miền Trung, lũ lụt gia tăng sẽ dẫn đến thay đổi bờ sông, tăng xâm nhập mặn và gây ra
thiệt hại cho nông nghiệp; giảm sự ổn định của địa mạo vùng ven bờ dẫn đến tăng mức độ
xâm thực bờ biển và gây thiệt hại các công trình ven biển.
Nông nghiệp [1]: Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức
nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu dựa trên nghiên cứu BĐKH và ảnh hưởng của nó đến sản
xuất cây trồng. Một số dự báo tác động của BĐKH đến nông nghiệp nước ta như sau:
Giảm 2,7 triệu tấn lúa gạo vào năm 2050 do BĐKH;
Suy giảm nông sản từ 4,3-8,3% ở đồng bằng sông Cửu Long và 7,5-19,1% ở đồng
bằng sông Hồng vào năm 2050; sự suy giảm năng suất cây trồng lớn nhất ở Tây
Nguyên theo cả hai kịch bản BĐKH khô và ướt.
C1.2.3. Kịch bản BĐKH ở Đà Nẵng
Kịch bản BĐKH ở Đà Nẵng
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
23
Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu Nam
trung bộ nên chúng tôi sử dụng kịch
bản BĐKH ở Việt nam [3] (vùng khí
hậu Nam trung bộ) làm kịch bản
BĐKH cho thành phố Đà Nẵng.
Nhiệt độ không khí: Mức gia tăng
nhiệt độ không khí ở Đà Nẵng sẽ cao
hơn ở Tây nguyên, ngang bằng với
mức gia tăng nhiệt độ ở Nam bộ và
thấp hơn mức gia tăng ở các vùng
khác ở nước ta [3]. Mức gia tăng của
nhiệt độ không khí trung bình năm
trong thời kỳ từ 2020÷2100 là khá lớn
(từ 0,4÷2,4°C) so với nhiệt độ trung
bình năm của thời kỳ 1980÷1999
(bảng 9). Đến năm 2050, mức gia tăng
nhiệt độ sẽ là 0,9÷1,0°C tùy theo kịch
bản phát thải.
Lượng mưa: So với lượng mưa trung
bình năm thời kỳ 1980÷1999, lượng
mưa trong thời kỳ từ 2020÷2100 sẽ
tăng thêm từ 0,7÷4,1% và lượng mưa
trong năm 2020 sẽ tăng thêm 0,7% cho
cả 3 kịch bản phát thải từ thấp lên cao
(bảng 10).
Nước biển dâng: So với mực nước biển
trung bình năm thời kỳ từ 1980÷1999
thì mực nước biển trong thời kỳ từ
2020÷2100 sẽ tăng thêm từ 11÷100 cm
(bảng 11).
Năm 2020, mực nước biển ở Đà Nẵng
sẽ tăng thêm 11 cm đối với kịch bản B1,
12 cm đối với kịch bản B2 và A1FI.
Năm 2050, mực nước biển sẽ tăng thêm
từ 65÷100 cm tùy theo kịch bản phát
thải.
Tác động của BĐKH ở Đà Nẵng
Tác động đến các hộ dân ven biển:
Theo Dasgupta [15], nhiều thành phố
lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,
Bảng 9. Kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ ở Đà Nẵng
Năm
Mức tăng nhiệt độ (°C) trung bình năm
so với thời kỳ 1980-1999
B1 B2 A2
2020 0,40 0,40 0,40
2030 0,60 0,50 0,50
2040 0,70 0,70 0,80
2050 0,90 0,90 1,00
2060 1,00 1,20 1,20
2070 1,20 1,40 1,50
2080 1,20 1,60 1,80
2090 1,20 1,80 2,10
2100 1,20 1,90 2,40
Bảng 10. Kịch bản BĐKH đối với lượng mưa
Năm
Mức thay đổi lượng mưa năm
so với thời kỳ 1980-1999 (%)
B1 B2 A2
2020 0,7 0,7 0,7
2030 1,0 1,0 1,0
2040 1,3 1,3 1,2
2050 1,6 1,7 1,7
2060 1,8 2,1 2,1
2070 2,0 2,4 2,5
2080 2,1 2,7 3,0
2090 2,2 3,0 3,6
2100 2,2 3,2 4,1
Bảng 11. Kịch bản nước biển dâng
Năm
Mức nước biển dâng (cm) so với thời
kỳ 1980-1999
B1 B2 A1FI
2020 11 12 12
2030 17 17 17
2040 23 23 24
2050 28 30 33
2060 35 37 44
2070 42 46 57
2080 50 54 71
2090 57 64 86
2100 65 75 100
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
24
Vũng Tàu sẽ chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng. Kết quả nghiên cứu ngập lụt do
biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Đà Nẵng được trình bày dưới dạng 4 bản đồ ngập lụt
sau (hình 9).
Hình 9. Bản đồ nền (trên, trái) và ngập lụt ở Đà Nẵng do lũ kết hợp với mức nước biển dâng 0,3m (trên,
phải), 0,5m (dưới, trái) và 1m (dưới, phải)
Kịch bản KB0: hiện trạng ngập lụt trong do lũ lụt năm 1998 tại Đà Nẵng;
Kịch bản KB1: mức ngập lụt do lũ năm 1998 kết hợp với nước biển dâng 30 cm;
Kịch bản KB2: mức ngập lụt do lũ năm 1998 kết hợp với nước biển dâng 50 cm;
Kịch bản KB3: mức ngập lụt do lũ năm 1998 kết hợp với nước biển dâng 100 cm.
Từ các kịch bản ngập lụt do lũ như trong năm 1998 và mực nước biển dâng, cho thấy:
Diện tích ngập sâu trên 1m tăng nhanh hơn so với diện tích ngập sâu 0,5m trong các
kịch bản;
Ảnh hưởng kết hợp của lũ lụt với nước biển dâng không làm tăng nhiều diện tích
ngập lụt nhưng làm tăng diện tích đất bị ngập sâu;
Ảnh hưởng kết hợp của nước biển dâng từ 0,5÷1 m sẽ làm nâng cao đỉnh lũ tại các
sông trong thành phố lên thêm từ 20÷40 cm so với đỉnh lũ năm 1998.
Theo ước tính, Đà Nẵng sẽ có 30.000 hộ dân với hơn 170.000 nhân khẩu ở các phường ven
biển bị mất nhà cửa do nước biển dâng cao khoảng 30cm vào năm 2040. Nước biển dâng
cũng sẽ làm cho vùng đồng bằng ngập lụt sâu hơn và kéo dài thời gian hơn. Vì vậy, số lượng
nhà dân vùng nông thôn bị ngập lụt sẽ tăng lên 40.000 nhà, mức độ thiệt hại sẽ tăng gấp đôi
so với năm 1998.
Trồng trọt: Giảm năng suất cây trồng, vật nuôi hoặc làm thay đổi mục đích sử dụng đất.
Theo dự báo, 500 ha đất nông nghiệp thuộc phường Hòa Quý, Hòa Hải (quận Ngũ Hành
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
25
Sơn) có khả năng sẽ không trồng được lúa Hè-Thu và cần phải chuyển đổi đất trồng lúa sang
mục đích khác.
Tài nguyên nước: Xâm nhập mặn thường vào sâu trong sông Vu Gia, đến đập An Trạch,
dẫn tới làm tăng thêm tình trạng thiếu nước ngọt dùng cho tưới tiêu nông nghiệp và nước cấp
cho đô thị. Nhiễm mặn nước sông, nước ngầm là vấn đề còn bỏ ngỏ, do đó, đánh giá ảnh
hưởng của nhiễm mặn đến nông nghiệp, cấp nước trong thành phố là hết sức cần
thiết.BĐKH gây ra biến đổi dòng chảy của hệ thống sông Thu Bồn [13].
Đến năm 2020, dòng chảy năm giảm 0,72% so với dòng chảy thời kỳ 1980÷1999.
Đến năm 2060, dòng chảy năm tăng 2,2% so với dòng chảy thời kỳ 1980÷1999.
Đến năm 2100, dòng chảy năm tăng 4,8% so với dòng chảy thời kỳ 1980÷1999.
Tác động đến các hộ dân ven sông: Đỉnh lũ trên sông có thể dâng thêm 20cm đến 40cm so
với mức nước lũ của năm 1998 trong điều kiện điều kiện thủy văn tương tự năm 1998 và
nước biển dâng 0,5m đến 1m.
Tác động đến giao thông: Hệ thống giao thông ở Đà Nẵng bao gồm: đường bộ (tổng chiều
dài là 508,564 km, trong đó có 69,326 km quốc lộ); đường sắt xuyên Việt đi qua Đà Nẵng;
Sân bay quốc tế Đà Nẵng; 6 cảng biển (Tiên Sa, Sông Hàn, Mỹ Khê, Nại Hiên, Hải Vân và
Liên Chiểu).
Hệ thống giao thông là huyết mạch của Đà Nẵng, Việt Nam nên tác động của BĐKH sẽ tác
động ngay lập tức và trực tiếp đến hoạt động giao thông của người, hàng hóa đi qua Đà Nẵng
và có thể làm hư hỏng đường giao thông, phương tiện vận chuyển trong trường hợp có thiên
tai như bão, mưa lớn và lũ lụt.
Tổng hợp các tác động do BĐKH đến Đà Nẵng trong tương lai: Tác động do BĐKH đến
thành phố Đà Nẵng được tổng hợp ở bảng 12.
Bảng 12. Tác động của BĐKH đến vùng địa lý, ngành và đối tượng dễ bị tổn thương
Vùng
địa lý
Tác động của biến BĐKH Ngành chịu tác động của BĐKH Đối tượng dễ bị tổn
thương
Vùng ven
biển
Tăng mực nước biển
Bão và áp thấp nhiệt đới
Ngập lụt
Sạt lở
Nông nghiệp (hải sản, tàu thuyền)
TNMT (hệ sinh thái, rác, ô nhiễm)
GTVT (cầu, đường, cảng)
Y tế (sức khỏe), xã hội (an ninh)
Dịch vụ (du lịch, thương mại)
Ngư dân
Người nghèo,
Người neo đơn
Người già, phụ nữ,
trẻ em
Vùng nội
thị
Tăng mực nước biển
Bão và áp thấp nhiệt đới
Ngập lụt
Sạt lở đất
Nhiễm mặn
Nắng nóng
Công nghiệp (nhà máy)
GTVT (cầu, đường)
Thủy lợi (kè biển/sông)
TNMT (nước ngầm, ô nhiễm, rác)
Y tế (sức khỏe),
Xã hội (an ninh)
Dịch vụ (du lịch, thương mại)
Ngư dân
Công nhân
Người thất nghiệp
Người nhập cư
Người neo đơn
Người già, trẻ em,
phụ nữ
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
26
Vùng
địa lý
Tác động của biến BĐKH Ngành chịu tác động của BĐKH Đối tượng dễ bị tổn
thương
Vùng
ngoại ô
Tăng mực nước biển
Bão và áp thấp nhiiệt đới
Lũ lụt
Sạt lở
Nhiễm mặn
Hạn hán
Thiếu nước
Công nghiệp (nhà xưởng)
GTVT (cầu, đường)
Cấp thoát nước/điện/thông tin
TNMT (nước ngầm, ô nhiễm, rác)
Y tế (sức khỏe), xã hội (an ninh)
Dịch vụ (du lịch, thương mại)
Năng lượng
Người nghèo
Người già, phụ nữ,
trẻ em
Người lao động
Người nhập cư
Người neo đơn
Vùng đồi
núi
Lũ lụt
Sạt lở/đổ lở
Gió lốc
Hạn hán
Dân cư (nhà ở)
GTVT (cầu, đường)
TNMT (nước, ô nhiễm, rác)
Thủy lợi (cấp nước)
Người dân tộc
Người nghèo,
Người già, phụ nữ,
trẻ em
C2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀ NẴNG
C2.1. Tình hình phát triển KT-XH của Đà Nẵng từ 1997÷2007
Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,56% trong giai đoạn 1997÷2006 (bảng 13), đứng
sau Bình Dương nhưng cao hơn mức Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy Đà Nẵng
là một trong số ít các thành phố năng động của Việt nam, mặc dù quy mô GDP của Đà Nẵng
còn nhỏ so với một số tỉnh, thành khác.
Bảng 13. So sánh tốc độ tăng GDP của một số thành phố ở Việt nam
Từ số liệu thống kê KT-XH (hình 10) cho thấy tỷ trọng của công nghiệp-xây dựng trong
GDP tăng nhanh từ 35,19% (1997) lên khoảng 50% (2004÷2006), tỷ trọng của du lịch-dịch
vụ lại giảm liên tục trong 10 năm với mức giảm bình quân 1%/năm. Điều này cho thấy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đà Nẵng đang ở trong thời kỳ xây dựng cơ bản với mức đầu tư
cao cho xây dựng hạ tầng.
Cơ cấu ngành nông nghiệp (nông-lâm-thuỷ sản) chuyển dịch theo hướng phù hợp với thành
phố công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đóng góp vào GDP thành phố
giảm từ 9,70% (1997) xuống còn 7,86% (2000) và 4,17% (2006).
Tốc độ tăng GDP (%)
2006÷1996 1997÷2000 2001÷2006 1997÷2005 1997÷2006
Cả nước 99,22 6,36 9,25 7,00 7,14
Bình Dương 279,3 14,15 18,54 14,79 14,79
Đà Nẵng 195,1 10,21 12,47 11,70 11,56
TP. HCM 166,5 8,99 13,56 10,10 10,30
Hà Nội 180,5 10,16 13,76 10,79 10,78
Hải Phòng 127,2 9,23 13,78 10,30 10,54
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
27
Lao động nông nghiệp chiếm 13% nhưng chỉ
tạo ra 4,17% GDP, đặc biệt lao động trồng
trọt và chăn nuôi chiếm tới 83% tổng lao
động nông nghiệp nhưng chỉ tương ứng với
30% giá trị toàn ngành nông nghiệp. Điều
này cho thấy là năng suất nông nghiệp quá
thấp và cần sớm có những giải pháp lớn để
nâng cao hiệu quả của ngành nông nghiệp và
thông qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống
nông thôn.
Hình 10. Cơ cấu chuyển kinh tế Đà Nẵng 1997-2006
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ trên địa bàn thành phố đạt 29.568 tỷ đồng tăng
22,5% so với năm 2004 và 78,8% so với năm 2000, trong đó thương nghiệp đã chiếm tới
86,6% tổng mức lưu chuyển hàng hóa dịch vụ, còn du lịch, dịch vụ khác chỉ chiếm 1%.
Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ xã hội, kinh tế nhà nước chiếm hơn 52%, kinh tế tư
nhân 47%, kinh tế tập thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1%. Như vậy, tỷ
trọng của khu vực nhà nước còn quá cao so với tỷ lệ bình quân chung cả nước là 12,4%[11].
C2.2. Quy hoạch tổng thể KT-XH Đà Nẵng đến 2020
C2.2.1. Quan điểm phát triển
1) Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị động lực trong phát triển vùng, tập
trung đa cực, không gian mở rộng và liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;
2) Phát triển KT-XH nhanh, bền vững: chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ -
công nghiệp - nông nghiệp; khai thác tiềm năng, lợi thế của thành phố;
3) Nâng cấp và phát triển không gian đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
4) Phát triển y tế, văn hóa, giáo dục nhằm cải thiện đời sống, nâng cao dân trí.
5) Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, phát
triển bền vững. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và ổn định
chính trị, trật tự xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
C2.2.2. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị lớn của cả nước, trung tâm KT-XH của miền Trung và
giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực.
C2.2.3. Mục tiêu về kinh tế
Tăng trưởng 12÷13%/năm;
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ (55,6%) - công nghiệp, xây dựng
(42,8%) - nông nghiệp (1,6%);
Năm 2020, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 2,8% GDP cả nước; tăng kim ngạch
xuất khẩu bình quân 19÷20%/năm; GDP/người đạt 4.500÷5.000 USD; Đổi mới công
nghệ bình quân hàng năm đạt 25%.
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
28
C2.2.4. Mục tiêu về xã hội
Quản lý nhà nước thành phố theo Đề án chính quyền đô thị;
Tăng dân số tự nhiên < 1%, việc làm cho 3 vạn người/năm
Năm 2020 không còn trẻ suy dinh dưỡng, không còn hộ nghèo;
Hiện đại hóa ngành giáo dục-đào tạo đạt chuẩn quốc gia;
Xã hội hóa về y tế đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân;
Văn minh, hiện đại, bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc;
Nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sự công bằng xã hội;
Nâng cao chất lượng đô thị: cấp điện, nước, vệ sinh môi trường, cảnh quan;
Củng cố an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
C2.2.5. Mục tiêu về bảo vệ môi trường
100% nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường;
70% chất thải rắn được tái chế;
25% lượng nước được tái sử dụng;
Cây xanh đô thị đạt 9 - 10 m2/người.
C3. ĐỊNH HƯỚNG CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
Năm 2010, Việt Nam đã ra thông báo quốc gia thứ hai về biến đổi khí hậu để thực hiện Công
ước khung về biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, thành phố Đà Nẵng định hướng các hoạt động
ứng phó với BĐKH thông qua các ngành, lĩnh vực và các địa phương như sau:
Tài nguyên nước
Phát triển bền vững tài nguyên nước ở các lưu vực sông, ưu tiên xem xét các hồ chứa, đập,
đê hiện có và xây mới để thích ứng với BĐKH. Các giải pháp ứng phó với BĐKH:
1) Áp dụng mô hình ra quyết định trong quản lý tài nguyên nước;
2) Áp dụng các mô hình thủy văn trong dự báo lũ lụt (cảnh báo sớm lũ lụt).
3) Xây dựng quy định về khai thác nguồn nước sông, hồ và nước ngầm;
4) Xây dựng các chính sách khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước và nghiêm cấm việc
xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước.
5) Xây dựng quy hoạch thoát lũ toàn thành phố theo các kịch bản BĐKH.
Khu vực dải ven biển
1) Xây dựng phương án phòng chống bão, lũ, động đất, sóng thần, cứu hộ, cứu nạn đảm
bảo an toàn cho nhân dân, thực hiện quản lý tổng hợp dải ven biển dựa vào cộng
đồng;
2) Cải tạo hạ tầng kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập quán sản xuất sinh hoạt của
dân cư ven biển để thích ứng với mực nước biển dâng;
3) Tính toán chi phí và thí điểm tái định cư, di dời nhà cửa, hạ tầng kỹ thuật ra khỏi
những vùng có nguy cơ bị đe dọa cao.
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
29
4) Quy hoạch xây dựng và nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông và các khu
vực cần thiết đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt, thoát lũ, tiêu úng và đảm bảo an toàn cho
người dân; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm lũ lụt và thiên tai;
5) Tăng cường các nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái ven biển
như rạn san hô, cá biển... và những tác động của BĐKH đến khả năng thích ứng của
các hệ sinh thái.
6) Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với
BĐKH đối với cộng đồng dân cư ven biển.
Khu vực nông thôn, miền núi
1) Xây dựng phương án phòng chống bão, lũ, động đất, phòng chống cháy rừng, cứu hộ
cứu nạn đảm bảo an toàn cho nhân dân, thực hiện quản lý tổng hợp dựa vào cộng
đồng;
2) Đề xuất các quy hoạch xây dựng và nâng cấp hệ thống đê, kè và các khu vực cần
thiết đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt, thoát lũ, tiêu úng và đảm bảo an toàn cho người
dân; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm lũ lụt và thiên tai;
3) Xây dựng và thực hiện chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học, ngăn ngừa và hạn chế tác
động của các hiện tượng khí hậu cực đoan do BĐKH gây ra;
4) Bảo vệ, duy trì và phát triển thảm thực vật ở khu vực đầu nguồn, khu vực núi cao,
khu vực có tính phòng hộ vùng và cục bộ;
5) Tăng cường công tác truyền thông trong cộng đồng, ổn định đời sống của cộng đồng
gắn với rừng;
Nông nghiệp
Theo Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, cần thực hiện một số biện pháp sau
đây để thích ứng với BĐKH trong ngành nông nghiệp2:
1) Kiểm soát xói mòn, xây dựng hồ chứa nước, chọn mô hình trồng trọt và phương thức
canh tác phù hợp với BĐKH, ứng dụng công nghệ hiện đại trong trồng trọt.
2) Quản lý bền vững rừng, mở rộng phạm vi bảo hiểm hạn hán và các loài chịu sâu bệnh
và kiểm soát cháy rừng.
3) Tăng cường nông học thực hành và đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn có thể giảm thiểu
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và giúp nông dân thích nghi tốt hơn.
4) Lồng ghép tác động của BĐKH vào chiến lược dài hạn của ngành nông nghiệp, trong
đó chú trọng đến nông nghiệp miền núi;
5) Thúc đẩy công nghệ hiện đại và đa dạng hóa cây trồng phù hợp điều kiện địa
phương;
6) Hỗ trợ chính sách địa phương có hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy thích ứng với biến
đổi khí hậu và đạt được an ninh lương thực;
7) Đầu tư vào đường giao thông nông thôn mang lại lợi nhuận cao trong xóa đói giảm
nghèo thông qua cải thiện khả năng tiếp cận với các dịch vụ trọng điểm [4];
8) Đầu tư trong nghiên cứu và phát triển (R & D) trong nông nghiệp thích ứng với
BĐKH.
Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
30
Giao thông vận tải
Xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng phó BĐKH với các hoạt động như:
1) Lồng ghép vào kế hoạch, chiến lược về năng lượng và giao thông vận tải;
2) Tăng cường và cải tiến năng lượng hiệu quả và bảo tồn năng lượng: xem xét các
phương án điều chỉnh các quy hoạch và thiết kế các công trình giao thông vận tải
(cảng, cầu đường), nâng cao cơ sở hạ tầng năng lượng và giao thông vận tải tại các
khu vực dễ bị tổn thương.
3) Xây dựng kế hoạch và các giải pháp giảm nhẹ phát thải: tiết kiệm và sử dụng hiệu
quả năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới thân thiện với môi
trường, xúc tiến giao thông đô thị xanh, sạch.
4) Phát triển giao thông công cộng và kiểm soát năng lượng, lưu lượng sử dụng ô tô.
Y tế và chăm sức khoẻ con người
1) Cải thiện các tiêu chuẩn ô nhiễm và các quy định có tính đến BĐKH;
2) Xây dựng năng lực của các tổ chức địa phương chăm sóc sức khỏe;
3) Dự báo thời tiết và nguy hiểm kịp thời, cảnh báo dịch bệnh
4) Phổ biến thông tin về biến đổi khí hậu, dịch bệnh
5) Tổ chức kiểm dịch chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm;
6) Tăng cường áp dụng các giải pháp về công nghệ, trang thiết bị, hệ thống kiểm soát
bệnh tật phát sinh, phát triển, lây lan trong điều kiện BĐKH, nhất là sau thiên tai.
Xây dựng – Quản lý đô thị
1) Tổ chức rà soát và xây dựng qui hoạch đô thị có tính đến sự đảm bảo vượt lũ, quy
hoạch thoát lũ, khả năng đảm bảo cấp nước, tiêu nước trong điều kiện BĐKH.
2) Xây dựng các quy định và tiêu chí kiến trúc các tòa nhà có xét đến hướng nắng, sự
hấp thụ nhiệt, khả năng chịu đựng trong điều kiện gió bão mạnh, tăng diện tích cây
xanh trong qui hoạch và kiến trúc đô thị.
3) Xây dựng quy định các khu qui hoạch đô thị, khu dân cư có bố trí diện tích các hồ
sinh thái, hồ điều hòa nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_ke_hoach_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_va_nuoc_bien_d.pdf