Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1. Một số khái niệm liên quan 9

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào

dân tộc thiểu số

19

1.3. Vai trò quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân

tộc thiểu số

27

1.4. Kinh nghiệm giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

và bài học tham khảo cho huyện Cư Kuin

33

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Khái quát về điều kiện phát triển và thực trạng nghèo của

đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin

41

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với

đồng bào dân tộc thiểu số huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

52

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với

đồng bào dân tộc thiểu số huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

60

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI

ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo

đối với đồng bào dân tộc thiểu số

69

pdf103 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bào dân tộc thiểu số trong đó có các nhóm về an sinh xã hội, y tế - dân số, giáo dục đã như luồng sinh khí mới góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, nâng cao dân trí; từng bước đẩy nhanh công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện. Các dự án khuyến nông - khuyến lâm và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề đã giúp cho bà con nông dân tiếp cận được kỹ thuật gieo các giống cây trồng mới như: Ngô lai, lúa lai, lúa thuần... có năng suất, chất lượng tốt. Để các chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, huyện Thanh Sơn đề nghị UBND tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ đối với vùng đặc biệt khó khăn 38 và hỗ trợ đối với người nghèo; thực hiện đầu tư tập trung, không đầu tư dàn trải; bổ sung, tăng mức đầu tư nguồn vốn vay cho hộ nghèo, cận nghèo. Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên vùng cao, vùng kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng Chương trình 229 [36]. 1.4.2 Bài học tham khảo cho huyện Cư Kuin Từ những kinh nghiệm của các địa phương trong thực hiện giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, bài học kinh nghiệm cho huyện Cư Kuin như sau: Một là, trong quản lý nhà nước về giảm nghèo cần có sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị: Cấp uỷ, chính quyền huyện cần tập trung chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, các xã, thôn, buôn xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công cán bộ, đảng viên phụ trách từng hộ nghèo để tư vấn, giúp đỡ về mọi mặt, đến từng hộ để khảo sát, tìm hiểu kỹ về gia cảnh, động viên, thuyết phục họ nỗ lực phấn đấu vươn lên. Với xã có hộ nghèo chủ yếu là người đồng bào dân tộc thì cán bộ làm quản lý nhà nước về giảm nghèo biết tiếng dân tộc là rất quan trọng, đây là điều kiện để cán bộ trực tiếp vận động các hộ nghèo, thuyết phục, động viên hiệu quả hơn. Đối với những xã không có đủ nguồn lực tài chính và xây dựng nội dung, chương trình trình cho cán bộ học tiếng dân tộc, huyện, cần chủ động tổ chức đào tạo phù hợp. Hai là, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, ý chí phấn đấu thoát nghèo cho hộ nghèo: Việc này không chỉ thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục thông thường. Thực tế, một bộ phận người dân khi còn được hưởng nhiều lợi ích của hộ nghèo vẫn muốn được ở diện hộ nghèo để tiếp tục thụ hưởng các hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, có tình trạng hộ 39 nghèo muốn tách hộ để trở thành nhiều hộ nghèo và được hưởng lợi nhiều hơn từ các chương trình giảm nghèo. Để người dân thực sự muốn thoát nghèo, đặc biệt đối với những hộ mới thoát nghèo, Nhà nước cần duy trì một số chính sách để họ được hưởng các lợi ích có được của hộ nghèo trong một thời gian nhất định để họ có điều kiện phát triển kinh tế giúp thoát nghèo bền vững. Ba là, đánh giá, rà soát phân loại hộ nghèo để có giải pháp cụ thể cho từng loại. Để quản lý nhà nước về giảm nghèo có hiệu quả, bắt buộc có chính sách hỗ trợ cho hợp lý, sát đúng với yêu cầu thực tiển hộ gia đình. Như hộ thiếu đất sản xuất thì đưa vào diện thiếu đất sản xuất, hộ thiếu sức lao động thì đưa vào diện thiếu sức lao động, trong thực hiện chính sách đối với các đôi tượng này thì phải phân loại, có phương án hỗ trợ riêng. Bốn là, chú trọng công tác cán bộ: Cốt lõi cho mọi kế hoạch giảm nghèo là đội ngũ cán bộ trực tiếp tổ chức thực hiện. Thực tế ở cơ sở cho thấy, năng lực của cán bộ còn yếu, sự nhiệt tình, quan tâm tới đời sống của người dân chưa cao; không nhiều cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo thông thạo tiếng dân tộc là rào cản lớn trong công tác tuyên truyền, vận động. Do vậy, cần có kế hoạch cụ thể về công tác cán bộ. Một trong những giải pháp quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc để thuyết phục, hướng dẫn đồng bào thoát nghèo. Năm là, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước, trong quá trình thực hiện chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót, khắc phục những tồn tại hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm cho thời gian tới. 40 Tiểu kết chương 1 Giảm nghèo có vai trò quan trọng, tạo tiền đề cơ sở cho sự phát triển của xã hội, là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, chủ trương này hình thành ngay từ khi đất nước mới độc lập, được thể hiện trong các văn kiện đại hội Đảng. Trong quản lý nhà nước về giảm nghèo, thì quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm chú trọng. Trong chương 1 này, tác giả đã luận giải có khoa học những vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm: các khái niệm liên quan đến nghèo và giảm nghèo, khái niệm về đồng bào dân tộc thiểu số; quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số; nội dung quản lý nhà nước nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, về xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và hoàn thiện bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, thanh tra và kiểm tra hoạt động giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.Sự cần thiết quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh nghiệm giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số và bài học tham khảo cho huyện Cư Kuin. 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về điều kiện phát triển và thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin 2.1.1. Khái quát về điều kiện phát triển của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.1 khái quát về điều kiện phát triển của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nội dung ĐV tính Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Diện tích Ha 28.830 28.830 28.830 28.830 28.830 28.830 Quy mô dân số Người 100.811 101.559 102.323 103.080 103.842 105.016 Dân số đồng bào dân tộc thiểu số Người 32.162 32.401 32.644 32.886 33.129 33.494 Mật độ dân số Người/km2 349,7 352,3 354,9 357,5 360,2 364,3 Địa giới hành chính Xã 8 8 8 8 8 8 Giá trị sản xuất(giá hiện hành) Tỷ đồng 3.264,015 3.682,950 3.985,687 4.461,186 5.210,810 5.832,160 Cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành % 100 100 100 100 100 100 - NLN % 70,37 67,84 61,69 60,50 58,69 56,15 - CN-XD % 9,55 11,58 18,27 17,98 19,21 21,60 - TM-DV % 20,08 20,58 20,04 21,52 22,09 22,25 Giá trị sản xuất bình quân trên đầu người (giá hiện hành) Triệu đồng 32,38 36,26 38,95 43,28 50,18 55,54 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cư Kuin. 42 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: huyện Cư Kuin nằm ở phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, trung tâm cách thành phố Buôn Ma Thuột 22 km theo Quốc lộ 27. Là một huyện được thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP, ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Ana, có tổng diện tích 28.830 ha, 105.016 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 31,89%, trung tâm huyện được quy hoạch ở cạnh Quốc lộ 27 trên địa bàn xã Dray Bhăng. Toàn huyện gồm có 08 đơn vị hành chính cấp xã là xã: Ea Tiêu, Ea Ktur, Ea Bhốk, Hòa Hiệp, Dray Bhăng, Ea Ning, Ea Hu và Cư Êwi. Độ cao trung bình 400 - 500m so với mặt nước biển; độ dốc trung bình từ 0 - 80. Đây là vùng địa hình cho ưu thế phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu có năng suất cao. Trên địa bàn huyện có con sông Krông Ana chảy dọc theo ranh giới phía Nam với dòng chảy bình quân 125 m3/s, đổ vào sông Sêrêpốk, tạo nên vùng bồi đắp có thể khai thác cát xây dựng. Ngoài ra còn có hệ thống suối, ao hồ, kênh phong phú với 42 hồ đập như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Sim cung cấp nguồn nước lớn cho huyện. Từ vị trí địa lý thuận lợi trên, do đó huyện có điều kiện để giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ từ các vùng khác, ngoài ra điều kiện thời tiết hết sức thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. - Tài nguyên đất: diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn là 24.122,7 ha, chiếm 83,67% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 4.005,5 ha, chiếm 13,89% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 701,9 ha, chiếm 2,43%. 43 - Tài nguyên nước: Cư Kuin có hệ thống sông suối dày đặc, có nhiều suối như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Sim hầu hết các suối đều đổ nước về sông Krông Ana. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ nhân tạo khá phong phú, diện tích mặt hồ 382,6 ha. Đây là nguồn nước mặt với trữ lượng lớn ,đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các xã trong huyện. Nước ngầm ở huyện cũng khá phong phú, chất lượng nước rất tốt với độ khoáng hóa đặc trưng từ 0,03 - 0,27 g/l, pH 5,7 - 6,8, có thể khai thác, xử lý và cung cấp cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế. - Tài nguyên rừng: diện tích đất lâm nghiệp còn 865,10 ha, chiếm 3,0% diện tích tự nhiên; chủ yếu tập trung ở 3 xã Hoà Hiệp 318,2 ha, Ea Tiêu 169,7 ha, Dray Bhăng 272,8 ha, còn lại các xã khác Cư Êwi 37,30 ha, Ea Bhốk 62,10 ha, Ea Hu 5 ha. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là rừng trồng và đất chưa có rừng (rừng trồng 566,70 ha, đất chưa có rừng 298,40 ha). - Tài nguyên khoáng sản: cấu trúc địa chất đơn giản, khoáng sản trong vùng chủ yếu là cát xây dựng, đá xây dựng và sét của huyện có trữ lượng khá và được các tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác, sản xuất phục vụ cho cả tỉnh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện. - Tài nguyên phát triển du lịch: Trên địa bàn có nhiều ao hồ, sông suối ngoài việc cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp, còn tạo nên cảnh quan và cải thiện điều kiện môi trường cho địa bàn, như hồ Ea Bông, có hồ Ea Ning, suối Tiên, suối nước nóng, các Bến nước... Bên cạnh đó, các cộng đồng dân cư là vùng đồng bào dân tộc tại chỗ cùng với nền văn hoá phi vật thể không gian văn hoá Cồng chiêng đã được UNESCO công nhận, còn lưu giữ được khá nhiều những di sản văn hoá như: Cồng Chiêng, nhà dài, di tích nhà Bảo đại, nhà văn hoá cộng đồng, dệt thổ cẩm truyền thống, Lễ hội cầu mưa, Lễ hội 44 cúng Bến nước. Từ những điều kiện trên, huyện có những tiềm năng về phát triển du lịch. - Tài nguyên nhân văn: Huyện Cư Kuin là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Toàn huyện có 20 dân tộc anh em, chiếm 32% dân số, mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng. Từ mỗi thành phần dân tộc tạo nên bản sắc và truyền thống văn hóa nói riêng. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế Nền kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 – 2016, đạt 10-12%. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 5.832,160 tỷ đồng, tăng 78,68% so với năm 2011; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, năm 2011 tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 70,37%, năm 2016 giảm xuống còn 56,15%; ngành công nghiệp - xây dựng từ 9,55% tăng lên 21,6%, ngành thương mại – dịch vụ 20,08%, tăng lên 22,25%. 2.1.1.3. Điều kiện xã hội Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo là một điểm nhấn tiêu biểu. Duy trì bền vững phổ cập GDTHCS, PCGDTHĐĐT, PC GDMN cho trẻ 5 tuổi; 92% thôn, buôn có trường, lớp mẫu giáo; kiên cố hóa trường lớp học đạt 75%. Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được phát triển sâu rộng trong cộng đồng dân cư, tỷ lệ gia đình văn hóa được công nhận từ 52,52% năm 2011 lên 73% năm 2016; số thôn buôn văn hóa được công nhận từ 30% năm 2011 lên 50% năm 2016; cơ quan, đơn vị văn hóa được công nhận từ 45% lên 87 [31,tr,15]. Toàn huyện đã có 100% xã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế. Thực hiện có hiệu quả công tác kế hoạch hóa gia đình, tỷ suất sinh giảm bình quân hàng 45 năm 0,25%0; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,15%; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 22,42% năm 2011 xuống còn 16,4% năm 2016. Chính sách dân tộc, chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TU, ngày 17/11/2004 của Tỉnh ủy ĐắkLắk; Chương trình 135; Chương trình 102; Chương trình 775; Thực hiện theo đúng quy định chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS..., góp phần nâng cao đời sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Người nghèo đã tiếp cận các dịch vụ xã hội, các chính sách hỗ trợ từ đó có điều kiện vươn lên thoát nghèo như: chính sách hỗ trợ cho vay vốn, chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, điện thắp sang. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được chú trọng, hàng năm đã giải quyết việc làm bình quân cho hơn 2.000 lao động, đã đào tạo nghề cho 1.200 lao động. Là một huyện mới thành lập nhưng đã trích ủy thác cho Phòng Giao dịch NHCSXH trên 6 tỷ đồng để cho vay hộ nghèo, thực hiện việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo từ các nguồn vốn, từ các giải pháp tích cực trên đã góp phần giảm số hộ nghèo từ 23,6% năm 2008, xuống 5,86% năm 2015 (chuẩn nghèo cũ) [30.tr.16]. 2.1.1.4. Điều kiện quốc phòng, an ninh Công tác quốc phòng được triển khai tích cực; chú trọng xây dựng tiềm lực khu vực phòng thủ, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân; triển khai xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đạt 1,36 so với dân số. Thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm có hiệu quả, phối hợp tốt các lực lượng triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. 46 2.1.2. Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 2.1.2.1. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Cư Kuin. Huyện Cư Kuin có 20 dân tộc sinh sống, trong đó ngoài dân tộc Kinh, có 19 dân tộc thiểu số sinh sống. Quy mô dân số toàn huyện năm 2016 có 105.016 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 33.494 người, chiếm 31,89% dân số toàn huyện. Bảng 2.2 Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Cư Kuin 2 2 . 1 . Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cư Kuin. Trong đó Dân tộc Số lượng Tỷ lệ/dân số toàn huyện 1 Tày 2.201 2,09 2 Thái 24 0,02 3 Mường 222 0,21 4 Khơ Me 16 0,01 5 Hoa(Hán) 40 0,03 6 Nùng 1.648 1,56 7 Dao 12 0,01 8 Gia Rai 39 0,03 9 Ê Đê 28.435 27,07 10 Sán Chay 719 0,68 11 Chăm 4 0,004 12 Cơ Ho 12 0,01 13 Sán Dìu 32 0,03 14 Hrê 6 0,006 15 Ra Glai 2 0,002 16 Mnông 36 0,03 17 Thổ 25 0,02 18 Bru Vân Kiều 4 0,004 19 La Chí 16 0,01 47 2.1.2.2 Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Cư Kuin Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm dần: năm 2011 có 16.996 hộ nghèo, chiếm 16,86%; năm 2012 có 13.710 hộ nghèo, chiếm 13,5%; năm 2013 có 10.621 hộ nghèo, chiếm 10,38%; năm 2014 có 7.586 hộ nghèo, chiếm 7,36%; năm 2015 có 5.254 hộ nghèo, chiếm 5,06 (tính theo chuẩn cũ) và 12,95% (tính theo chuẩn mới); năm 2016 có 9.797 hộ nghèo, chiếm 9,33% [32, tr. 6]. Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk qua các năm 2.1.2.3 Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại huyện Cư Kuin Số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số: năm 2011 có 6.392 hộ nghèo, chiếm 37,61% trong tổng số hộ nghèo; năm 2012 có 4.177 hộ nghèo, chiếm 30,47%; năm 2013 có 2.526 hộ nghèo, chiếm 23,79%; năm 2014 có 2011 2012 2013 2014 2015 2016 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 48 1.268 hộ nghèo, chiếm 16,72%; năm 2015 có 1.063 hộ nghèo, chiếm 30,52%, năm 2016 có 2.203 hộ nghèo, chiếm 22,49% [32, tr.7]. Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk qua các năm 2.1.2.4. Đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo huyện Cư Kuin: - Về kinh tế: tình hình đời sống kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số mặc dù từng bước được cải thiện, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo còn chiếm tỷ lệ cao. Từ số liệu thành phần dân tộc cho thấy, huyện Cư Kuin có nhiều thành phần dân tộc, đa dạng về bản sắc văn hoá, song tập trung chủ yếu ở nơi có điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải có sự quan tâm rất lớn trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. 100 2011 2012 2013 2014 2015 2016 10 20 30 40 50 60 70 80 90 49 Được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các bộ, ngành của Trung ương và sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Đắk Lắk, của Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đến nay nhìn chung điều kiện kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc đã có sự phát triển, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, chợ, công trình nước sạch nông thôn, công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, cùng với các chính sách hỗ trợ khác như nhà ở, cho vay vốn sản xuất, học hành, khám chữa bệnh, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuậtđã làm cho bộ mặt ở nông thôn vùng dân tộc có bước khởi sắc; đời sống kinh tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, ổn định và phát triển, diện hộ nghèo giảm dần. Tuy nhiên nội lực và sức phát triển của cộng đồng còn quá chậm, sản xuất chưa gắn liền với thị trường, giá trị chất lượng hàng hoá không cao, không cạnh tranh được, dẫn đến thiệt thòi thua lỗ, tình trạng bán nông sản non, ứng tiền trước vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều hộ đồng bào dân tộc tại chỗ. Ngược lại, đối với đồng bào các dân tộc thiểu số từ nơi khác đến, lúc đầu rất khó khăn, song dần dần trong vài năm trở lại đây sự nhận thức trong vùng đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế ổn định và ngày càng phát triển. - Về chính trị - tư tưởng: đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện Cư Kuin có ý thức chính trị tốt, chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, có tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao do vậy đã tích cực hưởng ứng tham gia và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách cũng như nghĩa vụ tại địa phương. Tỷ lệ đảng viên là người dân tộc thiểu số ngày càng tăng, Chi bộ thôn/buôn dần được củng cố, kiện toàn và phát triển, cộng đồng không ngừng nỗ lực vươn lên xoá đói giảm nghèo. Cấp uỷ, chính quyền các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách đến được với đồng bào dân tộc thiểu số; 50 công tác tham mưu quản lý, thực hiện chương trình về công tác dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường. - Về văn hóa, giáo dục: mặc dù đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên với truyền thống đoàn kết cộng đồng theo buôn, thôn, dòng họ cùng với sự quan tâm các cấp lãnh đạo, do vậy đồng bào dân tộc vẫn giữ được những nét truyền thống văn hoá đặc trưng của dân tộc mình. Thông qua các hoạt động lễ hội văn hoá tại các địa phương và của huyện nhà tổ chức, đồng bào dân tộc đã tham gia nhiều tiết mục đặc sắc, mang dấu ấn và đặc trưng riêng của từng dân tộc góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của các dân tộc trên địa bàn huyện; bên cạnh đó công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được quan tâm, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc được khôi phục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá lễ hội, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc thiểu số tại chỗ, qua nhiều lễ hội được khôi phục như Lễ cúng bến nước, Lễ mừng sức khỏe, lễ hội lồng tồng. Đây là cơ sở để tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số của huyện. Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành và cấp uỷ, chính quyền địa phương đã đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, đến nay tỷ lệ mù chữ ở độ tuổi đến trường đã được giảm đáng kể theo từng năm, học sinh, sinh viên là người đồng bào dân tộc đang học và tốt nghiệp ở các cấp học, bậc học ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng bỏ học và số lượng học sinh tại các cấp học trung học cơ sở, phổ thông trung học vẫn còn xảy ra đáng kể. Được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ nhiều chương trình, chính sách của Trung ương cũng như địa phương cho công tác dạy và học, kết quả cho thấy số lượng cũng như chất lượng học sinh là người dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao. 51 - Về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội: tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian qua tương đối ổn định, an ninh nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững. Tuy nhiên, bọn phản động lưu vong lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và lợi dụng việc tranh chấp đất đai trong vùng đồng bào dân tộc, để lôi kéo, xúi giục, kích động vẫn tồn tại, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định. Về quốc phòng, huyện đã chỉ đạo duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tổ chức tốt công tác tuần tra ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trọng điểm, thực hiện tốt gọi công dân là người dân tộc thiểu số nhập ngũ bảo vệ tổ quốc. - Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số: công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng đúng mức, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, không có các dịch bệnh lớn bùng phát, công tác phòng chống dịch bệnh, truyền thông về dân số, kế hoạch hoá gia đình vùng đồng bào dân tộc được tăng cường. Toàn huyện hiện có 08/08 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. - Hoạt động tôn giáo: trên địa bàn huyện có 3 tôn giáo chính đó là: Công giáo, Phật giáo và Tin lành, người theo đạo chiếm 47,25% dân số, trong đó đồng bào dân tộc có trên 70% người theo tôn giáo. Hoạt động tôn giáo trong đồng bào dân tộc trong thời gian qua có chiều hướng phức tạp, nổi lên là một số hộ đồng bào dân tộc theo một số tà đạo như Amĩ SaRa; tình trạng xây dựng nơi ở, thờ tự, điểm sinh hoạt đạo trái phép vẫn còn diễn ra, tình trạng truyền đạo thông qua mua chuộc tín đồ bằng lợi ích vật chất, dẫn đến sinh hoạt tôn giáo thiếu lành mạnh, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, mặt khác do dân trí thấp và nhận thức của đồng bào còn hạn chế chỉ biết theo đạo để được sự chia sẻ trợ giúp lúc khó khăn hoạn nạn tức thời của tổ chức đạo giáo, không am hiểu giáo lý, người truyền đạo chưa qua trường lớp giáo lý nên hạn chế về kiến 52 thức truyền đạo, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng lôi kéo phục vụ vì mục tiêu của chúng. Từ những đặc điểm nêu trên, việc thực hiện các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, giáo dục, quốc phòng an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết và quan trọng. Tạo niềm tin của nhân dân nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam, góp phần ngăn chặn âm mưu chia rẻ khối đại đoàn kết dân tộc, âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Để thực hiện mục tiêu trên cần có các chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Thời gian qua, huyện Cư Kuin đã rất quan tâm, chú trọng công tác triển khai thực hiện chiến lược, chương trình giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số và đã mang lại được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong xây dựng phân bổ thực hiện các chiến lược, chương trình giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn kinh phí do huyện, tỉnh kiểm soát, trong khi thực hiện hiện tại nằm cấp xã, dẫn đến chính quyền cấp xã còn bị động trong thực hiện. Mặc dù trong quá trình lập kế hoạch cấp xã có sự tham gia thảo luận của người dân địa phương, tuy nhiên do kế hoạch cuối cùng lại do cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt nên khiến chính quyền xã lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn. Bên cạnh đó, quá trình phân bổ ngân sách của cấp trên, cấp huyện, cấp xã không tham gia vào quá trình phân bổ ngân sách nên không có cơ hội tác 53 động đến các nguồn lực được phân bổ cho phù hợp với nhu cầu của các cấp địa phương. Nguồn phân bổ không ổn định dẫn đến khó khăn cho công tác lập chương trình dài hạn, chính vì vậy công tác lập chương trình, kế hoạch giảm nghèo từ cấp huyện, cấp xã còn mang tính hình thức. 2.2.2. Thực trạng thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Việc triển khai thực hiện thể chế về quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua đã được chú trọng thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả, tỷ lệ giảm nghèo trên địa bàn huyện từ 16,86% năm 2011, xuống còn 9,33% năm 2016. Công tác tuyên truyền về các thể chế, ban hành văn bản hướng dẫn được quan tâm thực hiện. Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo Ban Chỉ đạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_doi_voi_dong_bao_dan.pdf
Tài liệu liên quan