2. Hộp thư "điều em muốn nói"
- Mục đích: Đây là công cụ giúp học sinh được bày tỏ ý kiến của mình. Những ý kiến của học sinh có thể là những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị hoặc bất cứ điều gì mà các em muốn nói về thầy cô, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều kiện học tập, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi,.mà các em không thể mà chưa dám nói trực tiếp. Qua hộp thư này, người lớn ( thầy cô, cha mẹ.) sẽ có điều kiện hiểu các em hơn, đồng thời điều chỉnh các hoạt động giáo dục, sinh hoạt sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, hộp thư này còn có ý nghĩa giúp các em nhận biết mình là một thành vieencuar nhà trường và quyền cơ bản của trẻ em được tạo điều kiện thể hiện ( quyền được học tập, quyền được vui chơi, quyền được tham gia ý kiến.). Từ đó các em có ý thức, tự giác và chủ động khi tham gia các hoạt động của chính các em.
- Cách xây dựng: Hộp thư có thể được làm bởi PHHS hoặc GV cùng HS thực hiện.GV và HS cùng trang trí thêm những hình ảnh vui nhộn cho hộp thư và đặt nó tại các vị trí thuận tiện trong lớp, vừa tầm với của học sinh. Một số nơi còn thêm các biện pháp bảo vệ cho hộp thư sao cho chỉ những người có trách nhiệm mở hộp mới được mở để đảm bảo giữ kín những thông tin của học sinh.
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo lí thuyết Chuyên đề: Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới VNEN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO LÍ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ:
TỔ CHỨC LỚP HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN
Giáo viên báo cáo: Nguyễn Thị Đức - Tổ trưởng Tổ chuyên môn 2+ 3
Trường Tiểu học Sao Đỏ I.
I. HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH ( HĐTQ)
1. Mục đích của HĐTQ: Xây dựng HĐTQ học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm:
- Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh.
- Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường.
- Tạo cơ chế khuyến khích cho các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt độngcủa nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.
- Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; đồng cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.
2. Tổ chức HĐTQ: HĐTQ là do các em HS tự tổ chức và thực hiện; HĐTQ học sinh bao gồm các thành viên là học sinh. HĐTQ được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường.
3. Sơ đồ: Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh.
P.Chủ tịch
hội đồng
Ban học tập
Ban VN
& TDTT
Ban quyền
lợi
HS
P.Chủ tịch
Hội đồng
Ban đối
ngoại
Ban phụ
trách TV
Ban SK
& vệ sinh
Ban PT
nề nếp
Chủ tịch hội đồng
Hội đồng tự quản HS
4. Cách xây dựng: Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tổ chức bầu Hội đồng tự quản và thành lập các ban để lập kế hoạch và thực thi các hoạt động, các dự án của lớp và của nhà trường. Nhà trường khuyến khích sự tham gia của phụ huynh HS vào các hoạt động và dự án của học sinh.
5. Tóm tắt quy trình thành lập HĐTQ
Xây dựng kế hoạch thành lập Hội đồng tự quản.
Triền khai thành lập HĐTQ
Trước bầu cử: GV, PH chuẩn bị tư tưởng cho học sinh về mục đích ý nghĩa, khả năng HS Định ngày bầu cử Lãnh đạo HĐTQ; Các ban của lãnh đạo HĐTQ
Tiến hành bầu cử:
Bước 1: Khởi động : 1 HS ( GV) tổ chức cho lớp khởi động
Bước 2: Cho lớp điểm số từ 1- 6, chia nhóm ngẫu nhiên, các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí . Cá nhân làm biển tên,
Bước 3: Bầu lãnh đạo HĐTQ (1 CT, 2 PCT)
- Thảo luận đưa ra tiêu chí của lãnh đạo HĐTQ.
- Tổ chức cho HS tự ứng cử.
- Tổ chức cho HS đề cử.
( Chú ý không nên cho ứng cử, đề cử quá nhiều )
- Tranh cử: (Tổ chức cho những HS có tên trong danh sách bầu cử lên vận động tranh cử bằng cách giới thiệu về mình nói rõ khả năng của mình có thể làm tốt được các công việc gì trong lớp và phương hướng hoạt động khi được các bạn bầu vào chức danh Chủ tịch và phó chủ tịch HĐTQ, để thuyết phục các bạn bỏ phiếu cho mình...)
- Tổ chức bầu cử: Bầu ban kiểm phiếu, BKP công bố thể lệ BC, phát phiếu bầu, kiểm phiếu, công bố KQ.
- Ban lãnh đạo HĐTQ ra mắt.
Bước 4: Bầu các ban tự quản:
- Lãnh đạo HĐTQ họp bàn về xây dựng thể lệ, thống nhất số lượng ban
( Dưới sự hướng dẫn của giáo viên).
- Giới thiệu về các ban: MĐ, quyền lợi và nghĩa vụ
- Cho HS đăng kí vào các ban: HS viết tên, kèm băng dính và dán lên các ban.
- Lớp ngồi theo ban và bầu trưởng ban, phó ban và thư kí rồi gắn lên sơ đồ
- Các trưởng ban, phó ban ra mắt
* Nhiệm vụ của các ban.
* Nhiệm vụ của ban Học tập
- Đôn đốc việc học tập của các bạn trong lớp.
- Hỗ trợ các bạn học tập tích cực; giúp các bạn chưa hiểu bài.
- Xây dựng nền nếp học tập.
- Xây dựng nội dung học tập.
- Nhắc nhở HD các bạn ôn bài 15’ đầu giờ
-Chia sẻ các tài liệu liên quan đến nội dung học tập
* Nhiệm vụ của Ban vệ sinh
- Đôn đốc nhắc nhở các bạn quét dọn, vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung
* Nhiệm vụ của ban văn nghệ
Tổ chức, thành lập đội văn nghệ của lớp, cho các bạn hát đầu giờ, chuyển tiết .
* Nhiệm vụ của Ban quyền lợi của HS.
- Theo dõi quan tâm giờ giấc học tập, nghỉ ngơi,
- Chế độ ăn nghỉ lớp bán trú.
- Quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của các bạn
* Nhiệm vụ Ban thư viện.
- Quản lí góc thư viện, theo dõi các bạn đọc truyện ngay tại lớp, mượn truyện về nhà.
- Hàng tuần mượn truyện ở thư viện nhà trường....
*Nhiệm vụ Ban đối ngoại:
- Giới thiệu về trường, lớp với khách đến thăm trường, lớp....
II. CÁC CÔNG CỤ ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH.
1. Hộp thư bè bạn.
- Mục đích: Hộp thư bè bạn tạo cơ hội cho GV và HS trong lớp được chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ; hình thành cho học sinh thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người; rèn luyện học sinh biết tôn trọng sự riêng tư của bạn; góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng việt của các em. Công cụ này còn là cách để giáo viên động viên, khích lệ học sinh, hiểu được học sinh.
- Cách xây dựng.
Bước 1: Giáo viên cho mỗi học sinh tạo một hộp thư nhỏ từ các vật dụng như hộp cát - tông nhỏ, giấy bìa, tranh ảnh, giấy màu, giấy trắng.... GV để học sinh tự vẽ, cắt dán, trang trí những hình ảnh mà các em yêu thích. Trên mỗi hộp thư cá nhân có tên của học sinh. GV có thể hỗ trợ HS, HS cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau để tạo hộp thư. Công việc này cũng có thể thực hiện ở nhà với sự hỗ trợ của PHHS. GV cần lưu ý về kích cỡ tối đa cho mỗi hộp thư cá nhân.
Bước 2: Cùng gắn những hộp thư cá nhân của học sinh của cả lớp tại một vị trí, hoặc chia thành các nhóm. Cần trang trí hộp thư bè bạn của lớp/nhóm. Lưu ý gắn các hộp thư ở vị trí đảm bảo tất cả các HS trong lớp đều có thể với tới được.
- Cách sử dụng
GV cùng trao đổi với HS về tác dụng của hộp thư bè bạn; giải thích cho mỗi học sinh thấy mỗi cá nhân trong lớp đều có một hộp thư riêng nên bất cứ điều gì học sinh muốn chia sẻ , trao đổi với bạn hoặc cô giáo, các em có thể viết thư và bỏ vào hộp thư riêng của bạn/ cô giáo. Các em có thể đề tên của mình trong thư hoặc không. GV nên sử dụng hộp thư bè bạn để khích lệ, động viên, góp ý với HS mà không làm các em xấu hổ trước lớp. GV có thể bỏ vào hộp thư cá nhân của các em những bài toán, câu đố tăng thêm hứng thú học tập cho các em.
GV nên dành thời gian vào giờ nghỉ giải lao hay các buổi sinh hoạt tập thể để học sinh viết thư cho nhau. GV nên thường xuyên sử dụng hộp thư này để tạo phong trào và hình thành dần thói quen chia sẻ trong lớp.
- Cách quản lí: GV có thể giao cho một ban phụ trách việc bảo quản và phát hiện những rách rời, hỏng hóc của các hộp thư để cùng sửa chữa. Các cá nhân có ý thức bảo quản và thường xuyên kiểm tra hộp thư của mình.
2. Hộp thư "điều em muốn nói"
- Mục đích: Đây là công cụ giúp học sinh được bày tỏ ý kiến của mình. Những ý kiến của học sinh có thể là những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị hoặc bất cứ điều gì mà các em muốn nói về thầy cô, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều kiện học tập, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi,...mà các em không thể mà chưa dám nói trực tiếp. Qua hộp thư này, người lớn ( thầy cô, cha mẹ...) sẽ có điều kiện hiểu các em hơn, đồng thời điều chỉnh các hoạt động giáo dục, sinh hoạt sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, hộp thư này còn có ý nghĩa giúp các em nhận biết mình là một thành vieencuar nhà trường và quyền cơ bản của trẻ em được tạo điều kiện thể hiện ( quyền được học tập, quyền được vui chơi, quyền được tham gia ý kiến...). Từ đó các em có ý thức, tự giác và chủ động khi tham gia các hoạt động của chính các em.
- Cách xây dựng: Hộp thư có thể được làm bởi PHHS hoặc GV cùng HS thực hiện.GV và HS cùng trang trí thêm những hình ảnh vui nhộn cho hộp thư và đặt nó tại các vị trí thuận tiện trong lớp, vừa tầm với của học sinh. Một số nơi còn thêm các biện pháp bảo vệ cho hộp thư sao cho chỉ những người có trách nhiệm mở hộp mới được mở để đảm bảo giữ kín những thông tin của học sinh.
- Cách sử dụng: GV giải thích cho HS về mục đích của hộp thư. Khuyến khích các em sử dụng hộp thư này để giúp cho tình hình và điều kiện của lớp học, trường học được cải thiện tốt hơn. GV nên nhấn mạnh tới việc học sinh không cần thiết đề tên mình trong thư nếu muốn. Lớp học cần phải lập ban phụ trách gồm các thành viên: đại diện BGH ( nếu cần), HĐTQ HS, GV... mở hộp thư hàng ngày hoặc hàng tuần để ghi nhận, trả lời những ý kiến của HS cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp, trong trường. Tốt nhất nên mở hộp thư hàng ngày để đảm bảo cập nhật và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh. GV lưu ý, những vấn đề mang tính cá nhân thì trao đổi với cá nhân HS, những vấn đề mang tính chất tập thể thì cần có sự trao đổi, bàn bạc trước lớp để tìm ra phương án giải quyết.
- Cách quản lí: GV có thể giao cho một ban phụ trách việc bảo quản hộp thư và phát hiện những hỏng hóc để cùng sửa chữa. Tuy nhiên GV cần cho HS hiểu rằng tất cả tài sản của lớp , trường học đều do từng cá nhân HS có ý thức bảo quản và giữ gìn.
3. Góc sinh nhật
- Mục đích: Tạo sự vui tươi trong lớp học. Giúp cho HS biết cách quan tâm đến bạn bè, biết cách tổ chức những buổi lễ kỉ niệm nho nhỏ. tạo sự gắn kết của các thành viên trong lớp.
- Cách xây dựng: GV có thể trao đổi với một ban trong lớp học về các xây dựng góc sinh nhật. Có thể là cây 12 bông hoa tương ứng với 12 tháng ttttrong năm và trên mỗi bông hoa là tên của các bạn có ngày sinh trong tháng. Có thể là những hành tinh nhỏ mang tên tháng trong vũ trụ... HS hoàn toàn có thể thực hiện được công việc này . GV hãy để các em tự trao đổi và thống nhất cách thực hiện.
Cũng có cách xây dựng khác nữa là GV chia lớp thành các nhóm có cùng tháng sinh. Nhóm HS của tháng sẽ cùng bàn bạc để tìm cách thể hiện mà các em thích nhất cho tháng sinh của nhóm mình.
- Cách sử dụng: Góc sinh nhật giúp cả lớp cùng biết được sắp đến sinh nhật của bạn nào. Một ban sẽ phụ trách phần tổ chức sinh nhật cho các bạn trong tháng ( hoặc có thể tổ chức đơn lẻ cho từng bạn). Cũng có thể dùng hình thức luân phiên các ban tổ chức hoặc nhóm các bạn có sinh nhật vào tháng này sẽ tổ chức cho nhóm các bạn sinh nhật vào tháng khác. Việc tổ chức không cần cầu kì. Các HS có thể lên kịch bản cho một chương trình văn nghệ, trò chơi,... GV hãy để cho các HS trong lớp chúc mừng bạn mình và nên gợi ý học sinh sử dụng các công cụ khác (ví dụ: hộp thư bè bạn, những lời yêu thương...) để thể hiện tình cảm với bạn mình trong ngày sinh nhật của các em. Giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh được mừng sinh nhật nói về bản thân mình, về những thay đổi khi một tuổi mới đến với em.
- Mỗi tháng qua đi, học sinh có thể gỡ tháng đó xuống để học sinh cảm nhận được thời gian của năm.
4. Góc "những lời yêu thương"
- Mục đích: với những lời yêu thương, HS được chia sẻ những câu nói, câu thơ hay, có ý nghĩa giáo dục HS hướng đến những điều tốt đẹp. Ngoài ra, đây còn là cách để bổ sung thêm vốn tiếng việt cho HS.
- Cách xây dựng: giáo viên và học sinh cùng thảo luận để quyết định chọn một hình thức phù hợp với điều kiện lớp học để làm góc của những lời yêu thương. Có thể làm trên khổ giấy A0, trang trí thành cây với những chiếc lá, bông hoa là những lời yêu thương và dán lên tường. Có thể là cây thông góc lớp với những lời yêu thương được gửi gắm lên cây...
- Cách sử dụng: GV hướng dẫn HS sưu tầm những câu nói hay, những lời yêu thương về tình cảm gia đình, thầy trò, bạn bè... HS cũng có thể nhờ phụ huynh sưu tầm cùng. GV nên hướng chủ đề theo từng tháng, từng sự kiện để HS sưu tầm những câu nói hay theo chủ điểm đó. Trong các buổi sinh hoạt lớp, giáo viên dành thời gian cùng HS trò chuyện về những lời yêu thương này để giáo dục HS hướng tới những điều tốt đẹp và yêu thương trong cuộc sống.
- Cách quản lý: có thể giao cho các ban quản lý góc này lần lượt theo chủ đề từng tháng. Với mỗi tháng, ban phụ trách chọn chủ đề, phát động các bạn sưu tầm; lựa chọn các sưu tầm và trình bày vào góc những lời yêu thương.
5. Xây dựng nội quy lớp học.
- Mục đích: việc tổ chức cho HS xây dựng nội quy lớp học tạo cho các em cảm thấy có trách nhiệm khi tự mình xây dựng nội quy của trường mình, lớp mình vì vậy sẽ giúp HS có ý thức hơn trong việc thực hiện nội quy.
- Cách xây dựng: GV cần tổ chức cho HS tham gia xây dựng nội quy của lớp nhằm giúp HS hiểu rõ và làm theo nội quy một cách tự giác.
HS có thể tổ chức thảo luận trong nhóm, sau đó họp chung cả lớp để thảo luận để xây dựng nội quy của lớp. Nội quy cần ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu để HS dễ nhớ và thực hiện. Có thể bổ sung, điều chỉnh nội quy sau mỗi năm học và nội quy cũng cần được công bố ở các kỳ họp cha mẹ HS và HS.
- Cách sử dụng: các bảng nội quy nên đặt ở nơi mọi người dễ dàng nhìn thấy, không quá cao vì HS không đọc được, cũng không quá thấp vì dễ bị hư hỏng do va chạm. Lớp học cũng nên có một ban theo dõi việc thực hiện nội quy của lớp mình.
6. Bảng theo dõi sĩ số
- Mục đích: bảng này được thiết kế để theo dõi sĩ số hàng ngày của lớp. Công cụ này như một bảng đánh giá cá nhân hoặc tập thể theo tuần, tháng hoặc theo kỳ. Bảng theo dõi sĩ số rất cần thiết bởi vì:
+ Giúp các em HS phát triển tính tự giác, đi học đúng giờ và có tinh thần trách nhiệm trong học tập.
+ Xây dựng cho các em ý thức được đi học là một quyền lợi đặc biệt, chứ không phải là nghĩa vị bắt buộc. HS cần có được cảm giác thoải mái, vui vẻ khi đi học.
- Cách xây dựng: có thể làm bảng chung của cả lớp hoặc theo nhóm.
Trên bảng cần có tên của HS, ngày tháng và các ô tương ứng. GV cùng bàn bạc với HS hình thức điền vào ô như điền tên, tích, cắm cờ, hoặc dán những hình ảnh yêu thích của mình. Bảng nên thay đổi theo tháng để tạo sự hứng thú cho HS.
- Cách sử dụng: mỗi HS khi đến lớp sẽ tự động điền vào phần ô tương ứng với ngày đi học. Để HS chủ động làm việc này thay vì nhóm trưởng hoặc trưởng ban làm sẽ tạo hứng thú cho các em, các em mong đến trường để tự mình ghi thêm thành tích chuyên cần cho mình. Vào cuối tuần (hoặc cuối tháng, cuối kỳ), đại diện sẽ có một bảng báo cáo ngắn gọn gửi cho GV.
- Cách quản lý: nếu là bảng theo dỗi chung của cả lớp, GV nên giao cho một ban phụ trách và tổng hợp báo cáo hàng tuần. Nếu là bảng của nhóm, nhóm sẽ tự quản lý giữ gìn và trưởng nhóm báo cáo theo tuần.
III. NỘI DUNG – THỜI GIAN THỰC HIỆN:
Công tác tổ chức:
Từ khối 1 đến khối 5 thực hiện bầu Hội đồng tự quản.
Thời gian bầu Hội đồng tự quản vào sáng ngày 4/ 9/ 2014.
Thực hành vận dụng trang trí lớp học theo mô hình trường học mới VNEN
từ tháng 9 đến hết tháng 10/2014.( Trên cơ sở bổ sung)
Công tác quản lí:
- Khối 1 – khối 2: + GV hướng dẫn, tổ chức cho HS bầu Hội đồng tự quản.
+ GV hướng dẫn Hội đồng tự quản hoạt động, sinh hoạt tập thể, kiểm điểm.( Nội dung sinh hoạt theo mô hình Hội đồng tự quản)
Khối 3 – khối 5: + GV hướng dẫn, tư vấn, giám sát để HS tự bầu Hội đồng tự quản.
+ GV tư vấn giám sát để Hội đồng tự quản độc lập hoạt động, đánh giá các hoạt động của lớp theo 10 nội dung thi đua lớp gắn với mô hình của
Hội đồng tự quản VNEN.
3. Nội dung trang trí lớp học
- Hộp thư bè bạn.
- Hộp thư "điều em muốn nói"
- Góc sinh nhật
- Góc "những lời yêu thương
- Xây dựng nội quy lớp học.
- Bảng theo dõi sĩ số.
Đề nghị 24 GV chủ nhiệm vận dụng trang trí linh hoạt, sáng tạo và sử dụng có hiệu quả 6 nội dung nêu trên (khuyến khích HS, GV, PHSH tự làm; tuyệt đối không huy động tài chính cho việc trang trí 6 nội dung trên)
Sao Đỏ, ngày 28 tháng 8 năm 2014
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT NGƯỜI BÁO CÁO
Nguyễn Thị Đức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUYEN DE VNEN ĐỨC XONG.doc