Sau quá trình nghiên cứu và cải tiến bộ máy quản lý, đến nay công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trực tuyến gồm 5 phòng và 1 ban. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
- Phòng tài vụ :Làm nhiệm vụ kế toán ,có chức năng thu thập ,xử lý và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý ,kiểm tra tình hình sử dụng vật tư ,lao động ,tài sản cố định ,tiền vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Phòng tổ chức lao động và tiiền lương :Có nhiệm vụ tổ chức ,quản lý lao động, giải quyết chế độ lao động như: điều lệ ,tuyển dụng lao động ,hưư trí ,bảo vệ lao động ,tiền lương; tham mưu cho ban giấm đốc công ty trong việc xây dựng phương án thanh toán tiền lương,xây dựng dịnh mức lao động .
-Phòng hành chính -bảo vệ :Có trách nhiệm điều hành các công việc hành chính như: công văn ,đón khách ,bảo vệ.
-Phòng công nghệ :Nghiên cứu các quá trình công nghệ ,chế tạo sản phẩm mới ,phụ trấch công tác an toàn lao động ,kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.
-Phòng kinh doanh :Làm nhiệm vụ cung ứng vật tư ,thanh toán, quyết toán vật tư ,giao dịch tiêu thụ sản phẩm và lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
-Ban thiết kế cơ bản: Theo dõi ,lập dự toán các công trình mới và sửa chữa.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2474 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận tại Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đươc duyệt .Do vậy để đảm bảo nguồn thu ổn định của ngân sách nhà nước và đảm bảo kịp thời sử dụng các nguồn thu cho mục đích trong năm ,khi quyết toán này được duyệt sẽ xác định chính xác số được phân bổ cho các mục đích .Nêú số tạm phân phối trong năm nhỏ hơn số chính thức được phân phối ,doanh nghiệp sẽ tiến hành phân phối thêm.Nếu số tạm phân phối trong năm lớn hơn số được chia chính thức ,doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh lại trên sổ kế toán .
2.Nội dung của việc thục hiện chế độ phân phối lơi nhuận ở doanh nghiệp.
Theo thông tư số 64/1999/TT- BTC này 07/06/1999 hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi kết chuyển lỗ theo điều 22 của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế theo luật định ,lợi nhuận sau thuế được phân phối như sau:
2.1 Bù lỗ các năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế
2.2 Nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành .
2.3 Trả tiền phạt vi phạm pháp luật nhà nước như: vi phạm luật thuế ,luật giao thông ,luật môi trường ,luật thương mại và quy chế hành chính...Sau khiđã trừ tiền bồi thường tập thẻ hoặc cá nhân gây ra (nếu có).
2.4 Trừ các khoản chi phí thưc tế đã chi nhưng không tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế .
2.5 Chia lãi cho các bên đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có).
2.6 Phần lợi nhuân sau khi đã trừ các khoản nói trên được phân phối như sau;
- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính ,khi số dư của quỹ này bằng 25% của vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không trích nữa.
- Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển
- Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm ,khi số dư quỹ này đạt 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp thì không trích nữa.
- Đối với một số ngành đặc thù (ngân hàng ,thương mại ,bảo hiểm..) mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp phải trích lập theo các quỹ đó
- Chia lãi cổ phần trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.
2.7 Sau khi trích lập 5 quỹ trên ,số lợi nhuận còn lại trích lập quỹ khen thưởngvà quỹ phúc lợi .Mức trích tối da cho cả 2 quỹ căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước (vốn nhà nước nói ở đây là số trung bình cộng của số dư vốn nhà nứoc tại thời điểm 1/1 và cuối mỗi quý của năm) như sau.
- 3 tháng lương thực hiện cho các trường hợp :
+Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nói trên năm nay cao hơn hoặc bằng năm trước.
+ Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ ,đầu tư mở rộng kinh doanh đang trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật khuyến khích đầu tư trong nước nếu có tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn năm trước khi đầu tư.
- 2 tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn năm trước:Hội đồng quản trị hoặcgiám đốc(đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị ) sau khi lấy ý kiến tham gia của Ban Chấp Hành Công Đoàn quyết định phân chia tỷ lệ số tiền vào mỗi quỹ.
2.8 Sau khi trích đủ quỹ khen thưởng ,quỹ phúc lợi theo mức quy định trên thì bổ sung toàn bộ số lợi nhuận còn lại vào quỹ đầu tư phát triển.
2.9 Thủ tục và tục điểm trích lập các quỹ .
- Trên cơ sở báo cáo tài chính hàng quý về số lợi nhuận thực hiện ,doanh nghiệp kê khai và nộp thuế theo luật định , lợi nhuận còn lại được tạm trích vào các quỹ nói trên nhưng số tạm trích vào các quỹ không được vượt quá 70% tổng số lợi nhuận sau thuế của quỹ đó.
-Sau khi công bố công khai bâ\áo cáo tài chính năm theo hưóng dẫn của Bộ Tài Chính ,doanh nghiệp được phân phối toàn bộ số lợi nhuận sau thuế của cả năm theo quy định của thông tư .
Sơ đồ tóm tắt nội dung phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lợi nhuận
doanh nghiệp
Lợi nhuận
hoạt động
tài chính
Lợi nhuận
hoạt động
khác
Trích lập các quỹ doanh nghiệp
Bù đắp bảo toàn vốn
Trừ các khoản lỗ
Trả các khoản tiền bị phạt
Nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Lợi nhuận
(lợi tức )
sau thuế
Nộp thuế
thu nhập
doanh nghiệp
Lợi nhụân
hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận
hoạt động
bất thường
Chia liên doanh, cổ phần ,trái phiếu
phần II .thực trạng lợi nhuận và tình hình thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận tại công ty xe máy -xe đạp thống nhất
I/Giới thiệu khái quát về công ty xe máy xe đạp Thống Nhất .
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.
Công ty xe máy -xe đạp Thống Nhất (Thống Nhất motorcycle-bicycle company)có địa điểm đặt tại 198B-Tây Sơn-Đống Đa-Hà Nội(địa chỉ mới số2 Thái Hà-Hà Nội).
Đây là một công ty chuyên sản xuất xe đạp với công nghệ sản xuất gần như khép kín từ việc chế tạo phụ tùng chi tiết đến lắp ráp thành xe đạp hoàn chỉnh .Bên cạnh đó cũng có một số chi tiết sản phẩm mua của các đơn vị thành viên trong Liên hiệp xe máy -xe đạp Hà Nội về để lắp ráp thành xe đạp hoàn chỉnh như : săm ,lốp, nan hoa ...Năm 2001 công ty sản xuất và tiêu thụ gần 60000 chiếc xe đạp với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau .Là một công ty có quy mô vừa ,trực thuộc Liên hiệp Xí nghiệp xe máy xe đạp Hà Nội (LIXEHA) gồm có 13 xí nghiệp thành viên.
Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất trước đây có tên gọi là xí nghiệp xe đạp Thống Nhất được thành lập tháng 6 năm 1960 trực thuộc bộ Cơ Khí và Luyện kim. Tiền thân của xí nghiệp là hãng xe đạp Dân Sinh của tập đoàn sản xuất xe đạp Sài Gòn. Trong quá trình phát triển của mình, xe đạp Thống Nhất đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi, có thời kỳ xe đạp Thống Nhất là biểu tượng của chất lượng xe đạp Việt Nam nhưng cũng có thời kỳ nhãn hiệu xe đạp Thống Nhất bị lãng quên. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sau 18 năm hoạt động ( 1960-2978) xí nghiệp xe đạp Thống Nhất tách khỏi bộ Cơ khí và Luyện kim về trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nôi, nằm trong liên hiệp xí nghiệp xe đạp. Xí nghiệp xe đạp Thống Nhất cùng với các xí nghiệp thành viên khác trong liên hiệp hạch toán nội bộ, không có tư cách pháp nhân. Năm 1981 UBND thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập liên hiệp các xí nghiệp xe đạp nhằm quản lý các xí nghiệp xe đạp và phụ tùng xe đạp độc lập trong đó có xí nghiệp xe đạp Thống Nhất. Lúc này xí nghiệp hạch toán độc lập và có đủ tư cách pháp nhân, với nhiệm vụ sản xuất: khung, vành, ghi đông, pôtăng, nồi trục giữa xe đạp...
Để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, tháng 11 năm 1993 UBND thành Phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 338/ QĐUB
cho phép xe đạp Thống Nhất đổi tên là Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất. Công ty có nhiệm vụ chính là lắp ráp các loại xe đạp, xe máy nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khâu. Ngoài ra Công ty còn được phép kinh doanh xây dựng và cho thuê văn phòng đại diên, nhà ở, ki ốt bán hàng. Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có đủ tư cách pháp nhân, có quỳên và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do Công ty quản lý, có con dấu riêng để giao dịch, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại theo quy định của nhà nước.
Từ năm1993 Công ty đã thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ và cho tới nay lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng.
Tổng nguồn vốn ( 31/12/2000 ): 14,946 tỷVNĐ
Trong đó : Vốn cố định: 8,362 tỷ
Vốn lưu động: 6,584 tỷ
Ngày nay với cơ chế quản lý mới, hiệu quả sản xuất là yêu cầu hàng đầu bắt buộc Công ty phải tổ chức lại sản xuất, sắp sếp bố trí lao động, cải tién và hoàn thiện công tác quản lý. Đến năm2001, Công ty đã có 314 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 267 người và lao động gián tiếp là 47 người, đươc chia thành 5 phòng ban, 6 phân xưởng, 5 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và một tổ vận tải.
Biểu số 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm1999-2000 của công ty như sau
Đơn vị: ngìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
Mức Tỉ lệ %
1.Tổng doanh
thu
25.416.242
28.151.851
2.735.609 111%
2. Tổng chi phí
27.760.338
31.753.570
3.993.232 114%
+ CPSX
25.102.900
28.093.700
2.990.800 112%
+CPBH và
CPQLDN
2.657.438
3.659.870
1.002.432 138%
3.Tổng lợi nhuận
504.134
150.175
- 353.959 30%
4.Nộp ngân sách
nhà nước
1217.344
553.511
- 663.833 45%
5.Thu nhập bình quân
1.141
1.187
46 104%
Tổng doanh thu năm 2000 tăng 11% so với tổng doanh thu năm 1999 ,điều đó chứng tỏ năm 2000công ty hoạt động có hiệu qua hơn. Tuy nhiên tổng lợi nhuận của công ty lại giảm sút mạnh so với năm 1999, nguyên nhân là do tổng chi phí của công ty năm 2000 tăng hơn so vưói năm 1999 khoảng 14%, đặc biệt là chi phí bấn hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 38%, đây chính là một hạn chế của công ty. Bên cạnh đó đời sống của cán bộ cong nhân viên trong ty cũng đã được cải thiện ,thể hiện ở thu nhập bình quân của người lao động tăng.
2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý ở Công ty xe máy -xe đạp Thống Nhất.
2.1.Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Công ty xe máy -xe dạp Thống Nhất là một đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng.Tổ chức sản xuất gồm có 6 phân xưởng sản xuất, trong đó có 5 phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ. Mỗi phân xưởng có chức năng , nhiệm vụ khác nhau, phối hợp với nhau trong việc tạo xe đạp thành phẩm. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau:
- Phân xưởng linh kiện: từ các loại nguyên vật liệu đầu vào như: thép tấm , thép tròn... đưa vào dây chuyền để gia công, chế tạo các loại linh kiên phục vụ cho việc sản xuất khung ,vành , lắp ráp xe đạp như: rắc co , tuýp lam khung , ống cổ , cấu...
- Phân xưởng mạ: dựa trên nguyên vật liêu mua vào và một số chi tiết dạng mộc ở phân xưởng linh kiẹn , sản xuất các loại bán sản phẩm như: vành ,ghi đông , pốt tăng, đèo hàng ở dạng mộc. Sau khi được bộ phận KCS ( thuộc phòng công nghệ ) kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang bộ phận mạ để thực hiện công nghệ mạ( mạ niken ,mạ crôm) để tạo ra các bán sản phẩm hoàn chỉnh.
- Phân xưởng khung : trên cơ sở các loại linh kiện như:ống thép các loại , ổ giữ ,rắc co , cầu các loai...từ phân xưởng linh kiện chuyển tới lẳp ráp thành khung xe đạp ,khung ráp sơ bộ được tiến hành hàn với công nghẹ hiện đại. Sau khi hàn xong được chuyển sang bộ phận dũa , tẩy thả lỏng để làm sạch bề mặt khung xe đạp rồi chuyển đén phân xưởng sơn.
-Phan xưởng son: với công nghệ sơn hiện đại , toàn bộ khung và một số loại khung xe đạp sẽ được sơn và sấy để nhập kho.Sau đó một phần chuyển tới phân xưởng lắp ráp , một phần nhỏ sẽ được cung cấp cho thị trường
-Phân xưởng lắp ráp: Trên cơ sở nhận các bán thành phẩm từ phân xưởng mạ, phân xưởng sơn và kho phụ tùng ,phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ lắp ráp xe đạp hoàn chỉnh ,sau khi lắp ráp xong cũng sẽ được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng ,nếu đạt yeu cầu sẽ được nhập kho thành phẩm để bán và phục vụ một số công việc khác như; triển lãm ...
- Phân xưởng cơ dụng (phân xưởng phụ ): có nhiệm vụ chế tạo toàn bộ khuôn giá phục vụ quy trình chế tao ,chịu trách nhiệm sửa chữa toàn bộ hệ thống may móc ,thiết bị trong công ty khi có sự cố hỏng hóc, thực hiện bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ ,ngoài ra còn chịu trách nhiệm toàn bộ khâu lắp đặt ,bảo dưỡng hệ thống an toàn điện của công ty.
Sơ đồ :Quy trình công nghệ của công ty
Phân xưởng mạ
Phân xưởng linh kiện
Phân xưởng khung
Nguyên vật liệu
Phân xưởng sơn
Kho thành phẩm
Phân xưởng lắp ráp
Phân xưởng cơ dụng
2.2.Đặc điểm bộ máy quản lý:
Sau quá trình nghiên cứu và cải tiến bộ máy quản lý, đến nay công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trực tuyến gồm 5 phòng và 1 ban. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
- Phòng tài vụ :Làm nhiệm vụ kế toán ,có chức năng thu thập ,xử lý và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý ,kiểm tra tình hình sử dụng vật tư ,lao động ,tài sản cố định ,tiền vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Phòng tổ chức lao động và tiiền lương :Có nhiệm vụ tổ chức ,quản lý lao động, giải quyết chế độ lao động như: điều lệ ,tuyển dụng lao động ,hưư trí ,bảo vệ lao động ,tiền lương; tham mưu cho ban giấm đốc công ty trong việc xây dựng phương án thanh toán tiền lương,xây dựng dịnh mức lao động ...
-Phòng hành chính -bảo vệ :Có trách nhiệm điều hành các công việc hành chính như: công văn ,đón khách ,bảo vệ...
-Phòng công nghệ :Nghiên cứu các quá trình công nghệ ,chế tạo sản phẩm mới ,phụ trấch công tác an toàn lao động ,kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.
-Phòng kinh doanh :Làm nhiệm vụ cung ứng vật tư ,thanh toán, quyết toán vật tư ,giao dịch tiêu thụ sản phẩm và lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
-Ban thiết kế cơ bản: Theo dõi ,lập dự toán các công trình mới và sửa chữa.
Trong đó ,ban lãnh đạo công ty gồm :
+ Đứng đầu là giám đốc công ty phụ trách mọi mặt của công ty và chịu thách nhiệm trước nhà nước và cấp trên về hoạt động của công ty. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc.
+ Một phó giám đốc kỹ thuật : Thay mặt giám đốc quản lý bộ phận sản xuất ,sáng kiến cải tiến kỹ thuật ,an toàn lao động.
+Một phó giám đốc kinh doanh ;Thay mặt giám đốc quả lý kinh doanh ,mua ban vật tư ,hàng hoá ,lên ké hoạch sản xuất...
Quản lý và chịu trách nhiệm với giám đốc ở các phòng ban là các trưởng phòng ,trưởng ban. Còn chịu trách nhiệm quản lý ở khâu sản xuất tại các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng.
Sơ đồ bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty xe máy -xe đạp Thống Nhất
Giám đốc
PGĐ kinh doanh
PGĐ kỹ thuật
Phòng KD tổng hợp
Phòng hành chính
Phòng tổ chức
Ban kiến thiết cơ bản
Phòng tài vụ
Phòng công nghệ
PX lắp ráp
PX mạ
PX linh kiện
PX sơn
PX khung
PX cơ dụng
3.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:
3.1.Tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất là một công ty có quy mô vừa, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung tại một điểm. Do đó ,công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ, hạch toán theo quý ,thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thưường xuyên.
Phòng kế toán có chức năng thu thập , xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất như: việc sử dụng lao động ,vật tư ,tiền vốn, tài sản cố định và mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, thúc đẩy tốt việc thực hiện chế độ kế toán, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ tình hình thực tế của công ty,từ yêu cầu quản lý và trình độ đội ngũ cán bộ kế toán, phòng tài chính kế toán hiện có7 người, chức năng và nhiệm vụ của mỗi người như sau:
- Một kế toán trưởng (kiêm trướng phòng tài vụ và PGĐ kinh doanh):Có nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra việc thực hiệnchế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ, cải tiến hình thức và phương thức kế toán ngày càng hợp lý, chặt chẽ, phù hợp với điều kiện của công ty.
- Một kế toán tổng hợp :Có nhiệm vụ tập hợp tài liệu của các kế toán khác kết hợp với nghiệp vụ kế toán đang theo dõi ,lập bảng cân đối số phát sinh trong kỳ, tập hợp chi phí sản xuất và tính ra giá thành sản phẩm sản xuất, sau đó ghi chép vào sổ cái các tài khoản và cuối cùng lập báo cáo định kỳ.
- Một kế toán nguyen vật liệu và TSCĐ. Có nhiệm vụ theo dõi ,ghi chép ,phản ánh ,tổng hợp số liệu về tình hình mua vào, vận chuyển ,bảo quản,N-X-T kho vật liệu ,công cụ ,dụng cụ ; tính giá hành thực tế vật liệu xuất kho,phân bổ và tính toán chi phí vật liệu đang dùng cho các đối tượng tập hợp chi phí. Bên cạnh đó cũng song song theo dõi ghi chép tình hình mua ,bán TSCĐ,trích khấu hao TSCĐ và phân bổ cho các đối tượng sử dụng .
-Một kế toán ngân hàng ,tiền lương và các khoản trích theo lương:Có nhiệm vụ giao dịch với các ngân hàng để theo dõi về các khoản thanh toán với người bán, vưới khách hàng và các khoản vay qua ngân hàng. Bên cạnh đó còn làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ cácphân xưởng, phòng ban gửi lên, phối hợp với các bộ phận khác để tính toán và thanh toán lương, phụ cấp lương cho CBCNV, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định.
- Một kế toán tiêu thụ :Có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp kết quả tiêu thụ thành phẩm và kết qủa hoạt động dịch vụ ,giám sát việc chấp hành quy định N-X-T tiêu thụ thành phẩm, đôn đốc việc kiểm tra, thanh toán kịp thời ,theo dõi các khoản phải thu,phải trả khách hàng và tiến hành thanh toán công nợ với khách hàng.
- Một kế toán thanh toán với nhà cung cấp: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi tiền mặt , thanh toán công nợ đối với nhà cung cấp và ngân sách nhà nước.
- Một thủ quỹ: Có nhiệm vụ cùng với kế toán thanh toán,kế toán tiêu thụ ,kế toán ngân hàng tiến hành thu chi tiiền mặt, theo dõi các khoản thu chi tồn quỹ tiền mặt tai đơn vị.
Mỗi bộ phận , mỗi kế toán có nhiệm vụ riêng song giữa họ lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty như sau.
Thủ quỹ
Kế toán thành phẩm
Kế toán tiêu thụ
Kế toán tổng hợp
Kế toán NH, TL, BHXH
Kế toán NVL và TSCĐ
Kế toán trưởng
3.2.Hệ thống sổ kế toán áp dụng .
Công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Đây là hình thức sổ kế toán được áp dụng phổ biến và phù hợp với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Kỳ hạch toán áp dụng theo quý. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hệ thống sổ tại công ty gồm: sổ chi tiết , sổ tổng hợp .
Công ty hiện đang sử dụng các nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 9, 10: các bảng kê số1, 2, 2, 3; bảng cân đối số phát sinh và một số sổ chi tiết như: sổ doanh thu bán hàng, sổ chi tiết phải thu khách hàng, sổ chi tiết thanh toán với người bán, sổ chi tiết vật tư ,sổ quỹ ...
Chế độ kế toán:Công ty áp dụng hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán doanh nghiệp mới theo quyết định số 1141- TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 1/1/1995 của Bộ Tài Chính.
Hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Sổ quỹ
Bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác
Sổ cái các tài khoản
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Ghi chú:
: Ghi trong tháng
: Ghi cuối quý
........ :Quan hệ đối chiếu
II Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện lợi nhuận của công ty.
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ chế thị trường cùng với nó là liên kết và hoà nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ đã đem lại cho nền kinh tế nhiều thời cơ, vận hội mới nhưng cũng có nhiều thách thức . Trong bối cảnh chung áy , những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng vươn lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, biết phát triển và khai thác khả năng sản xuất phù hợp với đặc điểm và thế mạnh riêng của công ty , đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiêu quả cao.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2000 được thể hiện qua các số liệu sau.(trang bên) và năm 2001
Qua đó ta có bảng so sánh sau : đơn vị :đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Mức Tỉ lệ
1 Tổng doanh thu
6.948.082.265
7652.141.240
704.058.975 110%
2 Tổng chi phí
6.981.331.753
7.459.842.007
478.510.254 107%
- Chi phí SX
- CPBH và CPQLDN
5.420.123.272
1.561.208.481
6.487.899.801
971.942.206
1067.776.529 120%
-589.266.275 62,26 %
Tổng lợi nhuận
102.119.104
69.763.700
-32.355.404 68,32%
Ta thấy tổng doanh thu năm 2001tăng 10% so với năm 2000 (hay tăng 704.141.975 đồng),điều đó chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Con số này thể hiện sự cố gắng to lớn của công ty, bước đầu đã có những chuyển biến rất thích hợp với cơ chế quản lý mới trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Tuy nhiên ,tổng lợi nhuận năm 2001 của công ty lại giảm sút mạnh so với năm 2000 là 31,68%( hay giảm tương ứng với số tiền là 32.355.404 đồng). Nguyên nhân là do chi phí của công ty năm 2001tăng hơn so với năm 2000 khoảng 7% ,đặc biệt là chi phí trực tiếp để sản xuất sản phẩm tăng khoảng 20%. Nhưng có điều đáng mừng là chi phí bán hàng vầ chi phí quản lý doanh nghiệp - là những chi phí không tham gia trực tiêp chế tạo sản phẩm đã giảm mạnh là 37,74% (hay giảm 589.266.275 đồng) .Điều đó cho thấy cán bộ lãnh đạo công ty đã sớm có những biện pháp điều chỉnh các khoản chi phí một cách hợp lý hơn. Việc để chi phí quản lý doanh nghiệp cao là một hạn chế mà công ty cần sớm có biện pháp khắc phụcđể phục vụ đúng mục đích sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm ,nâng cao chất lượng, đẩy mạnh tiêu thụ để tăng lợi nhuận không ngừng.
Trong những năm gần đây,công ty hoạt động theo cơ chế quản lý mới, tự lo liệu về vốn ,tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và phải cạnh tranh với sự tiến bộ của các đơn vị khác .Do vậy công ty đã gặp phải những khó khăn nhất định trong việc bố trí lao động ,sắp xếp kế hoạch sản xuất và vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới. Song với sự cố gắng của ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV trong công ty nên hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng ổn định và phát triển. Công ty đã mở rộng được sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn tự huy động của mình, đảm bảo được việc làm ổn định cho người lao động ,nâng cao được chất lượng sản phẩm.Đây là một trong những hướng đi đúng của công ty ,giành vốn đầu tư cho hoạt động có hiệu quả. Với số vốn không nhỏ để công ty đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhằm tạo nguồn lợi tức lâu dài cho công ty và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Bằng sự nhạy bén của mình ,sản phẩm mang nhãn hiệu " Thống Nhất " đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường
2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty.
Đứng trước tình hình chung của nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn về vốn ,trình độ quản lý và khả năng tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến, đã có nhiều doanh nghiệp nhà nước nói chung và các đơn vị thành viên trong LĩXEHA nói riêng đều gặp nhiều khó khăn ,lúng túng trong sản xuất do thiếu vốn, trang thiết bị đã quá cũ và lạc hậu so với công nghệ mới .Điều này đã dẫn tới nhiều công ty ,xí nghiệp phải dừng hoạt động ,đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, thậm chí có công ty đứng trước nguy cơ phá sản ...Cùng trong hoàn cảnh đó, công ty xe máy -xe đạp Thống Nhất đã biết tận dụng năng lực sẵn có cùng với ý thức phải chiến thắng trong cạnh tranh đã tiến hành sấp xếp lại bộ máy quản lý ,sắp xếp tổ chức sản xuất hợp lý và không ngừng phấn đấu vươn lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi, bước đầu khắc phục khó khăn và khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Điều này đã được thể hiện rõ trong bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000và 2001(trang bên). Từ đó ta thấy công ty dã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện lợi nhuận .Đó là một sự cố gắng mà không phải công ty nào cũng phấn đấu được trong nền kinh tế hiện nay. Đây là một thành tích đáng khích lệ mà công ty cần phát huy hơn nữa nhằm không ngừng nâng cao doanh lợi.
Trong 2 năm 2000 và 2001 với sự cố gắng vươn lên của mình ,công ty đã hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước về các loại thúê phải nộp .Với sự cố gắng vượt bậc của tập thể CBCNV,công ty trong điều kiện rất khó khăn về nguyên vật liêu ,vốn đầu tư cho sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ,công ty đã phấn đấu hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo đời sống CNVC ổn định và sản xuất kinh doanh có lãi. Để đạt được số lãi trên, công ty đã năng động áp dụng hàng loạt các biện pháp tích cực đảm bảo từng bước đứng vững trong kinh doanh hiện nay .Tuy nhiên có một thực tế tồn tại mà công ty nên quan tâm và tìm biện pháp để cải thiện là do lợi nhuận hàng năm còn ít nên việc thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận là hầu như không thực hiện được ,trích lâp lợi nhuận vào các quỹ của doanh nghiệp rất nhỏ, hiệu quả phân phối lợi nhuận thấp do vậy việc đảm bảo đầu tư tái sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn, chế độ khen thưởng đối với CBCNVC chưa thực sự là động lực kích thích năng lực làm việc của họ ... Bởi vậy để thực hiiện được chế độ phân phối được lợi nhuận và thực hiện một cách có hiệu quả thì công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất linh doanh nhằm thu ngày càng nhiều lợi nhuận.
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000
Đơn vị :đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ trước
Kỳ này
Luỹ kế từ đầu năm
1
2
3
4
5
.Tổng doanh thu
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
Các khoản giảm trừ (04+05+06+07)
+ Chiết khấu
+ Giảm giá
+ Giá trị hàng bán bị trả lại
+ Thuế TTĐB, thuế XNK phải nộp
1.Doanh thu thuần(01-03)
2.Giá vốn hàng bán
3.Lợi nhuận gộp (10-11)
4.Chi phí bán hàng
5.Chi phí QLDN
6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh[(20-(21+22)]
- Thu nhập hoạt động tài chính
-Chi phí hoạt đông tài chính
7.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính(31-32)
- Các khoản thu nhập bất thường
- chi phí bất thường
8.Lợi nhuận bất thường(41-42)
9.Tổng lợi nhuận trước thuế(30+40+50)
10.Thuế TNDN phải nộp
11.Lợi nhuận sau thuế(60-70)
01
02
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
70
80
6.948.082.265
15.766.880
15.766.880
6.932.315.385
5420.123.272
1.512.192.113.
647.591.317
913.617.164
-49.016.368
2.885.300
11.145.000
-8259.700
161.461.680
161.461.680
104.185.612
28.151.851.083
55.952.580
55.952.580
28.095.898.503
24.433.887.239
3.662.011.264
1.109.835.007
2.550.035.135
2141.112
23.482.951
36.910.600
-13.427.649
161.461.680
161.461.680
150.175.153
48.056.049
102.119.104
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001
đơn v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận tại công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất.doc