MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
Khi bàn tới vai trò của nhà nước hiện nay, David Osborne và Ted Gaeble đã đưa ra
một nguyên tắc quan trọng “Nhà nước cần phải trở thành người lái thuyền chứ không
phải người chèo thuyền” 5
Với những kiến thức được học tập, nghiên cứu, Em xin phân tích làm rõ nguyên tắc
trên, bài phân tích của Em tập trung vào một số vấn đề: 5
1.Khái niệm, vai trò, đặc trưng của Nhà nước 5
2.Nền hành chính công truyền thống (Bộ máy thư lại) 5
3.Nền hành chính công phát triển (hành chính công mới) 5
4.Liên hệ thực tiễn nền hành chính Việt Nam 5
5.Đề xuất một số giải pháp cải cách nền hành chính Việt Nam theo hướng “Nhà nước
trở thành người lái thuyền” 5
1.Khái niêm, vai trò, đặc trưng của nhà nước 6
1.1.Khái niệm : 6
1.2.Nhà nước có vai trò : 6
1.3.Nhà nước có các đặc trưng cơ bản sau đây: 6
2.Nền hành chính công truyền thống (bộ máy thư lại) 6
3.Những đòi hỏi của xã hội phát triển tất yếu phải chuyển sang nền hành chính công mới.
9
+ Sự phát triển năng động của khu vực tư nhân. Xuất phát từ mục tiêu thu được lợi
nhuận cao nhất trên đồng vốn bỏ ra, khu vực tư nhân là nơi đầu tiên hình thành nên các
tư duy, ý tưởng, khoa học về quản lý con người, tổ chức. Cùng với sự gọn nhẹ, đơn
giản trong quản lý của khu vực tư nhân, các kiến thức này dễ dàng được triển khai thử
nghiệm, hoàn thiện thường xuyên trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Điều này làm
cho khu vực tư nhân không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Sự năng động, hiệu quả trong
khu vực tư nhân đã làm cho nhà nước phải xem xét lại mô hình quản lý của mình để
hoàn thiện. Mặt khác, sự năng động của khu vực tư nhân còn làm cho khu vực này thấy
được các nhu cầu dịch vụ mà nhà nước làm chưa tốt hoặc còn bỏ ngỏ như một thị
trường mới cho mình. Đây là điều kiện quan trọng để nhà nước có thể chuyển dần các
dịch vụ công cho khu vực tư nhân đảm nhận 10
4.Nền hành chính công mới (lái thuyền) 11
Có thể hiểu, hành chính phát triển thường được sử dụng khi nói đến “Mô hình hành
chính công theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao
nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị
truờng phát triển mạnh mẽ và những quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn
nhau”. Bắt đầu từ thập kỷ 80 và những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự chuyển
đổi từ Hành chính công truyền thống sang Hành chính phát triển đang trở thành xu
hướng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là những nước kinh tế thi trường phát triển 11
16 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo môn Lý luận hành chính Nhà nước trở thành người lái thuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên, bài phân tích của Em tập trung vào một số vấn đề:
1. Khái niệm, vai trò, đặc trưng của Nhà nước.
2. Nền hành chính công truyền thống (Bộ máy thư lại)
3. Nền hành chính công phát triển (hành chính công mới).
4. Liên hệ thực tiễn nền hành chính Việt Nam.
5. Đề xuất một số giải pháp cải cách nền hành chính Việt Nam
theo hướng “Nhà nước trở thành người lái thuyền”
Trong quá trình học tập, nghiên cứu chắc chắn còn nhiều vấn đề Em
chưa tìm hiểu và khả năng phân tích còn hạn chế, Em mong nhận được sự
hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ của Thầy giáo và các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Học viên
1. Khái niêm, vai trò, đặc trưng của nhà nước.
1.1.Khái niệm :
Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt của
quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền
lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà nước
xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai
cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị
(kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên, nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy
toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia, trong đó chủ yếu để bảo vệ
các quyền lợi của lực lượng thống trị. Thực chất, nhà nước là sản phẩm của
cuộc đấu tranh giai cấp.
1.2.Nhà nước có vai trò :
- Ban hành pháp luật và văn bản dưới luật;
- Ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết, điều phối các chính
sách kinh tế - xã hội;
- Đầu tư, cung cấp sản phẩm, dịch vụ xã hội cơ bản (cấp phép, kiểm
dịch, kiểm định, giám sát, kiểm tra, v.v );
- Giải quyết các vấn đề xã hội (người già, trẻ em, người tàn tật, v.v );
- Bảo vệ môi trường, giao thông, phòng chống thiên tai, bão lụt, v.v
1.3.Nhà nước có các đặc trưng cơ bản sau đây:
- Có chủ quyền quốc gia.
- Có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế, quản
lí những công việc chung của xã hội.
- Có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành
chính.
- Có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh các
quan hệ xã hội bằng pháp luật.
- Có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế.
2. Nền hành chính công truyền thống (bộ máy thư lại).
Một trong những hình thức chủ yếu của các tổ chức thuộc khu vực
nhà nước hiện nay trên thế giới là bộ máy thư laị. Từ ngữ này thường được
sử dụng với nghĩa tiêu cực để chỉ các tổ chức nặng về quan liêu, phi hiệu
suất. Thực ra thì thuật ngữ này chỉ một hình thức tổ chức xã hội đặc biệt cho
các mục đích hành chính. Max Weber (1864 - 1920), nhà xã hội học người
Đức, là người đầu tiên đã mô tả và hệ thống hoá các đặc tính của bộ máy thư
lại. Ông đã miêu tả sự nhất thiết phải có bộ máy thư lại tại xã hội Châu Âu,
và phân tích các ưu điểm cũng như các nhược điểm của nó. Qua phân tích
sâu sắc lịch sử và so sánh kỹ lưỡng nền văn minh phương Đông và phương
Tây, ông đi đến một kết luận là một trong những nét đặc thù của xã hội
phương Tây là định hướng hợp lý hoá các quá trình kinh tế và xã hội. Theo
ông thì khái niệm hợp lý hoá là nỗ lực sâu sắc để hiểu được và kiểm soát
được thế giới vật chất qua phương diện các mối quan hệ “nhân quả”, mà
không dựa vào cách giải thích theo lối tôn giáo hay huyền bí. Về tri thức, xu
thế này được chứng minh qua phát triển khoa học “trung lập giá trị” và các
phương thức của nó. Về mặt hành vi, thì xu thế này thể hiện qua việc tính
toán hợp lý các công cụ và kết quả có thể đạt được nhằm mục tiêu kinh tế xã
hội cao nhất. Đối với Max Weber, bộ máy thư lại pháp lý - hợp lý là ví dụ
hàng đầu của hợp lý hoá và có tác động cực kỳ quan trọng lên các thể chế
chính trị, xã hội và kinh tế. Ông đã dùng cái gọi là “mô hình lý tưởng” để
miêu tả bộ máy thư lại pháp lý- hợp lý như sau:
- Sắp xếp các cơ quan theo hệ thống thứ bậc, mỗi cơ quan có quyền
hạn của mình và có các quyền lợi chính đáng. Như vậy, cơ cấu hành chính
của bộ máy thư lại là theo hình tháp, mỗi cơ quan cấp dưới chịu sự kiểm soát
của các cơ quan cao hơn, các quan chức cấp cao giám sát các quan chức cấp
thấp, và quyền hạn không tập trung vào cá nhân mà tập trung vào chức danh
của viên chức đó.
- Phân công lao động hợp lý và có hệ thống, mỗi cơ quan hay chức vụ
có phạm vi thẩm quyền xác định cụ thể được thể hiện thành các trách nhiệm
và quyền hạn.
- Các quy tắc được viết chính thức thành văn bản, và các thể thức
được ứng dụng một cách nhất quán. Những quy tắc này được thực hiện và
tuân thủ nghiêm ngặt, phù hợp với các quy định pháp luật của Nhà nước độc
quyền nắm pháp luật và có đầy đủ các lực lượng cưỡng chế trong tay.
- Tính chất vô nhân xưng - các viên chức lệ thuộc vào một trình tự vô
nhân xưng và các tiêu chí thực hiện được quy định trong các văn bản chính
thức. Họ chỉ hoạt động phù hợp với các quy tắc đó trong những mối quan hệ
với những người khác, dù là người trong cùng hay ngoài tổ chức. Nghĩa là,
trong khi làm việc với tư cách là một viên chức trong bộ máy thư lại, người
viên chức đó chỉ tuân theo pháp luật và các quy định đã có trước, làm việc
thay mặt Nhà nước, chứ không phải là một con người cụ thể nào cả, như vậy
mới bảo đảm là xử lý công việc vô tư, không thiên vị với bất kỳ ai khác, dù
đó là người thân quen.
- Tính trung lập là biểu hiện đặc trưng của người viên chức trong bộ
máy thư lại. Các viên chức được tuyển lựa và đề bạt thông qua chức nghiệp
trên cơ sở năng lực kỹ thuật của họ, không xem xét tới các mặt khác như địa
vị xã hội, lòng trung thành hay sự ủng hộ của họ.
Max Weber khẳng định rằng hình thức bộ máy thư lại là có hiệu quả
hơn so với các hệ thống hành chính khác, do nó có thể vô nhân xưng các quy
tắc và thể thức của mình, do vậy có thể đạt được sự tính toán chính xác hơn
trong quá trình ra quyết định. Ngoài ra, ông cho rằng bộ máy thư lại là ưu
điểm do nó chính xác, ổn định và có kỷ luật nghiêm ngặt trong thực tiễn hoạt
động thực thi các nhiệm vụ hành chính.
Mô hình hành chính truyền thống Max Weber mang một số nhược
điểm mà ngày nay nó càng bộc lộ rõ do nhận thức hiện đại.
Trước hết, vấn đề hợp lý hoá và thư lại hoá nền hành chính là mong
muốn, song trên thực tế thì rất khó có thể hướng dẫn được mặt tinh thần và
đạo đức của người viên chức trong bộ máy đó. ảnh hưởng sâu sắc của bộ
máy thư lại trong xã hội với quyền lực bao trùm do trình độ chuyên môn cao
của chức nghiệp hành chính và do bộ máy thư lại nắm các công cụ của
Chính phủ trong tay. Từ đó, đưa đến một vấn đề là khó có thể đảm bảo sự
cân bằng giữa một bên là tính chất đáp ứng nhanh nhạy của nền hành chính
với một bên là tính trách nhiệm của nền hành chính đối với các công dân.
Bộ máy thư lại hợp lý - pháp lý của Max Weber, mặc dù hiện nay
đang còn là hình thức được sử dụng nhiều nhất tại các hệ thống hành chính
của các quốc gia, song cũng có những nhược điểm nhất định đáng xem xét.
Điểm đầu tiên là liên quan tới mặt thực nghiệm, có thể phê phán mô hình
này là không hoàn thiện về năng lực hành vi hay tâm lý xã hội nội tại. Max
Weber đã phân tích sâu, song phần nhiều là về mặt cơ cấu và quan hệ giữa
các cấp độ trong hệ thứ bậc, mà còn ít chú trọng tới mặt hành vi tổ chức
cũng như phương diện tâm ly, quan hệ xã hội của các công chức hoạt động
trong bộ máy thư lại đó. Khi ông đặt ra yêu cầu đối với tính “vô nhân xưng”
trong hoạt động của bộ máy này, về mặt lý thuyết thì sẽ là lý tưởng nhằm
bảo đảm cho sự hoạt động vô tư, không thiên vị của người công chức khi
thực thi các nhiệm vụ hành chính. Trên thực tế, nhiều học giả đã dẫn chứng
rất nhiều ví dụ để chứng minh rằng bản thân các viên chức là những thực thể
xã hội với các mối quan hệ chằng chịt, đan xen nhau, cả bên trong lẫn bên
ngoài bộ máy đó, và đi đến kết luận là không thể tách biệt hoàn toàn tính
chất vô nhân xưng trong khi thi hành nhiệm vụ hành chính ra khỏi các mối
quan hệ đó.
Thứ hai, việc bộ máy thư lại tập trung nhiều hơn vào chế độ kiểm soát
thông qua các quy tắc và theo hệ thứ bậc quyền lực từ trên xuống dưới có
thể gây nên sự cứng nhắc trong hoạt động, không sẵn sàng ra quyết định một
cách linh hoạt mỗi khi có yêu cầu mới phát sinh đòi hỏi giải quyết vấn đề
một cách nhanh nhạy. Thậm chí, có thể có nguy cơ tạo nên thái độ đùn đẩy
hay dựa dẫm giữa các cấp độ khác nhau trong toàn bộ tổ chức. Các thành
viên tại mỗi cấp độ có xu hướng ủng hộ các mục tiêu của đơn vị mình nhiều
hơn là ủng hoọ các mục tiêu của toàn tổ chức. Trong nhiều trường hợp, cơ
cấu kiểm soát chặt chẽ từ trên xuống dưới cũng tạo nên tâm lý căng thẳng và
có thể cả đụng độ giữa người giám sát và những người dưới quyền. Đó là
những vấn đề mà nguyên tắc vô nhân xưng đầu tiên được thiết kế nên để
ngăn ngừa, nhưng lại chính là do nguyên tắc đó mang lại.
Cũng liên quan tới điểm thứ hai này, do cơ cấu quyền lực của bộ máy
thư lại là từ trên xuống dưới, việc điều phối chủ yếu chỉ là theo trục dọc và
tỏ ra không phù hợp với các nhu cầu và giá trị của đội ngũ công chức có
trình độ chuyên môn ngày càng cao. Các tổ chức hiện nay ngày càng phải
tuyển dụng nhiều chuyên gia có tay nghề vững vàng để vận hành những
công nghệ mới, do đó, tạo nên những cơ cấu hành chính phức tạp đòi hỏi có
cơ chế phối hợp ngang (liên cấp, liên ngành) nhiều hơn, khác với cơ chế
theo hệ thứ bậc. Từ đó, hiệu suất công tác của tổ chức không chỉ lệ thuộc
vào hệ quả của công tác điều phối theo trục dọc, mà còn phải đảm bảo cả
công tác phối hợp theo trục ngang giữa các đơn vị, tổ, đội, cá nhân trong
cùng một cấp.
3. Những đòi hỏi của xã hội phát triển tất yếu phải chuyển sang
nền hành chính công mới.
Trong một thời gian dài, mô hình hành chính công truyền thống đã
bộc lộ những nhược điểm như: mô hình thư lại nhiều tầng nấc đã tạo ra sự
cồng kềnh, quan liêu trong tổ chức bộ máy nhà nước; các quy trình, thủ tục,
quy tắc chặt chẽ đã tạo ra sự cứng nhắc, chậm chạp, kém năng động trong
quá trình tác nghiệp, cung cấp dịch vụ - hầu như không có chỗ cho sự sáng
tạo, linh hoạt; thiếu những cơ chế khuyến khích nhân viên hợp lý; tập trung
quản lý đầu vào và quy trình mà không chú ý đến đầu ra và hiệu quả trong
quá trình tác nghiệp của công chức và cơ quan nhà nước. Từ những năm
1970-1980, các nước phát triển có một số thay đổi quan trọng. Cụ thể:
+ Sự khủng hoảng tài chính công xảy ra ở hầu hết các quốc gia phát
triển đã làm cho nhà nước đứng trước sự khó khăn nghiêm trọng trong việc
đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của chính phủ và đầu tư phát triển
kinh tế. Theo mô hình hành chính công truyền thống, các giải pháp có thể
giải quyết được vấn đề này chỉ có thể hoặc là tăng thuế, tăng vay để đảm bảo
nguồn thu hoặc giảm quy mô bộ máy hành chính để tiết kiệm chi đồng thời
với thắt chặt đầu tư công. Việc tăng thu sẽ dẫn đến những hậu quả xấu về
mặt chính trị cho nhà nước, nhất là khi họ huy động quá sức dân, vay quá
mức hoặc sử dụng tiền vay không có hiệu quả. Giảm quy mô bộ máy hành
chính đồng nghĩa với giảm số lượng và quy mô các dịch vụ có thể cung cấp
cho xã hội. Do đó, nó không thể là một giải pháp tốt vì không thể giảm các
dịch vụ thiết yếu. Thắt chặt đầu tư công sẽ làm cho kinh tế - xã hội chậm
phát triển. Bài toán đặt ra là không được tăng thu ngân sách, tăng vay nhưng
vẫn đảm bảo dịch vụ công để giải quyết các nhu cầu quản lý xã hội và vẫn
đảm bảo sự đầu tư cần thiết để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Điều này
buộc nhà nước phải tính đến việc chuyển giao các dịch vụ công vốn là độc
quyền của mình sang cho khu vực tư đảm nhận; đồng thời, phải xã hội hóa
đầu tư công.
+ Sự phát triển của khoa học và công nghệ, quá trình toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế đã làm cho khu vực kinh tế này phát triển một cách nhanh
chóng. Lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, khu vực tư nhân không
chỉ còn tồn tại trong phạm vi từng quốc gia mà đã có sự giao thương, phát
triển rộng trên đa quốc gia. Lúc này, khu vực tư nhân không còn bị bó hẹp
trong phạm vi quản lý của một nhà nước, một khu vực địa lý nhất định. Các
doanh nhân có quyền lựa chọn quốc gia, nhà nước thuận lợi nhất cho việc
phát triển doanh nghiệp của mình. Điều này làm xuất hiện sự cạnh tranh
giữa các quốc gia trong việc làm thế nào để thu hút, thúc đẩy khu vực tư
nhân đầu tư vào quốc gia của mình với mục tiêu cả nhà nước, khu vực tư
nhân và xã hội cùng có lợi. Do đó, các nhà nước phải tìm cho mình một mô
hình quản lý tốt nhất cho yêu cầu này.
+ Sự phát triển năng động của khu vực tư nhân. Xuất phát từ mục tiêu thu
được lợi nhuận cao nhất trên đồng vốn bỏ ra, khu vực tư nhân là nơi đầu tiên
hình thành nên các tư duy, ý tưởng, khoa học về quản lý con người, tổ chức.
Cùng với sự gọn nhẹ, đơn giản trong quản lý của khu vực tư nhân, các kiến
thức này dễ dàng được triển khai thử nghiệm, hoàn thiện thường xuyên trong
quá trình sản xuất – kinh doanh. Điều này làm cho khu vực tư nhân không
ngừng đổi mới, hoàn thiện. Sự năng động, hiệu quả trong khu vực tư nhân
đã làm cho nhà nước phải xem xét lại mô hình quản lý của mình để hoàn
thiện. Mặt khác, sự năng động của khu vực tư nhân còn làm cho khu vực này
thấy được các nhu cầu dịch vụ mà nhà nước làm chưa tốt hoặc còn bỏ ngỏ
như một thị trường mới cho mình. Đây là điều kiện quan trọng để nhà nước
có thể chuyển dần các dịch vụ công cho khu vực tư nhân đảm nhận.
4. Nền hành chính công mới (lái thuyền)
Có thể hiểu, hành chính phát triển thường được sử dụng khi nói đến “Mô
hình hành chính công theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng động, nhạy
bén, thích nghi cao nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa
trong các điều kiện kinh tế thị truờng phát triển mạnh mẽ và những quan hệ
quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau”. Bắt đầu từ thập kỷ 80 và
những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự chuyển đổi từ Hành chính
công truyền thống sang Hành chính phát triển đang trở thành xu hướng phổ
biến trên thế giới, đặc biệt là những nước kinh tế thi trường phát triển.
Theo quan điểm mới, vai trò của Chính phủ có sự chuyển từ “chèo
thuyền” sang “lái thuyền”. Nhà nước không ôm đồm làm hết mọi dịch vụ mà
thực hiện dân chủ hoá gắn liền với phân quyền, xã hội hoá nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả quản lý của Nhà nước. Với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học, công nghệ; xu hướng “thị trường hóa” và “toàn cầu hoá” kinh
tế; xu hướng dân chủ hoá đời sống xã hội Nhà nước buộc phải xã hội hoá,
tư nhân hoá, chấp nhận sự tham gia của công chúng vào công việc quản lý
nhà nước, đồng thời phải can thiệp ngày càng sâu vào các quá trình kinh tế-
xã hội và cải tiến mô hình nền hành chính công và nâng cao chất lượng dịch
vụ đối với người dân - những “khách hàng” của nền hành chính
Đối với công chức của hành chính phát triển: Trách nhiệm của người
công chức, nhà quản lý chủ yếu là bảo đảm thực hiện mục đích, đạt kết quả
tốt, hiệu quả cao. Những quy định, điều kiện để công chức thực thi nhiệm vụ
có hình thức linh hoạt, mềm dẻo hơn. Thời gian làm việc linh hoạt hơn, công
chức cam kết về mặt chính trị cao hơn trong các hoạt động của mình, các
hoạt động hành chính mang tính chính trị nhiều hơn.
Sự xuất hiện của mô hình hành chính phát triển đã làm cho cách thức
hoạt động của khu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_mon_ly_luan_hanh_chinh_nha_nuoc_tro_thanh_nguoi_lai.doc