Tiểu luận Tin - Sức mạnh của phát thanh

MỤC LỤC

 

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .3

PHẦN MỘT

Khái quát về phát thanh và thể loại tin phát thanh 5

I. Phát thanh-Những đặc trưng cơ bản của phát thanh .5

II. Tin phát thanh .7

PHẦN HAI

Khảo sát tin phát thanh trong chương trình thời sự 18h .11

I.Lý do lựa chọn khảo sát chương trình thời sự 18h 11

II. Khảo sát chương trình thời sự 18h .12

PHẦN BA

Kỹ năng làm tin phát thanh .19

KẾT LUẬN 23

Danh mục tài liệu tham khảo .24

 

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3868 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tin - Sức mạnh của phát thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóng và hiệu quả. Ngay cả ở những nước mà các phương tiện truyền thông phát triển rộng khắp, radio vẫn được xem là phương tiện truyền thông số một. ở những nước đó, nếu một người được hỏi đã nghe thông tin về một sự kiện nào đó lần đầu tiên ở đâu, sẽ được trả lời là phát thanh. Chính vì những lẽ đó, radio vẫn không ngừng được tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật và cải tiến nội dung chương trình nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của cộng đồng, của dân tộc, để phát huy sức mạnh của mình trong điều kiện các phương tiện truyền thông đại chúng đang phát triển mạnh mẽ. I.2. Đặc trưng của phát thanh: Phát thanh là loại hình sử dụng kĩ thuật sóng điện từ và hiện tượng truyền thanh để truyền trực tiếp tác động vào thính giác đối tượng tiếp nhận. Sự sinh động kỳ diệu của âm nhạc, tiếng động, lời nói truyền qua làn sóng radio khiến thính giả đón nhận thông tin một cách đầy thích thú. Phát thanh có những đặc trưng cơ bản đó là: Phát thanh có đối tượng tác động và độ phủ sóng rộng rãi: Phát thanh không phân biệt đối tượng, tầng lớp, độ phủ sóng rộng rãi. Bất cứ ai, ở bất cứ đâu cũng có thể tiếp nhận thông tin từ sóng phát thanh. Đó là tờ báo điện tử không cần giấy, không có khoảng cách và là “cuộc mít tinh của hàng triệu quần chúng”. Một sự kiện nào đó được thông tin trên radio thì có thể trong cùng một thời điểm, hàng triệu người ở những khu vực địa lý khác nhau cùng tiệp nhận và giải mã. Thông điệp của phát thanh len lỏi đến mọi nơi. Đó là điều không phải phương tiện truyền thông nào cũng có thể làm được. Phát thanh rẻ tiền và dễ mang theo: So với các loại hình khác, làm phát thanh không tốn nhiều tiền, chương trình ít bị hạn chế, do đó dễ tiếp cận hơn với công chúng, giá thành hoạt động phát thanh thấp hơn so với các phương tiện truyền thông khác. Phát thanh là hình thức thông tin nhanh nhạy, tức thì, cùng lúc, cùng thời và linh hoạt: Khi sự biến, sự kiện đang xảy ra radio cũng có thể truyền đến cho người tiếp nhận. Đó là những cuộc tường thuật trực tiếp, tại chỗ. Thời gian xảy ra sự kiện trùng với thời gian thông tin. Đặc tính này đã tạo ra sự thông tin trung thực của radio làm cho người nghe bị lôi cuốn, hấp dẫn hơn nhiều so với những cách tường thuật khác. Nếu như thời kỳ đầu, chiếc radio còn khá to, cồng kềnh và đắt tiền thì đến những năm 60, khi chiếc radio Transitor ra đời với đặc tính nhỏ gọn, dễ mang theo đã làm thay đổi thói quen nghe đài. Phát thanh nhanh chóng trở thành người bạn thân thiết của mỗi người nhờ tính nhỏ gọn, linh hoạt ấy. Đối với những người làm phát thanh thì tính linh hoạt thể hiện ở chỗ: có thể thay đổi thời gian của một chương trình khi có vấn đề khẩn cấp. Phát thanh là hình ảnh: Đặc trưng của phát thanh là nói cho người nghe. Chính vì thế, thông qua âm thanh, lời bình, tiếng động, phát thanh tạo cho thính giả trí tưởng tượng cao. Những đặc tính cơ bản trên đã làm nên sự khác biệt và tính ưu việt của phát thanh so với các hình thức truyền thông khác. Vì thế, khi truyền hình, báo điện tử ra đời và phát triển manh mẽ, phát hanh không hề bị lu mờ mà vẫn tiếp tục khẳng định sức mạnh của mình. II.Tin phát thanh: II.1. Định nghĩa tin phát thanh: Tin tức là thể tài hạt nhân cơ bản của tất cả các loại hình báo chí. Báo phát thanh xem tin tức như một thể tài mũi nhọn, tác chiến nhanh nhạy trong việc phản ánh các sự kiện của đời sống xã hội. Tin tức được đưa lên phát thanh bắt đầu với ngày ra đời của phát thanh. Hàng loạt đài phát thanh : Bỉ, Đức, Nga, Phần Lan, Liên Xô thực hiện những buổi phát thanh đều đặn đưa tin chi tiết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế. ở Việt Nam, trong ngày thành lập Đài tiếng nói Việt Nam 07/09/1945, sau phần đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập là bản tin. Trong thời lượng 90’ của buổi phát sóng đầu tiên, phần bản tin đã chiếm tới 30’. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác, rõ ràng và hoàn chỉnh về tin tức, dù đó là thể tài quan trọng của báo chí nói chung và phát thanh nói riêng. Có định nghĩa cho rằng: “ Tin tức là một mẩu thông tin chung quanh một sự kiện đáng chú ý có sức hấp dẫn chung”. Một ý kiến khác lại cho rằng: “Cái gì hấp dẫn và chân thật đó là tin tức”. Từ điển Tiếng Việt naaawm 1992 của viện ngôn ngữ học thì giải thích: “ Tin tức là điều được truyền đi, báo đi cho biết về sự việc, tình hình xảy ra”. Mặc dù có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về tin tức nhưng nội dung bên trong của khái niệm tin tức phải bao gồm các yếu tố: con người hoặc sự vật, hiện tượng, quá trình xảy ra và được truyền đi.eTrong cuốn “Nghề báo nói”, tác giả Nguyễn Đình Lương đưa ra định nghĩa về tin phát thanh như sau: “Tin tức phát thanh là sự kiện, sự biến của con người, sự vật hiện tượng được truyền đạt đến người tiếp nhận bằng phương tiện truyền thông radio”. Tin tức trong phát thanh phải là những sự kiện lớn, quan trọng, có ảnh hưởng đến mọi người. Đó cũng là những sự kiện vừa mới xảy ra trong thực tế đòi sống xã hội và thiên nhiên. Nó đem lại sự hứng thú cho người nghe bởi tính chân thực, muôn hình muôn vẻ. II.2. Đặc điểm của tin phát thanh: Về nội dung: So với báo in, dung lượng của tin nhỏ hơn về mặt chi tiết và mức độ đề cập. Tuy nhiên, báo in chỉ được cập nhật tin tức sau mỗi 24h, còn phát thanh thường xuyên cập nhật thông tin hơn. Tin trên báo chọn quá trình để phản ánh còn phát thanh chọn những thời điểm tạo nên quá trình đó. Về hình thức: Cùng một sự kiện tin phát thanh có dung lượng nhỏ hơn báo in. Hiện nay, tin phát thanh độ dai fhcir khoảng từ 10-30’’ ( 30-90 chữ), nếu tin có tiếng động thì thời gian khoảng 1’. Cấu trúc của tin đơn giản, có khả năng đưa tin trực tiếp có lời của nhân vật tham gia hay chứng kiến, đặc biệt phóng viên phát thanh có thể truyền tin qua điện thoại. Do đó, thời điểm xảy ra sự kiện cùng lúc với thời điểm phản ánh, sức hấp dẫn của phát thanh vì thế được nâng cao. II.3. Cấu trúc tin phát thanh: Tin phát thanh cũng bao gồm những yếu tố cơ bản, nghĩa là phải trả lời được những câu hỏi: Ai? Cái gì? ở đâu? khi nào? và có thể bổ sung thêm: thế nào? do đâu?... Từ những yếu tố cơ bản trên, người làm phát thanh sắp xếp, cấu trúc thế nào đó để lôi cuốn người nghe. Yếu tố nào quan trọng cần nhấn mạnh, thì đặt ở vị trí cần thiết, gây ấn tượng trong tin. Tin phát thanh có ba dạng cấu trúc cơ bản là tháp xuôi, tháp ngược và hình chữ nhật. Cấu trúc hình tháp xuôi: Là cấu trúc thông thường nhất. Cấu trúc này bắt đầu bằng sự lôi cuốn sự chú ý của người nghe bằng sự mở đầu khêu gợi trí tò mò. Sau đó dần dần cung cấp những chi tiết phát triển đề tài của tin. Việc thông tin các sự kiện sẽ dẫn người nghe đến “ tự mình rút ra kết luận”. Đây là phương pháp tăng dần ấn tượng của tin đối với người nghe. Cấu trúc hình chữ nhật: Là cấu trúc mà các chi tiết của tin được sắp xếp ngang hàng nhau. Mỗi chi tiết mang một lượng thông tin mới, không chi tiết nào nổi trội hoặc ngược lại không có giá trị trong tin. Cấu trúc hình tháp ngược: Là cấu trúc theo từng đoạn lớp trong đó mỗi đoạn lớp sau sẽ chứa đựng nội dung thông tin ít hơn lớp trước. Theo đó, các yếu tố quan trọng có ý nghĩa nhất được nêu lên ở đầu. Người nghe đài ngay từ đầu sẽ biết được bản chất của sự kiện. Phần đầu của tin có thể nghe một cách chăm chú, nhưng phần sau có thể hờ hững nhưng vẫn nắm được lượng thông tin cần thiết. Tuy nhiên không nên đặt thông tin quan trọng trong những chữ đầu tiên, tránh tình trạng người nghe chưa kịp chú ý thì thông tin đã đi qua. Cấu trúc hình tháp ngược là cấu trúc được sử dụng phổ biến nhất trên phát thanh vì người nghe có thể lĩnh hội được bản chất sự kiện ngay ở đầu tin, người biên tập có thể dùng phần đầu làm tít của tin, làm tin vắn, tin rút gọn… trong chương trình thời sự. Trật tự các diễn biến của sự kiện được trình bày logic rõ ràng, khôgn lộn xộn. Khi cần nhường chỗ cho thông tin khác quan trọng hơn, người biên tập có thể cắt phần cuối mà không làm cho thông tin bị sai lệch với bản chất sự kiện. Hiện nay trong các bản tin thời sự của Đài tiếng nói Việt Nam còn có dạng tin “có tiếng động”. Phần đầu giống như một tin ngắn thông báo về sự kiện, phần thân triển khai chi tiết (cả tiếng động, lời nói của nhân vật, phần kết tóm lại những ý đã triển khai. Thời gian của dạng tin tiếng động này là khoảng tù 2’-4’. Do thời lượng, và tính chất phản ánh, nhiều người coi tin dạng này là bài phản ánh hay phóng sự ngắn. II.4. Các dạng tin phát thanh: Tuỳ theo lĩnh vực phản ánh, phương thức truyền tải… có thể chia tin phát thanh thành nhiều dạng khác nhau. Theo lĩnh vực phản ánh : tin chính trị, văn hoá, kinh tế, quốc phòng, thể thao… Theo tính chất thời sự : tin thời sự, tin tư liệu, tin sống(trực tiếp)… Theo phương thức sản xuất : tin thu thanh, tin điện, fax… Theo đặc điểm phát thanh: tin có tiếng động và không có tiếng động. Hai dạng tin này phản ánh đặc trưng của loại hình phát thanh. Phần 2. Khảo sát một số tin phát thanh trong chương trình thời sự 18h Lý do lựa chọn khảo sát chương trình thời sự 18h: Trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam, chương trình thời sự chiếm thời lượng phát sóng đáng kể: 6h48’/ ngày. Bên cạnh các chương trình thời sự chính thức lúc 6h, 12h, 18h, 23h còn có các bản tin 5’ đầu giờ. Số lượng tin được đưa lên sóng có khối lượng lớn và được cập nhật từng giờ, các chương trình được phát theo giờ cố định, kết cấu, dung lượng, nhạc hiệu cố định tạo nên đồng hồ chương trình. Trước nhu cầu cập nhật thông tin của thính giả ngày càng cao, chương trình thời sự 18h là chương trình đầu tiên ở Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện công nghệ sản xuất trực tiếp - phát thẳng do đạo diễn và các biên tập viên của chương trình thực hiện nhằm phát huy triệt để tính đồng thời, cùng lúc của tin phát thanh. Đây cũng là chương trình có số lượng thính giả cao nhất của đài ( 90,2%). Chương trình Thời sự 18h cũng là chương trình quan trọng cung cấp những tin tức đầy đủ, nóng hổi và tổng hợp về các hoạt động trong ngày trong nước và quốc tế. Trong chương trình, tin chiếm thời lượng lớn. Do vậy, nó có sức hấp dẫn cao với lượng thính giả lớn và ổn định. Chính vì thế, tác giả lựa chọn chương trình này để khảo sát để thông qua đó thấy rõ những đặc trưng của tin phát thanh, cũng như những kĩ năng trong quá trình làm tin phát thanh. Khảo sát chương trình Thời sự 18h: II.1. Kết cấu nội dung chương trình: Chương trình Thời sự 18h có khung thời lượng ổn định là 45’ chương trình được kết cấu như sau: - Báo giờ. - Nhạc hiệu bài “ Diệt Phát xít” của Nguyễn Đình Thi - Lời xướng: “Đây là đài tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước CHXHCN Việt Nam”. - Lời mời của phát thanh viên: “ Mời quí vị và các bạn gặp lại biên tập viên và các phát thanh viên… trong chương trình thưòi sự chiều nay. - Biên tập viên phụ trách chương trình giới thiệu nội dung sẽ phát. - Nhạc cắt. - Sau đây là nội dung chi tiết. - Phần tin trong nước. - Phần tin quốc tế. - Bài bình luận hoặc phóng sự. - Vấn đề hôm nay ( cố định vào thứ hai hàng tuần) - Tin thể thao. - Dự báo thời tiết. - Lời chào tạm biệt. - Nhạc hết. Kết cấu khung chương trình mang tính cố định cao, chặt chẽ, rõ ràng, tạo điều kiện cho thính giả tiện theo dõi chương trình, tập trung sự chú ý vào những nội dung mà họ quan tâm. II.2. Đặc điểm của chương trình Thời điểm phát sóng chương trình cố định vào 18h hàng ngày, thời lượng ổn định (45’) tạo cho người nghe thói quen theo dõi chương trình. Có khối lượng thính giả lớn bởi đáp ứng được nhu cầu của thính giả là được nghe những thông tin nhanh, mới. Đó cũng chính là hai yếu tố sống còn của phát thanh. Nội dung chương trình ngày càng phong phú, đề cập nhiều hơn đến những vấn đề mà độc giả quan tâm. Giải quyết vấn đề trên diện rộng, lượng thông tin đưa ra nhiều nhưng mức độ đề cập không sâu như chuyên đề. Tin là thể loại chiếm dung lượng lớn trong chương trình (45-70%), tin có tiếng động được ưu tiên. Được thực hiện bởi những phóng viên năng động, phản ứng nhan, nhạy cảm với sự kiện. II.3. Cách sắp xếp nội dung thông tin: Tin phát thanh đề cập đến mọi vấn đề của đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá… Nội dung thông tin quy định cấu trúc của tin. Sắp xếp cấu trúc và nội dung của tin là nhiệm vụ của người biên tập phát thanh. Một chương trình tin tức bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất quán, rõ ràng, mạch lạc, có chủ đề. Nội dung thông tin thường được sắp xếp như sau: Tin quan trọng nhất đến tin quan trọng hơn rồi đến tin không quan trọng. Ví dụ: Chương trình ngày 03/02/05 kỉ niệm 75 năm thành lập Đảng, phần tin đưa những thông tin liên quan đến sự kiện đó trước tiên. Tin chính trị rồi đến tin ngoại giao, kinh tế, xã hội, thể dục thể thao, thời tiết… Tin địa phương, quốc gia, quốc tế. Cách thức đưa tin này tuân theo “quy luật xa gần”. Một bản tin sẽ được đón nghe, quan tâm nhiều khi nó đề cập đến những cái thính giả cần và có liên quan đến họ. Họ quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh họ hơn những gì ở xa xôi. II.4. Xây dựng văn bản phát thanh: Xây dựng văn bản phát thanh bao gồm hai công đoạn: Xây dựng văn bản: chiếm 70% nội dung công việc. Thể hiện văn bản trên sóng phát thanh: 30% công việc còn lại. Văn bản phát thanh là văn bản từ đó phát thanh viên, biên tập viên đọc thu thanh và phát sóng. Tất cả các chương trình chúng ta nghe qua đài đều được viết trước bằng văn bản. Văn bản phát thanh dù ở hình thức nào cũng chỉ để nghe. Do đó, khâu xây dựng văn bản phát thanh là cơ sở quan trọng không thể thiếu. Chương trình Thời sự 18h với lượng tin bài dày đặc, việc xây dựng văn bản phát thanh là điều không thể thiếu. Văn bản được xây dựng dựa trên kết cấu, nội dung chương trình phản ánh. Để truyền thông hiệu quả, người làm phát thanh bao giờ cũng phải có văn bản để nói. Phương pháp chuẩn bị văn bản là hết sức quan trọng vì viết cho phát thanh là viết để nghe bằng tai chứ không phải đọc bằng mắt. Một chương trình tốt là chương trình khiến cho thính giả thích thú và bị cuốn hút vào nội dung sự kiện, nó cho thấy người nói đã có sự chuẩn bị kĩ càng văn bản và chủ động về thời gian. Văn bản tin phát thanh cũng trải qua những công đoạn như xây dựng văn bản tiin phát thanh. Yêu cầu của văn bản là phải tạo được sự thuận lợi cho người trình bày và phương tiện kĩ thuật phục vụ. Cách trình bày văn bản phát thanh cũng phải theo những quy ước nhất định để tiện lợi khi phát sóng và để người nghe tiếp nhận thông tin nhiều hơn. Ví dụ văn bản: “ Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Nam á Rích-chác A-mi-tết hôm qua đã bày tỏ tin tưởng về khả năng giải quyết những tranh chấp ở vùng Ka-sơ-mi-a giữa ấn Độ và Pa-kix-tan. Trả lời phóng viên đài truyền hình Pháp, ông A-mi-tết cho biết: Chính phủ Mỹ cũng như các nước Châu Âu cảm thấy hài lòng về thái độ thiện chí của cả ấn Độ và Pa-kĩ-tan để giải quyết vấn đề Ka-sơ-mi-a theo xu hướng hoà bình, phù hợp với lợi ích của cả hai bên cũng như lợi ích của người dân vùng Ka-sơ-mia. Sau một loạt các hoạt động nhằm nối lại quan hệ giữa hai bên, cộng đồng quốc tế đang mong đợi cuộc gặp quyết định giữa Thủ tướng ấn Độ Va-gio-pai và Thổng thống Pa-kĩ-tan Mu-ra-ráp vào tháng hai tới đây./. (Kiều Thu khai thác, 10/01) Thời sự 18h 10/01/05 Như vậy, đây là tin do phóng viên khai thác, khi kết thúc bên góc phải có ghi nguồn tin, ngày, ai viết. Hết tin dùng kí hiựu (./.) II.5. Cấu trúc văn bản tin: Việc trả lời 5W (what, who, where, when, why) là cơ sở cho việc chuẩn bị một bản tin. Bất cứ bản tin nào cũng phải trả lời được những câu hỏi đó. Với tin điều này là hiển nhiên, tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể người làm tin phát thanh có cách đặt câu hỏi và sắp xếp thứ tự trả lời các câu hỏi khác nhau. Ai? VD: Chủ tịch nước Trần Đức Lương ( hoạt động, tuyên bố?...) Sự kiện? VD:Tai nạn giao thông (xảy ra khi nào? như thế nào?) Sự việc? VD:Dịch cúm gà ( tiếp tục lam tràn…) Cái gì? VD:Mỹ toan tính sắp xếp lại lực lượng vũ trang… ở đâu? Đối với tin phát thanh chính xác về địa điểm là điều không thể thiếu bởi thính giả chỉ nghe một lần, và theo quy luật xa gần, nghe thấy địa danh họ quan tâm, họ sẽ chú ý nghe ngay. Khi nào? Với tin phát thanh yếu tố thời gian hieenj tại luôn được chú ý nhiều hơn, người nghe cần biết thông tin mới chứ không phải một cái gì đó có rồi. Cấu trúc tin phát thanh là cách thức thể hiện, sắp xếp các yếu tố ai, cái gì, như thế nào…theo một trật tự nhất định, làm sao cho người nghe nắm bắt được lượng thông tin nhiều nhất, lôi cuốn và hấp dẫn nhất. Các cấu trúc tin phát thanh trong chương trình Thời sự 18h: - Cấu trúc hình tháp xuôi: “ Bộ thương mại vưa đưa ra một loạt thông tin khẩn cấp về tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới nhằm cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam phải đặc biệt chú ý. Thứ nhất, giá gạo Thái Lan đã và đang giảm trong một vài tuần qua có nguy cơ ảnh hưởng tới giá gạo xuật khẩu của Việt Nam. Thứ hai, Philipin- nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Châu á sẽ đấu thầu để mua một lượng gạo lớn trong tháng này. Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đang hi vọng sẽ tháng thầu trong khi Việt Nam, Trung Quốc, ấn Độ đang giảm lượng gạo xuất khẩu. Thứ ba, Trung Quốc sẽ bán lượng gạo dự trữ để giảm sốt gạo. Điều này sẽ tác động xấu đến việc nhập khẩu gạo của Trung Quốc. Như vậy, với những thông tin vừa nêu trên, nếu các chủ vựa, nông dân cùng doanh nghiệp Việt Nam không cân nhắc kĩ trong việc bán gạo ra tại thời điểm hiện nay có thể gặp nhiều rủi ro khi giá gạo thế giới xuống thấp”. Đây là một tin đầy đủ cả 5 yếu tố, những nội dung chính của tin được triển khai chi tiết ở phần sau. Cấu trúc hình tháp ngược: “ Hôm nay trường TH y tế Nam Định đã chính thức chuyển thành trường Cao đẳng y tế Nam Định. Đây là một vinh dự lớn cho thầy và trò của trường trong việc phấn đấu xây dựng trường. Trường Cao đẳng y tế Nam Định với công tác đào tạo các y bác sĩ…” Đây là tin theo cấu trúc hình tháp ngược, trong đó câu đầu tiên đưa thông tin quan trọng nhất, người nghe có thể lĩnh hội những thôn tin chính, người biên tập trong quá trình làm tin cũng có thể rút gọn, lấy lời dãn, trật tự tin rõ ràng. Trong chương trình Thời sự 18h, tin chủ yếu được viết theo cấu trúc hình tháp xuôi và tháp ngược, cấu trúc hình chữ nhật được sử dụng với số lượng ít, do tính chất thông tin dàn trải, người nghe dễ có cảm giác nhàm chán và có thể tắt radio bất cứ lúc nào họ muốn. II.6. Các dạng tin phát thanh: Dựa theo đặc điểm phát thanh có thể chia tin phát thanh trong chương trình thời sự 18h thành hai dạng: Tin có tiếng động và không có tiếng động. Tin không có tiếng động (tin chay) là tin chỉ có chữ viết trên văn bản và lời nói của phát thanh viên. Thời lượng trung bình của dạng tin này là khoảng 20” đến 40”, tối đa là 1’, cách thức trình bày tin không khác nhiều so với báo in. Ví dụ: “ Tính đên ngày hôm nay các bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh đã có 34 bệnh nhân nhập viện liên quan đến bệnh phổi do viirrut cúm gà, tăng 12 trường hợp so với ngày 05/01. Tại Bệnh viện Nhiệt đới có thêm 6 trường hợp nhập viện…Tính đến ngày 06/02 đã có 9 trường hợp tử vong, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một người, còn lại là ở các địa phương khác.” Tin tức theo dạng này được phản ánh vắn tắt, cô đúc, xúc tích, chỉ trình bày những thông tin chính yếu nhất. Mỗi chương trình Thời sự 18h có từ 5 đến 12 tin quốc tế và từ 1 đến 5 tin trong nước thực hiện theo dạng tin không có tiếng động này.Cách thức xây dựng tin chay khá đơn giản , không đòi hỏi phương tiện kỹ thuật phức tạp, phát thanh viên đọc từ văn bản tin, thu thanh và phát sóng. Tin có tiếng động: là tin có tiếng động kèm theo, có lời nói của nhân chứng bên cạnh giọng đọc của phát thanh viên. Thời lượng tin có tiếng động khoảng dưới 1’. Với thế mạnh sử dụng âm thanh để diễn đạt, tin tiếng động giúp cho người nghe có cảm giác đang được chứng kiến sự việc xảy ra và khơi gợi trí tưởng tượng mạnh. Đó chính là lợi thế của phát thanh, bởi phát thanh là hình thức truyền tải thông điệp bằng âm thanh, việc đưa tiếng động trực tiếp tại hiện trường, lời nói của nhân chứng, người tham gia sự kiện sẽ làm tăng tính, thời sự, sống động và tức thời của thông tin. Ví dụ tin có tiếng động: “ Đến nay tỉnh Quảng Ngãi đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị bầu cử Hội động Nhân dân ba cấp, nhiệm kì 2004-2009. Uỷ ban mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác vận động bầu cử cho tất cả các ứng cử viên. Ông Trần Văn Thường, phó chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi cho biết:…….” Như vậy, có thể thấy chương trình Thời sự 18h là chương trình được thực hiện rất chuyên nghiệp với cách thức thông tin đa dạng, phát huy triệt để thế mạnh âm thanh, tính cùng lúc, đồng thời của phát thanh. Chính vì thế, đây là một trong những chương trình được thính giả yêu thích nhất của Đài tiếng nói Việt Nam. Phần 3. Kĩ năng làm tin phát thanh Kĩ năng làm tin phát thanh: Thông qua khảo sát việc thực hiện tin phát thanh trong chương trình Thời sự 18h có thể thấy để có được tin tức phát thanh hấp dẫn, mới mẻ, đáp ứng nhu cầu và thói quen nghe của thính giả người làm tin phát thanh cần chú ý đến những yêu cầu cơ bản sau: Phải nắm bắt tình hình: Đây là yêu cầu có tính chất bắt buộc và thường xuyên. Đối với phóng viên Đài phát thanh đặc biệt là phóng viên thời sự, việc nắm bắt tình hình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu không nắm bắt được bước đi, nhịp thở của cuộc sống, phóng viên khó có thể thẩm định ngay các sự kiện diễn ra. Lựa chọn chủ đề, đề tài: Không phải mọi câu chuyện xảy ra đều thích hợp với thể loại tin. Người ta ví phát thanh là một chiếc “ cối xay chữ khổng lồ”, người phóng viên phải lựa chọn đề tài tiêu biểu, góp phần đắc lực trong việc giải quyết những vấn đề thời sự đặt ra. Tiếp cận và thẩm tra các dữ liệu, phát hiện nguồn tin: Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với người làm báo phát thanh bởi thông tin khi đã được phát sóng phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, đãng tin cậy. Để có tin tức phát thanh hấp dẫn: Câu mở đầu của tin tức là câu quan trọng nhất của một tin. Vì vậy, tin tức phải lôi cuốn, hấp dẫn được người nghe ngay từ câu đầu tiên, khiến cho thính giả phải nghe tiếp, không thể bỏ dở. Những người biên tập tin tức phát thanh giỏi đều dành nhiều thời gian để viết được một câu mở đầu hấp dẫn, một câu mở đầu sắc sảo và có sức nặng. Câu mở đầu cần thiết phải chứa đựng những nội dung cơ bản nhưng cũng không nên quá tham lam trả lời hết các câu hỏi: Ai, lúc nào, ở đâu, tại sao…bởi như vậy sẽ khiến câu trở nên phức tạp, dễ nhầm lẫn. Câu mở đầu nên viết đơn giản, tuân thủ theo quy định viết cho phát thanh là mỗi câu chỉ nên tối đa là 18-20 chữ. Những thông tin quan trọng nên tránh để ở ngay đầu câu, bởi khi mới bắt đầu, người nghe chưa kịp lĩnh hội thông tin. Tuy nhiên, cũng tránh để thông tin quan trọng ở cuối câu. Nếu người nghe phải chờ đợi lâu mới biết được thông tin cần thiết, họ dễ có tâm lý bỏ qua tin đó. Mở đầu tin phát thanh không nên để người nghe radio gặp phải những tên lạ, không quen thuộc, viết tắt. Câu mở đầu không nên là một mệnh đề phụ quá dài. Bởi mệnh đề phụ ấy sẽ làm người nghe mất hứng thú khi theo dõi tin. Yếu tố cần biết chưa đựng lượng thông tin quan trọng bao giờ cũng được người nghe chú ý hơn. nó phải được trình bày ở ngay đầu tin và không bị cản trở, chậm lại vì một mệnh đề phụ. Câu mở đầu không nên bắt đầu bằng một địa danh, điều đó sẽ làm cho bản tin dễ bị nhàm chán, sáo mòn. Câu mở đầu tin tức phát thanh nếu dùng chữ số cần phải hết sức cẩn thận để tránh nhầm lẫn. Bản thân chữ số không có ý nghĩa gì nếu nó không gắn kết với sự kiện và giải thích cho tin tức. Khi dùng con số, người biên tập nên làm tròn và gọn để người nghe dễ nhớ. Những chữ số dài, chữ số thập phân hay số La mã phải thay bằng chữ viết để tránh nhầm lẫn. Ví dụ: 19.997 = gần hai mươi nghìn Giáo hoàng Jăng Pôn II= giáo hoàng Jăng Pôn Hai Để duy trì được hứng thú của người nghe: Đối với phát thanh, ngôn ngữ dùng càng khó hiểu bao nhiêu càng nhanh làm mất hứng thú của người nghe bấy nhiêu. Ngôn ngữ giản dị dễ hiểu, không gồm những từ khó, những câu dài sẽ duy trì được hứng thú của người nghe. Câu văn cần ngắn gọn, sáng sủa, dễ hiểu, nói như kể chuyện với người nghe. Thông tin phải được trình bày theo trình tự logic, không tối nghĩa. Khi kết thúc tin phát thanh, cách tốt nhất nên nhắc lại những yếu tố của tin một cách khéo léo dưới một dạng thức khác với câu đầu của tin. Thông tin trên phát thanh cần tránh những thuật ngữ, những từ viết tắt không có giải thích. Khi phải dùng từ viết tắt thì ít nhất người biên tập phải dùng nguyên văn một lần. Tin tức phát thanh thường dùng câu ngắn gọn cấu trúc bởi hai thành phần chủ yếu, nhưng cũng không có nghĩa là chỉ sử dụng câu ngắn vì như vậy sẽ gây nên sự đơn điệu. Một tin phải được trình bày sáng sủa, mạch lạc khi dùng những đoản ngữ, những từ quan hệ đúng lúc, đứng chỗ như: “nhưng”, “mặc dù vậy”, “trong khi đó”, “thêm vào đó”,…Sự hấp dẫn bao giờ cũng được tạo nên bởi sự kiện diễn ra rõ ràng, mạch lạc. bởi những sự biến dồn dập trong thông tin. Biên tập tin phát thanh: Biên tập chương trình tin tức là quá trình chọn lựa tin tức từ các nguồn: thông tấn xã, báo chí các loại, phóng viên, cộng tác viên, báo đài nước ngoài…để sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với phát thanh và sắp xếp nó theo trật tự của chương trình mà chủ đề đã định ra. Khi nhận được tin từ nguồn tin, n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTin - sức mạnh của phát thanh.doc
Tài liệu liên quan