Cơ sở xác định nhu cầu bến bãi cho mạng lưới xe buýt
Cùng với sự phát triển của mạng lưới xe buýt trong tương lai, việc đầu tư và phát triển bến bãi (trạm trung chuyển, bãi hậu cần, bến kỹ thuật) hợp lý cho xe buýt là một nhu cầu hết sức cần thiết, là cơ sở cho mạng lưới VTHKCC hoạt động hiệu quả.
Giai đoạn đầu, trạm trung chuyển là nơi tiếp chuyển hành khách giữa các loại hình tuyến. Khi hệ thống metro đi vào khai thác, trạm trung chuyển còn là nơi kết nối buýt-metro, tạo sự liên thông cho toàn mạng lưới. Mặc dù đã có đề xuất quy hoạch 22 vị trí làm trạm trung chuyển cho mạng xe buýt từ năm 2002 (đã trình bày kỹ ở chương 5, báo cáo giữa kỳ), thực tế toàn thành phố hiện nay chỉ có 12 điểm trung chuyển, phần lớn sử dụng diện tích chung với các bến xe khách liên tỉnh
18 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Nghiệm thu - Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh - Chương 19: Nhu cầu bến bãi qua các giai đoạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
335
CHƢƠNG 19
NHU CẦU BẾN BÃI QUA CÁC GIAI ĐOẠN
19.1 Cơ sở xác định nhu cầu bến bãi cho mạng lƣới xe buýt
Cùng với sự phát triển của mạng lưới xe buýt trong tương lai, việc đầu tư và
phát triển bến bãi (trạm trung chuyển, bãi hậu cần, bến kỹ thuật) hợp lý cho xe buýt
là một nhu cầu hết sức cần thiết, là cơ sở cho mạng lưới VTHKCC hoạt động hiệu
quả.
Giai đoạn đầu, trạm trung chuyển là nơi tiếp chuyển hành khách giữa các
loại hình tuyến. Khi hệ thống metro đi vào khai thác, trạm trung chuyển còn là nơi
kết nối buýt-metro, tạo sự liên thông cho toàn mạng lưới. Mặc dù đã có đề xuất quy
hoạch 22 vị trí làm trạm trung chuyển cho mạng xe buýt từ năm 2002 (đã trình bày
kỹ ở chương 5, báo cáo giữa kỳ), thực tế toàn thành phố hiện nay chỉ có 12 điểm
trung chuyển, phần lớn sử dụng diện tích chung với các bến xe khách liên tỉnh
Bảng 19.1 Các trạm trung chuyển hiện tại (10/2009)
Stt Tên bến Hiện trạng
Diện tích quy hoạch
(m
2
)
1 Bến Thành Bến trung chuyển xe buýt 8.100
2 Bến xe Chợ Lớn
Bến trung chuyển xe buýt +
Bến xe khách liên tỉnh
10.000
3 Bến xe Miền Tây
Bến trung chuyển xe buýt +
Bến xe khách liên tỉnh
49.000
4 Bến xe An Sương
Bến trung chuyển xe buýt +
Bến xe khách liên tỉnh
16.000
5 Bến xe Miền Đông
Bến trung chuyển xe buýt +
Bến xe khách liên tỉnh
62.000
6 Bến xe Quận 8
Bến trung chuyển xe buýt +
Bến xe khách liên tỉnh
10.000
7 Bến xe Củ Chi
Bến trung chuyển xe buýt +
Bến xe khách liên tỉnh
10.000
8 Bến xe Ngã Tư Ga
Bến trung chuyển xe buýt +
Bến xe khách liên tỉnh
20.000
9 Bến Công viên 23/9
Bãi đậu xe buýt, chưa có cơ
sở hạ tầng trạm trung chuyển
10.000
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
336
Stt Tên bến Hiện trạng
Diện tích quy hoạch
(m
2
)
10 Bến xe buýt Văn Thánh
Bãi đậu xe buýt, chưa có cơ
sở hạ tầng trạm trung chuyển
4.000
11 Bến xe buýt Cần Giờ
Bãi đậu xe buýt, chưa có cơ
sở hạ tầng trạm trung chuyển
8.000
12 Bến xe buýt Đầm Sen
Bãi đậu xe buýt, chưa có cơ
sở hạ tầng trạm trung chuyển
841
(Bảng 19.1). Số lượng trạm còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu cho mạng lưới. Khi đề
xuất thành lập các trạm trung chuyển mới, các tiêu chí đặt ra là:
Phải là đầu mối (bến đầu/cuối) của trên 03 tuyến buýt,
Là vị trí bố trí trạm dừng/nhà ga metro trong tương lai,
Có vị trí, diện tích (tiềm năng) phù hợp.
Bảng 19.2 Các trạm trung chuyển đã quy hoạch, chưa xây dựng
Stt Tên bến Hiện trạng Quy hoạch
Phân
loại
Diện
tích
quy
hoạch
(m
2
)
1 Bến Tân Thuận Chưa xây dựng
Bến đầu mối trung chuyển
xe buýt ở khu vực phía
Nam TP và của khu vực
(quận 7, Nhà Bè)
Chính 5.000
2
Ga VTHKKLL Chợ
Nhỏ
Chưa xây dựng
Là bến đầu mối trung
chuyển xe buýt cửa ngõ
phía Đông Bắc thành phố
Chính 14.400
3 Ga metro Quận 2 Chưa xây dựng
Sẽ là bến đầu mối trung
chuyển chính của khu vực
phía Đông thành phố kết
hợp với Ga metro
Chính 15.000
4 Bến xe Tân Bình
Hiện do UBND
Quận Tân Bình
quản lý
Sẽ là đầu mối tiếp chuyển
chính của hàng lang QL 22
Chính 5.541
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
337
Stt Tên bến Hiện trạng Quy hoạch
Phân
loại
Diện
tích
quy
hoạch
(m
2
)
5 Bến buýt Lê Minh Xuân Chưa xây dựng
Bến đầu mối khu vực và
kết hợp bãi đỗ xe kỹ thuật.
Khu
vực
10.000
6 Bến xe buýt Quận 4 Đang xây dựng
Bến đầu mối khu vực và
kết hợp bãi đỗ xe
Khu
vực
7.000
7 Bến xe buýt Hóc Môn
Bến đầu mối khu vực Hóc
Môn và kết hợp bãi đỗ xe
Khu
vực
6.926
8 Bến xe buýt Thủ Đức
Bến đầu mối khu vực Thủ
Đức và kết hợp bãi đỗ xe
Khu
vực
4.000
9 Bến xe buýt Nhà Bè
Bến đầu mối khu vực Nhà
Bè và kết hợp bãi đỗ xe.
Khu
vực
5.000
10
Bến xe buýt phía Nam
khu đô thị Nam Sài Gòn
Bến đầu mối khu vực Hiệp
Phước và kết hợp bãi đỗ
xe
Khu
vực
10.000
Với sự gia tăng đáng kể số lượng xe buýt qua từng giai đoạn, bãi hậu cần,
bến kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhằm kéo dài tuổi thọ và tính năng kỹ thuật, an
toàn của xe, bảo đảm không có hư hỏng đột ngột xảy ra trong quá trình hoạt động.
Bãi hậu cần nên bố trí không quá xa các trạm trung chuyển (< 5km) nhằm giảm
thiểu thời gian và chi phí đi từ bãi hậu cần đến các bến đầu cuối. Diện tích lưu đậu
dành cho một xe buýt tiêu chuẩn (B55) là 40m2 chưa kể đường ra vào và các công
trình phụ trợ khác, theo 20TCN 104-83. Nếu tính cho tất cả thì một xe buýt tiêu
chuẩn cần 100m2.
19.2 Nhu cầu về bến bãi cho mạng lƣới sau điều chỉnh 2010.
Đến năm 2010 dự kiến số lượng xe buýt quy đổi ra xe buýt tiêu chuẩn là
5884 xe. Do vậy để có đủ diện tích bến bãi cho mạng lưới hoạt động hiệu quả, cần
một quỹ đất rất lớn để xây dựng các trạm trung chuyển cho giai đoạn 2010 và trong
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
338
tương lai đến 2025. Hơn nữa cần thiết có đủ bến hậu cần để tất cả xe hoạt động ban
ngày có nơi đậu vào ban đêm.
19.2.1 Trạm trung chuyển cấp 1
Hình 19.1 Vị trí các trạm trung chuyển cấp 1 đến 2010.
Đến hết năm 2010 thành phố vẫn chưa có loại hình đường sắt đô thị, do đó
các trạm trung chuyển cấp 1 là yếu tố rất quan trọng để tạo thành mạng lưới xe
buýt. Ngoài yêu cầu là nơi trung chuyển giữa các tuyến, trạm trung chuyển sẽ còn là
bãi lưu đậu cho xe buýt của 24 tuyến trục/chính và một số tuyến nhánh khu vực, do
đó số lượng phương tiện tại các trạm trung chuyển này là rất lớn.
Các trạm trung chuyển đề xuất hầu hết đều nằm trong 22 bến bãi đã được
thành phố quy hoạch đất dành cho GTCC. Nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề xuất một
số bến trung chuyển mới, theo quy hoạch thì các vị trí này trong tương lai đều là
depot của các tuyến metro, tram way:
Trạm trung chuyển Nguyễn Văn Linh: depot của tuyến metro số 5 và
tramway 2.
Trạm trung chuyển Nam Sài Gòn: depot tuyến metro số 4 ở giai đoạn 1.
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
339
Bảng 19.3 Danh sách các trạm trung chuyển cấp 1 năm 2010
STT Tên bến
Số lƣợng
tuyến sử dụng
Số lƣợng chỗ
đậu xe, quy về
B55
Diện tích bến
bãi cần thiết
(m
2
)
1 Công viên 23/09 30 223 22.300
2 An Sương 24 155 15.500
3 Chợ Lớn 24 187 18.700
4 Miền Tây 28 167 16.700
5 Tân Bình 18 78 7.800
6 Văn Thánh 8 38 3.800
7 Suối Tiên 8 77 7.700
8
Nguyễn Văn Linh
(mới)
3 19 1.900
9 Nam Sài Gòn (mới) 5 43 4.300
10 Ngã 4 Ga 6 51 5.100
11 Ngã 4 Bình Phước 2 53 5.300
12 Củ Chi 18 70 7.000
Tổng 174 1.161 116.100
Số xe lưu đậu tại các trạm trung chuyển là số xe chênh lệch giữa số se cần
thiết và số xe hoạt động giờ thấp điểm. Trạm trung chuyển sẽ có nhiều loại xe buýt,
do vậy diện tích bến bãi cần thiết được tính thông qua số lượng xe buýt tiêu chuẩn.
Số xe tiêu chuẩn được tính bằng cách lấy tổng sức chứa (số chỗ) các xe lưu đậu tại
trạm/sức chứa xe buýt tiêu chuẩn (55).
19.2.2 Trạm trung chuyển cấp 2.
Ngoài các trạm trung chuyển cấp 1 thì trạm trung chuyển cấp 2 là đầu mối
của các tuyến buýt nhánh nội vùng hay liên vùng. Xây dựng các trạm trung chuyền
cấp 2 sẽ cải thiện việc xe buýt lưu đậu trên đường ảnh hưởng không tốt đến tình
hình giao thông.
Các trạm trung chuyển cấp 2 còn làm tăng tính hiệu quả của mạng lưới do
nếu không có bến bãi các tuyến xe buýt buộc kéo dài lộ trình không cần thiết dẫn
đến tăng hệ số trùng lắp.
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
340
Bảng 19.4 Danh sách các trạm trung chuyển cấp 2 năm 2010
STT Tên bến Số lƣợng
tuyến sử dụng
Số lƣợng chỗ
đậu xe, quy về
B55
Diện tích bến
bãi cần thiết
(m
2
)
1 Quận 8 2 7 700
2 Tân Quy 4 15 1500
3 Quận 7 2 15 1500
4 Hiệp Phước 1 10 1000
5 Cát Lái 2 19 1900
6 Đầm Sen 6 24 2400
7 Hậu Cần số 3 3 15 1500
8 Bình Hưng Hòa 3 7 700
9 Long Trường 2 5 500
11 Miền Đông 13 63 6300
12 Hậu Cần 1 2 16 1600
13 Ngã 3 Giồng 3 7 700
14 19/05 4 24 2400
15 Hiệp Thành 5 33 3300
16 Phú Định 2 6 600
17 Tân Vạn 1 10 1000
18 Nhà Bè 4 28 2800
Tổng 59 304 304.000
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
341
Hình 19.2 Vị trí các trạm trung chuyển cấp 2 năm 2010.
19.2.3 Ga hành khách
Khi thành phố chưa có hệ thống đường sắt đô thị thì tạm thời chỉ có hai đầu
mối trung chuyển giữa các loại hình vận tải hàng không – đường sắt – đường bộ là
sân bay Tân Sơn Nhất và Ga Hòa Hưng với nhu cầu bến bãi chưa quá lớn.
Bảng 19.5 Danh sách các ga hành khách 2010
STT Tên bến Số lƣợng
tuyến sử dụng
Số lƣợng chỗ
đậu xe, quy về
B55
Diện tích bến
bãi cần thiết
(m
2
)
1 Sân bay Tân Sơn Nhất 9 19 1900
2 Ga Hòa Hưng 3 3 300
19.2.4 Bãi hậu cần - Bến kỹ thuật
Hiện tại thành phố mới chỉ có một số bãi hậu cần nhưng không đủ phục vụ
cho số lượng phương tiện (Bảng 19.5)
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
342
Bảng 19.6 Các bãi hậu cần hiện có do Công ty xe khách Sài Gòn quản lý
STT Tên bãi Vị trí bãi đậu xe Diện tích
(m
2
)
Chức năng
1 Bãi Bắc Việt Q. Tân Bình 27.000 Bãi đậu xe ban đêm +
bảo dưỡng sửa chữa
2 Bãi Lạc Long Quân Q. Tân Phú 30.000 Bãi đậu xe ban đêm +
bảo dưỡng sửa chữa
3 Bãi Cộng Hòa Q. Tân Bình 7.000 Bãi đậu xe ban đêm
4 Bãi Hậu cần số 1 Q. Gò Vấp 7.000 Bãi đậu xe ban đêm
Tổng 67.000
Hình 19.3 Vị trí các bãi hậu cần cần thiết cho mạng lưới xe buýt 2010.
Với hiện trạng diện tích bãi hậu cần còn quá thiếu thốn, nhóm nghiên cứu đề
xuất vị trí các bãi hậu cần mới, trong đó có các vị trí đã được Chính phủ phê duyệt
trong QH GTVT 2020 .
Bảng 19.7 Các bãi hậu cần cho mạng lưới sau điều chỉnh 2010
STT Tên Diện tích (m2) Địa điểm Ghi chú
1 Thạnh Xuân 72.000 Q12 Theo QH
2 Hóc Môn 69.000 Hóc Môn Theo QH
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
343
3 Cộng Hòa(Hậu Cần 2) 7.700 Tân Bình Theo QH
4 Bắc Việt 28.500 Tân Bình Đã có
5 Hậu Cần số 3 1.600 Tân Bình Đã có
6 Lạc Long Quân 30.000 Tân Bình Đã có
7 Quận 4 10.000 Q4 Theo QH
8 Quận 8 10.000 Q8 Đã có
9 An Lạc 30.000 Bình Chánh Theo QH
10 Miền Đông 62.000 Bình Thạnh Đã có
11 Hậu cần số 1 7.000 Gò Vấp Đã có
12 Tân Thuận 5.000 Q7 Theo QH
13 Nhà Bè 40.000 Nhà Bè Theo QH
Tổng cộng 372.800
Nếu tính cho 5884 xe buýt tiêu chuẩn, diện tích chiếm chỗ một xe là 40m2
thì đã cần đến 235.000m2 bãi hậu cần. Bên cạnh đó, cần bố trí các xưởng sửa chữa
tại các bãi hậu cần, có diện tích 5.000-8.000m2 cho 120-180 xe (2%-3%) có nhu cầu
sửa chữa lớn như: sửa chữa động cơ, thay thế nội thất…
19.3 Nhu cầu về bến bãi cho mạng lƣới giai đoạn 2011 - 2015
Từ 2011 đến 2015, mạng lưới xe buýt tiếp tục phát triển theo sự phát triển
của cơ sở hạ tầng và sự gia tăng nhu cầu đi lại của thành phố. Đoàn phương tiện tiếp
tục tăng về số lượng (11.249 xe buýt tiêu chuẩn), có thêm một số loại phương tiện
đặc biệt như xe BRT sức chứa 180 HK.
19.3.1 Trạm trung chuyển cấp 1 và nhà ga hành khách
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
344
Hình 19.4 Vị trí các trạm trung chuyển cấp 1 và ga HK đến 2015
Bảng 19.8 Danh sách các trạm trung chuyển cấp 1 đến năm 2015
STT Tên bến
Số lƣợng
tuyến sử dụng
Số lƣợng chỗ
đậu xe, quy về
B55
Diện tích bến
bãi cần thiết
(m
2
)
1 An Sương 34 286 28.600
2 Chợ Lớn 26 283 28.300
3 Miền Tây 33 427 42.700
4 Tân Bình 17 105 10.500
5 Văn Thánh 12 107 10.700
6 Nguyễn Văn Linh 8 65 6.500
7 Nam Sài Gòn 5 53 5.300
8 Ngã 4 Ga 10 87 8.700
9 Ngã 4 Bình Phước 4 103 10.300
10 Củ Chi 17 108 10.800
11 Quận 2 4 48 4.800
Tổng 170 1.672 167.200
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
345
Bảng 19.9 Danh sách các Ga hành khách đến năm 2015
STT Tên bến
Số lƣợng
tuyến sử dụng
Số lƣợng chỗ
đậu xe, quy về
B55
Diện tích bến
bãi cần thiết
(m
2
)
1 Ga HK Công viên 23/09 29 277 27.700
2 Ga HK Hòa Hưng 7 8 800
3 Ga HK Tân Sơn Nhất 12 34 3.400
4 Ga HK Suối Tiên 10 177 17.700
5 Ga HK Chợ Nhỏ 6 103 10.300
Tổng 64 599 59.900
Đến năm 2015 sẽ hoàn thành tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, do
vậy một số trạm trung chuyển cấp 1 sẽ chuyển sang làm ga hành khách (CV 23/09,
Suối Tiên). Các nhà ga HK chuyển đổi từ các trạm trung chuyển sẽ là các đầu mối
trung chuyển xe buýt và đường sắt đô thị với lượng khách rất lớn. Bổ sung thêm
trạm trung chuyển Q.2 và ga hành khách Chợ Nhỏ, nâng tổng số trạm và nhà ga lên
16 vị trí.
19.3.2 Trạm trung chuyển cấp 2
Hình 19.5 Vị trí các trạm trung chuyển cấp 2 đến 2015
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
346
Bảng 19.10 Danh sách các trạm trung chuyển cấp 2 đến 2015
STT Tên bến Số lƣợng
tuyến sử dụng
Số lƣợng chỗ
đậu xe, quy về
B55
Diện tích bến
bãi cần thiết
(m
2
)
1 Quận 8 6 34 3.400
2 Tân Quy 5 24 2.400
3 Quận 7 2 31 3.100
4 Hiệp Phước 2 28 2.800
5 Cát Lái 2 12 1.200
6 Đầm Sen 7 64 6.400
7 Hậu Cần số 3 3 24 2.400
8 Bình Hưng Hòa 5 57 5.700
9 Long Trường 3 20 2.000
11 Miền Đông 17 113 11.300
12 Hậu Cần 1 3 26 2.600
13 Ngã 3 Giồng 3 12 1.200
14 19/05 4 26 2.600
15 Hiệp Thành 5 27 2.700
16 Phú Định 2 11 1.100
17 Tân Vạn 3 38 3.800
18 Nhà Bè 5 38 3.800
19 Ngã 4 Tân Quy 4 20 2.000
81 605 60.500
Trong giai đoạn này chỉ bổ sung thêm một trạm trung chuyển cấp 2 là trạm
Ngã tư Tân Quy.
19.3.3 Bãi hậu cần - Bến kỹ thuật
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
347
Hình 19.6 Vị trí các bãi hậu cần đến năm 2015
Bảng 19.11 Danh sách các bãi hậu cần đến 2015.
STT Tên Diện tích (m2) Địa điểm Ghi chú
1 Thạnh Xuân 72.000 Q12 Theo QH
2 Hóc Môn 69.000 Hóc Môn Theo QH
3 Cộng Hòa(Hậu Cần 2) 7.700 Tân Bình Theo QH
4 Bắc Việt 28.500 Tân Bình Đã có
5 Hậu Cần số 3 1.600 Tân Bình Đã có
6 Lạc Long Quân 30.000 Tân Bình Đã có
7 Quận 4 10.000 Q4 Theo QH
8 Quận 8 10.000 Q8 Đã có
9 An Lạc 30.000 Bình Chánh Theo QH
10 Miền Đông 62.000 Bình Thạnh Đã có
11 Hậu cần số 1 7.000 Gò Vấp Đã có
12 Tân Thuận 5.000 Q7 Theo QH
13 Nhà Bè 40.000 Nhà Bè Theo QH
14 Vĩnh Lộc 40.000 Bình Chánh Theo QH
15 Tỉnh lộ 10 40.000 Bình Chánh Theo QH
16 Nam Đồng Nai 30.000 Q9 Theo QH
17 Trường Thạnh 30.000 Q9 Theo QH
Tổng cộng 512.800
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
348
Bổ sung thêm bốn bãi hậu cần: Vĩnh Lộc, Tỉnh lộ 10, Nam Đồng Nai và
Trường Thạnh, với diện tích bổ sung là 140.000m2. Ứng với đoàn phương tiện trên
11.231 xe thì diện tích xưởng sửa chữa phải từ 10.000-16000m2
19.4 Nhu cầu về bến bãi cho mạng lƣới giai đoạn 2016 - 2020
19.4.1 Trạm trung chuyển cấp 1 và nhà ga hành khách
Với sự hoạt động của các tuyến metro số 1, 2, 3a, 6 một số trạm trung
chuyển cấp 1 sẽ chuyển sang thành các ga hành khách. Tổng số lượng các trạm/nhà
ga không thay đổi so với giai đoạn 2010-2015.
Bảng 19.12 Danh sách nhà ga hành khách đến năm 2020.
STT Tên bến Số lƣợng
tuyến sử dụng
Số lƣợng chỗ
đậu xe, quy về
B55
Diện tích bến
bãi cần thiết
(m
2
)
1 Ga HK Công viên 23/09 30 407 40.700
2 Ga HK Hòa Hưng 8 20 2.000
3 Ga HK Tân Sơn Nhất 14 57 5.700
4 Ga HK Suối Tiên 10 305 30.500
5 Ga HK Chợ Nhỏ 7 169 16.900
6 Ga HK Chợ Lớn 27 591 59.100
7 Ga HK Miền Tây 33 696 69.600
8 Ga HK Tân Bình 17 141 14.100
Tổng 146 2.386 238.600
Bảng 19.13 Danh sách các trạm trung chuyển cấp 1 đến năm 2020.
STT Tên bến
Số lƣợng
tuyến sử dụng
Số lƣợng chỗ
đậu xe, quy về
B55
Diện tích bến
bãi cần thiết
(m
2
)
1 An Sương 36 564 56.400
2 Văn Thánh 12 148 14.800
3 Nguyễn Văn Linh 9 96 9.600
4 Nam Sài Gòn 7 81 8.100
5 Ngã 4 Bình Phước 8 160 16.000
6 Ngã 4 Ga 11 140 14.000
7 Củ Chi 17 234 23.400
8 Quận 2 5 209 20.900
Tổng 105 1.632 163.200
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
349
Hình 19.7 Vị trí trạm trung chuyển và ga hành khách đến 2020.
19.4.2 Trạm trung chuyển cấp 2
Bảng 19.14 Danh sách các trạm trung chuyển cấp 2 đến 2020
STT Tên bến
Số lƣợng
tuyến sử dụng
Số lƣợng chỗ
đậu xe, quy về
B55
Diện tích bến
bãi cần thiết
(m
2
)
1 Quận 8 8 95 9500
2 Tân Quy 5 20 2000
3 Quận 7 3 23 2300
4 Hiệp Phước 2 33 3300
5 Cát Lái 3 29 2900
6 Đầm Sen 6 76 7600
7 Hậu Cần số 3 3 21 2100
8 Bình Hưng Hòa 6 109 10900
9 Long Trường 3 37 3700
11 Miền Đông 19 200 20000
12 Hậu Cần 1 4 44 4400
13 Ngã 3 Giồng 3 16 1600
14 19/05 4 32 3200
15 Hiệp Thành 7 79 7900
16 Phú Định 4 24 2400
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
350
17 Tân Vạn 3 58 5800
18 Nhà Bè 5 49 4900
19 Ngã 4 Tân Quy 4 32 3200
20 Ngã 3 An Nhơn Tây 3 63 6300
Tổng 95 1.040 104.000
Chỉ bổ sung thêm một trạm tại Ngả ba An Nhơn Tây.
Hình 19.8 Vị trí các trạm trung chuyển cấp 2 đến 2020
19.4.3. Bãi hậu cần - Bến kỹ thuật
Đến năm 2020 mạng lưới xe buýt thành phố có 17.983 xe buýt tiêu chuẩn
như vậy sẽ cần 15.000 đến 24.000m2 làm xưởng sửa chữa.
19.5 Nhu cầu về bến bãi cho mạng lƣới sau 2020.
Tính đến giai đoạn từ sau năm 2020 đoàn phương tiện cần thiết cho mạng
lưới là 24.544 xe quy ra xe buýt tiêu chuẩn. Do đó nhu cầu về diện tích bến bãi là
hết sức to lớn cần phải được quy hoạch quỹ đất từ bây giờ.
19.5.1 Trạm trung chuyển cấp 1 và nhà ga hành khách.
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
351
Hình 19.9 Vị trí các ga hành khách và trạm trung chuyển cấp 1 giai đoạn sau 2020
Bảng 19.15 Danh sách các nhà ga hành khách và trạm trung chuyển cấp 1 giai
đoạn sau 2020.
STT Tên bến
Số lƣợng
tuyến sử dụng
Số lƣợng chỗ
đậu xe, quy về
B55
Diện tích bến
bãi cần thiết
(m
2
)
1 Ga HK Công viên 23/09 37 539 53.900
2 Ga HK Hòa Hưng 9 45 4.500
3 Ga HK Tân Sơn Nhất 15 103 10.300
4 Ga HK Suối Tiên 16 415 41.500
5 Ga HK Chợ Nhỏ 12 241 24.100
6 Ga HK Chợ Lớn 32 750 75.000
7 Ga HK Miền Tây 34 661 66.100
8 Ga HK Tân Bình 23 253 25.300
9 Ga HK Ngã 4 Ga 13 181 18.100
10 Ga HK Nguyễn Văn Linh 9 162 16.200
11 Ga HK Nam Sài Gòn 24 166 16.600
12 Ga HK An Sương 44 718 71.800
13 Ga HK Củ Chi 18 193 19.300
14 Ga HK BX Miền Tây mới 20 456 45.600
15 Ga HKNgã 4 Bình Phước 5 175 17.500
16 Ga HK Văn Thánh 18 251 25.100
17 Ga HK Quận 2 13 287 28.700
Tổng 342 5.596 559.600
19.5.2 Trạm trung chuyển cấp 2
Bảng 19.16 Danh sách các trạm trung chuyển cấp 2 giai đoạn sau năm 2020
STT Tên bến
Số lƣợng
tuyến sử dụng
Số lƣợng chỗ
đậu xe, quy về
Diện tích bến
bãi cần thiết
Chương 19 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
352
B55 (m
2
)
1 Quận 8 13 131 13.100
2 Tân Quy 4 37 3.700
3 Quận 7 4 50 5.000
4 Hiệp Phước 1 13 1.300
5 Cát Lái 6 69 6.900
6 Đầm Sen 12 133 13.300
7 Hậu Cần số 3 3 35 3.500
8 Bình Hưng Hòa 7 121 12.100
9 Long Trường 3 41 4.100
11 Miền Đông 14 210 21.000
12 Hậu Cần 1 7 73 7.300
13 Ngã 3 Giòng 4 34 3.400
14 19/05 6 67 6.700
15 Hiệp Thành 9 104 10.400
16 Phú Định 7 51 5.100
17 Tân Vạn 3 70 7.000
18 Nhà Bè 7 85 8.500
19 Ngã 4 Tân Quy 4 36 3.600
20 Ngã 3 An Nhơn Tây 3 67 6.700
21 Miền Đông mới 7 96 9.600
Tổng 124 1.523 152.300
19.5.3. Bãi hậu cần - Bến kỹ thuật
Với đoàn phương tiện quy mô lớn 24.544 xe. Vậy theo đó yêu cầu về các
xưởng sửa chữa cũng tăng theo. Diện tích cho các xưởng sửa chữa này cần có từ
30.000-45.000m
2
.
Tổng kết nhu cầu bến bãi qua các giai đoạn
Diện tích
quy hoạch
(ha)
Nhu cầu (ha) +/- (thừa/thiếu)
2010 2015 2020 2025
Trạm trung chuyển cấp
1, ga hành khách
13,26
11,88
(+1,38)
22,23
(-8,97)
40,18
(-26,92)
55,96
(-42,7)
Trạm trung chuyển cấp2 9,47
3,04
(+6,434)
6,05
(+3,424)
10,4
(-0,926)
15,23
(-5,756)
Bãi hậu cần 51,28 32,15 61,57 93,28 128,16
Nhà máy sửa chữa 0,5 - 0,8 1 - 1,6 1,5 - 2,4 3 - 4,5
Tổng 74 48
91
(-17)
145
(-71)
200
(-126)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chương 19 nhu cầu bến bãi qua các giai đoạn.pdf